SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia" tại trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
2.1.2/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Trường mầm non Tuổi hoa thành lập ngày 16/08/2013, trường được tách ra từ trường mầm non Phúc Lợi, xây dựng trên diện tích 6.993m2 với kiến trúc 04 tầng khang trang, thoáng mát, khuôn viên đẹp , thiết kế 38 phòng, trong đó: Có 22 lớp học, 16 phòng chức năng, khu hiệu bộ, khu vui chơi thiên nhiên được trang bị hiện đại đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non theo hướng hiện đại hóa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư đầy đủ về trang thiết bị cho công tác tổ chức các hoạt động của nhà trường như: Bàn ghế của cô và trẻ, giá đồ chơi, máy xay thịt, đồ dùng bếp, máy tính, máy in, máy chiếu, tivi, đấu đĩa, máy cattsest, các loại đồ chơi ngoài trời, đồ dùng các phòng ban.
2.1.3/ Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGV, phụ huynh học sinh:
100% trẻ đến trường được csgd theo chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ giáo dục ban hành và quy chế chăm sóc giáo dục trẻ mầm non từ 0 đến 72 tháng. Trẻ trong diện chính sách được hưởng các chế độ miễn giảm học phí, tiền hỗ trợ ăn trưa theo đúng quy định; trẻ khuyết tật được chăm sóc giáo dục hòa nhập, 100% trẻ có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ phát triển. 100% trẻ được đánh giá theo tiêu chí các lứa tuổi. 100% trẻ tham gia bán trú và học 2 huổi/ngày, khẩu phần ăn của trẻ được tính theo phần mềm nuôi dưỡng, đảm bảo tỉ lệ các chất, calo, canxi, B1.theo thực đơn phù hợp từng mùa và thay đổi thực đơn theo tuần, 2 thực đơn/tháng.
Nhà trường thực hiện thu - chi theo đúng các văn bản của pháp luật và theo dõi trên phần mềm kế toán theo đúng quy định của bộ tài chính và các văn bản hiện hành về thu - chi trong các trường công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
CBGNVN được đảm bảo các quyền lợi của người lao động, của công chức, viên chức theo quy định của nhà nước về các chế độ tiền lương, BHXH, Y tế, BHTN và các chế độ khác đối với người lao động.
Nhà trường thực hiện tốt các quy chế dân chủ, công khai trong đơn vị tới CBGVNV và phụ huynh học sinh.
2.1.4/ Công tác xã hội hóa:
Nhà trường đã tích cực tham mưu với Hội đồng giáo dục và các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể của quận Long Biên, phường Phúc Lợi, tuyên truyền tới cha mẹ học sinh về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ để vận động sự ủng hộ hỗ trợ cho trường trong các năm học vừa qua. Vì vậy, lãnh đạo Phường và các đoàn thể trong phường rất quan tâm tới phong trào của nhà trường, các ngày Hội, ngày lễ được quan tâm, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần. UBND phường đã tặng các cô và cháu nhân dịp các ngày lễ, Tết, Hội thi trị giá trên 12.000.000đ đồng; 10 máy điều hoa LG một chiều; Cha mẹ học sinh và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Phường, ủng hộ kinh phí và hiện vật trang bị đồ dùng bán trú cho trẻ tổng giá trị ước tính trên 185.000.000đ
2.2/ Khó khăn:
2.2.1/ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
BGH là các đ/c mới được bổ nhiệm lần đầu vào chức vụ nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. 2 đ/c Phó hiệu trưởng chưa được đào tạo về trình độ Quản lý giáo dục và Lí luận chính trị.
Số GVNV trẻ mới ra trường, vừa đỗ công chức chiếm đa số 22/28 đ/c chiếm tỉ lệ 78% trên tổng số toàn trường, kinh nghiệm giảng dạy, kĩ năng sư phạm, giao tiếp với cha mẹ học sinh, trình độ ứng dung CNTT vào tổ các các hoạt động cho trẻ còn hạn chế.
Tổng diện tích toàn trường là 6.993m2 trong đó diện tích phòng học, phòng
chức năng là 1.740.000m2 , còn lại là 5.253.000 m2 sân vườn cần vệ sinh chăm sóc, trồng, cắt tỉa cây, mà nhân viên lao công chỉ được hợp đồng thời vụ, lương do nhà trường tự chi trả là một khó khăn lớn đối với đơn vị, vì nguồn thu tại đơn vị không đủ chi, nguồn ngân sách hạn hẹp.
2.2.2/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Trường mới thành lập, các trang thiết bị dạy học, đồ dùng chăm sóc bán trú phải đầu tư mới và đồng bộ cho các lớp như: Đô dùng đồ chơi theo quy định cuả Thông tư 02, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ( sách, vở, bút, hồ, bìa, văn phòng phẩm, băng đĩa, vật thật.), đồ dùng chăm sóc bán trú( bát, cốc, thìa, thảm, giát giường, chăn, chiếu gối, rèm.), số học sinh năm học 2013 - 2014 là 195 trẻ; đến tháng 3/2015 số học sinh toàn trường là 305 trẻ/ 8 lớp. Nguồn kinh phí đầu tư cho các trang thiết bị nêu trên được xây dựng từ nguồn thu hộ, cho hộ là học phẩm 150.000đ/trẻ, trang thiết bị ban đầu 150.00/trẻ và nguồn ngân sách. Nhưng do số học sinh vắng, nên nguồn ngân sách cấp không trên tổng số học sinh mà trên thực tế CBGVNV đang đi làm hưởng lương, nên kinh phí từ nguồn ngân sách chỉ đủ chi trả lương và một số hoạt động tối thiểu như: Điện, nước, internet, các chế độ công tác phí; 60% nguôn thu tại đơn vị - học phí 40.000đ, chi trả cho một số hoạt động chuyên môn của nhà trường, phí khám sức khỏe cho CBGVNG, bảo hộ lao động. Vì vây nguồn kinh phí đầu tư cho mưa sắm các trang thiết bị dạy học, chăm sóc bán trú cho trẻ chỉ được xây dựng từ nguồn thu hộ - chi hộ, rất eo hẹp.( Ví dụ: tổng số học sinh toàn trường là 195 trẻ x 150.000đ tiền trang thiết bị ban đầu, dùng để mua sắm đồ dùng chăm sóc bán trú = 29.250.000đ; Chi phí mua 01 cái chạn bằng ixnoc cất bát, thìa, xoong nồi cho học sinh là trên 18.000.000đ; thảm xốp cho các lớp là trên 5.000.000đ/lớp; rèm cửa cho các lớp và các phòng chức năng là trên 4.000.000/ phòng; ngoài ra còn rất nhiều các trang thiết bị khác)
2.2.3/ Công tác xã hội hóa giáo dục
Trong hơn gần 2 năm học vừa qua, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, làm tốt công tác tuyền truyền tới cha mẹ học sinh, nhân dân trên địa bàn Phường, cũng được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, hiện vật cho đầu tư trang thiết bị CSGD trẻ tại trường của phụ huynh, doanh nghiệp, UBND phường; Tuy nhiên, đại đa số cha mẹ phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, nhiều phụ huynh thuộc nhóm dân cư tạm trú từ tỉnh lẻ lên thuê nhà, lập nghiệp, nên sự quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế;.
Bên cạnh đó, các quy định về công tác xã hội hóa trong Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội (Trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), quy định rõ về triển khai công tác xã hội hóa trong các đơn vị công lập phải thực hiện theo Điều 11. Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường
1. Nguyên tắc thu:
Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.
2. Quy trình quản lý và sử dụng các khoản đóng góp:
+ Bước 1: Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Bước 2: Lập Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình,. Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí.
+ Bước 3: Báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) để xin chủ trương thống nhất bằng văn bản và chỉ được tiến hành vận động, thực hiện sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
+ Bước 4: Sau khi hoàn thành công việc, các trường phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và hạch toán, thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường (thực hiện hạch toán và khấu hao tài sản theo đúng quy định hiện hành).
Trong 4 bước thực hiện, bước 3 chờ phê duyệt của cấp quản lý cũng là một bước khó khăn cho nhà trường, vì thời gian chờ được phê duyệt ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện thực tế của đơn vị. Hoặc trong quá trình thực hiện các bước, có dù chỉ 01 ý kiến không nhất trí của phụ huynh thì toàn bộ kế hoạch phải dừng lại.
II/ Một số biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại trường mầm non Tuổi Hoa theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT:
1/Công tác quản lý:
Ngay từ ngày được giao nhiệm vụ về quản lý nhà trường, trong điều kiện trường mới được thành lập, với đội ngũ CBGVNV có 16 đ/c, trong đó BGH có 2 đ/c, giáo viên có 8 đ/c, nhân viên nuôi dưỡng 3 đ/c, bảo vệ 3 đ/c, chưa có nhân viên văn phòng, kế toán, y tế, với vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách, tôi đã quan tâm tới việc tổ chức phân công cơ cấu CBGVNV theo các quy định trong Điều lệ trường mầm non. Một mặt tham mưu với các cấp lãnh đạo điều động bổ sung ngay các đ/c nhân viên: Văn thư, kế toán, y tế; một mặt tôi phân công và ra các quyết định thành lập tổ văn phòng, tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đ/c CBGVNV trong nhà trường theo đúng chuyên môn, chức năng nhiệm vụ được phụ trách.
Thành lập các Hội đồng: Xin quyết định của PGD thành lập Hội đồng trường, ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm giáo viên nhâ viên giỏi, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng lương .Đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền kiện toàn các đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ .
Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường: Kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch “Phòng chống tai nạn thương tích, “Kế hoạch xây dựng trường học than thiện học sinh tích cực”, “Kế hoạch tuyển sinh”, “Kế hoạch tự kiểm tra nội bộ trường học”, “Kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào, ngày hội ngày lễ”, “Kế hoạch an ninh trường học” .theo đúng hướng dẫn, quy định của cấp trên. Và thực hiện, xây dựng nề nếp, tác phong làm việc của CBGVNV trong đơn vị trên tinh thần “ Đoàn kết, thân thiện, tích cực, khoa học, hiệu quả”.
Thực hiện xây dựng các quy chế làm việc trong nhà trường, nêu cao Quy chế dân chủ, nghiêm túc triển khai nội dung ba công khai, Quy chế làm việc và Quy chế thi đua khen thưởng trong nhà trường. Đặc biệt, tôi luôn quan tâm tới việc thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách đối với CBGVNV, phụ huynh học sinh; để thực hiện tốt các chế độ chính sách trong đơn vị, tôi chủ động nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo và lắng nghe ý kiến tham mưu của đ/c kế toán, các đ/c CBGVNV trước khi triển khai tại đơn vị. Cùng với đó là công tác lưu trữ hồ sơ thực hiện đúng, sắp xếp ngăn nắp, khoa học ngay từ những ngày trường mới đi vào hoạt động cũng trở thành nề nếp thường xuyên.
Trường mầm non Tuổi Hoa được xây dựng với kiến trú hiện đại, khang trang, đảm bảo đủ các điều kiến chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng trường chuẩn quốc gia, là niềm vui mừng phấn khởi của CBGVNV và nhân dân phường Phúc Lợi, những cũng là trọng trách nặng nế đối với người cán bộ quản lý trong việc sử dụng, phát huy hiệu quả sử dụng cũng như bảo quản cơ sở vật chất như thế nào. Để xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm luôn sáng – xanh – sạch – đẹp, việc đầu tiên, tôi quan tâm là xây dựng Quy chế sử dụng tài sản công trong nhà trường và quán triện triển khai thực hiện tới từng đ/c trong nhà trường; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đ/c, bàn giao tài sản đồng thời phân cấp chịu trách nhiện từ các đ/c quản lý tới từng đ/c nhân viên trong sử dụng tài sản, đồ dùng trang thiết bị, nêu cao tinh thần “Tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả trong công tác CSGD trẻ”; đồng thời, trong Quy chế thi đua khen thưởng cũng nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong công tác sử dụng, bảo quản tài sản của đơn vị. Một trong công tác nâng cao hiệu quả bảo quản cơ sở vật chất là việc giữ ghìn vệ sinh trong nhà trường, từ lớp học, các phòng ban đến vệ sinh cảnh quan chung. Tôi giao cho đ/c Phó hiệu trưởng xây dựng lịch vệ sinh cho các lớp, các bộ phần và thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Với diện tích toàn trường là 6993 m2, diện tích các lớp phòng ban là 1.740.000m2, còn lại là diện tích sân vườn, việc giữ gìn vệ sinh các sảnh, hành lang, các phòng chưa sử dụng hết, sân vườn, chăm sóc cây trong vườn trường là một bài toán khó đối người quản lý trong việc phân công nhiệm vụ sao cho công việc có hiệu quả, đặc biệt là việc chăm sóc cây cảnh, cắt tỉa cây. Thời gian đầu, tôi giao cho tổ bảo vệ công việc vệ sinh sân vườn, chăm sóc cây; tổ bếp vệ sinh các sảnh, hành lang các tầng chưa sử dụng, giáo viên phụ trách các sảnh hành làng trước cửa lớp; sau một thời gian, tôi nhận thấy, việc kiêm nhiệm công tác vệ sinh ở các khu vực nêu trên không hiệu quả do các đ/c GNNV có rất nhiều công việc được phân công phụ trách chính, nhất là trong thời gian trường mới, lớp mời, chuẩn bị cho công tác xây dựng trường chuẩn rất nhiều công việc; vườn cây không được quy hoạch, cắt tỉa, chăm bón bởi bàn tay của người co chuyên môn nên khô héo, mọc không thành hang lối, cỏ dại . Thuê lao công vệ sinh và chăm sóc vườn cây trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong khi nguồn thu tại đơn vị cũng như nguồn ngân sách vô cùng hạn hẹp. Tôi trao đổi với các đ/c trong đơn vị nhu cầu tuyển lao công là người địa phương, hoặc các đ/c đã nghỉ hưu từng công tác tại trường khi chưa tách nhưng vẫn có mong muốn được gắn bó với chị em khi còn sức khỏe, nhà trường đã tuyển được 3 đ/c lao công: 1 đ/c là giáo viên nay đã nghỉ hưu, vệ sinh các tầng từ tầng 1 đến tầng 4, trồng rau xanh mức lương 2.000.000đ/tháng; 1 đ/c là người dân nhà cạnh gần trường, vệ sinh sân trường mức lương 500.000đ/tháng; 1 đ/c chăm sóc vườn cây của trường là phụ huynh có con gửi tại trường là công nân công ty cây xanh, mức lương là 1.000.000đ/tháng. Nhà trường giao công việc, kiểm tra kết quả, còn thời gian làm việc do các đ/c lao công tự sắp xếp trong ngày. Kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách, mục chi các hoạt động thường xuyên.
Hội thi đồ dùng tự làm của giáo viên
Công tác phong trào thi đua trong đơn vị và chăm lo đời sống cho CBGVNV là một nội dung được nhà trường và Công đoàn phối hợp thực hiện thong qua triển khai Quy chế phối hợp giữa Công đoàn và nhà trường. CBGNVN tích cực tham gia các phong trào do Trường, Ngành phát động và đực các cấp đánh gá cao; đời sống của CBGVNV cũng rất được quan tâm để tạo tinh thần phấn khởi cho CBVGNV yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường như: Chăm lo trong các ngày lễ tết, hiếu, hỉ, ốm đau của công đoàn viên; đáp ứng các nhu cầu của cha mẹ học sinh về công tác bán trú, học ngoại khỏa để nâng mức thu nhập cho CBGVNV, tổ chức các hoạt động tham quan du lịch vào các dịp nghỉ hè .
2/ Công tác xây dựng đội ngũ:
Theo đề án tách trường mầm non Phúc Lợi, số học sinh chuyển giao từ trường mầm non Phúc Lợi cho trường mầm non Tuổi Hoa trong những ngày mới thành lập trường là 113 học sinh với 16 CBGVNV trong đó có 8 giáo viên, 5/ 8 giáo viên hợp đồng có chỉ tiêu. Với kết quả điều tra trẻ trên địa bàn Phường Phúc Lợi và thực tế của đơn vị, tôi đã kịp thời tham mưu với cấp trên về chỉ tiêu viên chức cho giáo viên, năm 2013 là 9 giáo viên, năm 2014 là 8 giáo viên. Đến hết năm học 2013 – 2014, tổng số giáo viên/ học sinh là 18 giáo viên/ 275 trẻ/ 8 lớp, trung bình 15 trẻ/giáo viên, 34 trẻ/lớp. Số giáo viên trên chuẩn còn thấp, Nhà trường giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho giáo viên mới đỗ viên chức đi học các lớp Đại học mầm non để đáp ứng yêu cầu từ nay đến năm 2020, giáo viên đạt chuẩn phải có trình độ Cao đẳng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia" tại trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
n và CNTT. Đ/c Hiệu trưởng được đào tạo, có bằng Trung cấp LLCT và Quản lý giáo dục mầm non. Các đ/c trong BGH nhiều năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó có đ/c Hiệu trưởng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm 2008. Tổng số giáo viên nhân viên: 31 người. + Biên chế: 20 người (Giáo viên: 17; Kế toán: 01; Văn thư kiêm thủ quỹ: 01; Y tế: 01). + Hợp đồng: 11 người (Giáo viên: 01; Nhân Viên nuôi dưỡng: 04; Bảo vệ: 03; nhân viên lao công 03). Giáo viên, nhân viên: 100% đạt chuẩn về trình độ, trong đó có 36% trên chuẩn. 100% GVNV đạt lao động giỏi cấp trường; có 44% giáo viên, nhân viên đạt giáo viên, nhân viên giỏi cấp Quận/ tổng số. CBGVNV tuổi đời còn trẻ, tâm huyết gắn bó với nghề, yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn khắc phục mọi khó khăn của nhà trường, cá nhân để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của đơn vị. 2.1.2/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trường mầm non Tuổi hoa thành lập ngày 16/08/2013, trường được tách ra từ trường mầm non Phúc Lợi, xây dựng trên diện tích 6.993m2 với kiến trúc 04 tầng khang trang, thoáng mát, khuôn viên đẹp , thiết kế 38 phòng, trong đó: Có 22 lớp học, 16 phòng chức năng, khu hiệu bộ, khu vui chơi thiên nhiên được trang bị hiện đại đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non theo hướng hiện đại hóa. Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư đầy đủ về trang thiết bị cho công tác tổ chức các hoạt động của nhà trường như: Bàn ghế của cô và trẻ, giá đồ chơi, máy xay thịt, đồ dùng bếp, máy tính, máy in, máy chiếu, tivi, đấu đĩa, máy cattsest, các loại đồ chơi ngoài trời, đồ dùng các phòng ban... 2.1.3/ Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGV, phụ huynh học sinh: 100% trẻ đến trường được csgd theo chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ giáo dục ban hành và quy chế chăm sóc giáo dục trẻ mầm non từ 0 đến 72 tháng. Trẻ trong diện chính sách được hưởng các chế độ miễn giảm học phí, tiền hỗ trợ ăn trưa theo đúng quy định; trẻ khuyết tật được chăm sóc giáo dục hòa nhập, 100% trẻ có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ phát triển. 100% trẻ được đánh giá theo tiêu chí các lứa tuổi. 100% trẻ tham gia bán trú và học 2 huổi/ngày, khẩu phần ăn của trẻ được tính theo phần mềm nuôi dưỡng, đảm bảo tỉ lệ các chất, calo, canxi, B1...theo thực đơn phù hợp từng mùa và thay đổi thực đơn theo tuần, 2 thực đơn/tháng. Nhà trường thực hiện thu - chi theo đúng các văn bản của pháp luật và theo dõi trên phần mềm kế toán theo đúng quy định của bộ tài chính và các văn bản hiện hành về thu - chi trong các trường công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội. CBGNVN được đảm bảo các quyền lợi của người lao động, của công chức, viên chức theo quy định của nhà nước về các chế độ tiền lương, BHXH, Y tế, BHTN và các chế độ khác đối với người lao động. Nhà trường thực hiện tốt các quy chế dân chủ, công khai trong đơn vị tới CBGVNV và phụ huynh học sinh. 2.1.4/ Công tác xã hội hóa: Nhà trường đã tích cực tham mưu với Hội đồng giáo dục và các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể của quận Long Biên, phường Phúc Lợi, tuyên truyền tới cha mẹ học sinh về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ để vận động sự ủng hộ hỗ trợ cho trường trong các năm học vừa qua. Vì vậy, lãnh đạo Phường và các đoàn thể trong phường rất quan tâm tới phong trào của nhà trường, các ngày Hội, ngày lễ được quan tâm, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần. UBND phường đã tặng các cô và cháu nhân dịp các ngày lễ, Tết, Hội thi trị giá trên 12.000.000đ đồng; 10 máy điều hoa LG một chiều; Cha mẹ học sinh và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Phường, ủng hộ kinh phí và hiện vật trang bị đồ dùng bán trú cho trẻ tổng giá trị ước tính trên 185.000.000đ 2.2/ Khó khăn: 2.2.1/ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: BGH là các đ/c mới được bổ nhiệm lần đầu vào chức vụ nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. 2 đ/c Phó hiệu trưởng chưa được đào tạo về trình độ Quản lý giáo dục và Lí luận chính trị. Số GVNV trẻ mới ra trường, vừa đỗ công chức chiếm đa số 22/28 đ/c chiếm tỉ lệ 78% trên tổng số toàn trường, kinh nghiệm giảng dạy, kĩ năng sư phạm, giao tiếp với cha mẹ học sinh, trình độ ứng dung CNTT vào tổ các các hoạt động cho trẻ còn hạn chế. Tổng diện tích toàn trường là 6.993m2 trong đó diện tích phòng học, phòng chức năng là 1.740.000m2 , còn lại là 5.253.000 m2 sân vườn cần vệ sinh chăm sóc, trồng, cắt tỉa cây, mà nhân viên lao công chỉ được hợp đồng thời vụ, lương do nhà trường tự chi trả là một khó khăn lớn đối với đơn vị, vì nguồn thu tại đơn vị không đủ chi, nguồn ngân sách hạn hẹp. 2.2.2/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trường mới thành lập, các trang thiết bị dạy học, đồ dùng chăm sóc bán trú phải đầu tư mới và đồng bộ cho các lớp như: Đô dùng đồ chơi theo quy định cuả Thông tư 02, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ( sách, vở, bút, hồ, bìa, văn phòng phẩm, băng đĩa, vật thật....), đồ dùng chăm sóc bán trú( bát, cốc, thìa, thảm, giát giường, chăn, chiếu gối, rèm.....), số học sinh năm học 2013 - 2014 là 195 trẻ; đến tháng 3/2015 số học sinh toàn trường là 305 trẻ/ 8 lớp. Nguồn kinh phí đầu tư cho các trang thiết bị nêu trên được xây dựng từ nguồn thu hộ, cho hộ là học phẩm 150.000đ/trẻ, trang thiết bị ban đầu 150.00/trẻ và nguồn ngân sách. Nhưng do số học sinh vắng, nên nguồn ngân sách cấp không trên tổng số học sinh mà trên thực tế CBGVNV đang đi làm hưởng lương, nên kinh phí từ nguồn ngân sách chỉ đủ chi trả lương và một số hoạt động tối thiểu như: Điện, nước, internet, các chế độ công tác phí; 60% nguôn thu tại đơn vị - học phí 40.000đ, chi trả cho một số hoạt động chuyên môn của nhà trường, phí khám sức khỏe cho CBGVNG, bảo hộ lao động. Vì vây nguồn kinh phí đầu tư cho mưa sắm các trang thiết bị dạy học, chăm sóc bán trú cho trẻ chỉ được xây dựng từ nguồn thu hộ - chi hộ, rất eo hẹp.( Ví dụ: tổng số học sinh toàn trường là 195 trẻ x 150.000đ tiền trang thiết bị ban đầu, dùng để mua sắm đồ dùng chăm sóc bán trú = 29.250.000đ; Chi phí mua 01 cái chạn bằng ixnoc cất bát, thìa, xoong nồi cho học sinh là trên 18.000.000đ; thảm xốp cho các lớp là trên 5.000.000đ/lớp; rèm cửa cho các lớp và các phòng chức năng là trên 4.000.000/ phòng; ngoài ra còn rất nhiều các trang thiết bị khác) 2.2.3/ Công tác xã hội hóa giáo dục Trong hơn gần 2 năm học vừa qua, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, làm tốt công tác tuyền truyền tới cha mẹ học sinh, nhân dân trên địa bàn Phường, cũng được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, hiện vật cho đầu tư trang thiết bị CSGD trẻ tại trường của phụ huynh, doanh nghiệp, UBND phường; Tuy nhiên, đại đa số cha mẹ phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, nhiều phụ huynh thuộc nhóm dân cư tạm trú từ tỉnh lẻ lên thuê nhà, lập nghiệp, nên sự quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế;.. Bên cạnh đó, các quy định về công tác xã hội hóa trong Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội (Trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), quy định rõ về triển khai công tác xã hội hóa trong các đơn vị công lập phải thực hiện theo Điều 11. Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường 1. Nguyên tắc thu: Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường. 2. Quy trình quản lý và sử dụng các khoản đóng góp: + Bước 1: Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. + Bước 2: Lập Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình,... Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí. + Bước 3: Báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) để xin chủ trương thống nhất bằng văn bản và chỉ được tiến hành vận động, thực hiện sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. + Bước 4: Sau khi hoàn thành công việc, các trường phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và hạch toán, thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường (thực hiện hạch toán và khấu hao tài sản theo đúng quy định hiện hành). Trong 4 bước thực hiện, bước 3 chờ phê duyệt của cấp quản lý cũng là một bước khó khăn cho nhà trường, vì thời gian chờ được phê duyệt ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện thực tế của đơn vị. Hoặc trong quá trình thực hiện các bước, có dù chỉ 01 ý kiến không nhất trí của phụ huynh thì toàn bộ kế hoạch phải dừng lại. II/ Một số biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại trường mầm non Tuổi Hoa theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT: 1/Công tác quản lý: Ngay từ ngày được giao nhiệm vụ về quản lý nhà trường, trong điều kiện trường mới được thành lập, với đội ngũ CBGVNV có 16 đ/c, trong đó BGH có 2 đ/c, giáo viên có 8 đ/c, nhân viên nuôi dưỡng 3 đ/c, bảo vệ 3 đ/c, chưa có nhân viên văn phòng, kế toán, y tế, với vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách, tôi đã quan tâm tới việc tổ chức phân công cơ cấu CBGVNV theo các quy định trong Điều lệ trường mầm non. Một mặt tham mưu với các cấp lãnh đạo điều động bổ sung ngay các đ/c nhân viên: Văn thư, kế toán, y tế; một mặt tôi phân công và ra các quyết định thành lập tổ văn phòng, tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đ/c CBGVNV trong nhà trường theo đúng chuyên môn, chức năng nhiệm vụ được phụ trách. Thành lập các Hội đồng: Xin quyết định của PGD thành lập Hội đồng trường, ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm giáo viên nhâ viên giỏi, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng lương.Đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền kiện toàn các đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ. Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường: Kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch “Phòng chống tai nạn thương tích, “Kế hoạch xây dựng trường học than thiện học sinh tích cực”, “Kế hoạch tuyển sinh”, “Kế hoạch tự kiểm tra nội bộ trường học”, “Kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào, ngày hội ngày lễ”, “Kế hoạch an ninh trường học”..theo đúng hướng dẫn, quy định của cấp trên. Và thực hiện, xây dựng nề nếp, tác phong làm việc của CBGVNV trong đơn vị trên tinh thần “ Đoàn kết, thân thiện, tích cực, khoa học, hiệu quả”. Thực hiện xây dựng các quy chế làm việc trong nhà trường, nêu cao Quy chế dân chủ, nghiêm túc triển khai nội dung ba công khai, Quy chế làm việc và Quy chế thi đua khen thưởng trong nhà trường. Đặc biệt, tôi luôn quan tâm tới việc thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách đối với CBGVNV, phụ huynh học sinh; để thực hiện tốt các chế độ chính sách trong đơn vị, tôi chủ động nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo và lắng nghe ý kiến tham mưu của đ/c kế toán, các đ/c CBGVNV trước khi triển khai tại đơn vị. Cùng với đó là công tác lưu trữ hồ sơ thực hiện đúng, sắp xếp ngăn nắp, khoa học ngay từ những ngày trường mới đi vào hoạt động cũng trở thành nề nếp thường xuyên. Trường mầm non Tuổi Hoa được xây dựng với kiến trú hiện đại, khang trang, đảm bảo đủ các điều kiến chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng trường chuẩn quốc gia, là niềm vui mừng phấn khởi của CBGVNV và nhân dân phường Phúc Lợi, những cũng là trọng trách nặng nế đối với người cán bộ quản lý trong việc sử dụng, phát huy hiệu quả sử dụng cũng như bảo quản cơ sở vật chất như thế nào. Để xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm luôn sáng – xanh – sạch – đẹp, việc đầu tiên, tôi quan tâm là xây dựng Quy chế sử dụng tài sản công trong nhà trường và quán triện triển khai thực hiện tới từng đ/c trong nhà trường; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đ/c, bàn giao tài sản đồng thời phân cấp chịu trách nhiện từ các đ/c quản lý tới từng đ/c nhân viên trong sử dụng tài sản, đồ dùng trang thiết bị, nêu cao tinh thần “Tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả trong công tác CSGD trẻ”; đồng thời, trong Quy chế thi đua khen thưởng cũng nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong công tác sử dụng, bảo quản tài sản của đơn vị. Một trong công tác nâng cao hiệu quả bảo quản cơ sở vật chất là việc giữ ghìn vệ sinh trong nhà trường, từ lớp học, các phòng ban đến vệ sinh cảnh quan chung. Tôi giao cho đ/c Phó hiệu trưởng xây dựng lịch vệ sinh cho các lớp, các bộ phần và thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Với diện tích toàn trường là 6993 m2, diện tích các lớp phòng ban là 1.740.000m2, còn lại là diện tích sân vườn, việc giữ gìn vệ sinh các sảnh, hành lang, các phòng chưa sử dụng hết, sân vườn, chăm sóc cây trong vườn trường là một bài toán khó đối người quản lý trong việc phân công nhiệm vụ sao cho công việc có hiệu quả, đặc biệt là việc chăm sóc cây cảnh, cắt tỉa cây. Thời gian đầu, tôi giao cho tổ bảo vệ công việc vệ sinh sân vườn, chăm sóc cây; tổ bếp vệ sinh các sảnh, hành lang các tầng chưa sử dụng, giáo viên phụ trách các sảnh hành làng trước cửa lớp; sau một thời gian, tôi nhận thấy, việc kiêm nhiệm công tác vệ sinh ở các khu vực nêu trên không hiệu quả do các đ/c GNNV có rất nhiều công việc được phân công phụ trách chính, nhất là trong thời gian trường mới, lớp mời, chuẩn bị cho công tác xây dựng trường chuẩn rất nhiều công việc; vườn cây không được quy hoạch, cắt tỉa, chăm bón bởi bàn tay của người co chuyên môn nên khô héo, mọc không thành hang lối, cỏ dại. Thuê lao công vệ sinh và chăm sóc vườn cây trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong khi nguồn thu tại đơn vị cũng như nguồn ngân sách vô cùng hạn hẹp. Tôi trao đổi với các đ/c trong đơn vị nhu cầu tuyển lao công là người địa phương, hoặc các đ/c đã nghỉ hưu từng công tác tại trường khi chưa tách nhưng vẫn có mong muốn được gắn bó với chị em khi còn sức khỏe, nhà trường đã tuyển được 3 đ/c lao công: 1 đ/c là giáo viên nay đã nghỉ hưu, vệ sinh các tầng từ tầng 1 đến tầng 4, trồng rau xanh mức lương 2.000.000đ/tháng; 1 đ/c là người dân nhà cạnh gần trường, vệ sinh sân trường mức lương 500.000đ/tháng; 1 đ/c chăm sóc vườn cây của trường là phụ huynh có con gửi tại trường là công nân công ty cây xanh, mức lương là 1.000.000đ/tháng. Nhà trường giao công việc, kiểm tra kết quả, còn thời gian làm việc do các đ/c lao công tự sắp xếp trong ngày. Kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách, mục chi các hoạt động thường xuyên. Hội thi đồ dùng tự làm của giáo viên Công tác phong trào thi đua trong đơn vị và chăm lo đời sống cho CBGVNV là một nội dung được nhà trường và Công đoàn phối hợp thực hiện thong qua triển khai Quy chế phối hợp giữa Công đoàn và nhà trường. CBGNVN tích cực tham gia các phong trào do Trường, Ngành phát động và đực các cấp đánh gá cao; đời sống của CBGVNV cũng rất được quan tâm để tạo tinh thần phấn khởi cho CBVGNV yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường như: Chăm lo trong các ngày lễ tết, hiếu, hỉ, ốm đau của công đoàn viên; đáp ứng các nhu cầu của cha mẹ học sinh về công tác bán trú, học ngoại khỏa để nâng mức thu nhập cho CBGVNV, tổ chức các hoạt động tham quan du lịch vào các dịp nghỉ hè. 2/ Công tác xây dựng đội ngũ: Theo đề án tách trường mầm non Phúc Lợi, số học sinh chuyển giao từ trường mầm non Phúc Lợi cho trường mầm non Tuổi Hoa trong những ngày mới thành lập trường là 113 học sinh với 16 CBGVNV trong đó có 8 giáo viên, 5/ 8 giáo viên hợp đồng có chỉ tiêu. Với kết quả điều tra trẻ trên địa bàn Phường Phúc Lợi và thực tế của đơn vị, tôi đã kịp thời tham mưu với cấp trên về chỉ tiêu viên chức cho giáo viên, năm 2013 là 9 giáo viên, năm 2014 là 8 giáo viên. Đến hết năm học 2013 – 2014, tổng số giáo viên/ học sinh là 18 giáo viên/ 275 trẻ/ 8 lớp, trung bình 15 trẻ/giáo viên, 34 trẻ/lớp. Số giáo viên trên chuẩn còn thấp, Nhà trường giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho giáo viên mới đỗ viên chức đi học các lớp Đại học mầm non để đáp ứng yêu cầu từ nay đến năm 2020, giáo viên đạt chuẩn phải có trình độ Cao đẳng. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ luôn là nội dung trong tâm trong chiến lược phất triển nhà trường, tạo uy tín, tin tưởng cho cha mẹ khi đưa trẻ đến trường. Bằng nhiều biện pháp như, thông qua khảo sát đánh giá GVNV trong các hoạt động, qua các kì thi, thanh tra nghiệp vụ giáo viên, BGH kịp thời nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn của giáo viên, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn sát với điều kiện thực tế của đơn vị; ngoài việc phân công GVNV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, kiến tập do PGD tổ chức, nhà trường cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn: Phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non; tổ chức mỗi năm học ít nhất 10 chuyền đề cho giáo viên kiến tập rút kinh nghiệm; lớp bỗi dưỡng CNTT; và tuyên truyền, giao nhiệm vụ, khuyến khích GVNV tự học tập bồi dưỡng chuyên môn, nhân rộng các điển hình “Dạy giỏi” trong nhà trường. Kết quả, 100% GVNV đạt GVNV giỏi cấp trường; năm học 2013 có 2 lượt giáo viên giỏi cấp Quận, năm học 2014 – 2015 có 2 lượt giáo viên giỏi cấp Quận, trong đó có 3 lượt giáo viên đạt giải ba cấp Quận. Số lượng CBGVNV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua trong 2 năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015 có 12 lượt. Lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin tại trường 2/ Công tác chăm sóc giáo dục trẻ: Phường Phúc Lợi là địa bàn có dân cư chủ yếu làm nghề nông nghiệp, nhiều năm nhân dân có con em gửi tại trường mầm non thường không cho tham gia ăn bán trú, nên tỉ lệ trẻ ăn bán trú không đạt yêu cầu. Ngay từ ngày đón học sinh về trường, tôi đã quan tâm quan triệt tới GV các lớp làm tốt công tác tuyên truyền vận động cha me trẻ cho con tham gia ăn bán trú tại trường. Để thu hút học sinh tham gia ăn bán trú đạt tỉ lệ 100%, tôi đặc biệt quan tâm tới công tác nuôi dưỡng, từ việc lựa chọn các nhà cung ứng thực phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, đủ tính pháp nhân, đến việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần trên phần mềm nuôi dưỡng. Toàn thể nhân viên giáo viên theo sát từng bữa ăn của trẻ tại trường, giao cho tổ bếp, giờ ăn lên các lớp hỗ trợ và quan sát các món ăn có được trẻ ăn ngon miệng không, giáo viên các lớp, hàng ngày kiểm tra chất lượng bữa ăn, theo dõi trẻ ăn để kịp thời có ý kiến phản ánh, BGH cũng trực tiếp vào lớp quan sát trẻ ăn, đặc biệt là với những món ăn mới hoặc khi thực đơn thay đổi. Kết quả, đầu năm học 2013 – 2014, toàn trường có 98% trẻ tham gia bán trú, đến hết học kì I của năm học số trẻ tham gia ăn bán trú là 100%, kết quả đó duy trì đến nay. Số trẻ tăng cân đạt 100%, số trẻ suy dinh dưỡng giảm 2 – 3% so với đầu năm học Giờ ăn của bé 100% các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ GD&ĐT ban hành. 100% trẻ được đánh giá theo các tiêu chí đúng lứa tuổi, 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo 120 tiêu chí và hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. Cuối năm trẻ đạt yêu cầu 97% trở lên. Để đạt được kết quả đó, tôi quan tâm tới việc phân công giáo viên phụ trách các lớp phù hợp với điều kiện, khả năng của từng cô như: Giáo giên giàu kinh nghiệp phân công với giáo viên mới ra trường, giáo viên khả năng quản lý nhóm lớp tốt với giáo viên còn hạn chế, giáo viên nhà xa con nhỏ với giáo viên n
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_truong_mam_non_dat.doc