SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên

Khó khăn:

- Do đặc thù của giáo viên mầm non, chúng tôi có rất ít thời gian và gần như không có khoảng thời gian trống nào cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, chính vì vậy, hầu như tôi phải tận dụng hết thời gian trong ngày và kết hợp với giờ trực trưa để thực hiện ý tưởng của mình.

- Ngoài ra, do học sinh trong lớp đi học đông nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

- Ngay trong quá trình giúp trẻ hoạt động tôi cũng gặp khó khăn như nguyên vật liệu ít và khó tìm nên một số trẻ chưa được trực tiếp tham gia hoạt động. Ngoài ra, khi thể hiện các bức tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên có những con vật có rất nhiều đường nét nhỏ và rất khó thể hiện sao cho đẹp và đúng nên tôi phải lựa chọn các nguyên vật liệu thật kĩ trước khi cho trẻ hoạt động.

2. Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên:

2.1 Phối hợp với phụ huynh và tạo cho trẻ thói quen thu gom các nguyên vật liệu thiên nhiên.

Hàng ngày, trong quá trình tiếp xúc với môi trường sống, bước đầu trẻ đã có nhận thức về môi trường xung quanh nói chung và các vật liệu thiên nhiên nói riêng. Chỉ từ chiếc lá đa, lá mít cũng được đôi bàn tay khéo léo của trẻ tết thành con trâu, con nghé. Do vậy gia đình và nhà trường cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên cây cối để từ đó trẻ có thể hiểu được chỉ từ những chiếc lá, những hạt đỗ hay những vỏ trứng đơn thuần cũng tạo nên được những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ.

Như vậy, tôi đã thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và cũng qua đó tạo cho trẻ có thói quen thu gom các nguyên vật liệu như: những chiếc lá rơi, những cây cỏ, lá dương xỉ, những cánh hoa rụng, đóa hoa đại, cành cây và những viên đá, sỏi có nhiều hình dạng khác nhau.(ảnh 1)

 

doc 22 trang daohong 08/10/2022 38554
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên
 nhu cầu khả năng nhận biết về các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ, cô giáo cần tổ chức hướng dẫn, kích thích trẻ tích cực quan sát, tìm kiếm. Tạo ra những tình huống cho trẻ thích thú tìm tòi, phát hiện ra những nguyên liệu, vật liệu mới để trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ. Hơn nữa, giáo viên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc, quan sát người lớn chăm sóc cây cối, hoa, gợi cho trẻ cảm nhận được mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên làm nảy sinh tình cảm và năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ.
Vậy làm thế nào để có thể làm ra được các đồ dùng đồ chơi và cho trẻ hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên? Là một giáo viên mầm non tôi rất quan tâm để trả lời câu hỏi trên. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực nhận thức và nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ. Và đồng thời, tôi cũng rất muốn trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của mình với nhiều giáo viên mầm non khác, hy vọng các bạn đồng ngiệp có thể ứng dụng hiệu quả, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục trồng người.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng của vấn đề
1.1 Thuận lợi:
a.Về nhà trường:
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của phòng GD-ĐT quận Long Biên và Ban giám hiệu luôn mở các lớp tập huấn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và tổ chức cuộc triển lãm đồ dùng, đồ chơi cấp Quận và Thành phố nên tôi cũng có nhiều cơ hội học hỏi, tham khảo, tổng hợp và rút kinh nghiệm cho mình rất nhiều trong việc tạo ra những đồ dùng, đồ chơi thực sự tiện ích trong công tác giáo dục trẻ.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có khả năng tạo hình tốt, trình độ chuyên môn cao, luôn yêu nghề, mến trẻ và hăng say trong công việc. Hầu hết giáo viên được tham gia vào các lớp chuyên đề tạo hình do phòng GD-ĐT quận Long Biên tổ chức.
- Trường đã đạt chuẩn Quốc Gia mức độ II nên được đầu tư và trang thiết bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi hiện đại phục vụ cho hoạt động tạo hình cho trẻ.
b. Về lớp học:
- Lớp có cơ sở vật chất, rộng, thoáng mát và có nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ tốt cho hoạt động tạo hình của trẻ.
- Lớp có 3 giáo viên đều có trình độ Đại học và có khả năng tạo hình tương đối tốt.
- Trẻ cùng chung một độ tuổi nên nhận thức mang tính tương đồng. Đa số trẻ đều học hỏi và tích cực trong các hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi.
- Một số trẻ trong lớp được học lớp năng khiếu tạo hình.
c.Về bản thân:
- Thường xuyên được tham gia vào các lớp tập huấn làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo do phòng giáo dục đào tạo quận Long Biên và trường tổ chức.
Luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của chị em đồng nghiệp trong lớp cũng như trong trường cùng đồng tâm, góp sức cho tôi để giúp trẻ hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đặc biệt chúng tôi còn nhận được nhiều sự động viên khích lệ của các bậc phụ huynh học sinh, được các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình về đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu đó.
1.2 Khó khăn:
- Do đặc thù của giáo viên mầm non, chúng tôi có rất ít thời gian và gần như không có khoảng thời gian trống nào cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, chính vì vậy, hầu như tôi phải tận dụng hết thời gian trong ngày và kết hợp với giờ trực trưa để thực hiện ý tưởng của mình.
- Ngoài ra, do học sinh trong lớp đi học đông nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Ngay trong quá trình giúp trẻ hoạt động tôi cũng gặp khó khăn như nguyên vật liệu ít và khó tìm nên một số trẻ chưa được trực tiếp tham gia hoạt động. Ngoài ra, khi thể hiện các bức tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên có những con vật có rất nhiều đường nét nhỏ và rất khó thể hiện sao cho đẹp và đúng nên tôi phải lựa chọn các nguyên vật liệu thật kĩ trước khi cho trẻ hoạt động.
2. Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên:
2.1 Phối hợp với phụ huynh và tạo cho trẻ thói quen thu gom các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Hàng ngày, trong quá trình tiếp xúc với môi trường sống, bước đầu trẻ đã có nhận thức về môi trường xung quanh nói chung và các vật liệu thiên nhiên nói riêng. Chỉ từ chiếc lá đa, lá mít cũng được đôi bàn tay khéo léo của trẻ tết thành con trâu, con nghé. Do vậy gia đình và nhà trường cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên cây cối để từ đó trẻ có thể hiểu được chỉ từ những chiếc lá, những hạt đỗ hay những vỏ trứng đơn thuần cũng tạo nên được những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ.
Như vậy, tôi đã thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và cũng qua đó tạo cho trẻ có thói quen thu gom các nguyên vật liệu như: những chiếc lá rơi, những cây cỏ, lá dương xỉ, những cánh hoa rụng, đóa hoa đại, cành cây và những viên đá, sỏi có nhiều hình dạng khác nhau.(ảnh 1)
Ảnh 1: Trẻ thu gom các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Và đặc biệt, tôi đã phối kết hợp cùng với phụ huynh cùng thu gom các nguyên vật liệu: giữ lại vỏ hộp đẹp sau khi sử dụng, nhặt lá rụng vào rỏ, lá cây, cành cây khô...để mỗi ngày đến trường trẻ đều được hoạt động tích cực và sáng tạo với các nguyên vật liệu đó. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về thông tin và các nội dung của chủ đề từ đó đa số các bậc phụ huynh đều rất quan tâm và ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ tìm và an toàn giúp trẻ được hoạt động sáng tạo trong từng chủ đề.
VD: Chủ đề thế giới thực vật, động vật...tôi đã được phụ huynh ủng hộ nhiều loại lõi chỉ, lá cây, vỏ trứng, dây thừng...(ảnh 2)
Ảnh 2: Sản phẩm phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, tôi như được tiếp thêm lòng nhiệt huyết trong việc làm đồ dùng, đồ chơi và giúp trẻ hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên. Mặt khác, mỗi khi lớp đón đoàn kiến tập hay lên tiết thi, các kì hội giảng...đều nhận được sự động viên từ các bậc phụ huynh.
2.2 Cách lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
Có thể nói việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ mới là điều cần quan tâm. Từ những nguyên vật liệu đơn giản: các loại hột hạt, lá cây...tôi đã giúp trẻ lựa chọn những nguyên vật liệu có hình hấp dẫn, gần gũi nhưng có tính tạo hình cao.
VD: Các loại hạt, củ, quả có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau như: hạt đỗ, củ khoai, củ sắn, quả dưa chuột, quả mướp đắng...(ảnh 3)
Các loại hạt: Hạt đỗ, hạt thóc, hạt ngô, hạt kê, hạt vừng, hạt lạc...
Các loại củ: Củ khoai, củ từ, củ sắn, bắp ngô...
Các loại quả: quả chôm chôm, quả dưa chuột, quả mướp đắng...
Ảnh 3: Một số nguyên vật liệu thiên nhiên: Các loại hạt
VD: Các loại lá cây có hình dáng phong phú như: Lá bưởi, lá bàng, lá mướp, lá bìm bìm, lá nho, lá râm bụt,...(ảnh 4)
Các loại lá có dạng hình tròn: Lá sen, lá súng, lá hồng, lá rau má...
Các loại lá có dạng dài: Lá tre, lá bạch đàn, lá tóc tiên, lá liễu,...
Các loại lá có dạng ô van: Lá mít, lá me, lá phượng,...
Ảnh 4: Các nguyên vật liệu thiên nhiên
Ngoài ra, tôi còn giúp trẻ lựa chọn các vật liệu thiên nhiên khác: Các loại sỏi, đá, vỏ ốc, hến, lông gà, lông ngỗng...có hình thù khác nhau.(ảnh 5, 6)
Ảnh 5: Một số nguyên vật liệu thiên nhiên: các loại vỏ
Ảnh 6: Một số nguyên vật liệu thiên nhiên: cát, đá, sỏi
Như chúng ta đã biết màu thật của các nguyên vật liệu thiên nhiên có cái đẹp rất riêng, nó không lộng lẫy nhưng những sản phẩm tạo hình đó bao giờ cũng gây cho người xem một cảm giác êm dịu, gợi cảm bởi con người mãi mãi gắn bó với thiên nhiên.
VD: Màu xanh ở lá, tâm sen, đỗ xanh...
Màu đỏ ở hạt kê đỏ, hạt chi chi, hồng hoa...
Màu vàng ở lá vàng, đỗ đãi, vừng vàng, kê vàng, rơm vàng, ngô vàng...
Màu nâu ở lá khô, râu ngô, hạt giống cây...
Màu trắng ở gạo, ý dĩ, đỗ trắng, vừng trắng...
Màu đen ở đỗ đen, vừng đen, hạt cải...
Và đặc biệt trước khi cho trẻ hoạt động với các vật liệu thiên nhiên tôi đã rất chú ý giúp trẻ lựa chọn bề mặt tạo hình. Nếu là tạo hình bằng hột hạt, tôi cho trẻ chọn giấy nền có bền mặt gai sần để khi xếp dính hạt sẽ chắc, không bị bong ra khỏi mặt tranh. Nếu tạo hình bằng lá cây hay các vật liệu thiên nhiên khác tôi cho trẻ kết hợp với các phương pháp tạo nên trên nền giấy, bìa.
Không chỉ có những nguyên vật liệu thiên nhiên đơn giản mà tôi còn sử dụng một số dụng cụ khác để làm phong phú sản phẩm của trẻ như: Bút sáp, màu nước, tăm bông, bút vẽ làm từ rễ tre, giấy gói hàng, các loại quả màu, lá cây, hoa khô, vỏ trứng, lông gà, rơm, len vụn, ống hút, vỏ sò, vỏ ốc,...
Ngoài ra, có thể lấy đất sét tự nhiên làm nguyên liệu cho trẻ nặn và bảo quản như sau: nhào nặn đất thành thỏi dài, lấy vải mềm làm ướt vải, lót một lượt lá chuối rồi để đất vào, buộc chặt tấm vải giữ cho đất ẩm và dẻo hoặc có thể để đất vào thùng đổ một ít nước rồi đậy kín.(ảnh 7)
Ảnh 7: Một số đồ dùng và nguyên vật liệu khác: Kim sa, lõi giấy,...
2.3 Phối hợp với các giáo viên có khả năng tạo hình tốt.
Sau khi đã chọn được các nguyên vật liệu thiên nhiên, tôi lại trăn trở một điều rằng làm thế nào để có thể tổ chức cho trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu này một cách có hiệu quả nhất. Và tôi nhận thấy rằng, theo phương pháp giáo dục mầm non mới thì việc phối hợp giữa các giáo viên có khả năng tạo hình tốt trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn chuyên đề và trong các phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo là rất cần thiết. Qua đó, chúng tôi có thể trao đổi về phương pháp, học hỏi cách làm và đưa ra các ý tưởng giúp trẻ được trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên một cách sáng tạo nhất. Từ đó, tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái, hứng thú, say mê khi trải nghiệm với các nguyên vật liệu này trong mọi hoạt động.
Trong lớp tôi có 3 giáo viên, tôi và 2 đồng nghiệp, chúng tôi đều đã tốt nghiệp các trường Đại học, có khả năng tạo hình tương đối tốt và đều có nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo Lớn. Chúng tôi thường xuyên trao đổi, bàn bạc về cách thức lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên, đưa ra các ý tưởng theo từng chủ đề và các biện pháp giúp trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu này. Từ đó chúng tôi vạch ra những phần nào mình sẽ hướng dẫn, phần nào là bạn tổ chức để giúp cho giờ học thật sinh động và hấp dẫn.
2.4 Cho trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Trước khi làm đồ chơi, tôi cho trẻ quan sát các nguyên vật liệu, để từ đó trẻ biết lựa chon vật liệu, điều chỉnh hành động cho phù hợp với tính chất của vật liệu khi làm đồ chơi. Tôi thường xuyên chuẩn bị trước nguyên vật liệu cho trẻ quan sát (làm sạch và để gọn gàng). Mặt khác, tôi cũng cho trẻ quan sát vật liệu trong những lần đi dạo chơi, đi thăm quan hoặc trong các chủ đề tích hợp. Tôi cho trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhận biết và nói tên được màu sắc, hình dạng, tính chất của vật liệu qua các giờ hoạt động của trẻ:
a.Trải nghiệm trong các giờ hoạt động tạo hình.
Với phương châm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trẻ được tham gia, trẻ được khám phá, trẻ được hoạt động tích cực và tạo ra được rất nhiều các sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Từ đó, trẻ được cùng cô sử dụng các sản phẩm đó vào việc trang trí và phục vụ cho hoạt động học tập nên trẻ rất hăng hái tích cực sáng tạo trong các giờ hoạt động tạo hình. Từ những vật liệu thiên nhiên đơn giản trẻ nói nên ý tưởng của mình và sau đó được sự gợi ý, hướng dẫn của cô, trẻ đã làm ra được một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và tư duy của mình. Qua đó, trẻ hiểu được ý nghĩa và tác dụng của các đồ dùng đồ chơi đó và luôn biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.
Và đặc biệt, trong các giờ hoạt động tạo hình, tôi luôn phải xác định đề tài theo từng chủ điểm và lựa chọn các nguyên liệu phù hợp. Vì thế, khi trẻ hoạt động với các vật liệu thiên nhiên phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tượng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Hơn nữa, trong năm học này, tôi đã rất vinh dự được tham gia hội thi “Giáo viên giỏi cấp Quận”. Sau đây là một số cách làm do tôi hứng dẫn trẻ trong các giờ hoạt động tạo hình trên lớp, trong các tiết dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận và đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ rất nhiều bức tranh như là bức tranh: mâm ngũ quả, cây hoa đào, cầu Long Biên, mừng ngày 8/3
VD: Đề tài làm tranh ngày tết, tôi đã sử dụng rất nhiều các loại hột hạt cho trẻ làm viền các loại quả khi làm bức tranh “Mâm ngũ quả”.(ảnh 8)
Ảnh 8: Trẻ cùng cô gắn các loại hạt đỗ, gạo làm bức tranh mâm ngũ quả.
 Hay chính từ những chiếc lá và các loại rau củ với hình dạng khác nhau, tôi đã cho trẻ làm nên các bức tranh về hoa để tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo và các bạn.
VD: Bức tranh “ Mừng ngày 8/3”, tôi đã dùng nguyên vật liệu tự nhiên là rau và các loại bột màu tự tạo được pha chế từ bột gạo nếp và bột sắn sau đó trộn với màu nước tạo thành các màu để in thành các các bông hoa và cây hoa. (ảnh 9)
Ảnh 9: Trẻ làm bức tranh “ Mừng ngày 8/3”.
VD: Bức tranh “ Cây hoa đào” ở chủ điểm Tết và mùa xuân.(ảnh 10)
Ảnh 10 : Trẻ làm hoa đào và lá cây bằng bột màu.
Hoặc từ những chiếc lá cây khô, hoa khô, các loại hạt và một số đồ dùng khác tôi có thể cho trẻ làm các bức tranh phong cảnh như: Hoa mặt trời, cầu Long Biên (ảnh 11, 12). Hoặc các bức tranh phù hợp theo nội dung của các hoạt động khám phá, hoạt động tạo hình: đường phố, đàn vịt. (ảnh 13, 14)
 Ảnh 11: Bức tranh "Hoa mặt trời" Ảnh 12: Bức tranh "Cầu Long Biên"
 Ảnh 13: Đường phố. Ảnh 14: Đàn vịt
Vậy là chính trong các giờ hoạt động tạo hình, tôi đã giúp trẻ được trực tiếp các thao tác và hoạt động với các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm hết sức phong phú và sáng tạo phục vụ cho hoạt động học tập, trang trí và vui chơi cho trẻ. Qua đó, tôi hiểu rằng một giờ hoạt động tạo hình đối với trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trẻ không những được trải nghiệm trực tiếp với các nguyên vật liệu thiên nhiên mà trẻ còn được sự lựa chọn, sự sáng tạo nên những sản phẩm rất độc đáo và mang những phong cách rất hồn nhiên của trẻ thơ.
b. Trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên ở mọi lúc, mọi nơi (hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều):
Tôi thiết nghĩ hoạt động ngoài trời có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho trẻ với môn tạo hình. Với một giờ hoạt động ngoài trời, nếu giáo viên biết tổ chức hợp lý, biết khai thác môi trường tự nhiên thì trẻ rất hào hứng và hứng thú. Do đó, tôi đã đi sâu tận dụng hết khả năng ưu thế đặc biệt này, vào những giờ hoạt động ngoài trời ở lớp tôi, để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về tự nhiên. Mặt khác, còn giúp trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và rất gần gũi đối với trẻ để từ đó trẻ hiểu được ý nghĩa của các nguyên vật liệu tự nhiên này.
Với tất cả những nguyên vật liệu có sẵn như: lá, hoa, cát, sỏi, tôi đã đưa ra nhiều phương pháp để thu hút trẻ vào hoạt động tạo hình, do vậy, mỗi khi đến giờ hoạt động ngoài trời trẻ rất hứng thú và say sưa sáng tạo.
VD: Khi cho trẻ hoạt động với lá cây, tôi cho trẻ nhặt và lựa chọn nhiều lá rụng sạch mang về một chỗ (Tôi đã chuẩn bị sẵn chỗ ngồi sạch sẽ). Ở đó, tôi hướng dẫn cho trẻ rất nhiều cách tạo hình từ những chiếc lá cây già, lá vàng, lá rụng như lá bàng, lá xà cừ, lá đa, tôi cho trẻ tạo mẫu như: con trâu, con thỏ. Lá cau, lá chuối, bèo tôi cho trẻ làm đồng hồ, chong chóng hay đan châu chấu, làm con mèo, con lợn(ảnh 15,16, 17) 
Ảnh 15: Làm nghé ọ
Ảnh 16: Trẻ làm con lợn
Ảnh 17: Trẻ làm con mèo
Hoặc từ những lá có dạng như lá xà cừ, lá míttôi cho trẻ xếp làm thân cá, những lá như: lá gấc, lá dâm bụt, cỏ dại có dạng xòe ra nên tôi cho trẻ xếp làm đuôi cá. Như vậy hình dạng con cá lớn, cá nhỏ, cá bơi phía trước sau hoặc hai con chụm đầu vào nhau đều được.
VD: Ở chủ điểm động vật tôi sẽ cho trẻ xếp đàn cá bơi (ảnh 18)
Ảnh 18: Xếp đàn cá bơi từ những loại lá khác nhau.
VD: Ở chủ điểm giao thông, tôi cho trẻ sử dụng các loại hột hạt, queđể xếp và dán thành các phương tiện giao thông.(ảnh 19)
Ảnh 19: Trẻ xếp các loại PTGT bằng cành cây khô
 Ngoài ra, tôi còn giúp trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo hơn nữa với các nguyên vật liệu thiên nhiên trong giờ hoạt động góc và hoạt động chiều để từ đó giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa và các sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên.(ảnh 20)
Ảnh 20: Trẻ làm các bộ sưu tập về lá cây trong các giờ hoạt động góc.
VD: Vẫn từ những chiếc lá, tôi cho trẻ in, ép khô, trẻ đồ các hình lá trên giấy sau đó tô màu cho thật đẹp và đóng thành quyển, thành bộ sưu tập về các loại lá với những cái tên ngộ nghĩnh như: Chiếc lá diệu kì, chiếc lá cháu yêu(ảnh 21)
Ảnh 21: Bộ sưu tập “ chiếc lá diệu kì” Bộ sưu tập “ chiếc lá cháu yêu”
Bộ sưu tập “Màu hoa”
Hoặc với một nguyên liệu khác cũng dễ tìm như sỏi và đá. Tôi cho trẻ trải nghiệm trong các giờ hoạt động chiều.VD: Chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên: Bé xếp hình ông mặt trời, đám mây, trời mưa,khiến trẻ rất hứng thú mỗi khi chơi.(ảnh 22)
 Ảnh 22: Trẻ hoạt động với nguyên vật liệu thiên nhiên 
 trong giờ hoạt động chiều.
Hoạt động ngoại khóa để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai nhạt đối với trẻ mầm non. Bởi vì, trong hoạt động ngoại khóa trẻ được trải nghiệm, tiếp xúc với những điều mới lạ như: địa điểm, cảnh vật, môi trường, đồ dùng, trang phục.Một trong những hoạt động đó là chuyến tham quan dã ngoại tại làng gốm Bát Tràng giúp trẻ biết thêm rất nhiều kiến thức về nguyên vật liệu thiên nhiên cũng như quy trình làm ra những sản phẩm mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc và sử dụng. Qua đó, không những tôi giáo dục trẻ về lòng biết ơn, biết giữ gìn sản phẩmmà trẻ còn được trực tiếp trải nghiệm với đất sét, bàn xoay, tượng đất nung,của làng gốm Bát Tràng.(ảnh 23)
ảnh 23: Trẻ được trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng.
c. Phối kết hợp với phụ huynh tạo điều kiện giúp trẻ hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu tự nhiên tại gia đình.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mà nhất là tại các thành phố lớn thì các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú như: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, báo cũ, tạp chícó thể làm đồ chơi cho trẻ. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục mầm non mới ngày càng phong phú, tôi luôn phối kết hợp cùng với phụ huynh giúp trẻ được trải nghiệm trực tiếp với nguyên vật liệu thiên nhiên tại gia đình, để từ đó các bậc phụ huynh có thể hiểu được mục tiêu giáo dục trẻ tại gia đình và nhà trường. Để làm được điều này, tôi phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết cho trẻ như: các loại ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, vỏ trứng, lenBên cạnh đó phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết được những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, tôi sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ trải nghiệm với nguyên vật liệu thiên nhiên trong gia đình.
VD: Ở gia đình, phụ huynh sử dụng bông, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng,... làm bức tranh " Thuyền trên biển" (ảnh 24)
ảnh 24: Mẹ và bé làm tranh "Thuyền trên biển".
Quả thật, khi có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thì khả năng tạo hình của trẻ với các nguyên vật liệu thiên nhiên đã tốt hơn rất nhều. Hầu hết các sản phẩm của trẻ đều thể hiện được nội dung và mang tính sáng tạo rất cao.
3. Kết quả:
Qua việc áp dụng một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:
- Trẻ rất yêu thích và hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình.
- Trẻ có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về nguyên vật liệu thiên nhiên nói riêng và thế giới tự nhiên nói chung.
- Hầu hết trẻ nhanh nhẹn, năng động, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo khi thể hiện mình qua các sản phẩm tạo hình, hay qua các hoạt động hát múavà phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người.
Ngoài ra, việc tổ chức cho trẻ hoạt động 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_hoat_dong_sang_tao.doc