SKKN Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

1. Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư bổ sung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ

dùng đồ chơi, xây dựng môi trường không gian tư duy sáng tạo cho trẻ.

Trong các nhà trường mầm non, đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học được cấp theo

văn bản 01/VBHN-BGD&ĐT thường chưa phong phú về chủng loại, chưa có những đồ

dùng đồ chơi tiến tiến mang tính kích thích học tập cho trẻ.

Việc sắp xếp đồ chơi chưa khoa học nên việc tổ chức các hoạt động phát triển nhận

thức cho trẻ của các lớp còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu.

Thiết kế môi trường góc học tập cho trẻ tính thẩm mỹ chưa cao, chưa phát huy hết

được công suất hoạt động cho trẻ.

Đứng trước thực trạng về vấn đề đó tôi đã mạnh dạn tham mưu cùng Ban giám

hiệu xin đầu tư bổ sung đồ dùng đồ chơi học tập cho các lớp, xin tư vấn thiết kế trang trí

môi trường góc tư duy sáng tạo trong các lớp để tăng hiệu quả trong quả trình thực hiệnXây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm

giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

9

nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ và khả năng chủ động sáng tạo cho giáo viên và

nhận được sự ủng hộ nhất trí cao.

Với thực trạng, đồ dùng đồ chơi chưa được sắp xếp khoa học. Bản thân tôi luôn

tích cực tìm hiểu, tham quan thực tế các trường bạn đã thành công trong việc đầu tư cơ sở

vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi Montessori phục vụ hoạt động phát triển nhận

thức. Bên cạnh đó, tôi đã mạnh dạn mời chuyên gia tư vấn để thiết kế, xây dựng, trang trí

góc tư duy sáng tạo có thẩm mỹ thu hút được sự chú ý của trẻ, tăng cường độ hoạt động

của trẻ trong góc. Tôi đã nhanh chóng phối hợp với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên

môn các khối, giáo viên các lớp lên kế hoạch xây dựng và triển khai thực hiện trong các

lớp.

Thiết kế và thực hiện trang trí góc tư duy sáng tạo với màu sắc trang nhã nhưng thu

hút được sự thích thú của trẻ.

Môi trường không gian tư duy sáng tạo tích cực cho trẻXây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm

giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

10

Bổ sung đồ dùng đồ chơi hiện đại nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ trong góc đảm

bảo tính khoa học, trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ thực hiện cho từng bộ dụng cụ khắc phục tình

trạng mất thời gian tìm hiểu khi sử dụng.Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm

giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

11Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm

giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

12

Do nhận thức và quyết tâm cao nên góc tư duy sáng tạo nhằm phát huy tối

pdf 36 trang daohong 10/10/2022 10121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

SKKN Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo
p phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
6 
chơi và các hoạt động khác trong ngày, lựa chọn các bài tập, trò chơi phát triển nhận 
thức. Sử dụng nhiều các trò chơi có luật phù hợp với độ tuổi trẻ. 
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch các nội dung hoạt động sáng tạo về nhận 
thức, về tạo hình cho trẻ phù hợp với độ tuổi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, có thể chọn 2 
hay 3 hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo trong 1 tuần tùy theo mức độ khả năng 
của trẻ, điều kiện của lớp. 
Chỉ đạo giáo viên chú trọng rèn các kỹ năng thực hành khéo léo, phát triển khả 
năng tập trung chú ý, quan sát, nhận xét, phán đoán và đưa ra kết luận nhưng phải đảm 
bảo tình vừa sức. Tăng cường tổ chức các lễ hội dân gian, truyền thống trong năm học, để 
trẻ được khám phá, thực hành và trải nghiệm. 
II. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. 
1. Thuận lợi: 
 - Trường luôn được đón nhận sự chỉ đạo sâu sát của PGD&ĐT Quận Thanh Xuân, 
sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể. 
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Các đồng 
chí khối trưởng các khối lớp luôn tích cực trong việc học tập bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ, chủ động phối hợp cùng đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp 
với trẻ. Bước đầu có những sáng tạo trong việc xây dựng môi trường, lựa chọn nội dung, 
hình thức tổ chức hoạt động. 
 - Các bậc phụ huynh quan tâm ủng hộ, tin tưởng và phối hợp cùng nhà trường 
chăm lo cho giáo dục trẻ. 
2. Khó khăn: 
 Trang thiết bị dành cho hoạt động phát triển nhận thức còn chưa đáp ứng đúng yêu 
cầu. 
 Kỹ năng lập kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục, hình thức tổ chức, phương pháp 
giảng dạy của một số giáo viên chưa linh hoạt và chưa phù hợp với kỹ năng của trẻ. 
 Giáo viên chưa có kỹ năng chắt lọc và đưa vào áp dụng những bài tập tư duy, trò 
chơi sáng tạo, những thí nghiệm thực nghiệm có hiệu quả 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
7 
3. Kết quả khảo sát đầu năm học: 
STT 
NỘI DUNG 
KẾT QUẢ 
Tổng số 
Trong đó tỉ lệ (%) 
Đạt yêu 
cầu 
Chưa đạt 
yêu cầu 
Còn thiếu, 
cần bổ sung 
1 Giờ học có đồ dùng dụng cụ 
đảm bảo cho trẻ hoạt động 
nhận thức. 
39 26 (66%) 6 (15%) 7(19%) 
2 Môi trường, cơ sở vật chất các 
lớp phục vụ cho hoạt động 
phát triển nhận thức của các 
lớp. 
13 8 (62%) 5 (38%) 
3 Giáo viên tổ chức hoạt động 
phát triển nhận thức của trẻ 
được đánh giá xếp loại. 
39 23 (58%) 16 (42%) 
 Với kết quả trên, tôi rất trăn trở làm thế nào để triển khai thực hiện hiệu quả hoạt 
động phát triển nhận thức cho các cháu, là một cán bộ quản lý của nhà trường tôi đã đi 
sâu nghiên cứu một số biện pháp để chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phát 
triển nhận thức cho trẻ ở trường chúng tôi thông qua xây dựng mô hình trường học thứ 2 
“Không gian tư duy sáng tạo” 
III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN. 
 Phát triển nhận thức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ở 
mỗi giai đoạn khả năng nhận thức của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo 
dục nhằm phát triển nhận thức cho trẻ qua các bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo cần dựa 
trên những cơ sở sau: 
 Các bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo, thí nghiệm thực nghiệm kỳ diệu phải phù hợp 
với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú và kích thích khả năng tìm tòi khám phá cho 
trẻ. 
 Cùng với việc dạy trẻ kiến thức chúng ta phải chú ý đến việc phát triển các kỹ 
năng, phối hợp hoạt động như: chú ý, quan sát, phán đoán, nhận xét, đưa ra kết luận. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
8 
 Các bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo, thí nghiệm thực nghiệm có vai trò rất lớn đối 
với sự phát triển nhận thức của trẻ. Do đó phát triển tư duy cho trẻ thông qua hệ thống 
các bài tập, trò chơi, thí nghiệm thực nghiệm cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn 
diện, cần có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện cho trẻ phát 
triển tốt nhất. 
 Hệ thống bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo là hình thức vui chơi, học tập tích cực 
vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. 
 Thực hiện các bài tập, trò chơi theo đúng yêu cầu hướng dẫn sẽ giúp trẻ hoàn thiện 
kỹ năng học tập ngoài ra còn tạo cơ hội để trẻ phát huy tối đa khả năng hoạt động xã hội 
của trẻ trong việc phối hợp hoạt động theo nhóm. 
 Trò chơi tư duy sáng tạo còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. 
 Nội dung của các thí nghiệm phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống 
tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. 
 Tên bài tập, trò chơi hấp dẫn, hoạt động thí nghiệm kỳ thú thỏa mãn trí tò mò của 
trẻ, yêu cầu hướng dẫn đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo đẹp, đảm 
bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động. 
 Vai trò của giáo viên là khai thác các bài tập, trò chơi, thí nghiệm hay và phù hợp 
với khả năng nhận thức của trẻ. 
 Hoạt động tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với 
hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp trẻ phát triển nhận thức và kỹ năng một cách 
toàn diện góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. 
1. Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư bổ sung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ 
dùng đồ chơi, xây dựng môi trường không gian tư duy sáng tạo cho trẻ. 
 Trong các nhà trường mầm non, đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học được cấp theo 
văn bản 01/VBHN-BGD&ĐT thường chưa phong phú về chủng loại, chưa có những đồ 
dùng đồ chơi tiến tiến mang tính kích thích học tập cho trẻ. 
Việc sắp xếp đồ chơi chưa khoa học nên việc tổ chức các hoạt động phát triển nhận 
thức cho trẻ của các lớp còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu. 
Thiết kế môi trường góc học tập cho trẻ tính thẩm mỹ chưa cao, chưa phát huy hết 
được công suất hoạt động cho trẻ. 
 Đứng trước thực trạng về vấn đề đó tôi đã mạnh dạn tham mưu cùng Ban giám 
hiệu xin đầu tư bổ sung đồ dùng đồ chơi học tập cho các lớp, xin tư vấn thiết kế trang trí 
môi trường góc tư duy sáng tạo trong các lớp để tăng hiệu quả trong quả trình thực hiện 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
9 
nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ và khả năng chủ động sáng tạo cho giáo viên và 
nhận được sự ủng hộ nhất trí cao. 
Với thực trạng, đồ dùng đồ chơi chưa được sắp xếp khoa học. Bản thân tôi luôn 
tích cực tìm hiểu, tham quan thực tế các trường bạn đã thành công trong việc đầu tư cơ sở 
vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi Montessori phục vụ hoạt động phát triển nhận 
thức. Bên cạnh đó, tôi đã mạnh dạn mời chuyên gia tư vấn để thiết kế, xây dựng, trang trí 
góc tư duy sáng tạo có thẩm mỹ thu hút được sự chú ý của trẻ, tăng cường độ hoạt động 
của trẻ trong góc. Tôi đã nhanh chóng phối hợp với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên 
môn các khối, giáo viên các lớp lên kế hoạch xây dựng và triển khai thực hiện trong các 
lớp. 
Thiết kế và thực hiện trang trí góc tư duy sáng tạo với màu sắc trang nhã nhưng thu 
hút được sự thích thú của trẻ. 
Môi trường không gian tư duy sáng tạo tích cực cho trẻ 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
10 
 Bổ sung đồ dùng đồ chơi hiện đại nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ trong góc đảm 
bảo tính khoa học, trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ thực hiện cho từng bộ dụng cụ khắc phục tình 
trạng mất thời gian tìm hiểu khi sử dụng. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
11 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
12 
Do nhận thức và quyết tâm cao nên góc tư duy sáng tạo nhằm phát huy tối đa khả 
năng nhận thức cho trẻ tại các lớp đã được đầu tư xây dựng thiết kế và đưa vào sử dụng 
ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, với những đồ dùng đồ chơi học tập đúng đủ về hình 
thức và số lượng nên trẻ được hoạt động thoải mái, tạo điều kiện cho trẻ được sử dụng đồ 
dùng một cách có hiệu quả. 
Các lớp luôn chú ý chỉnh trang môi trường trong góc luôn có thẩm mỹ, tạo được ấn 
tượng cho trẻ, sạch sẽ, gọn gàng, đủ ánh sáng tạo điều kiện cho trẻ hoạt động hàng ngày. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
13 
Khu vực hoạt động rộng - thoải mái 
 Để làm phong phú các bộ dụng cụ học tập chúng tôi đã phát động phong trào thi 
đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và các phế liệu. Phong 
trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo được chỉ đạo thực hiện liên tiếp ở tất cả các chủ 
đề trong năm học và sau mỗi chủ đề BGH nhà trường đã kiểm tra, đánh giá, ghi nhận kịp 
thời biểu dương khen thưởng cá nhân có sản phẩm sáng tạo, ít kinh phí mà mang lại hiệu 
quả cao. Thật bất ngờ trước sự tâm huyết và sáng tạo của các giáo viên kết quả đợt thi 
đua đã nhận được rất nhiều bộ dụng cụ học tập khám phá cho trẻ hoạt động. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
14 
Hội thi thiết bị dạy học tự làm năm học 2017 – 2018 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
15 
Hội thi thiết bị dạy học tự làm năm học 2017 – 2018 
2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. 
 Công tác bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường, 
đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng đội ngũ giáo viên 
có chất lượng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả mọi giáo 
viên, nâng cao được chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường. Phục vụ cho 
chiến lược phát triển lâu dài cho trường. 
 Năm học trước nhà trường có triển khai việc bồi dưỡng chuyên môn nhưng chưa 
thực hiện sâu rộng, chưa hiệu quả tới 100% đội ngũ giáo viên. Các giáo viên được cử 
tham dự bồi dưỡng do PGD&ĐT tổ chức, về chỉ việc báo cáo lại với BGH nội dung tập 
huấn và áp dụng thực hiện ở lớp được phụ trách, nên hiệu quả của công tác bồi dưỡng 
không cao. Sang năm học này tôi nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò, ý nghĩa lớn lao của 
công tác bồi dưỡng các đội ngũ cán bộ giáo viên. Tôi đã thực hiện đổi mới công tác bồi 
dưỡng để có hiệu quả như sau: 
 Đối với chuyên đề của PGD&ĐT Quận Thanh Xuân tổ chức tôi cử giáo viên cốt 
cán tham dự. Sau khi giáo viên được cử đi học tập, tôi tạo điều kiện về thời gian cho giáo 
viên chuẩn bị để tổ chức tại lớp mình, đồng thời tôi mời giảng viên về dự cùng 100% cán 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
16 
bộ, giáo viên để rút kinh nghiệm và cùng nhau thống nhất triển khai trong toàn trường. 
Để đảm bảo cho hoạt động bình thường của trẻ và 100% cán bộ giáo viên được dự hoạt 
động tôi chia làm 2 đợt như vậy số cô và trẻ được tập huấn, trải nghiệm chuyên đề đồng 
bộ trong toàn trường. 
 Đối với chuyên đề nhà trường tổ chức, tôi mời giảng viên giảng bài cho 100% cán 
bộ giáo viên hiểu phần lý thuyết. Sau khi được bồi dưỡng về lý thuyết tôi chỉ đạo phân 
công nhiệm vụ cho giáo viên ở từng khối lớp cùng lần lượt thực hiện hoạt động trên thực 
tế nội dung đã được tập huấn. Giáo viên tiếp tục dự và rút kinh nghiệm thực hiện ở lần 
sau được tốt hơn. Trường hợp giáo viên thực hiện không đạt sẽ tiếp tục thực hiện ở phần 
tiếp theo để BGH dự và rút kinh nghiệm. 
Giảng viên trường CĐSPMGTƯ bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên trong trường 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
17 
Chuyên đề được chỉ đạo tổ chức thực hiện lặp đi lặp lại dưới sự hướng dẫn của 
giảng viên đã giúp mỗi giáo viên khắc sâu được nội dung tập huấn, học tập được những 
kinh nghiệm bổ ích cho bản thân như: nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức linh 
hoạt giúp trẻ tích cực hoạt động, lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng của trẻ, chuẩn 
bị giáo án – đồ dùng dụng cụ hiệu quả hơn. Đặc biệt đến nay mỗi giáo viên trở nên năng 
động, sáng tạo và chủ động trong công việc. 
 Chuyên đề được chỉ đạo thực hiện thường xuyên như vậy đã giúp các cháu mạnh 
dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động do giáo viên hướng dẫn thực hiện bài giảng. 
Chuyên đề là cách làm mới đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh, 
thông qua trẻ những lời dặc dò của cô và những hoạt động ở trường, ở lớp được trẻ kể lại 
đã trở thành thông điệp tuyên truyền đến các bậc phụ huynh rất hiệu quả. 
 Chuyên đề được triển khai tổ chức sâu rộng, đã giúp mỗi giáo viên hiểu để biết lập 
kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và đảm bảo đúng phương pháp. Ban 
giám hiệu đã định hướng cho đội ngũ giáo viên biết cách trang trí môi trường, chuẩn bị 
đồ dùng, trang thiết bị hiệu quả mà không hao tốn về kinh tế đó là sử dụng các nguyên 
liệu sẵn có từ sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Các hoạt động trong và ngoài tiết học đã 
được chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên ở các nhóm lớp trong toàn trường. 
3. Biện pháp 3: Xây dựng một số bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo, thí nghiềm kỳ 
thú đưa vào chương trình giảng dạy cho trẻ . 
3.1. Bài tập 1: Truy tìm kho báu 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ. Phát triển sự khéo léo của bàn tay ngón tay 
 Giúp trẻ hiểu được đặc tính của nam châm hút được kim loại. 
* Chuẩn bị: 
Hộp nhựa đựng cát 
Cát mịn 
Ghim cài kim loại 
Nam châm 
* Cách tiến hành: 
Đổ cát vào hộp, cho ghim cài chìm vào trong cát. Dùng nam châm để trên bề mặt 
của cát để tìm ghim. 
* Lưu ý: 
Có thể thực hiện bài tập này với cát, nước hoặc qua mặt tờ giấy. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
18 
3.2. Bài tập 2: Chất dẻo slime: 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Rèn khả năng phối hợp các hoạt động tay, mắt. 
 Nhận ra tính chất của một số chất liệu 
 Biết được việc khi hòa các chất vào nhau sẽ được một chất mới. 
* Chuẩn bị: 
Hồ ước 1 lọ 
Nước rửa bát 
Muối tinh 
Cốc 2 chiếc 
Que khuấy 
Nước lọc 
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Lấy 1 lọ hồ cho vào cốc nước chuẩn bị trước, dùng que khuấy đến khi hồ 
tan ra 
Bước 2: Đổ 1 nắp nước rửa bát vào cốc hồ nước đã hòa tan, tiếp tục dùng que 
khuấy đều đến khi nước rửa bát tan hết và để 1 bên 
Bước 3: Cho muối hạt vào cốc thêm 1 ít nước lọc dùng que khuấy thật mạnh để 
muối tan hết và tạo thành nước muối. 
Bước 4: Pha trộn 2 dung dịch: dùng cốc nước muối đổ từ từ vào cốc chứa hồ nước 
và nước rửa bát vừa cho vừa dùng que khuấy đều, cứ tiếp tục như vậy sẽ tạo thành chất 
slime 
* Lưu ý: 
 - Hướng dẫn trẻ khi thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh để các nguyên liệu 
dính vào mắt 
3.3. Bài tập 3: Lốc xoáy sắc màu 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Giúp trẻ nhận biết đặc tính của nước, dầu ăn, nước rửa bát 
 Trẻ hiểu và giải thích được hiện tượng 
Rèn khả năng khéo léo của đôi tay. 
 Rèn kỹ năng ước lượng 
* Chuẩn bị: 
Dầu ăn 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
19 
Viên sủi 
Cốc làm thí nghiệm 
Màu thực phẩm 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: đầu tiên đổ nước vào cốc 
Bước 2: tiếp theo đổ dầu ăn 
Bước 3: nhỏ 1 vài giọt màu thực phẩm vào 
Bước 4: thả viên sửi vào và quan sát hiện tượng. 
* Lưu ý: 
 Trong quá trình chơi, người chơi phải cầm dây thừng trên tay và không được thay 
đổi vị trí của mình. 
3.4. Bài tập 4: Sự nặng – nhẹ của chất 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Giúp trẻ nhận biết đặc tính của nước, dầu ăn, mật ong 
 Trẻ hiểu và giải thích được hiện tượng 
Rèn khả năng khéo léo của đôi tay. 
 Rèn kỹ năng ước lượng 
* Chuẩn bị: 
Dầu ăn 
Nước 
Mật ong 
Màu thực phẩm 
Vật thả: hạt đỗ to, lego, khối xốp 
Cốc làm thí nghiệm 
* Cách tiến hành: 
Đổ mật ong vào cốc 
Tiếp theo là đổ nước được pha sẵn màu xanh vào 
Sau đó đổ đầu ăn 
Cuối cùng thả lần lượt hạt đỗ, khối xốp rồi tới lego ta sẽ quan sát được sự nặng nhẹ 
của chất. 
* Lưu ý: 
 - Cho trẻ thực hiện hoạt động kết hợp nêu tính chất của các chất 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
20 
3.5. Bài tập 5: Quá trình phát triển của cây từ hạt . 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Rèn khả năng chú ý quan sát, nhận xét và đưa ra kết luận. 
Giúp trẻ hiểu được quá trình phát tiển của cây chính xác. Biết chăm sóc bảo vệ cây 
xanh 
* Chuẩn bị: 
Nước 
Bông 
Hạt giống 
Lọ đựng 
* Cách tiến hành: 
Đầu tiên, thấm bông vào nước cho ẩm 
Trải 1 lớp bông ra lọ đựng 
Sau đó để câc hạy giống trên lớp bông đã được làm ẩm và cho trẻ quan sát quá 
trình hạt nảy mầm sau vài ngày. 
* Lưu ý: 
 Nên cho mỗi trẻ tự thực hiện thí nghiệm của mình và hàng ngày quan sát phát hiện 
quá trình phát triển 
3.6. Bài tập 6: Thối bóng bằng backing soda 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Trẻ nhận biết đặc tính của nước, dấm, backing soda 
 Trẻ hiểu và giải thích được hiện tượng 
Rèn khả năng khéo léo của đôi tay. 
 Rèn kỹ năng ước lượng 
* Chuẩn bị: 
Dấm ăn 
Bóng bay 
Phễu 
Chai nhựa 
Backing soda 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: đổ dấm vào chai nhựa 
Bước 2: dùng phễu để cho backing soda vào bóng 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
21 
Bước 3: lồng bóng bay vào miệng chai nhựa sau đó nâng bóng lên để đổ backing 
soda vào chai và quan sát hiện tượng 
* Lưu ý: 
 Không cho trẻ nêm các chất. 
3.7. Bài tập 7: Nước bắp cải tím đổi màu. 
* Mục đích - yêu cầu: 
 Trẻ nhận biết đặc tính của chanh, nước bắp cải, nước rửa bát 
 Trẻ hiểu và giải thích được hiện tượng 
Rèn khả năng khéo léo của đôi tay. 
 Rèn kỹ năng ước lượng 
* Chuẩn bị: 
Nước bắp cải tím xay sẵn 
Nước rửa tay 
Nước 
Bột giặt 
Dấm 
Cốc làm thí nghiệm 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: đổ nước bắp cải tím vào 4 cốc 
Bước 2: đổ nước vào 1 cốc bắp cải tím 
Bước 3: đổ dấm vào 1 cốc bắp cải tím 
Bước 4: đổ nước rửa tay vào 1 cốc bắp cải tím 
Bước 5: đổ bột giặt vào 1 cốc bắp cải tím và quan sát từng cốc sẽ có các màu khác 
nhau. 
* Lưu ý: 
 Có thể thay đổi các nguyên liệu tương tự. 
 Bao quát không cho trẻ uống thử. 
3.8. Bài tập 8: Vẽ màu bằng nam châm 
* Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau. 
 - Làm sôi động, phấn khởi và có sự khéo léo nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội. 
* Chuẩn bị: 
Giấy 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
22 
Màu nước 
Ốc vít 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: đặt ốc vít lên khay giấy 
Bước 2: sau đó, nhỏ màu lên ốc vít 
Bước 3: đặt nam châm xuống phía dưới khay và di chuyển nam châm để vẽ. 
* Lưu ý: 
 Cho trẻ mặc yếm khi chơi với màu nước 
3.9. Bài tập 9: Còi bóng 
* Mục đích - yêu cầu: 
 - Phát triển hệ hô hấp, phát triển cơ. 
 - Phát triển sự nhanh nhạy, khéo léo. 
 - Phát huy tinh thần đồng đội. 
* Chuẩn bị: 
Bóng bay 
Kéo 
Đầu chai nhựa 
Dây chun 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: gập đôi quả bóng lại sau đó cắt 1 góc nhỏ 
Bước 2: chùm phần hở vừa được cắt vào miệng của đầu chai nhựa 
Bước 3: sau đó dùng dây chun buộc chặt đầu miệng chai và thổi. 
4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động dã ngoại và lễ hội tạo cơ hội cho trẻ tích cực 
vận động. 
 Hoạt động dã ngoại là một trong những hoạt động ngoài giờ có tổ chức, có kế 
hoạch, có phương hướng được trẻ thực hiện theo nguyên tắc dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên. Hoạt động dã ngoại không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, 
nguyện vọng của phụ huynh và học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức 
của nhà trường. Hoạt động dã ngoại được tổ chức dưới nhiều dạng: tập thể, nhóm, theo 
dạng vui chơi, tham quan 
 Hoạt động dã ngoại không chỉ là một sân chơi thư giãn mà bên cạnh đó là cơ hội 
giúp trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên đa dạng, giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế 
giới xung quanh từ đó tích lũy vốn kiến thức cho bản thân. 
Xây dựng và áp dụng một số bài tập, trò chơi thí nghiệm 
giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 
23 
 Để 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_ap_dung_mot_so_bai_tap_tro_choi_thi_nghiem.pdf