Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi

. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp

Vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp thói quen tập trung trong giờ học bởi vì trẻ mới chuyển từ mẫu giáo nhỡ lên chưa quen với môi trường hoạt động của lớp lớn. Một mặt do ở lớp tôi số trẻ mới chuyển trường đi học nhiều, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô và các bạn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh còn rất mới lạ với trẻ. Vì vậy tôi thấy việc tạo nề nếp cho trẻ ngay từ đầu năm học rất quan trọng. Và đặc biệt là tạo nề nếp cho trẻ mà làm cho trẻ cảm thấy gần gũi với cô và các bạn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp.

Để cho trẻ đạt được kết quả cao trong một tiết học thì nề nếp của trẻ là bước khởi đầu của một tiết học. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của cô giáo, ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật.

Tôi đã rèn nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ các bạn mạnh dạn với các bạn nhút nhát, xen kẽ bạn nam với bạn nữ. Chia tổ, đặt tên tổ, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên đội mình. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình, tôi tổ chức như vậy để giúp trẻ biết hoạt động theo tổ, theo nhóm để trẻ thi đua giữa các tổ với nhau.

Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, tạo sự gần gũi với trẻ, uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu

Cô dạy trẻ làm tranh bằng nguyên liệu thiên nhiên

2. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ có cảm xúc với cái đẹp qua môi trường lớp học giúp trẻ có hứng thú hơn với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo .

Thời gian trẻ ở lớp với cô và các bạn rất nhiều và cô giáo phải tạo được sự thu hút, hấp dẫn đối với trẻ khi đến lớp. Tôi trang trí lớp học ấm cúng, nghệ thuật để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình: làm đồ dùng đồ chơi tự tạo .

Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp lớp học, sắp xếp đồ dùng đồ chơi. Lớp học của tôi gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ là góc . Vừa thể hiện được nội dung các góc, vừa tạo sự thu hút của trẻ khi đến lớp và hoạt động tạo hình

đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho các góc.

Các góc chơi ở lớp

Trên đây là góc chơi với tiêu đề là: “ Bé yêu cây xanh và những ngày Tết vui vẻ ” Môi trường lớp học hướng trẻ vào xuyên suốt chủ điểm đang học. Khi trẻ đến lớp thấy môi trường lớp học ấm cúng và đẹp mắt đã kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào hoạt động tạo hình. Trẻ phải nghĩ xem, cô làm như thế nào để làm được như vậy, nó khơi dậy trí tưởng tượng, hứng thú cho trẻ để trẻ tự tạo ra được sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp như vậy.

Tại góc hoạt động của trẻ: Góc bán hàng.

 

doc 35 trang daohong 10/10/2022 5101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lứa tuổi 5-6 tuổi
 để phục vụ cho môn học rất phong phú và đa dạng mang tính thẩm mỹ cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ.
Gây hứng thú cho trẻ trước khi lên tiết
- Trẻ ở lớp ngoan, hứng thú tham gia các hoạt động.
Giờ hoạt động tạo hình
 - Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh và được đa số phụ huynh luôn hưởng ứng tham gia các hoạt động phát động của lớp.
 - Thực tế tại trường chúng tôi: Những năm gần đây giáo viên đã tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật cho trẻ, tinh thần tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú.
3. Khó khăn:
- Giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều hạn chế.
- Số ít phụ huynh còn chưa quan tâm tới con.
- Các nguyên vật liệu vẫn chủ yếu là giấy bút, đất nặn...và một số vật liệu thiên nhiên, do vậy sản phẩm còn đơn điệu, chưa kích thích trẻ tham gia sáng tạo.
- Trẻ vẫn chưa đồng đều về chất lượng, trong đó có 10% trẻ mới đi học, còn trẻ nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình.
Điều đó dẫn đến thực trạng:
TT
Nội dung giáo dục
Tổng số
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
37
20
54%
2
Kỹ năng vẽ, tô màu, cắt, dán
37
18
49%
3
Kỹ năng nặn
37
14
38%
4
Kỹ năng xếp hình
37
16
43%
5
Trẻ thể hiện sự sáng tạo
37
10
27%
Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú và học tốt môn tạo hình, đặc biệt là một số biện pháp giúp trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
III. CÁC BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp
Vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp thói quen tập trung trong giờ học bởi vì trẻ mới chuyển từ mẫu giáo nhỡ lên chưa quen với môi trường hoạt động của lớp lớn. Một mặt do ở lớp tôi số trẻ mới chuyển trường đi học nhiều, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô và các bạn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh còn rất mới lạ với trẻ. Vì vậy tôi thấy việc tạo nề nếp cho trẻ ngay từ đầu năm học rất quan trọng. Và đặc biệt là tạo nề nếp cho trẻ mà làm cho trẻ cảm thấy gần gũi với cô và các bạn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp.
Để cho trẻ đạt được kết quả cao trong một tiết học thì nề nếp của trẻ là bước khởi đầu của một tiết học. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của cô giáo, ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật.
Tôi đã rèn nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ các bạn mạnh dạn với các bạn nhút nhát, xen kẽ bạn nam với bạn nữ. Chia tổ, đặt tên tổ, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên đội mình. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình, tôi tổ chức như vậy để giúp trẻ biết hoạt động theo tổ, theo nhóm để trẻ thi đua giữa các tổ với nhau.
Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, tạo sự gần gũi với trẻ, uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu 
Cô dạy trẻ làm tranh bằng nguyên liệu thiên nhiên
2. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ có cảm xúc với cái đẹp qua môi trường lớp học giúp trẻ có hứng thú hơn với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo .
Thời gian trẻ ở lớp với cô và các bạn rất nhiều và cô giáo phải tạo được sự thu hút, hấp dẫn đối với trẻ khi đến lớp. Tôi trang trí lớp học ấm cúng, nghệ thuật để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình: làm đồ dùng đồ chơi tự tạo . 
Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp lớp học, sắp xếp đồ dùng đồ chơi. Lớp học của tôi gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ là góc . Vừa thể hiện được nội dung các góc, vừa tạo sự thu hút của trẻ khi đến lớp và hoạt động tạo hình 
đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho các góc. 
Các góc chơi ở lớp
Trên đây là góc chơi với tiêu đề là: “ Bé yêu cây xanh và những ngày Tết vui vẻ ” Môi trường lớp học hướng trẻ vào xuyên suốt chủ điểm đang học. Khi trẻ đến lớp thấy môi trường lớp học ấm cúng và đẹp mắt đã kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào hoạt động tạo hình. Trẻ phải nghĩ xem, cô làm như thế nào để làm được như vậy, nó khơi dậy trí tưởng tượng, hứng thú cho trẻ để trẻ tự tạo ra được sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp như vậy.
Tại góc hoạt động của trẻ: Góc bán hàng. 
Góc bán hàng
Trẻ rất yêu thích góc bán hàng, đặc biệt là các bạn gái. Góc bán hàng gần gũi, quen thuộc với trẻ vì nó gắn liền với cuộc sống hiện thực của trẻ. Khi tham gia vào hoạt động góc, trẻ được nhập vai vào “ Người chủ quán” và “ Người khách hàng ” nhằm phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp. Nhìn vào các sản phẩm của góc, chúng ta dễ dàng nhận thấy những sản phẩm đó đều là những đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ. Điều đó rất bắt mắt với trẻ về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu  Đó là những đồ dùng, đồ chơi mà các con được các cô hướng dẫn làm bằng các nguyên liệu thiên nhiên, những đồ dùng không dùng tới như: chai nước rửa bát, lõi giấy vệ sinh, hộp sữa, cốc ... Đặc biệt là những đĩa quả, đĩa bánh xinh xắn đựng những loại quả rất ngon và đẹp mắt. Từ đó kích thích trẻ tưởng tượng, khám phá, tìm tòi cách làm để tạo ra được những sản phẩm đẹp hơn thế. Để làm được điều đó, trẻ sẽ hứng thú vào hoạt động tạo hình, cụ thể là hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên, ở khắp mọi nơi trẻ có thể nhìn thấy cái gì trẻ cũng có thể sáng tạo ra những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích. Trẻ sẽ chú ý tới sự hướng dẫn của cô, tích cực vào hoạt động để phát huy khả năng sáng tạo của mình vào hoạt động tạo hình.
Đặc biệt là góc trẻ hoạt động tạo hình. Trẻ trực tiếp được là quen với hoạt động tạo hình với các kỹ năng do tôi lựa chọn tại hoạt động góc. Trẻ được trổ tài làm ra những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để trưng bày tại góc. Trẻ rất hứng thú vào hoạt động và làm được những sản phẩm trên kết hợp cùng với tôi và các cô giáo ở lớp.
Góc tạo hình
Trẻ sử dụng các kỹ năng: vẽ, cắt dán , nặn, gấp nan quạt và sử dụng khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình làm những con vật yêu thích, những loại rau quen thuộc, những bông hoa, cây hoa đẹp với nhiều màu sắc. 
Trên tường tôi treo những bức tranh hoa mai, tranh các loại hoa để góp phần thu hút trẻ vào hoạt động tạo hình nhiều hơn nữa. Bởi vì những bức tranh đó được tôi sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau, đặc biệt là lấy nguyên liệu thiên nhiên làm ra các bức tranh, sau đó sử dụng hoa khô, lá nổi, củ nghệ, ngao, dây thừng, lạc, các hột hạt gắn lên. 
 Tranh bằng hột hạt
Tranh bằng nguyên liệu vỏ ngao, dây thừng, nhũ..,
Và còn nhiều các góc chơi khác cũng thu hút trẻ vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo: 
“ Góc xây dựng”
Góc xây dựng
 Trẻ được tận dụng tất cả các nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn để làm ra các đồ dùng đồ chơi đó.
 “ Góc sách truyện ”
Góc sách truyện
Chính vì vậy, việc tạo môi trường lớp học hấp dẫn cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng góp phần gây hứng thú và nâng cao chất lượng tạo hình giúp trẻ làm tốt biện pháp giúp trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ.
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phải lấy trẻ làm trung tâm.
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng nên lấy trẻ làm trung tâm. Là giáo viên của lớp, tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Từ đó trẻ thể hiện được ý muốn , tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn lựa chọn. Khi trẻ lựa chọn được nội dung mình cùng làm thì tôi là người giáo viên sẽ gợi mở cho trẻ tự biết rằng: Trẻ sẽ làm như thế nào? Và sản phẩm của mình khi hoàn thành sẽ như thế nào?
Trong quá trình trẻ tạo hình, trẻ mong muốn được tự thể hiện với những phương tiện khác nhau. Sự thể hiện đó mang tính cá nhân, bởi trẻ luôn tiếp cận với sự vật, hiện tượng xung quanh theo đặc tính riêng của mình.
Ví dụ: Sau khi trẻ được biết yêu cầu, nhiệm vụ của bài thì trẻ sẽ tự lựa chọn vào nhóm nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn mà mình thích. Có trẻ thích sử dụng màu sáp, có trẻ thích sử dụng màu nước , sử dụng đất nặn hay sử dụng các nguyên vật liệu để thể hiện đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. 
Tôi tăng cường các câu hỏi gợi ý trẻ giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau. Tôi động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề và tự trẻ miêu tả những gì mình biết và có thể làm. 
Tôi luôn đặt ra cho trẻ những câu hỏi mở để trẻ tư duy, suy nghĩ, liên tưởng như: “ Nếu như vậy thì sao ”, , “ Vì sao con biết ”, “ Con có cách nào khác không ” “ Con có suy nghĩ như thế nào ”trong quá trình trẻ làm. Những lời nói, cử chỉ, hành động của cô rất quan trọng, tạo cho trẻ thấy được rằng mình được đánh giá tốt hay khá qua sản phẩm của mình. Khi cho trẻ trưng bày sản phẩm, những lời khen, động viên của cô trẻ rất thích.
 Ví dụ: “ Ôi đồ dùng này đẹp quá ” hay “ Cô rất thích con vật này ”. 
 	Cô khai thác trên trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường gợi mở cho trẻ để trẻ nói lên được ý tưởng, cách làm của mình. Trẻ được ngắm, quan sát của các bạn sau đó đưa ra nhận xét của mình về sản phẩm đó. Trẻ biết đặt tên
“ Các con vật sống trong gia đình”, “ Đồ vật đáng yêu ” hay “ Tôi yêu ngôi nhà của tôi”
Các con vật tự tạo từ các cốc giấy
4. Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn
Khi thực hiện hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Cho nên, để hoạt động đó có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như: Lá cây, phế liệu, vỏ hộp, thùng cát tông, bông, vải vụn, len, cúc áo Hay những đồ dùng, dụng cụ được sản xuất như: Giấy màu, giấy báo, kéo, hồ dán, băng dính các loại Chính sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình đã tạo cho trẻ cơ hội được lựa chọn, khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Từ đó, trẻ thể hiện sản phẩm của mình qua các kĩ năng: vẽ. tô màu, cắt, dán, vẽ, nặn, gấp,
Đặc biệt, khi lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn tôi luôn chú ý tới đặc điểm của chúng : 
+ Nguyên vật liệu luôn đảm bảo sự an toàn, không độc hại, không có cạnh sắc nhọn
+ Nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, dễ bảo quản như: Như các nguyên vật liệu mua được ở địa phương, các vỏ hộp, vỏ ốc, vải vụn, len, hạt các loại quả 
+ Nguyên vật liệu dễ sửa chữa, dễ cầm, phù hợp với tầm tay của trẻ
+ Nguyên vật liệu tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn, sắp xếp các nguyên vật liệu, tạo sự quan sát, trí tưởng tượng cho trẻ
Một số nguyên vật liệu tạo hình tôi đã lựa chọn:
Ống chỉ, dây kim tuyến
Vỏ Ngao
Lá Cây
Cốc,Ống Hút ,trứng, lõi giấy, đĩa...
Giấy nhăn
Các hột hạt
Đồ tự tạo bằng giấy màu
Hộp giấy
Đá sạch
Các hột hạt nhuộm
Nguyên liệu thiên nhiên
	Dấy kim sa
5. Biện pháp 5: Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo mọi lúc, mọi nơi . 
Như chúng ta đã biết, sản phẩm của hoạt động làm đồ dùng đồ chơi là sản phẩm rất có ý nghĩa với trẻ, nó mang tính cá nhân trẻ. Trong những sản phẩm đó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó và cũng là “ Ngôn ngữ riêng ” để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.
Ngoài giờ hoạt động tạo hình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi còn tận dụng các giờ khác để rèn kỹ năng tạo hình đó cho trẻ: 
* Qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt động chiều: Tôi có thể trao đổi với phụ huynh về khả năng, năng khiếu của trẻ để cùng phối hợp với gia đình.
Trong lúc chờ phụ huynh tới đón con, tôi chuẩn bị một số các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn cho trẻ thực hiện. Mỗi hôm chỉ sử dụng một số kỹ năng tạo hình. Có thể cho trẻ gấp nan quạt. Những lúc này tôi chỉ cần đến bên trẻ và hỏi con gấp gì? Con gấp như thế nào? Động viên khuyến khích trẻ làm. Sau khi nhận xét xong cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình ở góc nghệ thuật để bố mẹ cùng quan sát. Với những bài nhận xét tốt trẻ thường thích thú và giới thệu với bố bẹ về sản phẩm của mình. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, ham muốn được hoạt động tạo hình đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi.
Trẻ làm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào hoạt động chiều để phục vụ trong các hoạt động ngày hôm sau
* Qua hoạt động ngoài trời: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, khi đi dạo chơi trẻ được nhìn ngắm vật thật, được sờ nắn. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi chuẩn bị cho trẻ nhiều nguyên vật liệu để trẻ được thực hiện. Có thể cho trẻ nhặt những chiếc lá cây để làm ra các con vật theo ý thích.
Ví dụ: Trẻ dùng lá cây, dùng đất để nặn các con vật trẻ thích.
* Thông qua hoạt động góc: Góc “ Bé trổ tài ” trẻ được tạo ra sản phẩm của mình bằng các kỹ năng tạo hình theo các chủ đề.
Ví dụ: Trẻ có thể sử dụng lõi giấy vệ sinh để tạo thành một số bánh của ngày tết. Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ lựa chọn thực hiện.
Góc nấu ăn
Trong hoạt động góc trẻ được sử dụng kỹ năng cắt dán trẻ cắt được những bông hoa, chiếc lá để dán lên thân cây tạo thành cây hoa mai để mang ra góc xây dựng trưng bày.
Trẻ in, cắt dán những bông hoa
Hay ở góc bán hàng, trẻ được thử tài sáng tạo của mình dùng các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn để làm ra những bưu thiếp chúc mừng năm mới. Điều đó thu hút được nhiều trẻ tham gia thăm quan và mua hàng.
Góc bán hàng
 Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã thực hành trên tiết học cũng như mọi lúc, mọi nơi. Tôi chuẩn bị các đồ dùng ở góc học tập để trẻ thoải mái lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Cho nên, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình đặc biệt là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn.
6. Biện pháp 6: Tích hợp với các giờ hoạt động khác 	
Trong quá trình dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tôi có thể tích hợp với nhiều hoạt động khác. Bởi khi tích hợp với các hoạt động khác đòi hỏi ở tôi sự sáng tạo, linh hoạt và sự khéo léo khi vận dụng. Trong quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, bị chắp vá.
 VD:
 -Tích hợp với hoạt động âm nhạc: Khi trẻ thực hiện làm các con vật, tôi bật các bài hát nhạc không lời có trong chủ điểm “ thế giới động vật” để cho trẻ say mê làm việc.
Góc âm nhạc
- Tích hợp với hoạt động góc: Có thể trẻ ở góc nào trẻ cũng có thể sáng tạo ra những đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn.
Góc chữ cái: trẻ làm có chữ bằng xốp
- Tích hợp với hoạt động làm quen với văn học: Sau khi học xong bài thơ “ Hoa kết trái ” cho trẻ vẽ, nặn các loại quả, tạo quả nhồi bông. Cô định hướng cho trẻ vào hoạt động vẽ hoặc nặn. 
Có thể vào bài bằng một bài đồng dao hoặc đố một câu đố gây hứng thú cho trẻ.
 - Tích hợp với hoạt động khám phá khoa học: Đây là hoạt động cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về tự nhiên xã hội,về cỏ cây hoa lá và các con vật. Khi trẻ được khám phá và trải nghiệm về những điều mới lạ trong cuộc sống, tôi định hướng cho trẻ xé dán,cắt, gấp nan quạt về hoa, quả, các con vật, đồ dùng..
- Tích hợp với hoạt động là quen với toán: Khi cho trẻ nhận biết các con số trẻ sẽ hình thành các con số đó và sẽ dùng các nguyên liệu để làm ra những con số tự tạo.
Góc toán: Làm những con số
+ Hỏi trẻ xếp con số như thế nào? Hỏi trẻ kỹ năng xếp? Để xếp được các con dùng kỹ năng gì? Xếp như thế nào? Sau đó cho trẻ xếp, cô động viên trẻ.
7.Biện pháp 7: Rèn kỹ năng tạo hình khi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ.
Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “ Tạo hình ” một cách hứng thú và có hiệu quả, ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì giáo viên cần phải thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình.
Tôi rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ dựa theo các chỉ số:
- Chỉ số 38: Trẻ biết thể hiện thích thú trước cái đẹp.
- Chỉ số 44: Trẻ thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi.
- Chỉ số 102: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
 7.1: Kỹ năng vẽ, tô màu
Đối với trẻ 5-6 tuổi, tôi tiếp tục gây hứng thú cho trẻ trong quá trình vẽ các chi tiết vào những con vật tự tạo, VD: Mắt, mũi, cánh ......nhằm tiếp tục bồi dưỡng hứng thú, khả năng cảm thụ, đánh giá, hình thành các cảm xúc thẩm mỹ. Trẻ được phát triển tri giác để mở rộng các biểu tượng, tăng cường khả năng quan sát có phân tích: nhận biết, gọi tên, tìm đặc điểm các chi tiết, bộ phận, xác định các vị trí sắp xếp của các thành phần trong cấu trúc và các mối quan hệ của chúng; phân biệt cảm nhận vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc, nét đặc thù của sự vật và các hoạt động tạo hình. Trẻ sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay, điều khiển, vận động để thực hiện vẽ. Trẻ sử dụng các đường nét để vẽ.
Khi tiến hành dạy trẻ, tôi dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó theo từng chủ điểm. Ở các chủ điểm tiếp theo, tôi cho trẻ tô bằng màu nước, miết đất nặn và các nguyên vật liệu khác để sản phẩm đa dạng và phong phú.
VD: Cho trẻ dùng màu nước: Tôi cho trẻ in hình bàn tay, bàn chân lên giấy bằng màu nước, hoặc thổi màu nước loang ra tạo thành các cành cây và làm thêm hoa tạo thành 1 bức tranh. Với hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia.Từ những bàn tay nhỏ nhắn của trẻ đã tạo nên được những bức tranh thật đẹp. Trẻ lấy lõi giấy vệ sinh chấm vào màu in vào giấy để tạo ra những bông hoa rất ngộ nghĩnh.
Trẻ in 2 bàn tay thành bông hoa Trẻ in lõi giấy thành hình bông hoa
Tranh hoa được thổi bằng ống hút
Trẻ dùng ống hút thổi màu nước tạo thân cây, sau đó dùng bông tăm chấm màu tạo hoa và nhị hoa hoặc xé giấy để làm ra những bức tranh,để các góc trưng bày, trang trí lớp.
Trong quá trình dạy trẻ vẽ tôi luôn chú ý tới khả năng của từng trẻ.
Đối với trẻ yếu, tôi động viên hướng dẫn trẻ cụ thể hơn. Đối với trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn.
7.2: Kỹ năng căt, xé, dán:
* Kỹ năng cắt dán:
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì trẻ có kỹ năng sử dụng kéo. Tôi dạy trẻ cầm kéo đúng cách, điều khiển lưỡi kéo vào tay phải, cầm giấy và điều khiển giấy bằng tay trái để trẻ cắt làm ra được những đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng. 
 VD: Trẻ biết dùng kéo cắt được những bông hoa mai, hoa đào để gắn vào cây để có được những cây hoa mai, hoa đào cho ngày tết .
 Trẻ biết dùng kéo xong cất kéo đúng nơi quy định . 
Trẻ Dùng kéo cắt hoa
Tại hoạt động góc, tôi lấy góc tạo hình làm góc trọng tâm. Trước khi trẻ cắt hoa và lá trẻ được xem video cô cắt mẫu và trẻ rất chăm chú quan sát. Trẻ sử dụng kỹ năng cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài của bông hoa và của lá. Tôi dạy trẻ kỹ năng mới: Dạy trẻ dán băng dính 2 mặt vào mặt trái của bông hoa và chiếc lá, sau đó bóc lớp ngoài của băng dính ra rồi dán lên thân cây mà tôi đã chuẩn bị. Trẻ rất hứng thú và có kỹ năng đã cắt dán được cây hoa mai rất đẹp. Và trẻ biết xoay cổ tay, xoay giấy để cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài.
Trẻ làm cây hoa mai, hoa đào
Cây hoa mai, hoa đào
* Kỹ năng xé dán:
Tiếp tục dạy trẻ 5- 6 tuổi xé bằng vận động thô – bằng cả bàn tay. Tôi dạy trẻ xé từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ biết sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ để xé. Tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật xé; xé bằng các vận động thô như: xé toạc, xé bứt; xé bằng các vận động tinh của đầu ngón tay: xé bấm theo đường thẳng, các đường cong lượn. Đối với những bài đơn giản, ít chi tiết tôi cho trẻ chấm hồ vào mặt trái của hình rồi dán lên. Còn với những bài phức tạp tôi dạy trẻ xếp hình bố cục tranh trước, sau đó lật lên phết hồ ở mặt sau rồi dán xuống. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm và làm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo.
VD: Xé hình “ bông hoa ” trẻ biết gấp giấy, xé lượn cung để tạo thành bông hoa, có những trẻ xé lượn thành cánh dài, tròn. Tùy theo sự sáng tạo của trẻ, trẻ sẽ tạo ra được sản phẩm của chính mình để trang trí lớp.
 Trẻ đang xé hoa
Đối với trẻ yếu tôi chú ý kèm cặp, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo sự gần gũi với trẻ để trẻ làm ra được những đồ dùng, đồ chơi cho riêng mình.
Đối với những trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn. Trẻ biết bố cục bức tranh, bố cục của một nhân vật hoặc đồ vật, phối hợp màu sắc hài hòa. Trẻ đã rất sáng tạo để xé được nhiều loại khác nhau. Đặc biệt trẻ biết kết hợp giữa xé dán với cắt dán tạo nên các con vật có nhiều màu sắc v

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_cho_tre_lam_d.doc