SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái
3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"
Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ . Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn.
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ g, y (chủ đề phương tiện giao thông).
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc thơ "Cô dạy con".
"Mẹ, Mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay bay đường không
Ôtô chạy đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Là đường thuỷ mẹ ơi .
Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga, hỏi bức tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga). Trong nhà ga có những dòng người qua lại đón khách, trả khách . Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga" bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen với chữ "g".
Tiếp đến chữ "y" cô hỏi trẻ: Ngoài tàu hoả ra thì còn có phương tiện giao thông gì nữa? Trả lời: "Máy bay . ". Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và hỏi: Ai có thể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy bay" và trẻ lên rút chữ "y".
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái
¸n bé, c«ng chøc. C¸c ®oµn thÓ cña trêng ho¹t ®éng tÝch cùc vµ đã có những thành tích đáng khích lệ. 2.2 Thuận lợi: Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ viết, từ những thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Quận và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã khắc phục được những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên chủ yếu là lớp 5 tuổi được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểm trong tỉnh về bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do Ngành học và nhà trường tổ chức. - Lớp luôn luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục. - Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn A7 đều đạt trình độ chuẩn trở lên, đều là giáo viên giỏi cấp Quận, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động. - Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch. - Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học. 2.3 Khó khăn: Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Bên cạnh đó phụ huynh huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. * Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: TT Khả năng Số trẻ KS Mức độ đạt được Đạt Chưa đạt 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 30 73,3% 26,7% 2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 30 80% 20% 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 30 83,3% 16,7% 4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết 30 86,6% 13,4% 5 Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc 30 90% 10% Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao. 3. Các biện pháp thực hiện Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ cái trong trường như sau: 3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái" Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn. Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ g, y (chủ đề phương tiện giao thông). Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc thơ "Cô dạy con". "Mẹ, Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay bay đường không Ôtô chạy đường bộ Tàu thuyền ca nô đó Là đường thuỷ mẹ ơi .... Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga, hỏi bức tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga). Trong nhà ga có những dòng người qua lại đón khách, trả khách .... Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga" bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen với chữ "g". Tiếp đến chữ "y" cô hỏi trẻ: Ngoài tàu hoả ra thì còn có phương tiện giao thông gì nữa? Trả lời: "Máy bay .... ". Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và hỏi: Ai có thể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy bay" và trẻ lên rút chữ "y". Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện về trò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến". Tôi huy động trẻ sưu tầm bìa catton, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, ôtô, thuyền buồm.... Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và thuận lợi trong việc viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra. Hình 1a: Học chữ G,Y Hình 1b: Học chữ G,Y Ví dụ khác: Với chủ đề mà mùa xuân với tiết học "Làm quen chữ cái" l, m, n? Tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt. Những vật liệu đó đều phải chứa các chữ cái l, m, n như: Lá na, hạt mơ .... Cô và trẻ cùng phết vào sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt .... Với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Một số sáng kiến của tôi trong việc làm đồ dùng cho trẻ là không bao giờ theo khuôn mẫu và tôi thường thay đổi, sáng tạo về cả hình dạng, màu sắc, kích thước thực tế của nó. Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn. 3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường "Làm quen chữ cái" Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ đề. Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Bé cùng làm quen chữ cái" và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề. Ví dụ như chủ đề thực vật thì tôi cắt bìa thành cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh về các loại lá, hột, hạt .... Sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n, (trong chủ đề thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ dưới các loại hột, hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì dán chữ L, mận thì dán chữ m, hạt na thì dán chữ n.... Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ "Hoa cúc vàng" cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy. Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không những ở góc bé cùng "Làm quen chữ cái" mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và tư tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động "Làm quen chữ cái", trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để dựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô .... Ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ lô tô. Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 90%. Hình 2: Góc chữ cái 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức trên tiết học: Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc. Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm. - Phát huy tính tích cực của trẻ. - Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b, d, đ chủ đề "Mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ d). Hình 3: Tiết học làm quen chữ cái 3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu "vít vít"... Để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi. Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với chữ d và hoa đào được làm quen với chữ đ. Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như - Tìm chữ cái trong câu đố. - Đi chợ tết. - Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học. * Cách hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị 2 câu đối có các chữ b, d, đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữ cái b, d, đ. Cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng có chữ b, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh bèo .... Tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ cái d, đó là những thứ gì? quả dừa, quả dứa.... Tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái đ... Khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó là loại gì? và có chữ cái gì? các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái. Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái b, d, đ "Mùa xuân đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu?" (Được đi xem pháo hoa, đi công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học. Ví dụ: Rềnh rềnh ràng ràng Tìm các loài hoa Hoa gì ngoài Bắc Cánh nhỏ màu hồng Cùng vui đón tết. Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ đ. Cứ như thế cô đọc cho trẻ đoán chữ b, d sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau. Hay với chủ đề "Trường mầm non" với nhóm chữ cái o, ô, ơ vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu .... Tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ "bảng con" khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ o trên cơ thể nào? Cô cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay.... Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ o, trẻ nói: Mắt, đầu.... Hai bạn có thể tạo thành chữ o không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng). Ai có thể tạo thành chữ ô. Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu ô. Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế. Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam, chữ y giống cái nạng, chữ d giống cái giáo, chữ h giống cái ghế. Ví dụ: Trò chơi : “vẽ chữ cái trên cát ” Với những hạt cát màu sắc trẻ rất hứng thú vẽ những chữ cái trên đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Trẻ rất hứng thú vẽ chữ cái trên cát tranh trên cát .Trẻ vừa học vừa chơi trẻ rất hứng thú trẻ cảm thấy thoải mái khi học . Hình 4: Trò chơi chữ cái Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy máng lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với chủ điểm. * Tích hợp văn học Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một mà bộ môn bà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. Ví dụ: Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái V và R. Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố để gây hứng thú. Ví dụ: Câu đố chứa chữ  : Chữ gì một nét còng tròn. Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô. Hoặc chữ V: Quả gì tên gọi dịu êm Như dòng sữa mẹ nuôi em thuở nào (quả vú sữa). Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài "Rềnh rềnh ràng ràng", "Vè con cua" hay một số bài thơ cô tự sáng tác. * Tích hợp môn âm nhạc Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o, ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ otròn" "Chữ o là chữ o tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ ô là chữ ô cô dạy chúng em biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ. * Tích hợp môn môi trường xung quanh: Bộ môn này thường gặp ở mọi tiết và nhất là tiết chữ cái, muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh. Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ "Hoa hồng" trẻ được quan sát bông hoa, trẻ nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú. Hoặc trò chơi thì gắn chữ cái, nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó. Tôi gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ điểm, tăng thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi. * Tích hợp bộ môn tạo hình: Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái. * Tích hợp bộ môn làm quen với Toán Bộ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_cho_tre.doc