Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non
Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt
động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm
non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát
triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn
thiện. Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với con người, nhất là đối với trẻ em dinh dưỡng rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như Bác Hồ đã nói “ Trẻ em như búp trên cành ” ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Qua khảo sát tỉ lệ trẻ từ 2 - 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, dư cân trong trường vẫn còn cao. Thực tế cho thấy đa số các gia đình kinh tế còn khó khăn, không đủ điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và có nhiều bà mẹ thiếu hiểu biết cách nuôi con theo khoa học như: kiêng cử quá mức dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng hoặc đối với gia đình khá giả cho con ăn quá nhiều chất dinh dưỡng không cân đối dẫn đến trẻ dư cân, béo phì. Dựa vào tình hình thực tế năm học 2015-2016 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân còn khá cao. Vì thế cần phải giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và dư cân xuống mức thấp nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non

SÁNG KIẾN Đề tài: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với con người, nhất là đối với trẻ em dinh dưỡng rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như Bác Hồ đã nói “ Trẻ em như búp trên cành ” ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Qua khảo sát tỉ lệ trẻ từ 2 - 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, dư cân trong trường vẫn còn cao. Thực tế cho thấy đa số các gia đình kinh tế còn khó khăn, không đủ điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và có nhiều bà mẹ thiếu hiểu biết cách nuôi con theo khoa học như: kiêng cử quá mức dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng hoặc đối với gia đình khá giả cho con ăn quá nhiều chất dinh dưỡng không cân đối dẫn đến trẻ dư cân, béo phì. Dựa vào tình hình thực tế năm học 2015-2016 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân còn khá cao. Vì thế cần phải giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và dư cân xuống mức thấp nhất. Bệnh suy dinh dưỡng và béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và béo phì càng cao thì nòi giống càng kém phát triển, ảnh hưởng đến sự tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do đó, suy dinh dưỡng và béo phì là gánh nặng của gia đình và xã hội, liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay, vì sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Cho nên chúng tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non ”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. - Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển cho nên vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong một ngày. Bên cạnh đó nhu cầu ngủ, hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. - Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tiếp tục khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi – Bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp một”. Đồng thời Nghị quyết cũng vạch ra mục tiêu đến năm 2020 là “ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi – Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”, “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước ”. - Nếu những trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu khi còn rất nhỏ thì lúc trẻ mới được vào trường mầm non trẻ luôn được hoạt động khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Cho nên, sức khỏe là vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. II. Thực trạng về phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ. Đặc điểm tình hình. a.Thuận lợi. Được sự quan tâm của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Bình Đại vào năm 2008 - 2009 trường được xây dựng 1 bếp ăn đạt theo yêu cầu của y tế theo hướng qui trình một chiều. Với sự quản lý và tham mưu chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tương đối khang trang. Nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ trên chuẩn 100%. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết tốt, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học, không chạy theo thành tích. Nhiều giáo viên năng lực sư phạm xếp loại tốt đạt giáo viên dạy giỏi, có uy tín với phụ huynh, nhân dân, đồng nghiệp. Phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, tận tụy với công tác nhất là nhiệt tình chăm sóc trẻ, không ngại khó khăn, giàu lòng thương yêu các cháu. Nhà trường có nhân viên y tế theo dõi sức khỏe thường xuyên và có các biện pháp tuyên truyền với phụ huynh kiến thức nuôi con theo khoa học. Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội dung, quy định, hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ theo yêu cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp. b. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: - Là một xã dân đông sống chủ yếu vào nông nghiệp, nuôi tôm không bền vững, điều kiện phục vụ cho việc vận động của trẻ còn hạn chế. - Thời tiết không thuận lợi, giá cả không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế mỗi gia đình dẫn đến đời sống của phụ huynh gặp nhiều khó khăn. - Một số giáo viên nghỉ hộ sản, trường hợp đồng giáo viên mới ra trường dạy thay cho các lớp, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ động trong công việc, trao đổi, phối hợp cùng phụ huynh. - Nhận thức của các bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì trẻ em còn nhiều hạn chế như: Kĩ năng chăm sóc con cái của một số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp. Chưa phân biệt thế nào là bữa ăn đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chất...Và một nguyên nhân nữa là do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chỉ mới nghỉ đến bữa ăn đủ no chứ chưa nghỉ đến bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng; Ngược lại đối với gia đình kinh tế khá giả thì cho con ăn quá mức, thích con mình tròn trịa, dễ thương, không nghỉ đến trẻ dư cân sẽ dẫn đến béo phì và các bệnh có liên quan về sau này. Do vậy, mà ngay từ đầu năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân ở trường còn khá cao. 2. Kết quả và thực trạng. Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, qua khảo sát của trường đầu năm học 2015- 2016 trẻ suy dinh dưỡng và dư cân như sau: Tổng số trẻ toàn trường 298 trẻ. TT Độ tuổi Tổng số trẻ Tổng số trẻ được cân đo Trẻ phát triển bình thường Trẻ suy dinh dưỡng Trẻ dư cân Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 1 2 3 4 Nhà trẻ Khối mầm Khối chồi Khối lá 23 60 86 129 23 60 86 129 22 59 80 121 96.65 98.33 93.02 93.79 0 1 2 1 0 1.67 2.32 1.55 1 0 4 7 4.34 0 4.65 5.42 Tổng cộng 298 298 282 95.44 4 1.84 12 4.8 Qua kết quả chăm sóc trẻ năm học 2015 - 2016 thì chúng tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân còn ở mức độ khá cao. Từ đó chúng tôi áp dụng một số giải pháp như sau: III. Những giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ. Năm học 2015 - 2016 trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ I, đó cũng là thành quả của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở trường. Chúng tôi đã nghiên cứu các biện pháp góp phần phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ ở trường. Đầu năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Họp phụ huynh toàn trường thông qua kế hoạch năm học và phối hợp với y tế phổ biến kiến thức về cách phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì ở trẻ từ 2 - 6 tuổi đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp như: 1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ. Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động cho 100% trẻ điểm chính ở bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo qui định. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn. Giáo viên tạo môi trường lớp sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp. Tăng cường làm đồ chơi ở khu phát triển vận động như: Sân banh mi ni, cầu tre, xe trược, đi trên đường gập gềnh, một số đồ chơi ngoài trời khác và một số đồ chơi trong nhà thư giản giúp trẻ tham gia rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời xác định phát triển vận động là một trong những điều kiện quan trọng để phòng tránh suy dinh dưỡng và kéo giảm dư cân có nguy cơ béo phì. Khẩu phần và thực đơn của trẻ y tế, nhân viên nầu ăn cần được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Giáo viên cho trẻ dư cân tham gia đầy đủ các bài tập buổi sáng, các trò chơi vận động, trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ học thể dục với một thời lượng vừa sức với trẻ từ ít đến nhiều, từ thời gian ngắn đến dài. Giáo viên phải tạo thói quen và duy trì tập luyện một cách đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày và trong tuần. Chú ý, do trẻ lười hoạt động nên giáo viên thường xuyên quan tâm, gần gủi để trẻ tự tin tham gia tập luyện, không nên chiều theo ý trẻ mà bỏ giờ tập luyện. Ngoài ra giáo viên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phong_chong_suy_dinh.doc