SKKN Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ
III.Các phương pháp thực hiện:
1.Trang trí môi trường lớp học thu hút trẻ.
2.Cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng mới lạ đa năng, đẹp kích thích trẻ hoạt động.
3. Luôn đổi mới hình thức, tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ tư duy tìm cách giải quyết các tình huống.
4. Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi.
5. Đưa các chơi trò chơi dân gian vào trong các hoạt động là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ.
6.Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ .
7. Phối hợp với phụ huynh .
Biện pháp 1:Trang trí môi trường lớp học thu hút trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi, dụng cụ là phương tiện, con đường để cung cấp kiến thức cho trẻ .Đồ dùng đồ chơi mới lạ, đẹp, hấp dẫn sẽ kích thích lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động .
- Khi tổ chức hoạt động thể chất, đồ chơi là yếu tố quan trọng không thể thiếu được vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Đối với tổ chức thực hiện “Vận động cơ bản” đồ dùng đồ chơi không những có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của trẻ mà còn là điều kiện, phương tiện để trẻ thực hiện các kỹ năng. Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, phù hợp với độ tuổi, có tác dụng hình thành những kỹ năng, kỹ xảo một cách nhanh chóng. Do đó giáo viên phải tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi, đảm bảo yêu cầu về nhận thức, an toàn cho trẻ, có tính thẩm mỹ cao để kích thích trẻ say mê hoạt động.
- Trang trí góc vân động thu hút trẻ tham gia là điều rất cần thiết, vì vậy trang thiết bị, đồ dùng tự tạo để lôi cuốn trẻ tham gia vận động, cách bố trí sắp xếp gọn gàng ngăn lắp. Giáo viên phải tạo ra không gian thoải mái vơi các hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ dùng phong phú và đây là góc vận động của lớp tôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ
t động thể chất, muốn đạt kết quả cao. Mỗi giáo viên nên tạo ra đồ dùng, đồ chơi cho lớp mình, phù hợp với từng chủ điểm, tận dụng nguyên liệu có sẵn, với sự khéo léo của giáo viên kết hợp cùng trẻ làm sẽ tạo ra được đồ dùng, đồ chơi đa năng, phong phú về chủng loại, hấp dẫn về màu sắc mà, mới mẻ thu hút trẻ. Sự đa dạng về chủng loại nhất là các loại đồ dùng tự tạo phát ra tiếng kêu. Âm thanh đặc sắc rất thu hút trẻ và được trẻ chọn để dùng như những hạt gỗ khi lồng chúng vào với nhau và để khoảng trống khi trẻ tập nó sẽ va chạm vào nhau và phát ra âm thanh trẻ rất thích. Hình ảnh : Dụng cụ tự tạo trẻ yêu thích. Biện pháp 2:Cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng mới lạ đa năng, đẹp kích thích trẻ hoạt động. a. Những “Vỏ dừa khô”: Sơn màu, đục lỗ trẻ dùng tay nhét sỏi vào lỗ, rèn luyện vận động tinh sự khéo léo của đôi bàn tay. Nhưng bàn chân sẽ bước trên dải đá. Hình ảnh : Tay khéo chân nhanh. b. Với “Máy tập chân”, dễ sử dụng trong lớp trẻ có thể bám vào song cửa sổ cao 50cm, ngoài sân có thể đặt cạnh cầu tụt có cột dọc ngang đều có thể hoạt động được. Khi ngồi trên ghế trẻ có thể hoạt động an toàn. Ngoài ra dọc thêm gai dính, thảm, giấy ráp làm tăng thêm đội ma sát trẻ rất hứng thú với đồ dùng này. c. Cây cầu khỉ: Cầu khỉ ở đây khác với cầu thăng bằng. Cầu được làm bằng tre, chân cầu rời có thể thuận tiện cho việc lấy và cất, chơi ở ngoài sân, ở hành lang lớp học, trong lớp, cầu có các độ cao khác nhau nhằm tăng thêm độ khó và có rất nhiều cách chơi. - Khi trẻ mới tập đi, đi với độ cao 15 cm. Khi trẻ đi thành thạo tăng thêm độ khó 1 đầu cao, một đầu thấp hay tăng độ cao ở 25cm. Dùng dây hỗ trợ khi đi thăng bằng.Vì chiều dài cây cầu bằng khoảng cách giữa 2 cây cột trong lớp thuận tiện cho việc căng dây. Trẻ đi trên cầu kết hợp với 2 tay đưa cao lên đầu, lòng bàn tay áp vào dây trẻ đi tự tin và thích thú. Qua đó kỹ năng đi được củng cố và hoàn thiện. * Với vận động : “Đi trong đường. Đi theo đường zích zắc”, tôi dùng bìa cát tông, tấm thảm gai dán thành con đường, hay những miếng nhựa xốp bắt vít để trẻ tự ghép tạo thành đường đi. Đôi bàn chân làm bằng nhựa xốp được gắn sỏi, trẻ xếp khi trẻ đi tạo cảm giác khác nhau, trẻ thích thú với con đường trẻ vừa được ghép và được trải nghiệm luôn, qua đó kỹ năng vận động của trẻ sẽ khéo léo chuẩn xác hơn. Trẻ nêu nhận xét về sự khác nhau khi đi trên sỏi, khác với đi trên thảm, mút. d. Sân gôn mini. - Với diện tích không quá nhỏ và quá chiếm diện tích mà vẫn có thể chơi được thứ mình muốn với nhiều đồ dùng và đặc biệt là với trái bóng một dụng cụ trẻ vô cùng yêu mến. Vì vậy tôi đã nghĩ ra sân gôn nhỏ sử dụng thảm made để làm cỏ nhân tạo không bị trơn và có màu sắc rất giống sân chơi thật, khoét một lỗ nhỏ trên bề mặt và sâu để quả bóng chui vào đó mà không bị bật ra ngoài. Trên bề mặt có ngăn các ô vawchj để tạo điều kiện cho trẻ khá và chưa chơi thạo chơi ở các mức độ khác nhau, gần hoặc xa. Hình ảnh : Sân gôn mini - Hiểu được sự hứng thú của trẻ khi được tham gia các trò chơi bằng nhiều đồ dùng sáng tạo có nhiều sắc màu, không chỉ chơi đơn lẻ và còn chơi nhóm, tôi tiếp tục tìm tòi và sáng tạo ra các dụng cụ khác e. Cái hang bí ẩn. tôi sử dụng hộp cát tông( Hộp đựng Ti vi hay Tủ lạnh) cắt thành hình cửa hang, trẻ cùng cô trang trí, dán, vẽ, tô màu tạo thành cửa hang, còn Công chúa tôi làm rối người đứng ở trong hang. Khi trẻ được mở 2 cánh cửa của tấm bìa trẻ rất thích thú và reo lên sung sướng: “Công chúa đây rồi ” f. Chiếc cổng ngộ nghĩnh. Khi thực hiện vận động: “Bò cao - Đi như gấu, bò như chuột ”, tôi vẽ các nhân vật trong truyện “Mừng sinh nhật bạn”, tôi cùng trẻ tô màu, cắt dán những nhân vật bằng bìa cát tông, bằng xốp cứng để tạo hứng thú cho trẻ bò đến nhà các bạn: Voi, Hổ, Hươu tặng quà cho các bạn trong ngày sinh nhật. Hình ảnh: Những chiếc cổng có hình con vật. Thực sự những con vật ngộ nghĩnh này rất được trẻ yêu mến và sãn sàng vượt qua thử thách để “ Bò” đến tặng quà hay thăm hỏi bạn. Hình ảnh : đồ dùng tập phát triển chung quả tạ sắc màu - Các bài tập phát triển chung là một phần bài tập không thiếu trong giờ học thể dục vì vậy đồ dùng cũng rất cần thiết và quan trọng. Nếu đồ dùng không thu hút trẻ ngay từ đầu thì rất khó tạo hứng thú cho trẻ trong suốt tiết học. Vì vậy tôi luôn học hỏi và sáng tạo ra 1 số đồ dùng để giúp trẻ húng thú hơn. Với quả tạ sắc màu thì rất dễ làm mà trẻ lại rất thích. Vì tôi sử dụng bóng nhiều màu, rồi lấy ống nhựa nưa cũ cưa cho vừa tay trẻ cầm rồi gắn keo lại là được sản phẩm ưng ý và rất thuận tiện khi sử dụng. g. Cổng ống thiên nhiên. Cùng với chuyên đề này, hình thức hay thử thách được đặt ra nhiều hơn khó khăn hơn đó là Bò chui qua ống. Đây là hình thức mới lạ và đòi hỏi ở trẻ sự tự tin mạnh dạn, kiên trì và dũng cảm. Bởi khi bò chui qua ống với lớp nhỡ thì các con bắt buộc phải bò qua ống có chiều dài là 1m2 đến 1m4 và ống là kín nên đòi hỏi ở tiết học này là tính kiên trì và dũng cảm. Vì vậy tôi luôn linh động và sáng tạo với thiết kế.Sử dụng bàng mika trong suốt và gắn lên cổng để tạo đường ống dài theo yêu cầu và kín. Với chất liệu trong suốt thì giáo viên hoàn toàn quan sát được trẻ bên trong bò có đúng kỹ thuật và được an toàn không. Và để thu hút trẻ tất nhiên trên chiếc cổng ống giáo viên tùy vào chủ điểm mà trang trí cho phù hợp và đặc biệt là phải bắt mắt và thu hút trẻ. Với chủ điểm Thực vật thì trang trí hoa lá luôn thu hút được trẻ quan tâm và thích thú. Chính bởi vậy tôi đã lựa chọn trang trí lên chiếc cổng bằng hoa tiết hoa và những con bướn bây dập dờn phía trên nhin rất bắt mắt, khích thích trẻ tham gia vận động. Hình ảnh : Cổng ống thiên nhiên. - Cùng với cổng ống náy tùy vào chủ điểm giáo viên sẽ lựa chọn và trang trí cho phù hợp. Tạo sự hứng thú tò mò cho trẻ tham gia hoạt động. Ví dụ : chủ điểm động vật cô có thể cắt hình các con vật ngộ nghĩnh dán lên cổng. h. Bộ đồ dùng mang tên“Những ống nhựa đa năng”. Tôi dùng các ống nhựa có khích thước khác nhau, có chiều cao khác nhau, dùng cút nối, trẻ quấn đề can các màu để đánh dấu các mốc, trẻ tháo lắp dễ dàng với ít ống nhựa không tốn kém, không cồng kềnh mà sử dụng được rất nhiều các kỹ năng, các bài VĐCB và các TC: Hình ảnh: Bật qua dây “ Với từng lứa tuổi có thể thay các ống nhựa với chiều cao khác nhau” - Cùng với ống dây này có thể cho trẻ bò, trườn sấp dưới dây cùng với độ cao phù hợp với các cống nhựa có kích thước khác nhau.nếu muốn nâng cao độ khó giáo viên dễ dàng gắn chuông vào các đoạn dây. Hình ảnh; Sử dụng ống nhựa căng dây cho trẻ Bò, trườn. Hình ảnh ; ống nhựa thiết kế trườn sấp,bước qua chướng ngại vật. Hình ảnh: Gôn bóng. - Các ống nhựa vững chắc và có độ dài khác nhau có thể thay đổi theo ý thích và phù hợp với độ tuổi của trẻ, giáo viên có thể tận dụng và sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, như sân gôn được thu nhỏ này trẻ rất hững thú và có thể tổ chức cho trẻ chơi phong lớp, phòng tập hay ngoài sân trường . Thi đấu giao lưu giữa các lớp các khối cũng rất thú vị và dễ làm dễ chuẩn bị. - Bằng những ống nhựa có nhiều kích cỡ khác nhau và những cút nối tháo ra lắp vào rất dễ ràng và tiện lợi giáo viên có thể sử dụng bằng nhiều mục đích khác nhau. Hình ảnh: sử dụng thanh nối thành ô bật nhảy. + Như dựng sân đánh cầu lông, nâng cao cột nhựa và căng lưới buộc chặt 2 bên là ta có thể cho trẻ tập luyện cầu lông rất chuyên nghiệp mà không phải ở trường nào cũng có môn thể thao này. + Hay sử dụng một cột trụ và với chiều cao là 1m2 đến 1m4 và buộc vòng trong nhựa hay vòng tròn bằng nguyên vật liệu khác cố định sẽ tạo cho ta 1 cái đích ném thẳng đứng chắc chắn và đúng tiêu chuẩn, và giáo viên chiể cân trang trí phù hợp chủ điểm là đã có một sản phẩm không tốn kém và đúng tiêu chuẩn. - Với các đoạn ống nhựa giáo viên có thể tạo thành chướng ngại vật để trẻ bước qua, hoặc chui qua mà không quá tốn công. Hay lắp ghép thành đường hầm bí ẩn cũng rất thú vị với trẻ, bởi nhiều đoạn nối của ống và với mỗi đoạn nối giáo viên trang trí khác nhau sẽ mang lại cảm giá trẻ được trải qua nhiều đoạn đường hầm thực sự. - Là 1 đồ dùng nhưng nó có rất nhiều chức năng, dạy được các VĐCB, chơi được nhiều TC vừa tiện sử dụng, thao tác dễ đối với trẻ mà lại mang lại hiệu quả cao không tốn kém. VD: Những vỏ hộp sữa bột, ống giấy nén, vỏ gáo dừa, tre do phụ huynh ủng hộ và cô sưu tầm, tôi cho trẻ làm ở giờ hoạt động góc, dùng giấy màu bọc vào sau đó cho trẻ trang trí xé dán tạo thành các chướng ngại vật. Cô đục lỗ trẻ luồn dây qua các lỗ buộc lại tạo thành những đôi cà khoeo xinh sắn. Đồ dùng này tôi sử dụng vào vận động: “Lăn bóng dích dắc qua các chướng ngại vật”, “ Đi cà kheo” trẻ rất thích thú khi được lăn bóng qua chướng ngại vật, đi những đôi kà khoeo do chính tay trẻ làm cùng cô.Những đồ dùng này ngoài việc sử dụng khi tổ chức thực hiện vận động cơ bản mà còn được sử dụng trong góc chơi xây dựng, bán hàng, trò chơi. - Để gây hứng thú cho trẻ trong lĩnh vực phát triển thể chất, ngoài việc chuẩn bị đồ dùng tôi còn tạo ra các sản phẩm dựa vào việc ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức trên máy vi tính cho trẻ xem giúp trẻ hiểu sâu hơn, rõ hơn, thích hoạt động hơn. VD: Với đề tài “Bật xa 45-50cm” tôi đã sử dụng công nghệ thông tin ở phần giới thiệu VĐCB với tên gọi: “ Những chú thỏ tinh nghịch”, trẻ được kích chuột và tự chọn những chú thỏ mang số báo danh từ 1-10, hình ảnh những “chú thỏ” với số báo danh mà trẻ đã chọn xuất hiện và nhảy qua “con suối” thật ngộ nghĩnh. Trẻ được quan sát và nhận xét về cách nhẩy của các “chú thỏ”, chú thỏ nào nhẩy qua, chú thỏ nào không nhẩy qua, vì sao?.... Từ đó trẻ biết mình phải làm thế nào để bật nhẩy xa hơn giống như những chú thỏ kia.Trẻ cũng mạnh dạn hơn khi tham gia vào hoạt động Như vậy trong quá trình tổ chức hoạt động thể chất, cô giáo luôn cải tiến đồ dùng phù hợp với từng vận động, từng trò chơi, tận dụng những nguyên vật liệu như bìa cát tông, lịch cũ, hộp giấy, vỏ lọ sữa,vỏ dừa, gáo dừa, ông nhựa dây gai đưa vào tái sử dụng kết hợp với sự khéo léo của cô và trẻ tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mới đảm bảo tính an toàn thẩm mỹ. Đồ dùng mang tính đa năng, trẻ dễ thao tác, nguyên vật liệu dễ kiếm dễ tìm, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương luôn mang lại hiệu quả giáo dục đối với trẻ Mầm non. Hình ảnh : Trẻ hứng thứ với máy tập thể thao hữu dụng - Với đồ dùng này giáo viên rất dễ làm chỉ cần sưu tầm các mẩu ống tre nhỏ, gỗ nhở được mài cần thận sau đó đục lỗ và luồn dây chun có màu sắc vào đã được sản phẩm tập cho cơ tay , cơ bả vai rất tốt và trẻ cũng yêu thích. Biện pháp 3:Luôn đổi mới hình thức, tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ tư duy tìm cách giải quyết các tình huống. - Khi tôi cùng trẻ đã làm ra một số đồ dùng để thực hiện hoạt động thể chất. Song bằng cách nào để lôi cuốn thu hút trẻ vào giờ học một cách thoải mái. - Tôi luôn tìm tòi để thay đổi hình thức tổ chức tạo hưng phấn kích thích trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm trong các hoạt động. Vì khi trẻ thực sự hứng thú, hưng phấn thì trẻ mới lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Trẻ mẫu giáo nhỡ chú ý và ghi nhớ của trẻ ở giai đoạn này còn mang tính không chủ định nên trẻ chóng nhớ mau quên, thích gì nhớ đấy, vì thế nếu không gây được sự hứng thú đối với trẻ thì trẻ sẽ tham gia các hoạt động một cách thụ động nhàm chán. Hình ảnh : Giáo viên thu hút trẻ đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó tôi luôn đưa trẻ vào những câu chuyện cổ tích hay những hội thi, trò chơi. Tuỳ những vận động cơ bản, kỹ năng cần cung cấp, củng cố mà tôi lựa chọn những hình thức khác nhau như: Kể chuyện, cuộc thi, chương trình, trò chơi phù hợp để làm chủ đề xuyên suốt trong quá trình tổ chức. VD: với vận động “Chuyền bóng qua đầu qua chân” tôi chọn chủ đề “Vui cùng zin zin”. Đồ dùng là những trái bóng nhiều màu sắc, có cắt dán hình zin zin, tôi cho trẻ sử dụng liên hoàn một cách nhẹ nhàng, khéo léo. HĐ1: Đi chạy cùng zin zin ( đi các kiểu đi trên nền nhạc vui nhộn) HĐ2: Sắc màu của bóng ( tập bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát : “Trái bóng xinh”. HĐ3: Trái bóng tròn (Chuyền bóng qua đầu và qua chân) HĐ4: Đá bóng vào gôn ( nhạc nhanh vui tươi) - Với nội dung xuyên suốt như vậy trẻ hứng thú say sưa với những quả bóng trên tay, trẻ được khám phá trải nghiệm qua các hoạt động. Trẻ học như được chơi đùa với quả bóng vừa có những kỹ năng chuyền bóng, vừa được tham gia trò chơi, kết hợp với âm nhạc giờ học đạt kết quả cao. *VD: Trong chủ điểm: "Những con vật bé yêu” tôi chọn những VĐCB: “ném trúng đích thẳng đứng” Hình ảnh: Trẻ hứng thú hóa thân thành các chú chuột đáng yêu. Mở đầu tiết học, để lôi cuốn trẻ vào chủ đề “ Ngày hội núi rừng” . Tôi đã sử dụng dựng cụ tự tạo đó là dùng chiếc bờm cài đầu và trang trí lên chúng là đôi tai của các con vật và đọc một số câu thơ ngắn do tôi sáng tác để kích thích gây hứng thú cho trẻ và còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ . “Loa!.loa!.loa! Mùa xuân mở hội tưng bừng, Xin mời muôn thú vui cùng rừng xanh! Khỉ vàng, Gấu đỏ, Voi ơi. Cùng nhau hợp sức xem ai thắng nào? ”. Khi nghe tiếng: “loa” rao của cô, trẻ tập trung lại gần cô để xem cô làm gì và như vậy đã tạo được hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học. Tôi cho trẻ đóng vai các con vật nô nức đi dự hội theo hiệu lệnh: “Hãy bắt chước bạn khỉ trèo cây hái quả, dậm chân thình thịch giống bác voi, đi khom lưng như bác gấu, chạy nhanh như chú thỏ” chính là phần khởi động. Bài tập phát triển chung sẽ là bài đồng diễn thể dục chào mừng ngày hội với cờ, nơ, hoa theo bài hát: “Vui cùng rừng xanh”. Phần VĐCB đưa vào nội dung chính của ngày hội tham gia các phần thi tài. Kết thúc hội thi là điệu nhạc nhẹ nhàng cho các chú thú rừng khoan thai về nhà đó là lúc trẻ thực hiện hồi tĩnh. Có những vận động tôi lại tạo một số tình huống có vấn đề, lôi cuốn trẻ vào chủ đề chính. * Vận động “Bò theo đường dích dắc”, tôi sẽ liên kết theo chủ đề “Bản thân”. - Tôi kể cho trẻ nghe Truyện “Công chúa tí hon”, Công chúa đi vào rừng hái hoa, bị mụ phù thủy đánh lừa nhốt vào trong hang, Hoàng Tử đi tìm và nghe Công Chúa gọi. Cô cùng trẻ đi cứu công chúa, cho trẻ khởi động đi với các kiểu đi, nhanh, chậm, khom lưng... - Chuyển sang phần BTPTC để cho trẻ tự giác tham gia hoạt động tiếp theo, tôi tạo tình huống có vấn đề. “Muốn phá đá, chuyển đá để cứu Công chúa chúng ta phải có sức khỏe, chúng mình cùng tập TD để trở thành lực sĩ”. - Trẻ hứng thú tham gia vào BTPTC với bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục” một cách tự nhiên. - Xuất phát từ đặc điểm tò mò, thích khám phá cái mới, tôi kể tiếp “Mụ phù thủy rất khôn ngoan, xảo quyệt, mụ sợ có người đến cứu Công chúa mụ làm một con đường dích dắc, ai đến cứu phải vượt qua con đường nguy hiểm đó”. Tôi cho trẻ nêu ý kiến riêng của trẻ, sau đó tôi cho trẻ xem trên máy vi tính, phương án “Bò theo đường dích dắc” đến cửa hang để cứu Công chúa.Như vậy trẻ tập trung chú ý cao để xem mẫu và kích thích trẻ có ý chí hoàn thành nhiệm vụ. - Để chuyển sang phần trò chơi "chuyển bóng” tôi đưa trẻ đến với hoạt động: “Chuyển đá để mở cửa hang đưa Công chúa về cung điện”. Cô cháu mình hãy đi thật nhẹ nhàng ra khỏi khu rừng kẻo mụ phù thủy phát hiện được là sẽ đuổi theo chúng ta ngay. Với mỗi chủ điểm, tôi lựa chọn các vận động cho phù hợp, do đó việc liên kết các hoạt động trong quá trình cho trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản phải phù hợp với các chủ đề theo kế hoạch của lớp. Vì vậy, các tiết dạy vận động cơ bản luôn được thay đổi chủ đề sẽ luôn mới mẻ, hấp dẫn, tạo được sự hứng thú cho trẻ. Và điều rất quan trọng đó là nội dung được đưa ra gắn kết với nhau và xuyên suốt bài học để trẻ không bị mất tập trung mà không bị loãng không khí. - VD: Với vận động “Bật chụm tách chân” ( hình 1) Chủ đề: “ Trường mầm non của bé”. Tôi tổ chức dưới dạng chương trình:“Quả chuông nhỏ ”, các bé được tham gia vào các trò chơi của chương trình. *TC1: “Đi theo tiếng chuông ” trẻ nghe và đi theo tiếng chuông để lấy vòng về vị trí tập kết. *TC2: “Chuông ngân vang” các bé tham gia tập BTPTC với vòng, kết hợp bài hát “ Quả chuông nhỏ”. *TC3: “Bé giỏi, bé ngoan” các bé dùng những chiếc vòng xếp thành ô và bật *TC4: “Vũ điệu bóng bay”các bé tham gia TC KT: Trao giải cho các bé, phần thưởng chính là những đồ dùng, đồ chơi, trong trường mầm non (Búp bê, chú lật đật, bóng, đu quay) do chính tay trẻ làm ở HĐG, HĐC. Biện pháp 4:Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi. - Trẻ 4-5 tuổi “ học bằng chơi” và “ chơi mà học” do vậy khi trẻ đã nắm bắt được VĐCB trong các hoạt động học, tôi nghiên cứu và tích hợp lồng ghép thực hiện các VĐCB vào các lĩnh vực phát triển khác, ở mọi lúc mọi nơi trong giờ thể dục sáng, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm củng cố ôn luyện các kỹ năng, kỹ xảo. Các trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khích thích trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán, nhưng giáo viên phải chú ý các trò chơi có nội dung, chơi phù hợp bài tập vận động, phù hợp với khả năng của trẻ. - Ví dụ: Ở giờ thể dục sáng khi đã thực hiện xong bài tập phát triển chúng tôi cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng : Tạo dáng con vật, bật qua suối nhỏ. Qua đó trẻ đựơc ôn luyện kỹ năng bật, nhảy một cách hứng thú.kỹ năng ném bóng vào rổ cũng rất thu hút trẻ. Hình ảnh : Trẻ ném bóng vảo rổ - Hay trong các giờ hoạt động ngoài trời, thì các đồ chơi được phòng giáo dục đầu tư luôn là lựa chọn không thể bỏ qua. Hình ảnh: Cô và trẻ bật nhảy qua các ô. Bằng các hình thức tổ chức hoạt động đó, nhưng câu chuyện, những cuộc phiêu lưu ly kỳ hay những cuộc đua, đọ sức vô cùng găng go mà tôi đưa vào tiết học một cách tự nhiện nhất vẫn đảm bảo nội dung rèn kỹ năng cho trẻ một cách có hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, trẻ được học mà như chơi thông qua các TC, các phần thi với những đồ dùng là những cái vòng, trái bóng quen thuộc gần gũi với trẻ. Trẻ hứng thú hoạt động say sưa, tích cực, các kỹ năng, luật chơi, nhiệm vụ giao cho trẻ chứa ẩn trong lời dẫn chương trình của cô. Trẻ cảm thấy mình luôn là người vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.Sự kết nối giữa các hoạt động này sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng, khéo léo, kết hợp với lời nói hấp dẫn của cô sẽ lôi cuốn trẻ từ sự thích thú với hoạt động này lại mong muốn háo hức tham gia các hoạt động khác. Và sự hứng thú ấy là đòi hỏi hoàn toàn kỹ năng của một người giáo viên, nếu làm được thì rất tốt nếu chua làm được thì giáo viên càng đưa ra nhiều tình huống để trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức trẻ được trải nghiệm nhiều cảm giác và hưng phấn hơn. Biện pháp 5: Đưa các chơi trò chơi dân gian vào trong các hoạt động là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ. - Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo sưu tầm lựa chọn,TCVĐ, trò chơi dân gian phân nhóm theo lĩnh vực phát triển của trẻ, chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi dân gian vào hoạt động học tập và vui chơi phù hợp với chủ điểm và nội dung của từng hoạt động giáo dục. Tổ chức hoạt động học và chơi cho trẻ theo yêo cầu đổi mới GDMN, trong đó đặc biệt chú trọng yêu cầu tích hợp TCDG sao cho phù hợp. - Giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Chuyền bóng qua phải qua trái,, .Tổ chức cho trẻ chơi phân loại hình dạng. Chia trẻ làm hai đội 2 đội đứng quay mặt vào nhau chuyển hình theo yêu cầu( Khi chuyền trẻ hát bài : ( Hình vuông màu xanh nhé, hình tròn bóng màu đỏ đây, màu vàng là hình gì. Bé cùng chuyền cho khéo, bé cùng chuyền nhanh!), lần 2 đổi bên. Trẻ không những thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận thức, thẩm mỹ mà còn đựơc rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai của đôi tay, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, hình thành tinh thần tập thể, tính đoàn kết hợp tác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Hình ảnh : Trẻ chơi với bóng. - Khi tổ chức, trò chơi vận động, trò chơi dân gian thường tổ chức ở ngoài trời phù hợp với những ngày nắng ấm, gần gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Giáo viên có thể chọn vị trí, địa điểm chơi linh hoạt,tuỳ thuộc điều kiện hoàn cảnh chơi, không nhất thiết ở trong lớp mà còn chơi ở hành lang, sân trường, vườn trường. - Đặc biết là trò chơi kéo co, luôn thu hút trẻ tham gia và đoàn kết trong khi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_khi_to_chuc_hdgdtc_cho_tr.doc