SKKN Một số kinh nghiệm Trong công tác về Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi

Cơ sở thực tiễn

Đặc điểm tình hình chung

Trường mầm non Gia Thượng nằm trên địa bàn phường Ngọc Thụy quận Long Biên .Trường mầm non đạt chuẩn Quốc Gia nức độ 1 . Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp thành phố.

Năm 2018 – 2019 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C4 mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Trịnh Thị Nhung và cô Nguyễn Tuán Huệ . Bản thân có trình độ trung cấp , còn cô Nhung và cô Huệ có trình độ đại học.

Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.

Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng vấn đề :

Nguyên nhân là do nhiều người cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về.) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”. Hoặc một số trẻ hiếu động nên bổ mẹ , người thân sợ trẻ có thể làm hỏng nên làm cho trẻ .

2 Thuận lợi và khó khăn

2.1 Thuận lợi

Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.

Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn.

 Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

2.2Khó khăn

Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.

Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.

Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp.

3. Biện pháp

3.1. Biện pháp 1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.

Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau:

- Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.

 

docx 10 trang daohong 08/10/2022 12063
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm Trong công tác về Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm Trong công tác về Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm Trong công tác về Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi
...................6 
3.1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ...................................6 
3.2. Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức........................................7 
3.3. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động..............................
3.4. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho 
trẻ..................................................................................................................... 
4. Kết quả đạt được............................................................................................9
KẾT THÚC VẤN ĐỀ......................................................................................... 
1. Kết luận:.....................................................................................................10 
2. Đề xuất kiến nghị:......................................................................................10 
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻTính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục  tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. 
1.1 Cơ sở lý luận  
Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
2. Cơ sở thực tiễn
Đặc điểm tình hình chung
Trường mầm non Gia Thượng nằm trên địa bàn phường Ngọc Thụy quận Long Biên .Trường mầm non đạt chuẩn Quốc Gia nức độ 1 . Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp thành phố.
Năm 2018 – 2019 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C4 mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Trịnh Thị Nhung và cô Nguyễn Tuán Huệ . Bản thân có trình độ trung cấp , còn cô Nhung và cô Huệ có trình độ đại học.
Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1 Thực trạng vấn đề : 
Nguyên nhân là do nhiều người cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”. Hoặc một số trẻ hiếu động nên bổ mẹ , người thân sợ trẻ có thể làm hỏng nên làm cho trẻ .
2 Thuận lợi và khó khăn 
2.1 Thuận lợi
Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn.
 Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
2.2Khó khăn
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp.
3. Biện pháp 
3.1. Biện pháp 1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau:
- Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu.
- Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây
Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày.
3.2. Biện pháp 2 Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức. 
Ở tuổi lên ba trẻ đã hình thành và phát triển ý thức “Cái tôi” của mình, trẻ 
tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi 
việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong 
ngày của trẻ. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết 
hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. 
VD: Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất lên giá 
dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu những lần như vậy tôi luôn đứng bên 
cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ “Minh Anh giỏi quá dây giày khó cởi thế 
mà con làm được rồi”. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưng 
rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn. Nhưng tôi 
không tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích 
trẻ xúc cơm vào miệng khi nhai hết trong miệng “Quỳnh Trang giỏi quá đã tự 
xúc được cơm ăn rồi, con xúc ít một thôi nhé và phải nhai luôn không nên ngậm 
cơm mà sâu răng đấy”. Tôi thiết nghĩ nếu tôi thấy sốt ruột việc trẻ mà làm hộ 
trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong 
mỗi giờ ăn. 
Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc có khi còn tỏ ra 
bướng bỉnh. Những lúc đó tôi rất thông cảm và hiểu được “bướng bỉnh” ở lứa 
tuổi này và không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. Khi trẻ thực hiện công việc đó 
mất rất nhiều thời gian, không theo mong muốn của tôi, đôi khi còn bừa bãi 
thậm chí còn hỏng việc. Song tôi vẫn luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm côngviệc. 
VD: Như lớp tôi có một số trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào khay và đặt 
vào các bàn, nhưng loay hoay mãi không biết chia như thế nào, có khi còn chia 
thiếu, rồi làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu 
mà nhẹ nhàng đến bên trẻ dẫn trẻ vào từng bàn làm mẫu cách đếm bạn trong bàn 
và chia thìa tương ứng với số bạn trong bàn đó, sau đó tôi cho trẻ chia tiếp các 
bàn tiếp theo. Sau mỗi lần được tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất 
thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô. 
 3.3 Biện pháp 3 Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động. 
Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới thể hiện được 
mối quan hệ hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau, chúng phù hợp với đặc 
điểm tâm sinh lí, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động. Trong 
suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần duy trì tính hấp dẫn của nhiệm vụ, tạo 
cho trẻ có hứng thú và niềm say mê khám phá thế giới thông qua các trò chơi và 
các hoạt động tìm tòi khám phá. Trẻ chủ động tích cức tham gia các hoạt động 
trải nghiệm, các tình huống khác nhau của cuộc sống. Dần dần trẻ trở nên tích 
cực chủ động, linh hoạt và tự tin trong mọi hoàn cảnh. 
Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động, trong sinh hoạt 
hàng ngày ở gia đình và nhà trường. Đối với trẻ lên ba đã bắt đầu có khả năng 
làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng 
của mình trong sinh hoạt hàng ngày. Trong giờ học đối với các hoạt động cần 
đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự 
lên lấy đồ dùng học tập về vị chí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi 
cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định. 
VD: Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng và bảng trắng cho mỗi 
trẻ nhưng tôi đặt chung vào một bàn tôi cho mỗi trẻ lên lấy một rổ và một bảng 
về chỗ của mình để học. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng 
vị trí. Hay trong giờ học tạo hình cần đến hộp màu tôi thường nhờ trẻ chuẩn bị 
bàn học và hộp màu cho các bạn. 
Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú 
học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học 
nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi 
còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy. 
Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt 
động hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi, mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này, qua hoạt động này làm biến đổi về chất trong toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Vì vậy đối với trẻ ở lứa tuổi này, đồ vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng tương ứng 
(như cái thìa dùng để xúc cơm ăn và có cách cầm thìa nhất định) Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi với bạn bè. Ngoài ra trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác của người lớn. Trò chơi thao tác vai cuốn hút trẻ và làm xuất hiện nhu cầu có bạn cùng chơi trò chơi đóng vai đơn giản (trẻ bắt chước mẹ bé em, nấu ăn, bán 
hàng, phân công vai chơi.) Khi tổ chức cho trẻ chơi ở giai đoạn đầu năm tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, không nôn nóng, chủ động tham gia chơi với trẻtrong các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi. 
VD: Trong góc chơi nấu ăn tôi đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ “Các bác ơi hôm 
nay nhà mình nấu những nón ăn gì? Nấu nón đó mà không có thực phẩm thì 
phải làm thế nào? Hay thấy trẻ đi mua cá về tôi lại hỏi trẻ có cá rồi bác định làm 
món cá gì? Trước khi dán bác nên làm gì?” Bằng những câu hỏi gợi mở và tạo 
tình huống cho trẻ tôi đã làm tăng vốn hiểu biết của trẻ và làm giàu trì tưởng 
tượngsáng tạo của trẻ. 
Hàng ngày tôi thường chú trọng dạy trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống qua đó rèn kỹ năng lao động tự phục vụ và kỹ năng giúp đỡ người khác như: Biết rửa 
tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn, biết cách sử dụng những đồ dùng 
vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết mời trước khi ăn, ăn uống gọn 
gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai 
thức ăn, ăn hết suất hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, 
.không làm ảnh hưởng đến người khác. Khi ra sân trong giờ hoạt động lao 
động phải biết nhặt rác bỏ vào thùng, tươi cây, nhặt cỏ, lau lá cây. Khi thực hiện 
các hoạt động này tôi cùng làm với trẻ và tôi thường giải thích cho trẻ hiểu ý 
nghĩa tác dụng của từng hoạt động. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần 
hoạt động có ý thức đó sẽ trở thành kỹ năng giúp trẻ thực hiện hoạt động một 
cách tự nguyện mà không có cảm giác ép buộc sai khiến. Trẻ còn cảm thấy vui 
vì đã làm được một việc nên làm giống như lời cô dạy. 
3,4 Biện pháp 4 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Như chúng ta đã biết thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi,giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và nhận thức,giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động khi tham gia các hoạt động cùng cô và bạn. Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó. 
Một số phụ huynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là 
do thời gian dành cho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì không thống nhất 
được quan điểm giáo dục trẻ, bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa 
sức, nhưng ông, bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính 
tự lập cho trẻ chưa thành công. Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hoàn toàn 
nhờ cô giáo chủ nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ không nghe lời. 
Tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh hiểu thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm 
những việc trong khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn 
trẻ làm không nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã biết làm rồi thì người lớn nên 
khuyên khích động viên trẻ, cho trẻ rèn luyện tính tự lập đó nhiều lần để trở 
thànhcác kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ. 
VD: Tôi thấy một số trẻ lớp tôi rất được bố mẹ nuông chiều không bao giờ 
tự làm một việc gì, đến lớp thì đợi cô và bạn làm giúp đỡ như cháu Chí Anh, 
Mai Chi, Minh Châu , Minh Cường, Hoàng Huy. Tôi đã trò chuyện với phụ huynh để họ nắm bắt được tình hình của con mình và tôi tuyên truyền cho họ các phương 
pháp về giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể áp dụng tại 
gia đình. Tôi có thể gợi ý cho họ về cách giáo dục trẻ tự lập 
Trong gia đình việc tạo môi trường tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy 
người lớn trong gia đình cần tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm nhiều hơn 
như: Dọn đồ chơi, nhặt rau cùng mẹ, tự xúc cơm ăn. Khi làm một việc gì cùng 
trẻ nên phân tích, giảng giải cho trẻ biết lý do và cách thức hành động. Tạo điều 
kiện cho trẻ tham gia vào bất kỳ việc gì trẻ muốn (phơi quần áo mẹ nhờ bé đưa 
dần cho mẹ tất, quần áo của béđể mẹ phơi lên dây.) Tuy có mất thời gian 
một chút, nhưng sự kiên nhẫn của người lớn là chìa khóa thành công của trẻ, dần 
dần sẽ hình thành trẻ tính tự giác, tính tự quyết định, khả năng tự xoay sở của 
mình. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy 
trẻ của lớp tôi luôn có tính tự lập cao, trẻ mạnh dạn tự tin, các kỹ năng tự phục 
vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác luôn thành thạo và rất 
vui vẻ nhiệt tình khi được tự lập. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhắm giúp trẻ phát huy khả năng tự 
lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những 
điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được 
khả năng, năng lực của mình. 
Qua việc thực hiện những biện pháp trên, tôi thấy rằng học sinh của lớp đã biết có tính tự lập tực phục vụ bản thân, và giúp đỡ cô giáo và bạn bè 
*Về phía trẻ: 
Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa 
mãn nhu cầu tự lập của trẻ tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia các 
hoạt động của lớp, và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các 
kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên 
tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự 
nguyện và thích thú.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_ve_mot_so_bien_phap_g.docx