Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

 Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng , “trẻ chơi mà học, học mà chơi”, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ tất cả đều mới lạ với biết bao điều kỳ diệu và “vì sao lại thế?” hoặc “vì sao thể nhỉ” .Luôn là những câu hỏi thắc mắc , là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ càng lớn tuổi thì nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh trẻ càng cao và các câu hỏi, thắc mắc đặt ra cho người lớn càng nhiều. Vì vậy việc giúp trẻ trả lời những thắc mắc và có những hiểu biết về thế giới xung quanh là 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non. Bởi thời gian trẻ ở với các cô trong ngày là nhiều nhất. Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động học khác nhau như: làm quen với toán; Làm quen văn học; Phát triển thể chất Trong đó hoạt động khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ và hình thành các kỹ năng.

 

doc 40 trang Phúc Lộc 31/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức
3. Tác giả: 
Họ và tên: Bùi Thị Mai Giới tính: Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 20/07/1992
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cao An
 Điện thoại: 0982014171
4. Đồng tác giả (nếu có), chịu trách nhiệm nội dung: Không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Cao An
 Địa chỉ: Cao An - Cẩm Giàng - Hải Dương 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường, giáo viên, các cháu, phụ huynh, tài liệu liên quan đến sáng kiến
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2015.	 	 
TÁC GIẢ 
(ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
(đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng , “trẻ chơi mà học, học mà chơi”, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ tất cả đều mới lạ với biết bao điều kỳ diệu và “vì sao lại thế?” hoặc “vì sao thể nhỉ” ....Luôn là những câu hỏi thắc mắc , là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ càng lớn tuổi thì nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh trẻ càng cao và các câu hỏi, thắc mắc đặt ra cho người lớn càng nhiều. Vì vậy việc giúp trẻ trả lời những thắc mắc và có những hiểu biết về thế giới xung quanh là 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non. Bởi thời gian trẻ ở với các cô trong ngày là nhiều nhất. Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động học khác nhau như: làm quen với toán; Làm quen văn học; Phát triển thể chấtTrong đó hoạt động khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ và hình thành các kỹ năng.
Khám phá khoa học sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên. Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. Được thực hành các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tinHình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú. 
Do đó, trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng về mọi mặt như: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lựcNhất là đối với trẻ 5- 6 tuổi thì việc giúp trẻ khám phá khoa học lại càng quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều câu hỏi muốn hỏi giáo viên nhất và nhu cầu, mong muốn được khám phá khoa học cao nhất. Khả năng nhận thức của lứa tuổi này cao hơn các lứa tuổi khác nên mức độ, yêu cầu về kiến thức của trẻ về khám phá khoa học cao hơn và có chiều sâu hơn nhiều so với lứa tuổi dưới.
Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non 5 – 6 tuổi trường mầm non tôi công tác.
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác .
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi C
Nội dung sáng kiến
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan để dạy thì chương trình mầm non mới lại đòi hỏi người giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia khám phá các hoạt động khám phá khoa học. Do vậy, bên cạnh biện pháp dùng lời và trực quan, tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp, hình thức để trẻ được tiếp thu , được khám phá khoa học một cách chủ động bằng cách tăng cường cho trẻ được thí nghiệm, thực nghiệm để nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi. Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 
Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ đạo đức. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy đã đạt được những kết quả như mong đợi, các cháu đã thích thú, tích cực với hoạt động khám phá hơn, mạnh dạn đưa ra câu hỏi và các kỹ năng của trẻ được nâng cao rõ rệt. Đây chính là động lực lớn để tôi tiếp tục thực hiện những bước tiến tiếp theo trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục các cháu.
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Qua đây tôi khuyến nghị với nhà trường chú trọng và quan tâm đến trẻ 5 – 6 tuổi nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tạo môi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm, để các cháu nhận được sự chăm sóc - giáo dục tốt nhất..
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luân, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định...Mục tiêu của khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non là: Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và trau rồi các kĩ năng quan sát, so sánh , phân loại, dự đoán, suy luân, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định... Nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên. Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. Được thực hành các kĩ năng quan sát,so sánh , phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tin... Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.
Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của khoa học (vật lý, sinh vật...). Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức kkhoa học cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán...về các sự vật hiện tượng xung quanh. Việc dạy khoa học cho trẻ nhỏ nên trú trọng vào quá trình ( hoặc học thế nào) hơn là vào kết quả (hoặc học gì). Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần được lôi cuốn vào các quá trình và trau dồi các quá trình: quan sát,so sánh, phân loai, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận...cho thích hợp với các tình huống của hoạt động cụ thể.
Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ đạo đức. 
 Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đó chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
1.1. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 – 6 tuổi. Đây là lứa tuổi đòi hỏi nhiều lượng kiến thức và thông tin nhất. Khác với lứa tuổi dưới, ở lứa tuổi này trẻ lúc nào cũng muốn hỏi “ tại sao?” “như thế nào?” và nhu cầu muốn trò chuyện cùng cô vô cùng cao. Đặc biệt trẻ rất có hứng thú khi được tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. Thấy điều gì mới lạ là trẻ hỏi ngay và hỏi cho đến khi nào có kết quả mới dừng lại, rồi lại tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao không thế này? Tại sao không thế kiaTrẻ rất thích thú khi được tìm tòi, khám phá về một một điều gì đó hay một sự vật nào đó. Nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ tăng dần theo thời gian. 
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non, nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. 
Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc ph

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc