SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua chuyện kể ở trường mầm non họa mi huyện Thường Xuân

* Khó khăn.

Mặc dù nhà trường đã mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng còn

thiếu và chưa phong phú về chủng loại.

Trường chúng tôi nằm ở khu vực nông thôn, ®a sè lµ con em gia đình

n«ng nghiÖp nªn đời sống của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, một số

gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, có một số

gia đình bố mẹ đi làm ăn xa các bé ở với ông bà vì thế việc phối hợp giữa

giáo viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy

và học.

Số trẻ đông vì thế gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. Khả năng

cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ thì không đồng đều.

Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, còn lúng túng trong giao

tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp. Một số trẻ chưa phân biệt đựơc sự khác nhau

trong phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung vì vậy nên trẻ chưa

chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. Đa phần trẻ nói

và phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ còn nói

tiếng địa phương.

Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm

văn học thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ,

điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng

ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự

say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học

trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.

Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh

hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ.

Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh

lớp 4 tuổi B và đây là những kết quả kiểm tra trước khi thực ng

pdf 21 trang daohong 08/10/2022 8781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua chuyện kể ở trường mầm non họa mi huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua chuyện kể ở trường mầm non họa mi huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua chuyện kể ở trường mầm non họa mi huyện Thường Xuân
on em gia đình 
n«ng nghiÖp nªn đời sống của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, một số 
gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, có một số 
gia đình bố mẹ đi làm ăn xa các bé ở với ông bà vì thế việc phối hợp giữa 
giáo viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy 
và học. 
Số trẻ đông vì thế gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. Khả năng 
cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ thì không đồng đều. 
Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, còn lúng túng trong giao 
tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp. Một số trẻ chưa phân biệt đựơc sự khác nhau 
trong phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung vì vậy nên trẻ chưa 
chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. Đa phần trẻ nói 
và phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ còn nói 
tiếng địa phương. 
 Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm 
văn học thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, 
điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng 
ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự 
say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học 
trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. 
Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh 
hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ. 
Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh 
lớp 4 tuổi B và đây là những kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm: 
 5 
Kết quả khảo sát đầu năm 
Nội dung 
Xếp loại 
Tổng 
số trẻ 
Đạt Chưa đạt 
Số trẻ 
Tỉ lệ 
% 
Số trẻ Tỉ lệ % 
Trẻ biết kể lại trình tự câu chuyện 
một cách mạch lạc 
42 25 59,5 17 40,5 
Trẻ nói rõ ràng mạch lac, nói nhiều 
câu đầy đủ, trẻ hiểu được ý nghĩa 
một số từ 
42 21 50 21 50 
Trể tự tin khi giao tiếp với mọi 
người xung quanh 
42 23 54,8 19 45,2 
Trẻ biết kể chuyện theo tranh, kể 
chuyện theo trí nhớ 
42 19 45,2 23 54,8 
Trẻ biết kể chuyện sáng tạo 42 17 40,5 25 59,5 
Trẻ biết đóng kịch 42 16 38 26 62 
Qua khảo sát thực tế lần 1 tỷ lệ cháu đạt trong việc phát triển ngôn ngữ 
của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua kể chuyện còn thấp. Từ thực trạng trên để nâng cao 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua kể chuyên có đạt kết quả cao. 
Tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiêm. “ Một số biện pháp phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện” nhằm góp phần nhỏ bé của 
mình vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
2.3. Các giải pháp tổ chức và thực hiện. 
Qua áp dụng thực hiện chuyên đề hàng năm do phòng tổ chức, và qua 
nghiên cứa tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II ( 2004 - 2007) và hiện nay 
là module MN 3. Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi 
giảng dạy. Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với 
trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật ....Để thu hút, lôi cuốn 
trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức 
* Biện pháp 1. Làm đồ dùng, đồ chơi. 
Với kinh nghiện của bản thân và thực tế của những năm gần đây, có nhiều 
bài thơ, câu chuyện không có trong quyển tranh thơ, chuyện vì vậy giáo viên 
phải nghĩ ra cách làm thế nào để có những bức tranh sinh động và đẩm bảo nội 
dung. Vì vậy mà cách để làm đồ dùng, đồ chơi rất quan trọng 
Tôi tận dụng các nguyên vật liệu có sẳn ở địa phương như: sách báo, lịch 
cũ, ống lon, trai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ để làm đồ dùng, 
đồ chơi nhằm cho trẻ tiếp thu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả hơn. 
Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một 
cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và 
 6 
vui chơi, tôi cho các cháu vào hoạt động chơi góc để trẻ tạo ra những đồ chơi 
làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình 
ảnh trẻ siêu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện. 
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy tôi hướng dẩn trẻ làm ra những con 
rối thật xinh xắn từ câu chuyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật 
trẻ thích. 
Ví dụ: Làm rối bằng giấy lụa mềm, vỏ xốp làm đầu bọc vải gắn len làm 
tóc, vẽ mắt mũi miệng sau đó cắt vải cuốn quanh làm áo, váy cho nhân vật. 
Làm rối ngắn tay: Lấy quả bóng làm đầu nhân vật, vẽ mắt, mũi, tai Sau 
đó lấy bìa cứng cuộn lại làm thân lồng vào tay. 
 Làm rối dẹt: Vẽ hình nhân vật vào giấy rồi tô màu, cắt dán vào bìa cứng 
gắn que để kết hợp kể chuyện qua rổi dẹt gây hứng thú cho trẻ. 
Làm rối bằng vải: Trước tiên tôi phải ke các mảng vào giấy sau đó vẽ lên 
vải, khâu các mảng lại với nhau, quan trọng nhất là khâu nhồi bông làm sao cho 
các hình khối cân đối đẹp, tiếp đến là đính mắt và vẽ thêm các chi tiết khác 
Làm rối que: Ghép 2 que đũa song song với nhau, dán băng dính trong vào 
đầu của 2 que đó cố định chúng với nhau. khía vào 1/2 đồ dài của hai que tính từ 
dưới lên, bẻ nhẹ 2 que tại 2 điểm khía đó về hai bên để làm chân con rối. Đặt ngang 
que thứ 3 ở đoạn trên để làm tay rối cố định các que này bằng dây. Làm đầu rối 
bằng cách gọt miếng xốp hoặc vò giấy cho thật mềm, vo thành cục tròn, bên ngoài 
bọc giấy hoặc vải. Gắn đầu rối vào 2 que bằng dây. Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng cho 
rối, trang trí con rối cho đẹp hơn làm mũ, nơ, tay, chân, quần áo... 
Hình ảnh: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm 
 7 
 * Biện pháp 2. Tạo môi trƣờng ngôn ngữ phong phú đa dạng giúp trẻ 
học tập và rèn luyện phát triển ngôn ngữ. 
Môi trường giáo dục có tác dụng mạnh mẽ trực tiếp đến sự phát triển tâm 
sinh lý của trẻ, trẻ được làm quen với câu chuyện ở mọi lúc, nọi nơi vì vậy mà 
môi trường giáo dục có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng dạy học cho trẻ. 
Tôi luôn tạo môi trường không gian trong và ngoài lớp học đẹp và sinh 
động, cuốn hút trẻ, trong lớp tôi trang trí ở các góc bằng sản phẩm của cô và trẻ, 
phù hợp với chủ đề, những hình ảnh đẹp tượng trưng cho trẻ nhập vai mình vào 
các nhân vật trong câu chuyện để trẻ được thể hiện mình qua sự tái tạo về các 
hình ảnh nhân vật và phát triển được tính sáng tạo. Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt 
động Văn học mà trọng tâm là kể chuyện ( Đọc thơ) thì nên tổ chức ở phòng 
chức năng để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác khi lên tập 
kể lại chuyện hoặc ở góc tạo hình tôi và trẻ xé dán nặn những nhân vật chính 
trong câu chuyện và cho trẻ nhập vai, kể lại câu chuyện qua những hình ảnh mà 
cô và trò vừa làm được. 
Trong quá trình cho trẻ hoạt động ở các góc tôi luôn tạo tình huống đặt ra 
câu hỏi, khuyến khích những bạn khá tham gia trao đổi giao tiếp với những bạn 
nhút nhát. Ở góc văn học tôi trưng bày hình ảnh các nhân vật trong chuyện cổ 
tích. Ví dụ: Hình ảnh nhân vật Tích Chu, bà Tích Chu và Cô Tiên tôi sẽ áp dụng 
vào câu chuyện Tích Chu để cho trẻ được làm quen 
 Trong lớp luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các 
học cụ, đội hình để tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ. 
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể 
mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp 
học để bày dụng cụ kể chuyện, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử 
dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. 
Tôi thường xuyên chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều 
chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ. 
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, 
cách sử dụng tranh, rối, mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học 
đó một cách tốt nhất. 
* Biện pháp 3. Quá trình cho trẻ làm quen với văn học. 
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật, khi kể cho trẻ nghe chuyện “ Giọng 
hót chim sơn ca” giáo viên cho trẻ xem tranh, gọi tên và trò chuyện về các loài 
chim, sau đó giáo viên sử dụng bộ rối dẹt để kể chuyện cho trẻ nghe, cô thể hiện 
giọng kể thật diễn cảm 
- Trò chuyện về nội dung câu chuyện; 
- Trong chuyện có những ai, chim nào hót hay nhất? 
- Tại sao chim họa mi hót hay đến thế? 
 8 
- Trong chuyện tả giọng hót chim sơn ca hay như thế nào (Mê ly, tuyệt 
vời), tiếng suối chảy, tiếng lá cây như thế nào( róc rách, rì rào, xào xạc). 
- Cho trẻ được làm quen với các câu mô tả, cho trẻ đồng thanh phát âm 
(Mê ly, tuyệt vời, róc rách, rì rào, xào xạc). 
Khả năng thay đổi giọng đọc, giọng kể của cô một cách tài tình là lực hút 
hứng thú của trẻ. Đặc biệt lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với một tác phẩm mới, nghệ 
thuật đọc, kể của cô lại càng quan trọng gấp bội. Khi kể chuyện hoặc đọc thơ cô 
cần tạo ra những tình huống bất ngờ để thể hiện tình tiết của câu chuyện, như 
thêm vào chuyện những hành động minh hoạ. 
Những lần sau cô cho trẻ nhập vai các nhân vật và thể hiện, khi trẻ thể 
hiện vai cô động viên khuyến khích trẻ. 
Ví dụ: Chủ điểm thế giới thực vật: Trong bài thơ “Cây dây leo” cô dùng 
thủ thuật gây hứng thú sau đó cho trẻ gọi tên các loại cây, phân nhóm các loại 
cây thân gỗ - thân mềm, cây dây leo. Thảo luận về nhu cầu sống của các loại 
cây, khi đọc thơ cô chú ý nhấn mạnh vào các từ, tí teo, bò ra, nghển cổ, tắm 
nắng gió, gội mưa rào, ngắt giọng trong câu hỏi vì sao. 
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính 
lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung 
tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, 
sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. 
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào 
bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt. 
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn 
ngữ đối thoại cho trẻ. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa, 
chọn lọc. Khi đó trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ 
đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. 
Hình ảnh: Trẻ đóng kịch 
 9 
 Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật, câu chuyện “ Bác gấu đen và hai 
chú thỏ”. 
+ Cảnh 1: Hình ảnh bác Gấu đen đang đi trong một khu rừng có nhiều 
cây cối, mưa rơi như trút nước, gió thổi ào ào làm nghiêng ngả cây cối và xa xa 
là ngôi nhà với ánh lửa bập bùng của thỏ nâu. 
+ Cảnh 2: Bác gấu đứng trước ngôi nhà của thỏ nâu run lên vì rét, mưa 
vẫn rơi lộp bộp, gió vẫn thổi ào ào bác gấy lập cập gõ cửa tiếng động cốc cốc. 
- Lời bác Gấu cất lên: ''Thỏ nâu ơi, thỏ nâu à, mưa to quá cho bác trú nhờ 
có được không?'' 
- Thỏ nâu mở cửa, tiếng cửa kêu, vẻ mặt ngái ngủ và giọng nói làu bàu. 
- Người Bác to như thế kia làm đổ nhà cháu mất. 
- Bác gấu càng run nhiều hơn, giọng nói ôm ồm, tiếng mưa vẫn rơi, gió 
vẫn thổi. 
- Bác đi nhẹ thôi mà, không làm đổ nhà cháu được đâu. 
- Thỏ nâu nói giọng dứt khoát: Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ, thôi bác 
đi đi. 
- Tiếng đóng cửa sập lại, bác gấu lại bước đi lặng lề, vẫn tiếng mưa rơi, 
từng hạt mưa rất to như quất vào người bác gấu, gió thổi dữ dội như muốn làm 
bác gấu nghiêng ngả đi, lá cây bay tới tấp, cây cối quằn quại.... 
Như vậy, bằng các hình thức để kể một câu chuyện trong giờ học: Cô kể 
diễn cảm trẻ nghe; kể diễn cảm kết hợp hình ảnh minh hoạ; xem trên màn hình 
nhưng vẫn kích thích sự chú ý của trẻ vào 1 câu chuyện. 
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật: Truyện “Dê con nhanh trí” cho tổ 1 
đội mũ làm dê trắng, tổ 2 đội mũ làm dê đen, tổ 3 đội mũ làm cho sói để trẻ tự 
thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó phân 
vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời 
thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này cô giáo là người dẫn 
truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu truyện. Khi trẻ diễn xong lên cho trẻ tự 
nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ 
đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. 
- Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một 
cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho 
trẻ rất quan trong, với câu truyện “3 chú Lợn nhỏ” tôi làm sân khấu có màn che, 
rồi trang trí cảnh phù hợp với câu truyện. 
- Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch 
cũng rất cần thiết. Với nhân vật “3 chú Lợn” tôi cho trẻ mặc mặt nạ hình con 
lợn, bao tay và giầy hình chân con lợn và áo quần màu sắc khác nhau phù hợp 
với tính cách của từng nhân vật. 
- Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự 
tin khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vở diễn. 
 10 
- Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là 
một khu rừng nhỏ, có hoa, cỏ, cây.. nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, 
thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân 
- Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 
ba ngón tay, ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong 
truyện 
Ví dụ: Chủ điểm gia đình, câu chuyện Tích Chu. 
- Cháu Cường đóng vai Tích Chu: Lúc đầu ham chơi, thái độ không vâng 
lời, sau biết lỗi tỏ thái độ nhận lỗi, giọng trầm (Bà ơi, bà đi đâu! Bà ở lại với 
cháu, cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!). 
- Cháu Ngọc Hân A đóng vai bà: (giọng run run, rứt khoát) Bà đi đây! Bà 
không về nữa đâu! 
- Cháu Ngân Quỳnh đóng vai bà tiên: (tính cách hay giúp đỡ mọi người, 
giọng dịu dàng,nhỏ nhẹ). Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu 
phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm cháu có 
đi được không? 
- Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng 
cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời 
thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính 
cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt. 
* Biện pháp 4. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ 
lời kể sáng tạo. 
Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực 
quan đa dang và phong phú, thu hút sự tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì 
chúng ta còn dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp 
Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trước tiên tôi phải siêu tầm nhiều loại 
tranh ảnh gần gủi với trẻ, trẻ được xem tranh trò chuyện qua tranh ảnh ở mọi lúc 
mọi nơi, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng 
tạo. Qua cách làm như vậy trẻ biết đánh giá nhận xét về đặc điểm tính cách của 
các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình 
* Dạy trẻ kể chuỵên theo tranh vẽ: 
Cô cho trẻ xem tranh, giới thiệu tranh " Thỏ trắng nhổ răng cho cá 
sấu" Chủ đề nghề nghiệp. Mục đích giúp trẻ giúp trẻ gọi tên, nói đặc điểm 
của các hình ảnh trong tranh và yêu cầu trẻ nhìn vào bức tranh và kể thành 
một câu chuyện. 
Ví dụ: Ông bụt bà tiên là người tốt bụng luôn giúp đỡ người gặp khó 
khăn, chó sói gian ác, mụ phù thủy độc ác... 
Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh truyện, cho trẻ 
xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa 
cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói 
lên ý tưởng của mình. 
 11 
Ví dụ: Hình ảnh chú thỏ là một bác sĩ tài ba thỏ không chiệu nhổ răng 
cho cá sấu rất đơn giản là thỏ sợ cá sấu ăn thịt... 
Hình ảnh: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể 
sáng tạo. 
Ví dụ: Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện, chọn những tranh mà trẻ thích ghép 
thành một câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua 
các nhân vật trong tranh như truyện " Thỏ Trắng đi học"; " Gấu con bị sâu răng" 
Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: Chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp 
di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn, nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể 
đi theo nhân vật sử dụng 
Ví dụ: Trẻ kể chuyện theo nhóm theo câu truyện " Cáo Thỏ Gà trống" trẻ 
nhận vai các nhân vật sau đó tìm hình ảnh phù hợp với nhân vật mà mình đảm 
nhận, hình ảnh Cáo xuất hiện, cáo có một ngôi nhà bằng băng, trẻ cầm hình ảnh 
Thỏ di chuyển và nói Thỏ có 1 ngôi nhà bằng gỗ....Cô cho trẻ đánh giá và nhận 
xét câu chuyện của nhóm mình vừa kể, cô theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực 
quan của trẻ để cô góp ý và nhận xét. Qua cách làm này giúp trẻ linh hoạt sử 
dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc " Mắt nhìn, 
miệng nói, tai nghe, tay sử dụng" 
*Biện pháp 5. Lồng ghép các môn học khác, các hoạt động trong ngày 
để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 
 12 
Với lới kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết 
tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm 
thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, 
những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. 
 Ví dụ: Môn Âm nhạc: Đề tài: “ Cái mũi” cô có thể tổ chức cho trẻ đọc thơ 
theo bài: “Tâm sự của cái mũi” Cô kết hợp đưa văn học vào ngay từ lúc vào bài. 
Đề tài: Câu chuyện “Chú vịt xám” cho trẻ vận động theo bài “Một con vịt”. 
Hoạt động khám phá khoa học , chủ đề một số con vật nuôi trong gia đình, câu 
chuyện “Gà trống và vịt bầu” trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật. 
Toán: Tên bài dạy “dài ngắn – cao thấp” Câu chuyện “cháu ngoan” trẻ áp dụng 
được sự so sánh đặc điểm bên ngoài 
 Đề tài: “Vẽ phương tiện giao thông bé thích” cô cho trẻ đọc thơ “ Tiếng 
động quanh em”. Cô trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông, có rất nhiều 
loại phương tiện giao thông, cô cháu mình cùng bắt chước tiếng còi xe của các 
phương tiện giao thông nào, các con hãy vẽ những phương tiện giao thông mà 
các con yêu thích 
 Ví dụ: Đối với một số tiết học theo chủ điểm gần gũi với trẻ, chẳng hạn 
“ Thế giới thực vật” tôi đã sử dụng các loại hoa quả thật cho trẻ được tri giác, 
nếm, ngửi kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Tôi sử dụng 
phương pháp dùng lời, cho trẻ được phát biểu ý kiến riêng của mỗi trẻ. Trong 
quá trình đàm thoại tôi thường dùng những câu hỏi mở để kích thích sự phát 
triển tư duy của trẻ.Cứ thế trẻ được thoải mái bày tỏ những hiểu biết của mình. 
 Ví dụ: Câu hỏi “ Cháu đang làm gì thế?”, “Cháu thấy trò chơi đó như 
thế nào?” thay cho những câu hỏi “ Cháu đang xem tranh à?”, “ Cháu có thích 
trò chơi đó không?” 
Hoạt động buổi sáng đón trẻ, giáo viên có thể kể những câu chuyện về 
chủ đề gia đình thông qua câu chuyện “Cả nhà đều làm việc” để trẻ hiểu thêm về 
công việc của mỗi người. 
 Hoặc là tổ chức thi kể chuyện diễn cảm trong giờ hoạt động tự chọn. Bạn 
nào kể chuyện hay nhất sẽ được cổ vũ động viên để kích thích trẻ bộc lộ khả 
năng của mình. 
 Hay như trong giờ sinh hoạt chiều, giáo viên có thể cho trẻ ôn luyện kể 
chuyện diễn cảm những câu chuyện liên quan đến chủ đề hoặc câu chuyện sáng 
hôm đó trẻ học. 
 Việc tích hợp các môn học khác, các hoạt động khác trong ngày 
Ví dụ: Chủ điểm “ nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “ Chú cảnh sát giao 
thông”, tôi cho trẻ đóng vai Chú cảnh sát giao thông đang hướng dẫn cho bà cụ 
các biển báo cấm, các chú cảnh sát giao thông giúp bà cụ qua đường. 
 13 
Hình ảnh: Chú cảnh sát giao thông đang hướng dẫn các biển báo 
Ngoài những phương thức cũ, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào 
các tiết học văn học, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài thơ, câu 
chuyện tôi dạy, những hình ảnh được làm trên chính trẻ của tôi. 
* Biện pháp 6. Dạy trẻ kể lại những sự vật hiện tƣợng mà trẻ quan 
sát đƣợc thông qua các hoạt động khác. 
Ví dụ: Chủ đề bản thân: Trẻ kể được tác dụng của các bộ phận cơ thể 
Giáo viên cho trẻ kể lại tên các bộ phận trên cơ thể, yêu cầu trẻ phải nói 
được công dụng của các bộ phận cơ thể dưới dạng mô tả: " Nhờ có mắt nên tôi 
nhìn thấy bầu trời trong xanh, và những đám mây màu trắng..." " Nhờ có tai tôi 
nghe thấy tiếng đồng hồ đang kêu tích tắc, tiếng cô giáo đang nói, .." " nhờ có 
tay tôi có thể vẽ, tôi có thể múa, có thể tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo.." cô 
hướng cho trẻ để trẻ mở rộng các câu nói của trẻ, sau đó cô cho trẻ đọc thơ về 
các bộ phận, kể lại chuyện theo trí nhớ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_mau_giao_4_5_t.pdf