Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non

Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện sớm một số bệnh thường gặp ở trẻ, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phòng chống các bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Qua hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân điện tử, qua trang Web của trường, từ đây phụ huynh học sinh cũng như toàn thể CBGVNV nhà trường có cơ hội khám, theo dõi sức khỏe tiện ích nhất. Hoạt động này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của các bậc phụ huynh về một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện, góp phần khẳng định, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.

*.Theo quy định chung của sởsổsách ytế gồm có: + Sổ nhật ký sức khoẻtoàn trường : Ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ vềvà kết quả. + Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ (tháng 8,12,4).Lên lịch cânđo cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học,theo dõi sự cân đo của từng lớp. + Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu kênh bình thường,tỉ lệ suy dinh dưỡng,béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng cân, giảm cân + Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng ,béo phì , trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ mắc các bệnhmạn tính:tim,hen,động kinh, tự kỷ.+ sổ theo dõi bệnh học đường

 

docx 23 trang daohong 08/10/2022 21705
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non
ảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng.Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng,cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất (đặc biệt là canxi ,B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ -đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).Ví dụ: Lồng ghép các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ giáo viên cần hỏi các con hôm nay các con ăn món gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực phẩm này có những lợi ích gì cho súc khỏe?.... Không những thếgiáo viên và ban giám hiệu cần treo những hình ảnh tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm lớp và ở bảng thông báo của trường nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo một thể thống nhất. 
-Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh 
- In ấn tài liệu tuyên truyền về  công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh phát cho mỗi học sinh và giáo viên.
- Dán những thông tin liên quan về dịch: triệu chứng bệnh, các biện pháp phòng chống và phòng ngừa tại phòng y tế
- Tổ chức một buổi tuyên truyền tập trung về dịch bệnh hoặc tận dụng thời gian họp phụ huynh đầu năm và trong giờ đón trả trẻ.
- Nhắc nhở giáo viên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp, không  nhận trẻ bị ốm. Hướng dẫn giáo viên theo dõi sức khoẻ của trẻ như: sốt cao đột ngột liên tục, đau cơ, đau đầu, nổi ban trên da, xuất huyết, loét miệng, vết loét hay phỏng nước, lòng bàn tay, lòng bàn chân,thì phải thông báo ngay với phụ huynh và y tế trong nhà trường. - Hướng dẫn các cháu tăng cường sức khỏe của bản thân và công tác vệ sinh cá nhân hằng ngày, thói quen mắc màng khi ngủ kể cả ban ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...- Phổ biến cho giáo viên và học sinh toàn trường biết và thực hiện các quyết định của ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường-  In ấn và dán: 6 bước của quy trình rửa tay cơ bản trên mỗi chậu rửa tay của giáo viên và của trẻ.
3.2 Biện pháp2: Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ :
*.Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chúý cho các con mặc thêm quầnáođủấm, uống nướcấm), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi và xử trí kịp thờivà gọiđiện báo cho gia đình biết tình hình của con đểđón con vềđi khám vàđiều trị tiếp.
Nhân viên y tế phải trực tại trườngđể xử trí khi có trường hợp xấu xảy ra và nhận thuốcphụ huynh gửi cho trẻ uống. Có sổ nhật ký được ghi rõ tên trẻ, lớp, tên thuốc, hàm lượng, liều uống, lốản xuất để đề phòng xảy ra tác dụng không mong muốn. Ghi sổ nhật ký sứckhoẻ hàng ngày cho trẻ, có diễn biến gì đặc biệt không.
Ví dụ: Khi những trẻ có diễn biến đặc biệt giáo viên đưa trẻ xuống phòng y tế khám và sơ cấp cứu ban đầu rồi gọiđiện báo cho phụhuynh biết tình hình của con đếnđón con về và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời, Những hoạt độngđó được ghi rõ ràng từ lúc phát hiện trẻ bất thường đến khi trẻ được gia đìnhđón về.
 *. Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của trường và có sổ nhật ký ghi theo dõi các thuốc phụ huynh gửi cho trẻ uống: tên thuốc,giờ uống,liều lượng, hạnsửdụng, số lô và chữ ký của phụ huynh .Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường.* Trang bị cấp cứu:
-Tủ thuốc của trường gồm có:Dụng cụ sơ cấp cứu và thuốc thiết yếutheo quy định. Địnhkỳ kiểm travà mua bổ xung thuốc, cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng ytế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻcủa trẻ do sở, phòng , trung tâm y tế tổ chức.
*.Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ. Theo kế hoạch năm học 2016-2017của trường mầm non . Ngày 06/3/2017 Trường mầm non đã tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể các cháu đợt 2 năm học 2016- 2017.Trong các hoạt động của nhà trường, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ là một việc làm luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trường duy trì thành nề nếp thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017 nhà trường đã phối hợp với Trung tâm y Quận – Trạm y tế của phường để tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho toàn thể các con trong trường. Sau đợt khám đầu tiên, ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường  đã tổng hợp kết quả khám và có thông báo ngay đến các phụ huynh học sinh bằng văn bản, công khai lên trang Web của nhà trường. Từ đó phụ huynh học sinh đã đưa con đến chuyên khoa thăm khám sâu hơn để có biện pháp trong điều trị, chăm sóc trẻ kịp thời. 
Các y bác sĩ đang thực hiện khám sức khỏe cho các con
Đợt khám sức khỏe lần 2 này, nhà trường cũng đã lên kế hoạch, thông báo lịch khám tới phụ huynh, chủ động phối hợp cùng trạm y tế để đạt tỉ lệ khám 100%. Các y bác sĩ của Trung tâm y tế kết hợp cùng trạm y tế phường đã khám và kiểm tra với các nội dung kiểm tra: Cân nặng, chiều cao, khám tai, mắt, mũi, họng, kiểm tra tim phổi và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu ... Kết quả kiểm tra sức khoẻ của các con đã được cán bộ y tế của trung tâm y tế Quận, cán bộ y tế phường, nhân viên y tế nhà trường  ghi chép cụ thể trong sổ theo dõi sức khỏe, chấm biểu đồ phân loại sức khỏe trẻ và được giáo viên nhà trường thông báo đến phụ huynh. Đặc biệt một số trẻ mắc bệnh đã được thông báo đến từng phụ huynh để có biện pháp điều trị kịp thời, tốt nhất. 
Trẻ đã có được sự chủ động trong khám sức khỏe cùng bác sỹ
    Đặc biệt trong năm 2018-2019 Phường thực hiện nhiệm vụ làm điểm triển khai việc lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe toàn dân của quận Long Biên. Sau khi có kết quả  tổng hợp khám, Ban giám hiệu nhà trường đã cử đại diện: 01 đ/c Ban giám hiệu, nhân viên văn phòng, nhân viên y tế, cán bộ phụ trách CNTT, 01 giáo viên chủ nhiệm tham gia tập huấn sử dụng phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo kế hoạch của UBND Quận vào ngày 09 tháng 3 năm 2017 tại Phòng Tin học trường THCS Phúc Đồng. Các đồng chí nhận nhiệm vụ theo giấy triệu tập khẩn của UBND quận đã hết sức nhiệt tình , trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không kể ngày nghỉ cuối tuần. Trong mấy ngày tập trung cao độ, các đồng chí đã hoàn thiện việc khai Phiếu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tại nhà trường và nhập vào phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
Các đồng chí CB, GV, NV của trường tập huấn sử dụng, nhập dữ liệu phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện sớm một số bệnh thường gặp ở trẻ, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phòng chống các bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Qua hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân điện tử, qua trang Web của trường, từ đây phụ huynh học sinh cũng như toàn thể CBGVNV nhà trường có cơ hội khám, theo dõi sức khỏe tiện ích nhất. Hoạt động này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của các bậc phụ huynh về một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện, góp phần khẳng định, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
*.Theo quy định chung của sởsổsách ytế gồm có: + Sổ nhật ký sức khoẻtoàn trường : Ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ vềvà kết quả.. + Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ (tháng 8,12,4).Lên lịch cânđo cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học,theo dõi sự cân đo của từng lớp.. + Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu kênh bình thường,tỉ lệ suy dinh dưỡng,béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng cân, giảm cân + Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng ,béo phì , trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ mắc các bệnhmạn tính:tim,hen,động kinh, tự kỷ...+ sổ theo dõi bệnh học đường.3.3 Biện pháp 3: Công tác vệ sinh trong nhà trường:+ Địa điểm xây dựng trường: ở nơi trung tâm dân cư sinh sống. Thuận tiện cho việc đi lạiđưa trẻ đến trường, xa nơi phát sinh ra các khí độc, khói bụi, tiếng ồn. Sân trường bằng phẳng rộng rãi có đường thoát nước. 
+ Các công trình:-Cung cấp nước sạch: Đảm bảo đủ nước sạch để sử dụng trong khâu chế biến thực phẩm cũng như trong sinh hoạt vệ sinh hàng ngày cho cô và trẻ. Nước uống nhà trườngđã ký hợp đồng với công ty nước uống tinh khiếtđảm bảođủđiều kiện vệ sinh và có giấy chứng nhậnđạt tiêu chuẩn. 
-Nhà vệ sinh xây dựng đảm bảo các điều kiện vệ sinh của giáo viên, nhân viênriêng và của học sinh riêng, nam riêng, nữ riêng.-Hàng ngày thu gom rác ở các lớp, các phòng và sân trường về một chỗ, phải có thùng chứa rác theo quy địnhvàcó xe chở rác đi hủy hằng ngày.
-Có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung.
-Nhà bếp: Đảm bảo trật tự vệ sinh thực hiện theo thông tư 04/1998/TT/BYT củaBộ Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. 
-Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng : Nhắc các cô giáo mởquạt vừa phải, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập.
+ Về độ ẩm: Đảm bảo thoáng, khô ráo.
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
+ Tổng vệ sinh chung: Cọ rửa nền nhà, hành lang bằng xà phòng và nước lau rửa sàn nhà hàng ngày và hàng tuần.
+ Phòng ăn, ngủ, học, chơi đảm bảo thông gió thoáng khí đủ ánh sáng, đảm bảo yên tĩnh và lau dọn thường xuyên.
Ví dụ: theo qui định của trường giáo viên cần phải đi sớm lau chùi phòng học mở cửa sổ cho thoáng, sau mỗi bữa ăn của trẻ 1 giáo viên vệ sinh cho trẻ 1 giáo viên dọc dẹp lau chùi phòng ăn bằng nước lau sàn nhà, đến cuối ngày giáo viên cũng xịt thuốc muỗi trong phòng và lau chùi... để nhằm đảm bảo môi trường vệ sinh cho trẻ.
+ Môi trường xung quanh:
- Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều dáng kiểu để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm. 
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường
- Các lớp tiến hành vệ sinh khu vực đã được nhà trường phân công.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, xử lý rác hàng ngày, súc rửa và thả cá vào các bể nước,..
- Giữ gìn môi trường, nhà vệ sinh, học sinh và giáo viên bằng việc vệ sinh hằng ngày.
- Liên hệ với trạm để tiến hành kết hợp khi có dịch xảy ra.
3.4 Biện pháp 4;Xây dựng kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trườngmầm non:
Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ trong trường theo kế hoạch.*Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm :\
-Ngoài những biện pháp qui định trong các chương trình, nhà trường đã ký hợp đồng cam kết đảm bảo mua thực phẩm sạch đồng thời liên tục kiểm tra thực phẩm theo định kỳ; Thực hiện thường xuyên lấy mẫu lưu nghiệm thức ăn và hủy thực phẩm theo đúng qui định.
-Thực hiện mua thức ăn tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
-Phải thực hiện ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.
-Chế biến đúng quy trình, thực hiện đúng thực đơn của trường. - Đảm bảo vệsinh và dinh dưỡng cho trẻ.
-Bảo quản thức ăn nước uống cho trẻ an toàn.
-Thực hiện lưu nghiệm thức ăn, nước uống 24 giờ: có sổ theo dõi ghi rõ ngày giờ.-Vận hành bếp một chiều, hợp vệ sinh. Các dụng cụ chế biến sống và chín phải riêng biệt.
* Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột:Nhằm mục đích đề phòng bệnh dịch lây lan rộng phải diệt khuẩn hàng ngày, thường làm ở nơi có người mắc bệnh. Nếu có bệnhnhân mắc, sau khi chuyển đi thì phải diệt khuẩn lần cuối đểthanh toán hoàn toàn mầmbệnh. Diệt khuẩn dự phòng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy sinh và lan rộng. Đặc biệt chú ý khử khuẩn nước, sử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân. Ví dụ: Như dịch bệnh “tay chân miệng, dịch tả...” khi có 1 trẻ mắc bệnh thì giáo viên phải thông báo cho ban giám hiệu và phụ huynh biết để có những biện pháp khắc phục như đưa trẻ đến bệnh viện điều trị tránh tình trạng lây lan cho những trẻkhác, về phía nhóm lớp có trẻ bị bệnh thì phải trà rửa đồ dùng đồ chơi, giặt chiếu mùng mền và phơi nắng, phòng ốc nhờ y tế xịt thuốc diệt khuẩn... sau đó lau chùi lớp bằng nước lau sàn nhà.
+ Nhà trường thường xuyên phun thuốc muỗi và chống côn trùng 6 tháng một lần theo lịch của trạm y tế phường không diệt trước mùa truyền bệnh của chúng.Ví dụ: Khi xịt thuốc diệt côn trùng,để đảm bảo không độc hại với trẻ,vào chiều tối ngày thứ bảy khi trẻ về hết mới phun thuốcvà sáng thứ 2 giáo viên cần phải đi sớm hơn mọi ngày để lau chùi và rửa đồ dùng, đồ chơi.
+ Tổ chức diệt chuột: Được tiến hành vào đầu mùa xuân. Có đặt thuốc đảm bảo khoa học đúng yêu cầu và không gây nguy hiểm với trẻ.
+ Thường xuyên kiểm tra định kỳ các khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước một tháng một lần . Đồng thời cho khơi, nạo vét cống, hố ga, đường thoát nước...
3.5 Biện pháp 5; Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng:
* Cùng tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
* Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống...
Ví dụ: Trong các hoạt động học về chủ đề “bản thân” về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi từ 24 tháng đến 5 tuổi, giáo viênlồng gép dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay chân theo đúng cách, cách bảo vệ thân thể tránh bị tai nạn như khi tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, khi chơi tránh những nơi không an toàn như nơi có muỗi nhiều, những bụi cây rậm rạm....
* Phối hợp chặt chẽ với chamẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường .
-Trường có các góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Những hình ảnh và thông tin về phòng chống bệnh dịch.
-Gặp gỡ , tư vấn cho cha mẹ học sinhtrao đổi khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ.
Ví dụ: Đối với những cháu suy dinh dưỡng hay những cháu thừa cân béo phì nhà trườngđã có kế hoạch ngay từ đầu năm học là sẽ gửi kết quả tình hình sức khỏe của các con và kèm theo thư ngỏ phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường để nâng cao chất nượng trong nuôi dưỡng cho các con nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
* Phối hợp chặt chẽ với y tế phườngđể có kế hoạch chủ động đối phó, không để bệnh dịch xảy ra. Định kỳ tiêm phòng vác xin cho trẻ theo quy định.Ví dụ: Đầu năm ban giám hiệu có phối hợp với trạm y tế phường lên lịch cụ thể khám sức khỏe định kì cho trẻ 2 lần/ năm, cho trẻ uống vacxin, vitamim, tiêm ngừa các bệnh như “diêm màng não mũ, diêm não nhật bản....” xịt các thuốc phòng bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng.... khi những trẻ được tiêm ngừa nhân viên y tế vào sổ và phiếu khám sức khỏe cho từng trẻ dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của ban giám hiệu.
3.6 Biện pháp 6;Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường: - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường trong công tác phòng chống dịch.Ví dụ: ban giám hiệu lên lịch và kiểm tra đột xuất về công tác vệ sinh trường lớp và nhà bếp, khen ngợi và nhắc nhỡ kịp thời trước hội đồng nhà trường. Khi kiểm tra cóphiếu đánh giá xếp loại rõ ràng, nêu rõ những mặt hạn chế và yêu cầu khắc phục trong ngày hôm sau. Khi những nhóm lớp nào vệ sinh chưa tốt ngày tiếp theo ban giàm hiệu kiểm tra tiếp tục.
3.7 Biện pháp 7; Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. 
Để tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệudịch bệnh xuất hiện . Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặcbiệt là các đợt dịch lớn như tả,cúm H5N1, H1N1, cúm AH7N9, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Ví dụ: Đầu năm học 2016-2017 nở rộ dịch bệnh tay chân miệng trong các trường mầm non, ở 1 số trường trong quận cũng xảy ra 2-4 ca tay chân miệng trẻ ở độ tuổi mầm non, nhà trường đã nhanh chóng phối hợp với trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng của phường có kế hoạch phòng chống dịch: Xịt thuốc phòng chống bệnh tay chân miệng không những thế nhà trường mời 1 bác sĩ tuyên truyền đến toàn bộ giáo viên và nhân viên về cách phòng chống và chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng nhờ đó giáo viên có những kiến thức cơ bản để tuyên truyền lại cho phụ huynh và giáo dục trẻ cách vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh tay chân miệng 1 cách tốt nhất.Sau buổi tuyên truyền mỗi giáo viên phải lên 1 kế hoạch họp phụ huynh các lớp cụ thể về cách hiểu và phòng chống dịch bệnh để tuyên truyền đến từng phụ huynh cũng nhờ như vậy phụ huynh cũng hiểu sâu hơn về dịch bệnh và có cách phòng bệnh cho con em mình. Từ đầu năm cho đến giờ trong trường cũng chưa có xảy ra ca nào về bệnh tay chân miệng đó cũng là điều đáng mừng cho trường. 
3.8 Biện pháp 8; Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ: 
Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ, trườngtôi còn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ . Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp. Khi xây dựng thực đơn yêu cầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 1-3
Thứ
Bữa chính
MG-NT
Bữa chiều
(Mẫu giáo)
Bữa chiều
(Nhà trẻ)
Phụ NT
2
Thịt gà + thịt lợn om nấm
Canh bí nấu tôm đồng
Cháo thịt bí ngô
Sữa Dollac
Cháo thịt bí ngô
Sữa Dollac
Chuối
3
Tôm lớp, thịt sốt cà chua, dầu hào
Canh cải cúc nấu thịt
Mỳ bò rau cải
Sữa Cow true milk
Thịt bò hầm bí non
Canh cải bắp nấu thịt.
Sữa Cow true milk
Bánh can xi
4
Trứng đúc thịt nấm hương
Canh rau cải nấu cua
Súp gà ngô non
Sữa Dollac
Súp gà ngô non
Sữa Dollac
Bánh can xi
5
Cá quả, thịt viên sốt cà chua
 Canh rau, củ, quả nấu thịt
Xôi trắng, thịt kho tầu
Sữa Cow true milk
Thịt gà, thịt lợn sốt cà chua
Canh cải cúc nấu xương
Sữa Cow true milk
6
Thịt bò, thịt lợn sốt vang
Canh rau cải nấu ngao
Bánh ngọt
Caramen 
Bánh ngọt
Caramen 
Chuối
7
Thịt kho tầu
Canh bắp cải nấu xương
Phở gà
Bánh can xi
Phở gà
Bánh can xi
Thanh Long
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 2-4
Bữa chính
MG-NT
Bữa chiều
(Mẫu giáo)
Bữa chiều
(Nhà trẻ)
Phụ NT
Thịt gà+ thịt lợn hầm cari
Canh cải cá rô
Cháo tôm thịt đậu xanh
Sữa Dollac
Cháo tôm thịt đậu xanh
Sữa Dollac
Bánh can xi
Tôm thịt xào củ quả
Canh sườn nấu chua
Chè đỗ đen rắc vừng lạc
Sữa Cow true milk
Chuối
Thịt bò rim dứa
Canh cua mồng tơi
Sữa Cow true milk
Chuối
Trứng chim cút thịt lợn kho tầu
Canh rau, củ, quả nấu thịt
Miến lươn
Sữa Dollac
Miến lươn
Sữa Dollac
Bánh can xi
Cá trắm thịt lợn kho tộ
Canh khoai tây, cà rốt nấu xương
Xôi gấc, đỗ xanh
Sữa Cow true milk
Bánh can xi
Thịt gà, thịt lợn om nấm
Canh bắp cải nấu thịt
Sữa Cow true milk
Thanh Long
- Tuần 2:
Thịt bò thịt lợn xào nấm. Canh bí nấu tôm.
- Tuần 4: Buffe
Bánh ngọt
Sữa dinh dưỡng ngũ cốc
Bánh ngọt
Sữa dinh dưỡng ngũ cốc
Dưa hấu
Thịt sốt cà chua
Canh mọc giá đỗ
Mỳ bò rau cải
Nước cam
Mỳ bò rau cải
Nước cam
Bánh can xi
THỰC ĐƠN MÙA HÈ TUẦN 1 + 3
Bữa
Thứ
Bữa chí

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh.docx