SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ
. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
* BIỆN PHÁP 1:
1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nuôi qua việc bồi dưỡng chuyên môn
a) Bồi dưỡng bằng văn bản.
- Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2012 – 2013 công văn số 229/ GD& ĐT Gia Lâm ngày 09/10/2012 của Phòng GD và ĐT Huyện Gia Lâm
- Triển khai thực hiện nghiêm túc qui chế chuyện môn cấp học mầm non năm học 2012 – 2013 Công văn số 252/GD&ĐT Hà Nội ngày 25/9/2012.
- Thực hiện tốt thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT, Hà Nội ngày 15/4/2010 qui định về Xây dựng trường học an toàn- Phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Triển khai thực hiện tốt điều lệ trường mầm non theo quyết định số 14/2008 QĐ- BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục.
b) Bồi dưỡng qua thực tế:
Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng – Là cán bộ phụ trách nuôi dưỡng tôi đã phô tô toàn bộ văn bản tài liệu trên. 100% Cán bộ - Nhân viên được phát và nghiên cứu trước, sau đó tổ chức các buổi toạ đàm – trao đổi bồi dưỡng qua các buổi tập huấn, họp Hội đồng nhà trường để cán bộ - nhân viên càng hiểu sâu và nắm chắc yêu cầu nhiệm vụ của năm học.
- Kết hợp BGH lên kế hoạch chỉ đạo cán bộ - nhân viên thực hiện tốt nhất chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường.
Phòng Giáo Dục Huyện đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên nhân viên nòng cốt tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chú trọng nâng cao chất lượng, sihnh hoạt tổ nhóm chuyên môn, phòng dịch bệnh cho trẻ mầm non tại MN Cổ bi – Huyện Gia Lâm.
- 100% Cán bộ - Giáo viên – Nhận viên được học tập bồi dưỡng qui chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học.
- Được Sở y tế, Phòng y tế Huyện Gia Lâm, Phòng GD&ĐT tập huấn về công tác VSATTP, phòng chống dịch bệnh cho trẻ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm hơn so với năm trước, tăng cường chất lượng nuôi dưỡng giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
Xây dựng dây truyền bếp: Lên lịch phân công rõ người, rõ việc
BẢNG PHÂN CÔNG CÔ
Tên Chua- Ngát Hiền- huệ
Tâm- Thuý Tuấn- Thuý M.Thuý- Anh
Hà - Hoà Hương- Lịch Quỳnh- Nhuần
Mỹ - Thoa
Thời gian 6h30’ – 16h 6h30’ – 16h 6h45 – 6h15’ 6h45 – 6h15’ 7h – 16h30’ 7h – 17h
6h30’-
7h30 Nhận hàng kho
Nhận thực phẩm Chuẩn bị đồ dùng, vo gạo Chuẩn bị đồ dùng sơ chế Chuẩn bị đồ dùng sơ chế Sơ chế Sơ chế
7h30’-
9h30
-
- 9h
Nấu chín
Phụ nấu
Sấy bát
Chế biến
Sây bát thìa
Tráng đồ dùng
Chế biến thực phẩm
Chế biến thực phẩm chín
Chế biến thực phẩm chín
9h30’-
10h
Chia ăn
Chia ăn
Phụ chia
Phụ chia
Phụ chia
Sơ chế- Chế biến thực phẩm cô
10h - 12h
Kiểm tra giờ ăn
Rửa bát
Nấu cơm cô
Rửa dọn đồ dùng
Rửa bát trung tâm
Mang cơm
Rửa bát khu lẻ
Mang cơm
Rửa bát khu lẻ
Rửa bát khu lẻ
12h -
Nghỉ trưa
13h45’ Nấu chiều Phụ nấu Chế biến Chế biến Chế biến Chế biến
13h45’- 15h Chia ăn Phụ chia Phụ chia Phụ chia
Mang bữa phụ Phụ chia
Mang bữa phụ Chia ăn tráng miệng
15h- 17h Vệ sinh đồ dùng
Rửa bát và làm vườn Rửa bát khu lẻ Rửa bát trung tâm
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ báo trước (đột xuất).
+ Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm
+ Dự dây truyền chế biến theo qui trình bếp một chiều( sơ chế -> chế biến -> nấu chín -> chia ăn -> dự giờ ăn của trẻ) phải đảm bào VSATTP.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi theo định kỳ 1 tháng/ 1 lần, để rút kinh nghiệm các ưu điểm để phát huy và nhược điểm cần khắc phục sửa chữa, tham dự giao lưu kiến tập các chuyên đề vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng của Sở - Huyện.
- 100% nhân viên dự thi “ Qui chế chăm sóc nuôi dưỡng” lý thuyết thực hành đều đạt kết quả tốt.
- 100% cô nuôi dự thi hội giảng 20/11, hội giảng mùa xuân nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề thực hành, thao tác kỹ thuật chế biến món ăn ngon hấp dẫn trẻ ăn ngon miệng.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi và tham dự giao lưu học hỏi các trường trong Huyện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ
i chăng, thời gian giao nhận thực phẩm đúng và đảm bảo các điều khoản. Nếu bên nào thực hiện không đúng theo hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Bên cung cấp thực phẩm không đảm bảo số lượng, kém chất lượng thì sẽ phải trả lại và sẽ phải chịu tất cả số tiền ngày hôm đó. VD: Thịt không tươi, có mùi lạ Cá ươn bụng phình, thịt mềm nhũn Rau quả xanh, bóng nhãy, dập nát có mùi lạ - Nhà trường đã xây dựng mô hình trồng rau sạch, sản phẩm an toàn vào bữa ăn cho trẻ giá bán rẻ hơn 2 giá so với thị trường rau đã qua sơ chế. 3) Chỉ đạo kế toán xây dựng thực phẩm đơn đảm bảo calo, tỷ lệ các chất để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. Từ nhận thức công tác vệ vinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng thậm chí quyết định đến chất lượng bữa ăn và do đó tác động đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, nhà trường đã thực hiện nghiêm ngặt nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày từ khâu vận chuyển đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng. Tuy nhà trường đã có hợp đồng ký kết thực phẩm nhưng là người tiếp nhận thực phẩm từ trường Mầm non phải có trách nhiệm và kiến thức để có thể nhận biết được các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và không đảm bảo để có biện pháp xử lý kịp thời. * Sau đây là một số cách lựa chọn nhận thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn Tổ nuôi đã thực hiện. - Nhận sản phẩm từ động vật: Đã qua kiểm dịch tú y và đạt các tiêu chuẩn như: bề mặt khô mịn, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh. + Đối với Thịt lợn: thịt có màu hồng tươi thớ thịt săn, da mỏng. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. + Đối với Thịt bò: thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi + Đối với Thịt gà mổ sẵn : thịt có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín và lành lặn, không có vết bẩn, mốc, hoặc vết gì lạ khác. Mùi vị phải bình thường và không có phẩm màu. + Đối với trứng : quả vỏ phải sạch, màu tươi sáng, vỏ dày không nứt võ, cầm trứng đưa lên gần tai lắc nhẹ nếu không nghe thấy tiếng kêu là trứng tươi hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai đầu của quả trứng giơ về phái ánh sáng, nhìn phía đầu to của quả trứng nếu thấy kích thức bóng khí càng nhỏ thì trứng càng tươi Trước khi chế biến để biết trứng còn dùng được không thì có thế ngâm trứng vào nước nếu thấy trứng chìm là trứng vẫn còn tươi, trứng lơ lửng trong nước là trứng không còn tươi nữa. Nếu trứng nổi hẳn lên mặt nước thì không nên sử dụng để chế biến thức ăn. - Nhận sản phẩm từ thuỷ sản: + Đối với Cá : cá tươi có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá, vảy cá óng ánh bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có màu đỏ hồng không bị nhớt. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. + Đối với cua , trai, hến : tươi sống, to đều có màu sắc bình thường không có mùi ươn hôi. - Nhận rau, củ quả : + Đối với rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát không dính bẩn, không có mùi vị lạ, khác thường. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể các sản phẩm đó được sử dụng các loại phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt. + Đối với các loại rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc củ phải đồng nhất không nên chọn các loại củ đã mọc mầm vì ảnh hưởng đến tiêu hoá. * Xây dựng thực đơn đảm bảo calo, tỷ lệ các chất cho sự phát triển của trẻ. - Thay đổi thực đơn theo mùa Trước hết là phải theo mùa để phù hợp với cơ thể và đảm bảo việc cung cấp năng lượng. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên như món mặn : Đậu thịt sốt cà chua, món canh thì là canh cá, tôm, cua, hếntrẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món xào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ thì ăn nhiều hơn. Ví dụ thực đơn cho mùa hè ( Tuần 1- 3) : Trứng chim cút thịt lợn sốt cà chua Canh cua nấu rau thập cẩm ( Tuần 2- 4) : Thịt bò, lợn sốt nấm cà chua Canh hến nấu bầu Ví dụ thực đơn cho mùa đông ( Tuần 1- 3) : Tôm, thịt xào ngũ sắc Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt ( Tuần 2- 4) : Thịt bò, lợn om củ quả Canh bắp cải nấu thịt Ngoài các thực phẩm thịt trong khẩu phần ăn của trẻ trường còn bổ sung xây dựng vào thực đơn các chất tôm, cua, cá. 3 bữa/tuần. - Thực đơn theo tuần ngày phù hợp với việc sử dụng đầy đủ các nhóm thực phẩm và không trùng lặp, thay đổi món ăn để trẻ khỏi chán. + Khi thiết lập thực đơn nhà trường không dùng thực phẩm chế biến sẵn như: giò, chả, nem. + Tránh bữa chiều chỉ cho trẻ ăn hoa quả và uống sữa Như vậy trong khẩu phần ăn của trẻ cần đủ năng lượng, đủ chất ngoài các bước trình bày trên, thực đơn của trẻ còn xây dựng bổ sung thêm bừa chiều của nhà trẻ và bữa phụ của mẫu giáo bằng cách cho sữa bột dinh dưỡng, các loại quả vào khẩu phần ăn của trẻ để được một tỷ lệ nhất định. Trong sữa và quả chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể đã được viện dinh dưỡng nghiên cứu và khuyến nghị nên dùng vào khẩu phần ăn của trẻ. Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày bởi vì trong sữa có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cũng như mọi hoạt động của cơ thể, chất đạm trong sữa dễ hấp thụ, chứa đầy đủ các acid cần thiết. Ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của trẻ rất quan trọng. Có thể nói sự quan tâm của gia đình cùng với xã hội sẽ giúp cho bé phát triển tốt về thể lực và trí tuệ và làm đà cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Một bữa ăn đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng cần có đủ các nhóm lương thực : nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, chất bột đường, nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất. Không có thức ăn nào đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Dó đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong nhóm thức ăn kể trên, mỗi nhóm phải thay đổi từng bữa , từng ngày. Từng món ăn cần có nhiều gia giảm để làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Khi xây dựng thực đơn mỗi ngày tôi cố gắng cho trẻ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thức ăn, tôi chú trọng tô màu sắc bữa ăn chính là đảm bảo có đủ nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Dựa vào bảng thành phần hoá học cho 100g thức ăn để lựa chọn những thực phẩm giàu P, L, G, Vitamin và muối khoáng. Dưới đây là một số thực đơn thực hiện ở trường theo mùa, theo tuần( chẵn, lẻ) đảm bảo calo, tỷ lệ các chất THỰC ĐƠN CỦA TRẺ ( MÙA ĐÔNG) ( Tuần 1- Tuần 3) ( Thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013) Thứ Sáng Chiều Mẫu giáo Nhà trẻ Hai Tôm, thịt xào ngũ sắc Canh su hào, cà rốt nấu thịt Mỳ gà, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Mỳ gà, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Ba Trứng C.cút thịt lợn kho tàu Canh cải cúc nấu thịt Cháo tôm, thịt bí xanh Sữa bột Dollac ( trái cây bưởi diễn) Cháo tôm, thịt bí xanh Sữa bột Dollac ( trái cây bưởi diễn) Tư Thịt bò, vừng sốt vang Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt Xôi ruốc Sữa bột Dollac Thịt lợn kho tàu Canh rau ngót nấu thịt Sữa bột Dollac Năm Cá, thịt lợn đảo bông Canh rau cải nấu cá Miến ngan hành răm Sữa bột Dollac ( trái cây chuối tiêu) Thịt ngan xào lăn Canh bí nấu thịt Sữa bột Dollac ( trái cây chuối tiêu) Sáu Thịt gà, lợn om nấm Canh bầu( bí )nấu thịt Mỳ bò rau cải Sữa bột Dollac Mỳ bò rau cải Sữa bột Dollac Bảy Tôm rim thịt Canh rau cải nấu thịt Bún gà ta, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Bún gà ta, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac THỰC ĐƠN CỦA TRẺ ( MÙA HÈ) ( Tuần 1- Tuần 3) ( Thực hiện từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014) Thứ Sáng Chiều Mẫu giáo Nhà trẻ Hai Tôm, thịt xào ngũ sắc Canh chua nấu thịt Mỳ gà, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Mỳ gà, thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Ba Trứng C.cút thịt lợn sốt cà chua Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt Miến ngan hành răm Sữa bột Dollac Thịt ngan xào sả Canh bí nấu thịt Sữa bột Dollac Tư Thịt bò, lợn sốt nấm cà chua Canh cua nấu rau thập cẩm Bún gà , thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Bún gà , thịt lợn rau cải Sữa bột Dollac Năm Cá, thịt lợn sốt cà chua Canh rau cải nấu thịt Chè hạt sen, đỗ xanh Trái cây dưa hấu Chè hạt sen, đỗ xanh Trái cây dưa hấu Sáu Thịt gà, lợn om nấm Canh bí nấu thịt Mỳ bò rau cải Sữa bột Dollac Mỳ bò rau cải Sữa bột Dollac Bảy Tôm rim thịt Canh ngao nấu bầu Cháo trai, thịt hành răm Sữa bột Dollac Cháo trai, thịt hành răm Sữa bột Dollac 4) Thực hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm. - Khi giao nhận thực phẩm phải thực hiện đủ 5 thành phần như : BGH, kế toán, cô nuôi ( nấu chính), giáo viên, người giao nhận thực phẩm, ngoài ra thanh tra nhân dân kiểm tra ít nhất 1 lần/ tuần. - Tuyệt đối không nhận thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng hoặc quá hạn, không mua thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến không rõ nguồn gốc. Đặc biệt không nhận thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau không tươi, thịt không tươi dẻo dính, cảm quan, có mùi vị lạ, màu sắc không tươi ngon - Phải có sổ giao nhận thực phẩm ghi chép đủ định lượng và chất lượng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo chất lượng không được tiếp nhận. Khi giao nhận thực phẩm hai bên phải cùng ký nhận cùng chứng kiến của ban giám hiệu nhà trường, kế toán, giáo viên( thanh tra nhân dân 1 lần/tuần). Khâu bảo quản tại kho của nhà bếp gọn gàng, ngăn lắp, đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng. 5) Yêu cầu trong sơ chế và chế biến. a, Sơ chế: - Ai cũng cho rằng đây là một việc làm rất dễ dàng và đơn giản nhưng nó lại là khâu quan trọng trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ. Vì vậy là một nhân viên nuôi dưỡng cần phải thực hiện tốt qui chế chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện theo dây chuyền không chồng chéo. - Thực phẩm rửa 3 lần ( có loại phải ngâm nước) - Rửa riêng từng loại thực phẩm giàu đạm, hải sản, rau, hoa quả phải rửa dưới vòi nước chảy. - Sơ chế phải đảm bảo đúng qui trình ( không chồng chéo) - Loại bỏ những phần không ăn được, độc hại, giá trị dinh dưỡng thấp không tốt cho trẻ để giúp món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn. - Tránh rác thải, hoá chất ( phải có thùng, nắp đậy) phân loại rác. - Dao thớt sống chin phải để riêng đúng nơi qui định - Nhân viên khi sơ chế phải thực hiện dây chuyền, đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm được nguyên liệu giữ được giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu hơn nữa đảm bảo được nguyên tắc VSATTP tinh khiết của nguyên liệu. - Mỗi loại nguyên liệu có thể chế biến các món ăn khác nhau đòi hỏi cách sơ chế tuỳ theo từng loại có thể cắt khúc, thái miếng, thái hạt lựu, xay nhỏ VD: Bí đao, su hào, khoai tây, cà rốt : thái hạt lựu Nhân viên nấu chính không được ra sơ chế thịt cá, thực phẩm sống. b) Chế biến : Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu được đưa vào quá trình chế biến nhiệt. - Không nấu cả các món ăn cho trẻ bằng mỡ, dầu ở nhiệt độ cao - Không nạm dụng nhiều mì chính, hạt nêm - Các loại gia vị, gia giảm không rõ nguồn gốc - Không sử dụng phẩm màu, kẹo đắng - Tuyệt đối không dùng đồ dùng bằng nhựa, bằng nhôm - Không cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn - Thời gian chế biến để làm chín nguyên liệu phụ thuộc vào cách chế biến của mỗi thực đơn lâu hay nhanh phụ thuộc vào cách sơ chế của nguyên liệu đó - Khi chế biến nhiệt tuỳ từng loại nguyên liệu nhiều nhiệt hay ít nhiệt để gửi được lượng dinh dưỡng của các chất, lượng vitamin cần đậy vung khi đun. - Khic chế biến xong theo yêu cầu các nguyên liệu( Thực đơn) phải có màu sắc tự nhiên của nguyên liệu, có mùi thơm hấp dẫn, có vị ngọt của nguyên liệu chín mềm không vỡ nát, nhỏ nhừ c) Chia ăn: - Khi nấu xong ( bếp chính) cần tính định lượng chín và chia đều theo số xuất ăn của trẻ + Chia canh trước + Chia thức ăn mặn + Chia cơm - Yêu cầu Thành phẩm khi nấu chín phải để trên giá ( không được để dưới đất) chia ngay thức ăn khi còn nóng. + Cần cân đo đong đếm chính xác để đảm bảo đủ định lượng, chất lượng khẩu phần ăn trẻ + Khi ăn xong để đúng nơi qui định của từng nhóm lớp, đậy vung cẩn thận - Thực hiện nghiêm túc qui định về lưu mẫu thức ăn. Hàng ngày nhà bếp lưu mẫu thức ăn theo quy định 24/24 mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn phải sạch sẽ ( bằng sứ hoặc thuỷ tinh) có nhãn mác có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu được đựng riêng từng hộp đảm bảo vệ sinh. * Cải tiến phương pháp chế biến - 100% nhân viên có bằng trung cấp nấu ăn có kinh nghiệm long nhiệt tình luôn cải tiến pha chế, chế biến các món ăn cho trẻ ngon miệng như : Các loại gia giảm phù hợp với món ăn, tăng thêm mùi vị gây hấp dẫn hco trẻ, trẻ ản ngon miệng, ăn hết xuất - Cải tiến các món hầm cho trẻ như: VD: Tôm xào ngũ sắc ( định lượng thực phẩm sống cho 10 trẻ) + Nguyên liệu chính là : Tôm, thịt + Sau đó là các loại củ quả : Súp lơ xanh, súp lơ trắng, ớt ngọt đỏ, hành tây, cà rốt + Rồi đến các loại gia giảm để tăng vị hấp dẫn và mùi đặc trưng cho món xào. TT Tên thực phẩm Số lượng 1 Tôm nõn 0.2kg 2 Thịt nạc vai 0.1kg 3 Súp lơ xanh 0.04kg 4 Súp lơ trắng 0.04kg 5 Ớt ngọt đỏ 0.02kg 6 Hành tây 0.06kg 7 Cà rốt 0.04kg 8 Hành khô 0.005kg 9 Gừng 0.005kg 10 Nấm hương 0.002kg 11 Dầu ăn 0.1kg 12 Mắm 0.01kg 13 Bột canh 0.01kg 14 Bột nêm 0.01kg 15 Mì chính 0.01kg VD: Thịt gà, lợn om nấm : ( định lượng cho 10 trẻ) TT Tên thực phẩm Số lượng 1 Thịt gà mổ sẵn 0.4kg 2 Thịt nạc vai 0.1kg 3 Nấm hương 0.01kg 4 Cà rốt 0.04kg 5 Gừng 0.005kg 6 Tỏi 0.005kg 7 Nước dừa 0.05kg 8 Dầu ăn 0.06kg 9 Mắm 0.01kg 10 Bột canh 0.01kg 11 Bột nêm 0.01kg 12 Mì chính 0.01kg Canh như canh cua nấu rau đay mùng tơi, rau rền, mướp, rau thập cẩm Lưu ý: Khi rửa rau không nên vò nát làm mất lượng B1. Khi chế biến phải đảm bảo vệ sinh sach sẽ, khi đun không nên khuấy nhiều và phải đậy vung, đảm bảo tốt lượng vitamin, chất lượng thành phần khi chế biến. * BIỆN PHÁP 3 : Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh cho trẻ. 1) Vệ sinh khu vực bếp: - Xây dựng bếp theo qui định 1 chiều: Cửa đưa thực phảm tươi sống – sơ chế thực phẩm – tinh chế thực phẩm – phân chia thức ăn chín – cửa vận chuyển thcuws ăn chín lên các nhóm lớp. Thực hiện nguyên tắc bếp 1 chiều nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung 1 lối đi. - Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng và có biển đề rõ rang nơi tiếp nhận và nơi sơ chế khu nấu chín và nơi chia cơm từng lớp, nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày và các biểu bảng phục vụ công tác nuôi dưỡng Người nấu chín, người nấu phụ, người sơ chế. - Bếp ăn phải có thực đơn theo tuần 1-3, tuần 2-4, tính định lượng cho trẻ/1 ngày/ 1 tuần, bảng định lượng thực phẩm sống sang chín, có bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và công khai tài chính với phụ huynh học sinh. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng, khi nấu xong phải dọn dẹp, xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định. 2) Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp: - Thực hiện tốt vệ sinh các ngày trong tuần. LỊCH VỆ SINH NHÀ BẾP Thứ Nội dung 2 Vệ sinh đồ dùng chế biến 3 Vệ sinh tủ lạnh – Máy lọc nước 4 Vệ sinh tủ cơm 5 Vệ sinh bát thìa - Tủ đựng bát 6 Vệ sinh xoong nồi 7 Vệ sinh môi trường bếp - Đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng trước khi dùng phải được tráng nước sôi và đồ dùng sau khi chế biến và nấu phải được rửa sạch phơi khô, cất đúng nơi qui định ( không được để dưới đất). - Đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ như : Bát, thìa, khăn trước khi dùng phải sấy hoặc hấp ( bằng điện nếu mất điện phải tráng nước sôi), rá rổ dao thớt phải khô ráo được treo và kê cao thoáng. - Vệ sinh tủ lạnh theo lịch hàng tuần. 3) Vệ sinh môi trường: - Vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp phải sạch sẽ. - Rác thải được phân loại vô cơ, hữu cơ, rác và thức ăn thừa hàng ngày phải đổ đúng vào nơi qui định hàng ngày có nắp đậy, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh. Rác phải để xa nơi chế biến, cống rãnh phải được khơi thông thoáng không ứ đọng ( vệ sinh hàng tuần). - Có kế hoạch tham mưu với y tế xã vệ sinh phòng bệnh và phun thuốc muỗi định kỳ để phòng bệnh cho trẻ ( như Sốt xuất huyết, bệnh chân-tay-miệng, dịch bệnh mùa hè) - Nhà trường có đồng chí Đồng Thị Mai y tế rất nhanh nhẹn, nhiệt tình, năng động luôn quan tâm theo dõi sức khoẻ và biểu đồ tăng trưởng cho trẻ, hướng dẫn giám sát tuyên truyền phòng dịch bệnh cho trẻ và vệ sinh môi trường theo lịch thường xuyên. * BIỆN PHÁP 4 : Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh cho nhân viên nhà bếp, giáo viên. Thực hiện tốt việc theo dõi sức khoẻ trẻ. 1)Vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp: - 100% cô nuôi, nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng những kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm có tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Cần phải thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong qua trình chế biến thức ăn cho trẻ, mặc quần áo đồng phục, đầu tóc gọn gàng móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi cung đoạn chế biến. Có khẩu trang, gang tay, có khăn lau riêng. Phải tuân thủ theo quy định sử dụng chế biến theo bếp 1 chiều, không được ho khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, không dùng tay bốc, chia thức ăn, thực hiện cân đo đong đếm thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng khi tổ chức ăn cho trẻ phải đúng theo quy chế tổ chức ăn ( rửa tay, lau mặt), trẻ vào bàn ăn phải có khăn ướt cho trẻ lau tay, lau bàn và có đĩa đựng cơm rơi vãi. - 100% cô nuôi phải kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ vào tháng 4 hàng năm. 2) Vệ sinh cá nhân trẻ: Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau tay khô, dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc cha mẹ trẻ cắt móng tay, móng chân mỗi tuần 1 lần. Rèn trẻ có thói quen vệ sinh khi ăn uống, ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, biết nhặt cơm rơi vãi vào nơi quy định, ăn xong uống nước, súc miệng, chải răng sạch sẽ. 3) Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi. - Phối hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm ( vào tháng 10 và tháng 4) để theo dõi và đánh giá sức khoẻ của trẻ. - 100% trẻ được cân, đo chiều cao cho trẻ theo từng đợt ( tháng 9, 12, 2, 4 và tháng 6, 8 hè). - Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì mỗi tháng cân 1 lần theo dõi trong biểu đồ, báo cáo kết quả với phụ huynh học sinh để có các biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường có biện pháp chăm sóc trẻ chu đáo. - Giờ ăn, giờ chủ, trong các hoạt động luôn phải quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, trẻ ăn chậm, lười ăn động viên khuyến khích trẻTuyên truyền cho các bà mẹ thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ và phòng chống dịch bệnh theo các công văn như : Sởi phát ban, sốt xuất huyết, dịch cúm, tiêu chảy - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tháng 3/2013 đoàn kiểm tra y tế phòng dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm của Huyện, y tế sã về kiểm tra môi trường trong ngoài lớp, kiểm tra kiến thức của cô và trẻ, kiểm tra nhà bếp, đồ dùng trang thiết bị để phục vụ cho nuôi dưỡng và y tế học đường đều được xếp loại tốt và đạt điểm tối đa. Nhà trường có kế hoạch, lịch tuần cho giáo viên-nhân viên thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường phòng dịch bệnh cho trẻ. 4) Tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hoá giáo dục. Được sự quan tâm của sở GD- phòng GD&ĐT Huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng như tủ sấy bát, sấy khăn, bàn ghế, g
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_to_nuoi_nang_cao_chuyen_mon.doc