SKKN Một số kinh nghiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một

nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ

trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện

công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các

bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh

thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử.góp phần thực

hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.

Còn gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính ở trong

gia đình. Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu

giúp con trở nên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, công dân tốt cho xã

hội và đất nước. Ông Ragan - Nhà giáo dục Mỹ đã nói: Nhà trường đầu tiên là gia

đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ rất quan trọng đối với trẻ. Họ thực

hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy - một trọng trách khó khăn nhưng cao cả.

Nhận thức rõ về điều này, trong nhiều năm qua và đặc biệt năm học 2015–

2016, nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến3

thức, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường

mầm non. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo những kế hoạch, biện

pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, chăm sóc, nuôi dạy trẻ của

nhà trường.

2. Thực trạng về công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực

hiện mục tiệu chăm sóc giáo duc trẻ hiện nay.

2.1.Thuận lợi :

- Được phòng giáo dục quan tâm và chỉ đạo sát sao về mọi mặt nhất là về chuyên

môn rất chặt chẽ, giáo viên đều soạn bài bằng viết tay tạo điều kiện cho giáo viên

nâng cao trình độ chuyên môn và có sáng tạo hơn trong các hoạt động chăm sóc và

giáo dục trẻ

- Được ủy ban nhân dân luôn quan tâm giúp đỡ và động viên chị em cố gắng hoàn

thành tốt nhiệm vụ

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên về cơ sở vật

chất và trang thiết bị dạy học trong lớp như ti vi, đầu quay và các trang thiết bị

khác rất thuận tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ Luôn bồi dưỡng về chuyên

môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn và đi dự thi giáo viên giỏi các cấp

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đâỳ đủ, đặc biệt nhà trường có một

khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Sân và vườn trường có nhiều cây xanh rất thuận

tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi.

- Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ có chuyên môn đại học, nắm vững phương

pháp dạy của các môn học, có khả năng sư phạm thu hút trẻ tham gia các hoạt động

vui chơi và học tập.

- 100% các cháu được học cùng nhau từ lứa tuổi mẫu giáo bé và đa số các cháu đều

thông minh nhanh nhẹn, có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.

Bên cạnh đó bản thân còn luôn được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các

phụ huynh về đóng góp các nguyên vật liệu, phế liệu, tranh ảnh giúp tôi có đủ

điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi

cho trẻ nói riêng.

Hiện nay các ngành, các cấp, các cấp và toàn thể xã hội đã quan tâm đúng mực hơn

đối với ngành học mầm non.

pdf 21 trang daohong 08/10/2022 14422
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
dây 
lenđể tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp phù hợp với đề tài mình cần lựa chọn. 
phối kết hợp với phụ huynh nhờ phụ huynh tìm hộ những nguyên vật liệu sẵn có 
cùng cô làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp 
 Sáng tác thơ ca hò vè, bài hát làm phong phú hình thức giáo dục gây hứng 
thú cho trẻ. Từ những bài thơ hoặc ca dao trò chơi có sẵn tôi có thể sáng tác thành 
bài thơ ca dao mới của mình phù hợp với đề tài hoặc chủ đề mình đang lựa chọn và 
truyền đạt đến trẻ. 
Qua sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng quí được đồng nghiệp đóng 
góp xây dựng chuyên môn, từ đó học hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm, cách thức 
giảng dạy để làm phong phú hơn bài giảng của bản thân. Từ đó bản thân rất tự tin 
trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, phụ huynh yên tâm khi gửi con cho cô 
giáo và cùng phối hợp với cô giáo chuẩn bị cho trẻ một hành trang để trẻ phát triển 
về mọi mặt cả tinh thần và vật chất để trẻ luôn vui tươi phấn khởi hồ hởi với 
 6 
phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” bởi vì ở lứa tuổi mầm non hoạt động 
vui chơi là hoạt động chủ đạo. 
Biện pháp 2: Tuyên truyền để phụ huynh hiểu ý nghĩa, nội dung công tác phối 
hợp với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường/ lớp 
mầm non. 
 Mẹ đẻ là cô giáo đầu tiên và gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ và 
nhà trường mầm non cũng tiếp tục đảm nhiệm vai trò đó. Chính vì vậy mà nếu như 
bố mẹ không hiểu rõ về tâm sinh lý của trẻ để có những biện pháp chăm sóc và 
giáo dục thì rất khó khăn nên việc tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh hiểu 
ý nghĩa, nội dung công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở trường/ lớp mầm non là việc làm cần thiết đầu tiên để phụ huynh 
hiểu được tầm quan trọng và tác dụng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà 
trường. Từ đó phụ huynh mới sẵn sàng tiếp thu và lĩnh hội những vấn đề mà giáo 
viên đưa ra để cùng tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần chăm lo cho sự phát 
triển của trẻ. Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là 
nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm / lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện 
tốt mục tiêu cơ sở giáo dục trẻ. 
“ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền ” 
Chính vì vậy sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa 
trường lớp mầm non và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong 
quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ 
về các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm thẩm mỹ, ngôn ngữ giao tiếp 
ứng sử giáo dục cá biệt. Tạo nên các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu 
quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Để tuyên truyền tôi sử dụng nhiều hình thức như: Soạn thảo văn bản về ý 
nghĩa, nội dung của công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh, sau đó phát 
tận tay phụ huynh. Kết hợp với việc tuyên truyền bằng truyền thanh hoặc góc trao 
đổi cùng phụ huynh  
 Ngay từ đầu năm học giáo viên phối hợp cùng với BGH nhà trường lên kế 
hoạch họp phụ huynh bàn về kế hoạch hoạt động của năm học. Giáo viên phối kết 
hợp với phụ huynh cùng cô trang trí lớp học nhằm cung cấp cho phụ huynh nắm 
được nội dung và hoạt động của trẻ trong lớp học như thế nào? Từ đó giúp phụ 
huynh hiểu được con mình đến trường được “ Học mà chơi, chơi mà học ”. Phụ 
huynh biết được con mình được vui chơi nhưng lại đang được học các nghề trong 
xã hội như cách bán hàng, mua hàng, cách làm bác sĩ chăm sóc và khám cho bệnh 
nhân, cách làm mẹ chăm sóc cho con nhỏ, cách làm kỹ sư xây dựng, xây thành 
những công trình có khuôn viên đẹp và sáng tạo, tập làm những họa sĩ, ca sĩ, được 
ôn tập các tiết toán ở lớp và khám phá hiện tượng tự nhiên và chăm sóc cây xanh 
cây hoa Tất cả được mô phỏng thành hoạt động chơi cho trẻ, từ đó phụ huynh 
phấn khởi tham gia cùng cô tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang 
 7 
trí các góc lớp cùng với cô. Tham khảo xem phụ huynh nào vẽ đẹp, phụ huynh nào 
khéo tay để giúp cô trong việc trang trí lớp, kết quả lớp tôi đã giành giải nhất trong 
hội thi trang trí lớp của trường 
 Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức 
khỏe cho trẻ. Nhà trường phối hợp với trạm y tế tuyên truyền, lên lịch thông báo cụ 
thể để cha mẹ học sinh theo dõi các buổi khám sức khỏe tại trường. Ngoài ra trong 
năm học giáo viên còn tổ chức cân, đo chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe của trẻ theo 
định kỳ để phát hiện các vấn đề về sức khỏe như: suy dinh dưỡng, béo phì,.. nhằm 
trao đổi với phụ huynh để thống nhất cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách tốt 
nhất. 
 Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Đó là 
quá trình chia sẻ giữa giáo viên và cha mẹ về kiến thức giáo dục trẻ và tạo điều 
kiện để cha mẹ tham gia vào các hoạt động giáo dục thực tiễn. Qua đó phụ huynh 
hiểu được phương pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả bằng nhiều hình thức với phương 
châm „„ Học mà chơi, chơi mà học‟‟. Không những thế phụ huynh còn nắm được 
kế hoạch hoạt động trong ngày, trong tuần và cả chủ đề cụ thể treo ở góc trao đổi 
với phụ huynh để phụ huynh cùng cô cung cấp, bồi dưỡng kiến thức mà cô đã cho 
trẻ làm quen ở lớp. ví dụ như những bài thơ câu đố, câu truyện hoặc trò chơiNhư 
vậy trẻ cũng lĩnh hội được toàn bộ mục đích đề ra của đề tài, kế hoạch tuần và của 
chủ đề, chủ điểm. Ngoài ra trong quá trình tổ chức hoạt động trong ngày, do khả 
năng của trẻ không đồng đều, có những trẻ kém ăn, ít vận động, ít giao tiếp. Là giáo 
viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi phải hiểu được tâm sinh lý của trẻ để sử 
dụng mọi hình thức giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và tích cực vận động. Cụ thể, đối với 
trẻ kém ăn thì tôi thường xuyên động viên khích lệ trẻ là phải ăn hết xuất thì cơ thể 
mới phát triển khỏe mạnh, thân hình cân đối,sau này lớn lên con sẽ trở thành 
những vận động viên xuất sắc, thành người mẫu được mọi người yêu mến. Đối với 
những cháu ít vận động, ngại giao tiếp tôi thường xuyên quan tâm nhiều hơn trong 
các hoạt động và tạo điều kiện cho các cháu hoạt động. Tôi luôn trao đổi kịp thời 
với các bậc phụ huynh về các hoạt động trong ngày của trẻ để các bậc phụ huynh 
cho trẻ vui chơi và hoạt động theo hướng dẫn của cô. Từ đó, trẻ sẽ vui tươi và phấn 
khởi tự tin tham gia trong tất cả các hoạt động ở lớp cũng như ở mọi lúc mọi nơi. 
Đến nay, tất cả trẻ trong lớp tôi phụ trách đều rất tích cực tham gia mọi hoạt của 
lớp cũng như ở gia đình và mọi lúc, mọi nơi, phụ huynh rất vui vẻ phấn khởi và tin 
tưởng khi gửi gắm con mình đến trường, đến lớp. 
 Phối hợp đánh giá công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường/ lớp mầm non. 
Đó là việc phụ huynh tham gia vào việc chăm sóc bữa ăn của trẻ, dự các tiết dạy 
của giáo viên, tham dự các buổi sơ kết, tổng kết lớp, trường và tham gia đánh giá 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ bằng phiếu trắc nghiệm. Từ đó có ý kiến góp ý về 
mọi mặt giáo dục chăm sóc trẻ ở trường . Phụ huynh có thể tham gia cùng cô cho 
trẻ ăn và các hoạt động khác để biết được nề nếp ăn uống và hoạt động của con em 
 8 
mình ở trường, ở lớp như thế nào? Để đóng góp ý kiến cho giáo viên và nhà trường 
về chất lượng bữa ăn của trẻ, chất lượng chăm sóc và giáo dục để đi đến sự đồng 
thuận với giáo viên và nhà trường về mọi phương diện. Từ đó mới nâng cao chất 
lượng chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với xu hướng giáo dục trong giai đoạn 
hiện nay. 
 Cha mẹ tham gia xây dựng cơ sở vật chất. Đó là quá trình xã hội hóa vận 
động sự tham gia đóng góp của các bậc phụ huynh, vận động các nhà hảo tâm cùng 
chung tay xây dựng cải tạo khuôn viên trường lớp hoặc đóng góp các hiện vật phục 
vụ quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trong năm học này, nhà trường lên kế 
hoạch cải tạo khuôn viên làm khu vườn cổ tích. Cùng với giáo viên trong trường, 
tôi đã tuyên truyền với phụ huynh ở lớp tôi tài trợ những cây cảnh và tham gia ủng 
hộ ngày công đi đổ đất vào vườn cổ tích. Kết quả phụ huynh đã tham gia rất đông 
và nhiệt tình, cụ thể gia đình chị Vui phụ huynh của cháu Hà My lớp tôi đã tài trợ 
cho nhà trường 6 xe đất đổ vườn cổ tích, gia đình cháu Hiền ủng hộ 2.000.000 đồng 
để xây dựng vườn cổ tích cho các cháu. Đến nay vườn cổ tích tuy chưa được phong 
phú nhưng cũng rất đẹp nhờ có sự phối kết hợp tốt giữa gia đình và cô giáo cũng 
như nhà trường để phụ huynh cùng ủng hộ việc làm cần thiết cho các cháu học tập 
và vui chơi. 
Biện pháp 3: Các hình thức phối kết hợp với cha mẹ của trẻ trong quá trình 
chăm sóc giáo dục trẻ. 
Sau khi nhà trường tổ chức triển khai đến toàn thể CBGV, NV trong trường 
về nội dung và kế hoạch nhiệm vụ năm học mới, giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp 
thu và lên kế hoạch để triển khai họp phụ huynh của lớp mình. 
 Để buổi họp có hiệu quả cao đối với lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tôi đã tiến hành 
như sau : 
 Công tác chuẩn bị cho cuộc họp 
- Viết giấy mời đến từng gia đình về thời gian và địa điểm họp . 
- Hoàn thành nội qui nhóm lớp : 
+ Động viên trẻ đi học đều 
+ Đưa đón trẻ đúng giờ qui định của nhà trường 
+ Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên xem bảng thông báo của trường, góc trao đổi 
phụ huynh của lớp để kịp thời nắm được thông tin. 
+ Ghi rõ tên trẻ vào các đồ dùng riêng 
+Nhận xét về nề nếp, thói quen văn minh lịch sự, biết cảm ơn, xin lỗi, biết vệ sinh 
thân thể, vệ sinh môi trường của lớp cũng như của từng cá nhân 
+ Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của trường của lớp, của giáo viên trong năm học mới 
+ Bàn và thống nhất các khoản đóng góp theo qui định cũng như theo thỏa thuận 
+Bàn về mức mua phiếu ăn cho trẻ trong một ngày 
+Bầu hội trưởng hội phụ huynh của lớp 
 9 
+ Phối hợp cùng giáo viên tổ chức sinh nhật theo tháng, tổ chức ngày hội, ngày lễ 
cho các cháu . 
Trưng bày sách, báo, tài liệu khoa học về kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ, về 
tâm sinh lý, sự phát triển của trẻ thơ, về công việc của giáo viên mầm non và đặc 
biệt là chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mà giáo viên đảm nhiệm. 
Soạn thảo, phô tô tài liệu mang tính chất sơ lược về tâm sinh lý lửa tuổi về 
chương trình chăm sóc giáo dục của lứa tuổi đó phát cho phụ huynh . 
* Lập kế hoạch phối hợp với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc, giáo dục 
trẻ ở trường lớp mầm non trong năm học: 
Tháng Nội dung phối hợp Hình thức & biện pháp phối 
hợp 
Kết 
quả 
Tháng 
8 
- Phối hợp đưa trẻ vào nề nếp, ổn 
định tâm thế của trẻ khi đến 
trường đặc biệt trẻ mới lần đầu 
đến lớp . 
- Cùng cô chuẩn bị nguyên vật 
liệu trang trí lớp theo chủ đề chủ 
điểm 
-Thành lập hội cha mẹ của 
nhóm/lớp . 
- Xây dựng kế hoạch phối 
hợp với cha mẹ 
- Họp hội cha mẹ để thông 
báo nội qui của trường/ lớp và 
bàn về các hoạt động phối 
hợp với cha mẹ 
Tháng 
9 
- Đóng góp xây dựng, cải tạo 
trường lớp, mua sắm đồ dùng, đồ 
chơi trang thiết bị cho lớp 
- Thông báo về chủ điểm trong 
tháng và khuyến khích cha mẹ 
trẻ tham gia đóng góp vật liệu 
làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ 
chủ điểm 
- Tổ chức sinh nhật tháng 8+9 
- Trực tiếp trao đổi với cha 
mẹ về trẻ ở gia đình và ở lớp 
học 
- Phụ huynh cùng cô trang trí 
lớp phù hợp với chủ đề, chủ 
điểm 
- Mời phụ huynh dự sinh nhật 
cùng với trẻ 
Tháng 
10 
- Chủ đề bản thân 
- Chuẩn bị sinh nhật tháng 
- Cho trẻ chơi 1-2 trò chơi 
- Mời cha mẹ có trẻ SN đến 
dự & chuẩn bị 
- Trao đổi phụ huynh về chủ 
đề 
Tháng 
11 
- Chủ đề gia đình 
- Thao giảng 20-11 mời phụ 
huynh tới dự 
- Tổ chức sinh nhật tháng 11 
- Cùng cô chuẩn bị đồ dùng, 
trang trí lớp thi đua lập thành 
tích chào mừng ngày 20/11 
- Trao đổi phụ huynh về nội 
dung, yêu cầu của chủ đề 
- Phụ huynh góp ý kiến tiết 
dạy, phụ huynh mua đồ dùng 
quà tặng cho các cháu 
- Phụ huynh đóng góp nguyên 
vật liệu và cung cô làm đồ 
dùng trang trí lớp 
 10 
Tháng 
12 
- Chủ đề nghề nghiệp 
- Vẽ tranh về nghề nghiệp và 
trang trí lớp ( Tuần 3- tuần 4 ) 
- Tổ chức sinh nhật vào ngày 
noel 24/12 
- Dạy tiết âm nhạc để phụ huynh 
dự giờ 
- Nhờ một phụ huynh vẽ và 
một số phụ huynh đóng góp 
sáng kiến trang trí lớp theo 
chủ điểm và sưa tầm tranh 
ảnh. 
- Phụ huynh chuẩn bị đồ chơi, 
đồ dùng sinh nhật. 
- Mời phụ huynh dự giờ âm 
nhạc, góp ý kiến. 
Tháng 
1 
- Chủ đề thế giới động vật 
- Giúp trẻ hiểu về thế giới động 
vật 
- Tổ chức sinh nhật cho trẻ tháng 
1 chuyển sang tháng 2 
- Trao đổi với phụ huynh về 
trẻ và về các đặc điểm 
- Cha mẹ cho trẻ được tham 
gia làm một số công việc 
chuẩn bị cho tết 
Tháng 
2 
- Chủ đề thế giới thực vật 
- Sinh nhật tháng 1+ 2 
- Tổ chức cuộc thi 
 “ Mầm non nghề cao quí nhất” 
hội thi “ Bé khỏe mầm non” 
- Trao đổi với phụ huynh về 
trẻ về các đặc điểm 
- Cha mẹ cho trẻ được tham 
gia làm một số công việc 
chuẩn bị cho tết 
- Thông báo cho phụ huynh 
biết 
- Mời phụ huynh tham gia 
cuộc thi 
Tháng 
3 
- Chủ đề phương tiện và qui định 
giao thông 
- Làm đồ dùng, đồ chơi bằng mô 
hình 
- Tổ chức hội thi “ Hội khỏe bé 
mầm non ” 
- Sinh nhật tháng 3 
- Trao đổi với phụ huynh về 
trẻ và về chủ đề 
- Thông báo cho phụ huynh 
tới dự 
Tháng 
4 
- Chủ đề nước và các hiện tượng 
tự nhiên 
- Mời phụ huynh cùng cô trang 
trí lớp theo chủ đề chủ điểm 
- Mời phụ huynh đến lớp 
cùng cô tìm nguyên vật liệu 
và thiết kế đồ dùng đồ chơi 
phù hợp với chủ đề 
Tháng 
5 
- Chủ đề quê hương đất nước 
- Tổ chức sinh nhật tháng 
4+5+6+7 
- Tổ chức các trò chơi vận động 
nhân ngày 19/5, 1/6 
- Tổng kết lớp cuối năm học 
- Mời phụ huynh tới dự và 
làm trọng tài phát quà cho các 
cháu 
 11 
 Nội dung hoạt động : 
 - Bàn và thống nhất với cha mẹ về nội dung của nhóm/ lớp. 
 - Thống nhất các hình thức và biện pháp phối hợp cụ thể giữa hội cha mẹ và nhóm 
lớp trong từng giai đoạn và cả năm học. 
Ví dụ: Sau khi phụ huynh thống nhất các khoản đóng góp của trẻ, để có đầy đủ đồ 
dùng cá nhân cần thiết, giáo viên tham mưa với phụ huynh về các đồ dùng cá nhân 
phù hợp cho trẻ mầm non. Sau đó BCH phụ huynh của lớp trực tiếp đi mua sắm đồ 
dùng cá nhân cho các cháu . 
 - Lập hòm thư theo dõi, trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ của trẻ . 
- Tổ chức họp với cha mẹ ở nhóm/ lớp theo định kỳ 1 tháng 1 lần sau buổi tổ chức 
sinh nhật cho các cháu. Trong buổi họp giáo viên thông tin nhanh những tin tức cập 
nhật, tình hình sức khỏe của trẻ hoặc những kiến thức nuôi dạy trẻ cần thiết. 
 + Phát cho phụ huynh tài liệu đã soạn thảo sơ lược về tâm sinh lý và sự phát triển 
của trẻ cũng như chương trình chăm sóc giáo dục của lứa tuổi mà giáo viên đảm 
nhiệm ( Phát tại cuộc họp phụ huynh đầu năm ) . 
 - Lập tủ sách để phụ huynh ký nhận thường xuyên 
 - Trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ. Cô thông báo 
nhanh với cha mẹ về tình hình của trẻ trong ngày, hỏi han về tình hình của trẻ ở nhà, 
nghe cha mẹ trao đổi những điều cần lưu ý của mỗi trẻ. 
 Không chỉ trao đổi trên lớp mà giáo viên chủ động xây dựng mối quan hệ 
gắn bó giữa giáo viên với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Từ đó hiểu 
hơn về tính cách, sở thích của trẻ, năng lực và đời sống tình cảm của trẻ để có cách 
tác động, giáo dục phù hợp, có hiệu quả. 
Ví dụ : Sở thích về các món ăn của trẻ hoặc không thích ứng với món ăn gì? để 
giáo viên nắm bắt và có biện pháp chăm sóc phù hợp với từng trẻ. 
Qua đó giáo viên cũng kịp thời động viên, khuyến khích và tác động đến cha 
mẹ để họ thường xuyên cùng tham gia trực tiếp hoặc dán tiếp vào các công việc của 
nhóm / lớp khi thấy cần thiết. Nhưng giáo viên phải thực sự biết căn cứ vào điều 
kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp thích hợp và 
mang lại hiệu quả cao nhất, tránh gò ép cha mẹ làm ảnh hưởng đến việc đưa con 
em ra lớp học . 
 - Xây dựng góc trao đổi cùng phụ huynh để thông báo kịp thời tình hình sức khỏe 
của trẻ, chương trình dạy trẻ trong ngày, trong tháng và của từng chủ đề và trưng 
bày sản phẩm, phản ánh kết quả hoạt động của trẻ, tuyên truyền kiến thức nuôi dạy 
con. 
- Cung cấp các câu truyện, bài hát, bài thơ, trò chơi có trong mỗi chủ đề hoặc trong 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ để họ cùng tham gia dạy trẻ 
lúc ở nhà . 
 12 
 - Trao đổi cùng phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ bằng các phiếu điều 
tra, thăm dò, câu hỏi trắc nghiệm 
 - Thành lập hội cha mẹ của nhóm/ lớp. 
Tổ chức phối kết hợp với phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục của lớp 
như tổ chức sinh nhật hàng tháng: 
Công tác chuẩn bị : 
 Những công việc giáo viên đảm nhiệm. 
- Lập danh sách các cháu có ngày sinh nhật trong tháng ghi rõ sở thích và ước 
muốn sau này của trẻ. Nội dung buổi tổ chức, hình thức tổ chức sinh nhật, trò chơi 
giáo dục khắc sâu kiến thức đã học trong chủ đề trẻ và đang tiếp cận, một số tiết 
mục văn nghệ là những bài hát trong chương trình học 
* Những công việc phụ huynh đảm nhiệm 
- Mua quà, bánh kẹo liên hoan cho các cháu có sinh nhật trong tháng, chuẩn bị 
trang phục biểu diễn, trang điểm cho các cháu 
Ví dụ : 
- Tổ chức sinh nhật cho các cháu mẫu giáo 4-5 tuổi vào tháng 9 chủ đề trường mầm 
non . 
* Hình thức và nội dung tổ chức: Giới thiệu các cháu sinh nhật ra chào khán giả và 
hát bài : Em lên bốn ( Sáng tác Nguyễn Thị Lan ) 
Trò chơi giáo dục: Ghép bánh sinh nhật từng mảnh rời, thời gian 2 phút. 
Ký hiệu từng mảnh là các màu khác nhau và các số ( 1,2,3, 4) sau đó ghép lên 
trang giấy có ký hiệu tương tự. Nếu ghép đúng con sẽ được một bánh sinh nhật 
xinh xắn . 
Ví dụ: Ghép bánh sinh nhật 
4 3 2 
4 
3 
2 
1 
1 
 13 
- Cho các cháu sinh nhật vào chỗ ngồi thổi nến và cầu nguyện điều ước, các bạn 
còn lại hát bài “ Happy birthday to you” và biểu diễn các tiết mục văn nghệ 
Qua sinh nhật trẻ vừa được vui chơi nhưng lại vừa được học qua trò chơi do 
cô tổ chức lồng ghép một cách rất nhẹ nhàng, trẻ nhớ được ngày sinh nhật của mình 
và các bạn trong tháng, phụ huynh cũng rất phấn khởi khi con mình được vui vẻ 
bên cô giáo cùng các bạn trong ngày sinh nhật của mình 
 Tham gia thao giảng giáo viên giỏi cấp trường, mời phụ huynh tới dự. BGH 
nhà trường, chị em đồng nghiệp và phụ huynh đã đánh giá rất cao giờ dạy của tôi. 
Từ đó chia sẻ chuyên môn nghiệp vụ với chị em đồng nghiệp và phụ huynh nắm 
bắt được chương trình cũng như phương pháp và năng lực của giáo viên chủ nhiệm 
con mình như thế nào để cùng phối kết hợp trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ 
được tốt hơn. 
Tổ chức luyện tập và tham gia hội thi cấp trường đạt hiệu quả cao. Trong 
năm học này nhà trường và phòng giáo dục đã mở hội thi „„Hội khỏe bé mầm 
non‟‟ 
 Thông qua hội thi nhằm tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận 
thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự 
thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển 
vận động cho trẻ. Tuyên truyền sâu rộng với các bậc phụ huynh và cộng đồng 
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát 
triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực 
cuả trẻ em. 
 Bởi vậy tôi đã phối hợp với phụ huynh cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ 
hoạt động giáo dục phát triển vận động, từng bước chuẩn hóa đầu tư xây dựng cơ 
sở vật chất, trang thiết bị, dụng cho trẻ được học tập và hoạt động. Nâng cao chất 
lượng phát triển vận động cho trẻ thông qua các hoạt động trong nhà trường ( tăng 
cường thời lượng vận động cho trẻ , tăng cường tính độc lập và tự chủ cho trẻ ).Bản 
thân tôi đã triển khai với phụ huynh ở lớp để phụ huynh hổ trợ về nguyên vật liệu 
làm đồ chơi vận động phục vụ cho hội thi như phụ huynh đã đóng góp gỗ và làm 
thành bộ đồ chơi vận động ( Ván dốc 1 cái, thang leo 1 cái, quả còn 30 quả, vòng 
ném cổ trai 60 cái, các loại cá bằng xốp 100 con, ván nghiêng có gân 1 cái, bục cao 
1 cái, ghế thể dục 4 cái, hộp zíc zắc 6 cái, túi cát 30 cái, quang gánh bằng tre để 
chơi trò chơi gánh ngô 4 đôi). Tất cả các đồ dùng để cho cô và trẻ tập luyện và 
học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển vận động cho trẻ, phụ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_tuyen_truyen_va_phoi_ket_hop_voi_phu.pdf