Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh
3. Thực trạng vấn đề
3.1. Thuận lợi:
- Trẻ đều cùng một độ tuổi 5- 6 tuổi, đa số trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh
ngoan ngoãn ham thích học hỏi, khám phá.
- 100% các cháu ăn bán trú tại trường.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho công việc
vệ sinh.
- Đa số các bậc phụ huynh của lớp đều nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới
con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của con mình đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Khó khăn:
- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đồng đều. Một số
trẻ nhút nhát và đi học không đều: Duy Anh, Bảo Châu, Minh Khuê. Một số trẻ
lại quá hiếu động: Nhất Anh, Gia Bảo, Quốc Hưng làm ảnh hưởng đến hoạt
động giáo dục trẻ.
- Hơn nữa trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn tâm lý trẻ đã ổn định hơn, trẻ 5-6 tuổi
đang trải qua thời kì khẳng định bản thân, muốn làm theo ý mình và không phối
hợp cùng bạn.
- Nhận thức về việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ ở một số bậc phụ kinh doanh
tự do còn hạn chế.
- Một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình.“Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh”
5 /1 5
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số phụ huynh chưa quan tâm
đến con em mình.
- Một số phụ huynh quá nuông chiều, không muốn để trẻ tự phục vụ dẫn
đến sự dạy bảo con không thống nhất.
Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã tìm ra một số giải pháp sau:
3.3. Kết quả khảo sát đầu năm:
- Trẻ ở độ tuổi: 5 - 6 tuổi
- Tổng số trẻ được khảo sát là: 40 trẻ
TT Nội dung khảo sát Kết quả
Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ
1
Trẻ có thói quen vệ sinh
tự phục vụ: Rửa tay, lau
mặt, đánh răng
17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
2
Trẻ có thói quen bảo vệ
cơ thể và ăn mặc phù
hợp
17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
3
Trẻ có thói quen nề nếp
trong học tập
17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
4
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ
sinh nơi công cộng
17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
5
Trẻ có thói quen, hành
vi bảo vệ môi trường
17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
6
Trẻ có thói quen ăn
uống lịch sự, văn minh 17
42,5
%
9
22,5
%
9
22,5
%
5
12,5
%
4. Biện pháp thực hiện:
4.1. Lập kế hoạch thực hiện rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh
cho trẻ
Kế hoạch thực hiện rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
được tôi lập rõ ràng theo từng tuần, theo tháng và theo từng: Kế hoạch chăm sóc
giáo dục trẻ.
Ví dụ 1: Ở sự kiện "Trường mầm non ": Tôi lên kế hoạch như sau:
Tuần Nội dung dạy trẻ Chuẩn bị Yêu cầu cần đạt
1
Dạy trẻ rửa tay, rửa mặt .
Dạy trẻ hành vi văn minh: Trẻ
biết chào cô chào các bạn khi
đến lớp.
- Khăn, vòi nước
- Tranh ảnh bé
chào hỏi
Trẻ thực hiện
đúng các bước
rửa tay, lau mặt.“Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh”
6 /1 5
2
Dạy trẻ tự xếp dép mũ lên giá,
cất ba lô vào đúng tủ
Dạy trẻ hành vi văn minh: Trẻ
biết nói lời cảm ơn xin lỗi
- Giá dép, dép,
mũ và ba lô của
trẻ
- Tranh ảnh liên
quan
Biết cất balo
đúng cách.
- Biết nói lời cảm
ơn, xin lỗi đúng
nơi, đúng chỗ
3
Dạy trẻ biết nhặt cơm rơi bỏ vào
đĩa, lau tay vào khăn
Dạy trẻ hành vi văn minh: dạy
trẻ biết chơi với bạn, không
tranh dành đồ chơi với bạn
- Đĩa, khăn lau
tay
- Tranh ảnh liên
quan
- Khi ăn gọn
gàng, sạch sẽ
- Chơi đoàn kết.
Ví dụ 2: Ở sự kiện "Bản thân": Tôi lên kế hoạch như sau:
Tuần Nội dung dạy trẻ Chuẩn bị Yêu cầu cần đạt
1
Dạy trẻ rửa tay, rửa mặt.
Dạy trẻ hành vi văn minh: Dạy
trẻ chào hỏi lễ phép với người
lớn.
- Khăn mặt, xà
phòng, khăn lau
tay,chậu
- Tranh ảnh bé
chào hỏi
- Biết chào hỏi
người lớn đúng
nơi đúng chỗ
2
Dạy trẻ xúc miệng nước muối,
đánh răng
Dạy trẻ hành vi văn minh: ăn
mặc, ứng xử phù hợp khi thời
tiết thay đổi: Khi ra nắng biết
đội mũ nón và biết mặc áo mưa
khi trời mưa.
- Bình đựng nước
muối, xô, bàn
chải, kenh đánh
răng
- Tranh ảnh liên
quan
- Trẻ biết các
bước đánh răng,
thời gian đánh
răng
- Trẻ biết mặc
quần áo phù hợp
thời tiết.
3
Dạy trẻ tự mặc quần áo
Dạy trẻ hành vi văn minh: dạy
trẻ biết đòi hỏi người lớn phải
cho mình ăn mặc gọn gàng sạch
sẽ.
- Quần áo của trẻ
- Tranh ảnh liên
quan
- Trẻ biết cách
mặc quần áo.
- Tự sắp quần áo
cho mình mặc.
4.2 Lựa chọn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh phù hợp
với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.
Với trẻ 5- 6 tuổi, tôi lựa chọn rèn cho trẻ những thói quen và hành vi văn
minh gần gũi, nhẹ nhàng để trẻ có thể học được một cách dễ dàng. Ngoài những
thói quen vệ sinh vứt rác đúng nơi quy định, xếp hàng, rửa tay, cách đi, đứng,
nói năng thì giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ
sinh và hành vi sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh
khi thời tiết thay đổi: Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. - Bình đựng nước muối, xô, bàn chải, kenh đánh răng - Tranh ảnh liên quan - Trẻ biết các bước đánh răng, thời gian đánh răng - Trẻ biết mặc quần áo phù hợp thời tiết. 3 Dạy trẻ tự mặc quần áo Dạy trẻ hành vi văn minh: dạy trẻ biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. - Quần áo của trẻ - Tranh ảnh liên quan - Trẻ biết cách mặc quần áo. - Tự sắp quần áo cho mình mặc. 4.2 Lựa chọn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Với trẻ 5- 6 tuổi, tôi lựa chọn rèn cho trẻ những thói quen và hành vi văn minh gần gũi, nhẹ nhàng để trẻ có thể học được một cách dễ dàng. Ngoài những thói quen vệ sinh vứt rác đúng nơi quy định, xếp hàng, rửa tay, cách đi, đứng, nói năngthì giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh và hành vi sau: - Trẻ biết cách xưng hô chào hỏi. “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 7 /1 5 - Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, vâng lời, lễ phép khi giao tiếp với mọi người và làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ biết nhường nhịn, vui chơi hòa thuận với các bạn và biết giúp đỡ bạn. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường lớp gọn gàng, sạch sẽ, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi đúng quy định. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. - Trẻ có thói quen vệ sinh tự phục vụ: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, lau mặt, chải tóc, đánh răng, xúc miệng nước muối. Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Trẻ biết gấp cất trải nệm, gối. Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn. - Trẻ có thói quen bảo vệ cơ thể và ăn mặc phù hợp: Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. - Trẻ có thói quen nề nếp trong học tập: Trẻ biết thưa gửi, xin phép cô. - Trẻ biết ăn uống sạnh sẽ, văn minh, lịch sự: Trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn, biết dùng tay, khăn che miệng khi hắt hơi, ho. - Trẻ có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: Không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch... - Trẻ có hành vi văn minh: Đi lại nhẹ nhàng, nói năng chuẩn mực, lễ phép, biết dùng tay, khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi; biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh... - Trẻ có thói quen, hành vi bảo vệ môi trường, cây xanh: Không ngắt lá, bẻ cành, vứt rác bừa bãi... 4.3 Đổi mới hình thức, phương pháp, cách thức thực hiện việc rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Với trẻ nhỏ, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, lấy trẻ làm trung tâm, vì thế mà khi dạy trẻ các thói quen vệ sinh thay vì chúng ta vẫn tổ chức dạy trẻ dưới hình thức học cứng nhắc chúng ta nên tổ chức dưới hình thức các trò chơi như vậy sẽ thu hút rất nhiều trẻ tham gia. Ví dụ 1: Khi dạy trẻ đánh răng, ở sự kiện "Gia đình". Thay vì dạy trẻ một cách cứng nhắc tôi tổ chức cho trẻ chơi : “Chương trình ở nhà chủ nhật”. Trò chơi 1: “Gia đình chung sức”: Tôi yêu cầu trẻ chơi theo nhóm xếp thứ tự quy trình đánh răng. Sau đó tự trẻ nhận xét và đưa ra quy trinh đánh răng đúng nhất. Sau đó cô đưa ra quy trình đánh răng và có thể làm mẫu lại cho trẻ xem. “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 8 /1 5 Trò chơi 2 : “Gia đình vệ sinh”: Yêu cầu từng gia đình lên thực hiện thao tác đánh răng. Các gia đình còn lại quan sát và nhận xét. Tổ chức dưới hình thức trò chơi như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều.(Hình ảnh 1, phụ lục) Ví dụ 2: Để dạy trẻ hành vi vứt rác đúng quy định tôi có thể tổ chức cho trẻ cuộc thi : “ Bé kể truyện giỏi”, yêu cầu trẻ kể về hành động biết vứt rác đúng quy định trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều.(Hình ảnh 2, phụ lục) 4.4 Xây dựng môi trường sư phạm văn minh, sạch đẹp, ngăn nắp, trật tự, chuẩn bị cơ sở vật chất, học liệu, đồ dùng, đồ chơi đẹp, lạ mắt, hấp dẫn kích thích trẻ tham gia thực hiện tốt các quy định về vệ sinh và thể hiện hành vi văn minh. - Hàng ngày tôi thực hiện vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng, giá góc ngăn nắp, gọn gàng. Từng giá góc để trẻ hoạt động học và chơi tôi đều làm mới chúng, trang trí hình ảnh ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ. Qua những hình ảnh đó trẻ học, bắt chước những thói quen và hành vi văn minh. Ví dụ 1: Góc phân vai được tôi chuẩn bị đồ chơi để trẻ chơi nấu ăn, gia đình (Hình ảnh 3, phụ lục) Ví dụ 2: Góc xây dựng được tôi trang trí hình ảnh bạn nhỏ đang xếp nhà, bên dưới giá tôi chuẩn bị cho trẻ rất nhiều đồ chơi: gạch, hoa, cây xanh...để trẻ thoải mái chơi. Ví dụ 3: Góc nghệ thuật được tôi trang trí hình ảnh các bức tranh ,bên dưới có nhiều kéo, giấy màu, hồ dán...để trẻ hoạt động.(Hình ảnh 4, phụ lục) - Trẻ con thường bị hấp dẫn bởi những thứ đồ dùng, đồ chơi đẹp, mới lạ. chính vì thế tôi thường xuyên chú trọng trang trí môi trường, góc lớp sinh động, mới lạ thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. - Sau mỗi sự kiện tháng tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ. Tôi thường trang trí tranh ảnh, bài thơ mang tính chất giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh: Ví dụ 4: Ở chủ điểm gia đình: Tôi tranh trí hình ảnh bạn nhỏ biết khoanh tay lễ phép chào khách, bạn nhỏ giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa, trông emQua đó trò chuyện giáo dục trẻ ngoan ngoan lễ phép với người lớn, biết quan tâm chăm sóc mọi người xung quanh. - Bổ sung đồ dùng đồ chơi mới để kích thích trẻ tham gia hoạt động vệ sinh và thể hiện hành vi văn minh: Bàn chải đánh răng mới, ca cốc hình ngộ nghĩnh, khăn của trẻ có kí hiệu mà trẻ yêu thích. - Trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi trẻ được tự tay trang trí, chuẩn bị môi trường để trẻ hoạt động. Ví dụ 5: Khi dạy trẻ có thói quen vệ sinh đánh răng: tôi tổ chức, gợi ý, hướng dẫn cho trẻ tự vẽ, dán, tô màu, buộc dây nơvào ca cốc có màu sắc ngộ “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 9 /1 5 nghĩnh, sinh động trẻ sẽ rất thích khi được sử dụng chính cái cốc đó để đánh răng Đối với các giá góc đồ chơi, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ thi đua nhau lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Trẻ không những rất hứng thú mà qua đó trẻ sẽ được hình thành thói quen gọn gàng ngăn lắp và ý thức giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi.(Hình ảnh 5, phụ lục) Bên cạnh đó, ở mỗi chương trình mỗi tháng, tôi thường xuyên thu thập, sưu tầm tư liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục rèn thói quen và hành vi văn minh cho trẻ: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Điều đó không chi làm cho tiết học sôi nổi mà con mang tính chất giáo dục cao. Ví dụ 8: Khi tìm hiểu về: “Gia đình”: Tôi thu thập, sưu tầm bài thơ: “Làm anh”, bài thơ: “Giữa vòng gió thơm”, bài thơ: “ thương ông”...Truyện: “Bàn tay có nụ hôn, hai anh em, Mẹ vắng nhà ngày bão” Ví dụ 9: Khi tìm hiểu về: “Thế giới động vật”: Tôi thu thập, sưu tầm bài hát: “Thương con mèo, Trời nắng trời mưa...” Truyện: “chuyến đi xa của chú chuột nhắt, Thỏ bông bị ốm...” 4.5 Thực hiện rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua tất các hoạt động của trẻ. a, Hoạt động đón trẻ, trò chuyện điểm danh. - Khi đón trẻ vào cô nhắc trẻ phải chào cô, chào bố mẹ, ông bà. Cô hướng dẫn trẻ hành vi thói quen xếp mũ nón vào giá, chải đầu, đi dép đúng chân.(Hình ảnh 6, phụ lục) - Khi trò chuyện đầu giờ và điểm danh dạy trẻ xưng hô lễ phép, đúng mực, sửa cho trẻ cách xưng hô với cô: Nói dạ, vâng, khi muốn phát biểu: Con thưa cô - Trò chuyện với trẻ về công việc hàng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy: Bé phải làm những gì? Bé vệ sinh cơ thể như thế nào? Ăn mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết? - Cùng trẻ trò chuyện về chủ đề để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. Ví dụ : Khi tìm hiểu về: “Bản thân”: Tôi trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể, các giác quan của trẻ... Qua đó tôi giáo dục trẻ biết chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cơ thể. b, Hoạt động thể dục sáng: Tôi luôn nhắc trẻ xếp hàng khi ra vào và lúc tập cần ngay ngắn (Hình ảnh 7, phụ lục) “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 10 /1 5 Tôi luôn đưa nội dung rèn luyện: Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. c, Hoạt động có chủ đích: - Nhắc trẻ thói quen ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, ngồi đúng tư thế, muốn phát biểu cần biết nói: Con thưa cô, vâng dạ...(Hình ảnh 8, phụ lục) - Tích hợp các hoạt động phù hợp, lồng ghép rèn kĩ năng cho trẻ: Ví dụ 1: Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học truyện: “bàn tay có nụ hôn”.Tôi lồng ghép giáo dục trẻ ngoan ngoãn lễ phép, biết quan tâm chăm sóc ngững người thân trong gia đình, vâng lời người lớn. Ví dụ 2: Qua giờ khám phá khoa học, khi trò chuyện về các giác quan tôi đưa ra các hệ thống câu hỏi: Con biết những giác quan nào? Ích lợi của từng giác quan? Hàng ngày con chăm sóc, bảo vệ các giác quan như thế nào? Kết hợp cho trẻ thực hành các thao tác chăm sóc bảo vệ các bộ phận, giác quan trên cơ thể: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, xúc miệng nước muối... d, Hoạt động ngoài trời: - Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, sau khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tôi giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết. Ví dụ 1: Con thấy hôm nay thời tiết như thế nào? Bây giờ là mùa gì? Mùa thu thời tiết như thế nào? Buổi sáng khi đi học con phải mặc quần áo như thế nào? Buổi trưa con mặc như thế nào? Nếu trời nắng con phải làm gì? - Tôi không quên giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa, không vẽ bậy lên tường. Ví dụ 2: Khi cho trẻ quan sát cây khế trên sân trường: Tôi đưa ra câu hỏi hướng dẫn trẻ quan sát, và lồng ghép giáo dục trẻ như: Cây xoài trồng để làm gì? Làm như thế nào để cây khế lớn lên, ra hoa, kết quả cho chúng mình? - Trong giờ chơi tự do: Trước khi trẻ chơi tôi luôn chú ý nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn, không tranh dành đồ chơi, biết nói cảm ơn , xin lỗi khi mắc lỗi... Ngoài ra, tôi còn cho trẻ tham gia các hoạt động như nhặt lá vàng, nhặt rác, chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh(Hình ảnh 9, phụ lục) Từ đó giúp trẻ rèn luyện thói quen siêng năng, chăm chỉ tích cực trong các hoạt động lao động tự phục vụ cũng như lao động thiên nhiên, bảo vệ môi trường góp phần làm cho không khí trong sạch bảo vệ sức khỏe con người. - Trước khi vào lớp tôi cho trẻ xếp hàng rửa tay. “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 11 /1 5 e, Hoạt động góc: - Khi cho trẻ hoạt động trong các nhóm, góc, tôi nhắc trẻ biết chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu. Tôi luôn bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ : Ví dụ 1: Khi trẻ ở góc nấu ăn, tôi gợi ý trẻ biết làm các món ăn yêu thích, biết dọn dẹp rửa chén, bát đĩa xoong, chảo sau khi xong việcbiết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình biết giúp đỡ lẫn nhau, biết xưng hô phù hợp với các vai chơi. Ví dụ 2: Khi đóng vai bán hàng, tôi dạy trẻ cách xưng hô ân cần, lễ phép, nhận đồ bằng 2 tay: Bác mua gì ạ? Bác mua mấy cân bí ạ? Tiền thừa của bác đây ạ. Cảm ơn bác.... - Tổ chức cho trẻ lau dọn, xếp lại đồ chơi trên giá gọn gàng. Thông qua giờ hoạt động góc giáo dục trẻ có thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Bên cạnh đó tôi còn cùng với trẻ tận dụng những phế liệu để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi trẻ rất thích thú qua đó tôi giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Ví dụ 3: Khi tìm hiểu về: “Thế giới động vật” : Cho trẻ làm con vịt từ giấy vụn, xốp thảm; Cho trẻ làm con rùa từ quả bóng hỏng, con mèo từ hộp sữa... f, Giờ ăn trưa : - Tôi luôn chú ý tổ chức cho trẻ rửa tay trước khi ăn để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ . Trước khi ăn nhắc trẻ mời cô, các bạn, cầm thìa đúng tay, nhặt cơm rơi vãi, không cười đùa, nói chuyện khi ăn, không xúc cơm sang bát của bạn (Hình ảnh 10, phụ lục) Khi ăn phải nhai kỹ, nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm, ăn hết xuất ăn của mình. Ăn xong biết cất bát thìa, bê ghế về đúng nơi quy đinh, biết xúc miệng, lau miệng, lau tay, đi vệ sinh trước khi vào phòng ngủ.(Hình ảnh 11, phụ lục) - Khi trẻ uống nước tôi nhắc trẻ uống từ từ, không làm đổ, không làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy, không thò tay vào bình nước, không uống nước lã. Uống xong úp cốc đúng quy định, gọn gàng.(Hình ảnh 12, phụ lục) g, Giờ ngủ : - Tôi rèn cho trẻ giữ trật tự, không cười đùa, nằm thẳng chân, không trêu chọc bạn. Tôi cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.(Hình ảnh 13, phụ lục) - Ngoài ra tôi còn kể chuyện cho trẻ để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ví dụ truyện: “Tích Chu, Bác Gấu đen và 2 chú thỏ, Bông hoa cúc trắng, Gấu con bị sâu răng...” Qua đó trẻ hiểu và học được những thói que vệ sinh và hành vi văn minh. “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 12 /1 5 - Thêm vào đó tôi còn mở cho trẻ nghe những bài dân ca, những khúc hát ru với âm lượng vừa phải như: “Mẹ yêu con, ru con mùa đông, cò lả...” Những khúc hát ru nhẹ nhàng êm ái sẽ nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ, hình thành cho trẻ tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước h, Hoạt động chiều: - Trong các buổi hướng dẫn lao động vệ sinh buổi chiều tôi thường xuyên tổ chức, ôn luyện cho trẻ rèn luyện những thói quen và hành vi văn minh. Qua đó sẽ giúp trẻ được ôn luyện, củng cố các kỹ năng, thói quen hành vi văn minh được chính xác hơn. Ví dụ 1: Vào chiều thứ 3: Tôi tập chung rèn cho trẻ thói quen vệ sinh: Lau mặt, rửa tay, chải tóc Ví dụ 2: Vào chiều thứ 5: Tôi tập chung cho trẻ rèn luyện ý thức lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường: Vệ sinh lau giá góc đồ chơi, lau bàn ăn, xếp ghế, chăm sóc cây ... . i, Hoạt động nêu gương cuối ngày: - Nêu gương cuối tuần tôi đặc biệt lưu tâm và tuyên dương trước lớp những trẻ có thói quen vệ sinh và hành vi tốt, cho trẻ lên cắm cờ thi đua. (Hình ảnh 14, phụ lục) - Khi nhận xét, đánh giá, tuyên dương trẻ cô cần có những lời lẽ, cử chỉ gần gũi, thân mật với trẻ, giúp trẻ dễ sửa sai cũng như duy trì những hành vi tối cho những lần sau. l, Giờ trả trẻ : - Tôi luôn nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào các bạn trước khi ra về. - Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc biệt là những thói quen trẻ đã có, hay chưa có để cha mẹ trẻ có hướng rèn thêm cho trẻ ở nhà. k, Thông qua các chuyên đề giáo dục Ví dụ 1: Chuyên đề: “Phát triển vận động”: Tôi đưa ra nội dung: Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết rằng tham gia vào các trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện thể lực bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Khi xếp hàng phải xếp hàng ngay ngắn, không xô đẩy nhau, tập các động tác theo cô. Ví dụ 2: Chuyên đề: “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”: Thông qua các câu chuyện, bài thơ, các bài đồng dao ca dao...tôi lồng ghép giáo dục trẻ hành vi ăn minh: lễ phép với người lớn, quan tâm giúp đỡ mọi người, chăm sóc bảo vệ cây xanh, con vật..... “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 13 /1 5 4.6 Bản thân cô giáo , người trực tiếp nuôi dạy trẻ phải luôn học tập, bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm, hết mực dạy dỗ yêu thương trẻ và là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. - Cô giáo cần nắm chắc yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. - Cô giáo cần nắm được phương pháp, cách thức giúp trẻ hình thành một thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. - Cô giáo hướng dẫn cho trẻ được nội dung, yêu cầu cần rèn thói quen và hành vi văn minh cho trẻ. - Các bạn học sinh tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu. - Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu. - Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo. Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo cô đọc lời hướng dẫn. - Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong. Ví dụ 1: Ngày nào trước khi ăn trẻ cũng được rửa tay. Trẻ không được rửa tay trước khi ăn trẻ nhất quyết không chịu ngồi vào bàn để ăn cơm. - Trẻ rất thích bắt chước và làm theo cô chính vì thế tôi luôn tổ chức cho trẻ sinh hoạt đúng theo kế hoạch trong ngày, thực hiện giờ nào việc ấy, tôi luôn giám sát trẻ (kể cả trong lúc trẻ chơi) để kịp thời uống nắn hành vi giao tiếp nói năng không để trẻ chơi tự do mà không có sự giám sát của cô sẻ làm mất đi nề nếp thói quen tốt của trẻ. Một việc hết sức quan trọng của cô giáo trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là giáo viên phải thật sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, dạy dỗ trẻ, tôi không đánh mắng doạ nạt trẻ mà tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo được bầu không khi thân mật giữa cô và trẻ. Tôi luôn đối xử công bằng vô tư với các cháu, xưng hô với trẻ là cô, gọi trẻ là cháu hoặc con không bao giờ xưng hô tục tĩu... Đặc biệt là tôi rất tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, không lấn át, hoặc cắt ngang lời của trẻ. Khi hỏi trẻ, chào lại trẻ tôi thường nói, chào trọn câu để cháu học tập. Ví dụ: “Cô chào tất cả các con”. Khi trẻ làm “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5-6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh” 14 /1 5 giúp việc gì thì tôi thường cảm ơn khen ngợi trẻ. Đối với các bậc phụ huynh và đồng nghiệp, tôi thường nói năng niềm nở, hoà nhã, thân mật, không nói năng tục tĩu, xưng hô mày tao trước mặt trẻ. Tôi thường đến lớp với trang phục gọn gàn sạch sẽ. Như vậy muốn trẻ có được những hành vi tốt thì trước hết cô giáo phải là người mẫu mực để trẻ trẻ noi theo. Vì vậy cô giáo cần phải từ rèn luyện bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh chung của nhà trường. Thực hiện tốt lời nói đi đôi với việc làm. Mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi, đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp các cháu sẽ không lỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, mọi thứ trong lớp đều được sắp xếp theo đúng nơi quy định. Nếu hàng ngày cô giáo thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc ấy. Với những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt. 4.7 Phối hợp với phụ huynh cùng rèn trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh - Xây dựng góc tuyên truyền giáo dục trẻ để phụ huynh nắm được nội dung giáo dục. Thường xuyên thay đổi nội dung giáo dục, hình thức góc tuyên truyền phải đẹp, phong phú và đa dạng.(Hình ảnh 15, phụ lục) Ví dụ 1: Trang trí hình ảnh quy trình dạy trẻ rửa tay, rửa mặthình ảnh giúp trẻ có hành vi văn minh: Bé nhặt rác bỏ vào thùng rác, bé tưới cây, bé xếp đồ chơi... - Muốn hình thành được cho trẻ được các thói quen vệ sinh văn minh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần the
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_ren_cho_tre_5_6_tuoi_ve_nhung_ky_nang_ve_si.pdf