SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1. Cơ sở lý luận:
Thời gian đằng đẵng trôi qua bao lâu thì cuộc sống cũng có những thăng trầm và biến động bấy nhiêu. Có những thứ rất dễ bị lãng quên, nhưng có những thứ luôn sống mãi trong lòng mỗi người qua bao thế hệ. Và tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đó chính là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam
Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục đạo đức, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “ Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”
Trong năm học này ( 2009 – 2010), được xem là năm học “đổi mới về quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Giáo dục Mầm non và các bậc học khác tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 06/CT – TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính Trị ban hành.
Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “ làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thuận lợi:
• Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động như: phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát, câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ.
• Nhà trường tạo góc sách tư liệu về Bác cho giáo viên, trẻ, và phụ huynh cùng xem.
• Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
• Qua hai năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp Lá xanh do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ, các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
2.2 Khó khăn:
• Do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
• Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ chưa hiểu nhiều những kiến thức về Bác Hồ.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác: “ Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho quốc gia”. Vấn đề này luôn làm tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng tìm được hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau“ Giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
chơi của chung ở lớp mang về nhà làm của riêng cho mình, không giành đồ chơi để chơi 1 mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình, không xưng hô mày – tao mà phải xưng bằng bạn * Trong giờ ăn: Học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “ không được hoang phí dù chỉ là 1 việc nhỏ” và Bác luôn xem “gạo” chính là “ hạt ngọc” của trời ban, do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí dù chỉ 1 hạt cơm, không làm rơi vãi cơm xuống đất hoặc trên bàn thông qua việc hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như: - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. - Cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn. - Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất - Biết mời cô và các bạn trước khi ăn. - Biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn - Ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. * Trong giờ hoạt động nêu gương: Dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ tự nhận xét hôm nay mình có ngoan hay không và lý do vì sao chưa ngoan. Cô quan sát lời nói hành vi cử chỉ của trẻ xem những điều trẻ nói có đúng với ngày hôm đó hay không, nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra khuyết điểm của mình rất đáng được khen và thưởng, còn nếu trẻ nào bị vi phạm lỗi, bị cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chưa ngoan, cô có thể phạt bạn đó không được cắm cờ bé ngoan và cuối tuần không được nhận phiếu bé ngoan. (Làm theo lời dạy của Bác nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng – Thanh Hóa: “phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội”) Ví dụ: Trong giờ nêu gương buổi chiểu hôm thứ sáu ngày 4/12 vừa rồi, sau khi hỏi các trẻ nhận xét là mình ngoan hay chưa . Tôi hỏi cả lớp “ hôm nay bạn nào chưa ngoan, chưa nghe lời cô?”. Tôi vừa hỏi xong thì có bạn Anh Khoa, Đức Huy đứng lên thừa nhận là mình không ngoan. Tôi có hỏi trẻ “vì sao các con cho là mình không ngoan”, trẻ trả lời “ vì hôm nay con không ngủ trưa, còn chạy lung tung ra ngoài cửa lớp chưa nghe lời cô”, khi ấy tôi đã khen vì trẻ biết nhận lỗi mình đã làm và tôi sẵn sàng cho cả lớp tuyên dương đồng thời còn thưởng kẹo cho trẻ nữa. Biết thật thà nhận lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức rất đáng cao quý mà Bác Hồ đã từng dạy các cháu thiếu niên nhi đồng và những người làm giáo viên có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện của Bác dạy các cháu thiếu nhi để giáo dục trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi mình làm sai một điều gì, bởi “ người làm sai mà biết nhận lỗi rất đáng khen, còn người làm sai mà không biết nhận lỗi thì mới đáng xấu hổ” Ngoài ra, cô có thể tận dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe một số câu chuyện mà cô sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục cho trẻ và tập cho trẻ đóng kịch ( một số câu chuyện như : Ba chiếc ba lô, Bác có phải vua đâu, Bác Hồ ở Pắc Bó, Chia quà, Qủa táo Bác Hồ cho em bé) hoặc có thể cho trẻ nghe một số bài hát về Bác Hồ. * Trong một số lễ hội vui chơi theo sự kiện: Vào các ngày lễ như 20/11, Tết ngoài việc cho trẻ tham gia văn nghệ với các bài hát phù hợp ngày lễ, tôi có thể khuyến khích trẻ có thể hát các bài hát về Bác Hồ mà trẻ biết hoặc cho trẻ tham gia đóng kịch, đọc thơ Để mừng ngày sinh nhật của Bác – 19/5 – tôi có thể tổ chức một buổi văn nghệ vào một buổi chiều nào rãnh, cho ba tổ trong lớp tham gia thi “ Hát múa và kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ” với nhau về các thể loại như: hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện. * Trong hoạt động mọi lúc – mọi nơi: Hàng tháng, tôi sưu tầm một số câu nói hay của Bác Hồ dạy cho trẻ lớp mình học vào các giờ rãnh rỗi, có thể lúc đầu trẻ chưa thuộc và hiểu hết nội dung câu nói ấy nhưng tôi sẽ kiên nhẫn dạy trẻ mỗi ngày một ít và trẻ sẽ dần dần hiểu được một phần nào câu nói của Bác để từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức cao quý và đáng kính trọng ở Bác. 2. Phối hợp cùng với đồng nghiệp tạo góc sách Bác Hồ là nơi để trẻ đến đọc sách truyện về Bác Hồ. Được sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu, tôi và đồng nghiệp đã sưu tầm, tìm tòi một số sách vở, tranh ảnh, báo chí có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác để tạo thành một góc sách về Bác Hồ. Từ đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cô dẫn trẻ đến đây cho trẻ xem tranh ảnh, đọc cho trẻ nghe và giải thích cho trẻ hiểu thêm về Bác. III. KẾT QUẢ Với những biện pháp được đề ra, qua 4 tháng thực hiện ( 9 – 10 – 11 – 12 ) tôi nhận thấy trẻ lớp tôi thực hiện và làm theo tương đối tốt những gì tôi đã dạy. Đối với biện pháp 1 : Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Giáo dục trẻ thông qua hoạt động có chủ đích: - 100 % trẻ đến lớp biết chào cô, chào ba mẹ. Khi đi chơi trong sân trường gặp các cô chú không phải là cô giáo của mình nhưng trẻ vẫn chào hỏi rất lễ phép. Trẻ về nhà biết thưa gửi, chào hỏi ông bà, họ hàng. - Trong lớp lúc nào cũng yêu thương nhau,giúp đỡ các bạn trong lớp, đặc biệt ở lớp có 1 bé khuyết tật, nhưng các trẻ vẫn thích chơi với bạn, hay trò chuyện, chơi với bạn để bạn không cảm thấy bị bỏ rơi. - Trẻ biết chăm sóc và rèn luyện cơ thể như: hăng hái tham gia tập thể dục buổi sáng rất nghiêm túc, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Biết bảo vệ cơ thể, ví dụ như : không sờ tay vào ổ điên phích cắm, không nghịch nước trong nhà vệ sinh Trẻ biết ăn mặc quần áo giản dị, gọn gàng khi đến lớp. - Trẻ thuộc 1 số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về tình cảm của ông bà cha mẹ dành cho các bé để từ đó trẻ sẽ yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ nhiều hơn nữa. - Trẻ rất lễ phép, có thái độ kính trọng đối với 1 số nghề như: lao công, bảo vệ ( Trẻ biết chào hỏi các cô chú trong trường làm những công việc này) - Hằng ngày, trẻ thích được phụ cô tưới nước cho cây, nhặt lá úa trong bồn hoa. - Trẻ luôn có thái độ yêu mến các con vật xung quanh. - Trong giờ làm vệ sinh ( rửa tay trước khi ăn , sau khi chơi) trẻ đã giảm hẳn việc nghịch phá nước, không còn phá nước nữa mà biết vặn vòi nước chảy nhỏ, sau khi rửa xong biết khóa vòi nước lại, sử dụng nước khi cần thiết. - Trẻ biết 1 số kiến thức về quê hương mình đang sinh sống: tên gọi, có những di tích nào ( mặc dù trẻ chưa biết hết các di tích, các cảnh đẹp ở quê hương mình và chưa biết cụ thể nằm ở chỗ nào), thuộc lời thoại và biết đóng kịch cho một số mẩu chuyện ngắn về Bác như “ Ba chiếc ba lô”, “ Chú ngã có đau không?” Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời: - Các trẻ thuộc và hát Quốc ca, chào cờ đầu tuần rất nghiêm túc. - Các bé thích tham gia vào các hoạt động tưới nước, trồng cây ở vườn trường, khu vui chơi. Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi: - Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của tôi, các trẻ trong lớp đã biết nhường nhịn đồ chơi, đoàn kết giữa các nhóm, không còn chơi riêng lẽ, tranh giành đồ chơi của các bạn. Mặt khác trẻ luôn có trách nhiệm với công việc của nhóm chơi phân công. - Thời gian đầu, 1 số bé thường lấy đồ chơi trong lớp mang về nhà, nhưng sau khi được cô giải thích, khuyên bảo, các trẻ đã giữ gìn đồ dùng trong lớp không còn mang đồ về nhà nữa. - Trong khi chơi trẻ đã tập dần cách xưng hô thân thiện “ bạn – mình”, không có cách xưng hô “ mày – tao”. Trong giờ ăn: - Trẻ ăn hết suất, giảm hẳn hiện tượng bỏ cơm, đồ ăn thừa. Đồng thời giảm hẳn số trẻ làm rơi vãi cơm trên bàn. Tuy nhiên giờ ăn của trẻ đôi lúc còn ồn, nói chuyện nhiều, chưa tập trung vào giờ ăn. Trong giờ hoạt động nêu gương: - Đa số trẻ biết nhận lỗi khi làm sai. Chỉ 1 số trẻ còn chưa mạnh dạn nhận lỗi, còn để cô và các bạn nói lên phần lỗi của mình. Trong một số lễ hội vui chơi theo sự kiện: - Trẻ lớp tôi đã tham gia một số tiết mục văn nghệ hát múa, kể chuyện về Bác Hồ như: múa Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, kể chuyện “ Ba chiếc ba lô” Trong hoạt động mọi lúc mọi nơi: - Ngoài giờ học, vui chơi của trẻ, tôi còn tận dụng 1 số giờ rãnh rỗi tập cho trẻ thuộc 1 số câu thơ, câu nói nổi tiếng của Bác như: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ 1 phần công học tập của các cháu; Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp Đối với biện pháp 2 : Phối hợp với đồng nghiệp tạo góc sách Bác Hồ là nơi đề trẻ đến đọc sách truyện về Bác. - Góc sách được đặt ở nơi thuận lợi, trẻ dễ quan sát, do đó vào thời gian rãnh rỗi, tôi có thể dẫn trẻ đến xem 1 số tranh ảnh về Bác Hồ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy việc dạy cho trẻ học tập và làm theo tấm gương của Bác không khó, nếu chúng ta biết đề ra những biện pháp khả thi. Giáo viên cần phân chia thời gian hợp lý, không chú ý đến mặt nào và cũng không coi trọng mặt nào. - Việc dạy trẻ cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên, luôn chú trọng đến lời nói của mình khi giao tiếp với trẻ và đồng nghiệp, luôn làm gương cho trẻ. - Tôi nghĩ giáo dục trẻ mầm non thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một việc làm cần thiết và quan trọng. Vì vậy, tôi và các bạn cần cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để tiến bộ mãi và thu thập nhiều kiến thức, nhiều điều bổ ích để dạy cho trẻ, như vậy sẽ thành công”. PHỤ LỤC dtc MỘT SỐ CÂU THƠ, CÂU NÓI HAY VÀ NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CÓ THỂ DẠY CHO CÁC TRẺ MẦM NON ( Tài liệu sưu tầm) Thế hệ măng non hôm nay chỉ được gặp Bác Hồ trong những giấc mơ, qua những câu chuyện, hình ảnh, bài thơ Nhưng trong thâm tâm mỗi trẻ, Bác vẫn hiện diện như ông Tiên, ông Bụt với tình thương bao la dành cho thiếu niên nhi đồng. Và tình cảm của thiếu nhi dành cho Người cũng luôn được vun đắp qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ và thầy cô. Dưới đây tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp một số câu chuyện, bài thơ và những câu nói hay của Bác mà tôi đã sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau để có thể dạy cho trẻ học hỏi được những bài học quý báu từ tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu - bài học mà các trẻ sẽ mang theo làm hành trang trong suốt cuộc đời. I. Một số câu thơ: 1 Không có việc vì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên. 2 Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. 3 Ai yêu các nhi đồng, Bằng Bác Hồ chí Minh ? Tính các cháu ngoan ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh. Mong các cháu cố gắng, Thi đua học và hành. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình! Để tham gia kháng chiến, Để giữ gìn hoà bình, Các cháu hãy xứng đáng: Cháu Bác Hồ Chí Minh” 4 “Thiếu niên ta rất vẻ vang, Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời. Tuổi tuy chưa đến chín mười, Ra tay cứu nước, dẹp loài vô lương”. “ Quốc Toản là kẻ có tài, Mới mười sáu tuổi, ra oai trận tuyền; Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung. Thật là một đấng anh hùng, Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo” 5 Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Thu nay Bác viết mấy dòng Gởi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương 6 Bác khen các bạn nhi đồng, Sao cho xứng mặt con rồng cháu tiên 7 “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình”, Các cháu quyết xứng đáng: “Cháu Bác Hồ Chí Minh” . 8 Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm đủ vì sao Đố ai đếm được công lao Bác Hồ 9 Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam 10 Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công 11 Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan II. Một số câu nói hay: Dành cho cô học: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong Cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ thực sự trung thành của nhân dân và phải luôn luôn xứng đáng là người công bộc của dân Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà ? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào ? Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp Nay tuy châu chấu đá voi. Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tường phài được tự do ...Đối với mọi vấn đề, mọi người được tự bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lý Trong trường cần có dân chủ... Dân chủ nhưng trò phải kính thầy thầy phài quý trò chứ không phải là cá đối bằng đầu Dành dạy cho trẻ học: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước Hình ảnh Miền Nam luôn trong trái tim tôi Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần công học tập của các cháu. Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Cho dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập ! Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. III. Những mẩu chuyện: Dành cho các cô đọc và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân: 1. Mẩu chuyện “ NHÀ BÁC KHÔNG CÓ THỎ ĐÂU !” Đồng chí Vũ Kỳ, người đã nhiều năm đã giúp việc cho Bác Hồ kể lại: Một lần, các cháu thiếu nhi vào Phủ Chủ tịch ríu rít quanh Bác. Một em hỏi: - Thưa Bác, chúng cháu muốn xem nhà Bác Hồ ạ. Bác cười tươi: - Đây không phải là nhà Bác, đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi. Để Bác dẫn các cháu đi xem vườn hoa nhé! Một cháu chạy vội bị vấp ngã, cô giáo chạy lại dỗ cháu: - Nín đi! Nín ngoan, cô yêu, rồi cô cho đi xem con thỏ của Bác Hồ nuôi. Bác ngắt một bông hoa, đến gần cháu bé dỗ: - Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa nhỏ, chứ nhà Bác không có thỏ đâu! Cháu bé nín khóc, cầm hoa, một tay nắm ngón tay Bác để Bác dắt đi. Sau đó, Bác nói riêng với cô giáo: - Đối với các cháu, dù còn nhỏ, cũng nên nói sự thật, làm gương tốt và tạo thói quen tốt cho các cháu. 2. Mẩu chuyện “ HAI LẦN GẶP BÁC ” Trung thu năm 1966, Thành đoàn tổ chức cho Câu lạc bộ thiếu nhi biểu diễn tại Nhà hát thành phố, có báo cáo mời Bác Hồ đến vui với các cháu. Sắp đến giờ mở màn, mọi người nóng lòng mong Bác đến. Tôi (Lê Bùi) đang khẩn trương chuẩn bị phía trong sân khấu, thỉnh thoảng lại khẽ hé ri đô nhìn ra các hàng ghế đầu xem Bác tới chưa, nhưng chỗ Bác vẫn để trống mà phía sau đã ngồi đầy ắp ba tầng nhà hát. Chợt có tiếng reo to: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Tôi quay lại đã thấy Bác đứng sau cánh gà trong bộ quần áo lụa giản dị, tay cầm chiếc quạt giấy nhẹ nhàng quạt cho mấy cháu đứng bên. Bác hỏi: - Hôm nay các cháu biểu diễn gì? - Dạ thưa Bác, hôm nay chúng cháu biểu diễn ca múa nhạc ạ. Bác hỏi tiếp: - Thế có tiết mục văn nghệ dân tộc không? - Thưa Bác, có ạ. Các cháu ríu rít quanh Bác, còn tôi, vì hồi hộp quá không biết nên thưa với Bác điều gì. Bác đi thăm các đồng chí phục vụ nhà hát rồi xuống xem biểu diễn. Tối biểu diễn hôm đó thành công tốt đẹp, vui, sôi nổi hơn bao giờ hết. Một lần khác, tôi dẫn gần 100 cháu và cán bộ phụ trách vào biểu diễn phục vụ khách tại Phủ Chủ tịch. Khi các cháu vừa hoá trang và chuẩn bị xong thì Bác và một số đồng chí từ nhà sàn đi tới trên con đường xoài mát rượi. Các cháu ùa ra đón Bác, còn tôi và mấy cán bộ đội chỉ đứng ngây ra nhìn Bác và đàn cháu nhỏ. Cháu nào cũng muốn chen vào để được gần Bác, để được Bác cầm tay, xoa đầu và hỏi han. Bác và các cháu đi dần về phía sân khấu nơi Bác sẽ tiếp khách. Chợt Bác hỏi: - Hôm nay các cháu làm gì mà đánh phấn, má hồng thế này? Thế không đánh phấn thì có biểu diễn được không? - Bác hỏi tiếp. Các em đồng thanh trả lời: - Thưa Bác có ạ. Cán bộ phụ trách chúng tôi lúc ấy đều hiểu ý Bác: không nên quá câu nệ hình thức son phấn đối với tuổi thơ trong những buổi sinh hoạt thế này. Cuối buổi biểu diễn, Bác cùng khách gọi các cháu đến để chia kẹo và chụp ảnh cùng Bác. 3. Mẩu chuyện “ VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ” Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói: - Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên... Khi tất rách chưa kịp vá, panh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa: - Đấy, có trông thấy rách nữa đâu... Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói: - Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý... Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi. Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét). Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”. Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”... Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn c
File đính kèm:
- skkn_long_ghep_noi_dung_giao_duc_tam_guong_dao_duc_ho_chi_mi.doc