Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Tai nạn là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên tổn thương cho cơ thể về thể chất lẫn tinh thần của nạn nhân.

 Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể ở các mức độ khác nhau do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống. Tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, điện giật, súc vật cắn, ngã, ngộ độc là những tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng tránh được nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ, trông trẻ cẩn thận và giữ cho môi trường luôn an toàn.

Khi trẻ gặp tai nạn thương tích, nhiều người lại cho đó là rủi ro hoặc một lý do nào đó, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng, tránh được nếu người lớn cẩn trọng hơn và trẻ được dạy cách nhận biết những nguy cơ gây tai nạn cho mình. Nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng chăm lo đầu tư cho con em mình sức khỏe, việc học hành mà quên chăm lo và dạy trẻ những nguy cơ gây tai nạn thương tích ngay trong chính ngôi nhà của mình nên khi trẻ ra ngoài xã hội tình trạng tai nạn thương tích ngày một gia tăng.

Trẻ mầm non chưa có kĩ năng sống, hiểu biết chưa nhiều nên nguy cơ bị tai nạn thương tích, mất an toàn rất cao. Trẻ 3 - 4 tuổi là lứa tuổi chưa lớn ở trường mầm non nên chưa có nhiều những kinh nghiệm, hiểu biết nhất định về phòng tránh tai nạn thương tích.

 

doc 35 trang Chí Tường 20/08/2023 24582
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
n toàn có thể gây thương tích cho trẻ, tôi đã tiến hành các biện pháp khắc phục giảm thiểu những nguy cơ đó như sau:
2. Biện pháp 2: Giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động ở trường mầm non:
Mỗi ngày đến lớp trẻ ở với cô giáo từ 8÷10 tiếng và có rất nhiều hoạt động được diễn ra: Từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng rất dễ bị tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chỗ, không vận động, không làm gì cả, mọi việc đều do người lớn sắp đặt. Nếu thế thì trẻ sẽ bị thụ động, không phát triển được. Chúng ta phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Song điều quan trọng là chúng ta sẽ tổ chức dạy trẻ như thế nào để không xảy ra sơ xuất.
Đặc thù của trẻ mầm non là:“Học mà chơi, chơi mà học” nên việc giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất cần thiết. Trong hoạt động học tập hay vui chơi trẻ luôn cần sự giám sát của cô giáo, việc sử dụng đồ dùng trực quan để trẻ tri giác sự vật hiện tượng xung quanh. Nội dung giáo dục hướng dẫn trẻ phòng chống tai nạn thương tích được tôi thực hiện như sau:
a. Trong giờ đón, trả trẻ, trò chuyện đầu giờ:.
* Hoạt động đón, trả trẻ: 
Đón và trả trẻ là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục mỗi ngày. Đây là một trong những hoạt động không chỉ tạo niềm tin vững chắc cho phụ huynh gửi con để yên tâm làm việc mà đòi hỏi mỗi cô giáo cần gây hứng thú học tập, vui chơi cho các con và rèn tính cẩn thận, đảm bảo an toàn cho trẻ. Để làm tốt hoạt động này tôi nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng chỗ, gọn gàng tránh rơi xuống người, đầu bạn. 
Quần áo, trang phục gọn, sạch phù hợp với thời tiết, cẩn thận tránh vấp ngã, ướt khi đi, chạy và sử dụng nước.
 Khi sử dụng, bảo quản đồ dùng cá nhân: kéo khóa ba lô, đeo, tháo ba lô, giầy dép, mũđúng cách; Biết bảo quản tài sản chung: tủ cá nhân, giá dép, cốc, giá khăn
Ví dụ: Các con lấy cất đồ dùng cá nhân như ba lô, quần áo vào tủ cá nhân hay đóng sập mạnh cửa tủ gây tiếng động lớn và có thể bị kẹp tay mình hoặc tay bạn. Tôi nhắc và hướng dẫn trẻ cách đóng mở cửa tủ an toàn, nhẹ nhàng.
Ảnh minh họa trẻ cất đồ dùng vào tủ.
Cô cất đồ dùng cho trẻ.
Nhiều ngăn tủ cá nhân của các con, khi lấy hoặc cất đồ dùng các con phải mở hoặc có một số bạn cúi xuống cất dép. Nguy cơ bị cộc đầu, bị kẹp tay. Đứng trước những nguy cơ đó, tôi đã hướng dẫn cách lấy cất đồ dùng vào trong tủ để không bị ảnh hưởng đến bạn. Cùng với việc cất đồ dùng đúng chỗ, đúng cách thì trang phục hàng ngày đến lớp của trẻ cũng cần lưu tâm đến. Cụ thể như sau:
 Cháu Thanh Thảo đi học mặc quần dài, áo rộng đi lại không thuận tiện, nguy cơ vấp ngã rất lớn. Nhận thấy nguy cơ đó, tôi gọi cháu lại gần, hướng dẫn trẻ gấp gấu quần lên 1, 2 lần để thuận tiện cho các hoạt động trong ngày. Trước sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô, các con đã thực hiện rất tốt.
Ảnh cô gấp gấu quần cho trẻ.
* Trò chuyện: 
	Song song với hoạt động đón trả trẻ thì việc trò chuyện cũng tạo ấn tượng không nhỏ đối với các con.
Khi trò chuyện đầu giờ cùng trẻ, tôi cho trẻ quan sát tranh, hình ảnh, video clip những nguy cơ xảy ra tai nạn, các mối nguy hiểm xung quanh trẻ, những tai nạn có thể xảy ra. Cho trẻ nhận xét các hành động trong tranh và cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra những cách làm đúng, những điều không nên làm trong từng tình huống cụ thể. Qua đó, tôi giáo dục trẻ biết phải làm gì để đảm bảo an toàn. 
Ví dụ: Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình. Tôi cho trẻ xem hình ảnh ấm nước đang sôi và ấm nước chưa đun. 
Ảnh 1: Ấm nước đang sôi.
Ảnh 2: Ấm nước chưa đun.
Trước hình ảnh đó, tôi đã hỏi các con như sau:
 Cô có hình ảnh gì? ấm nước nào đang sôi? Khi thấy ấm nước sôi các con phải làm gì? Vì sao?
Thông qua các câu hỏi và câu trả lời của các con tôi đã giáo dục trẻ không sờ tay vào ấm nước nóng đang đun tránh bị bỏng.
Với chủ đề: Giao thông. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh người ngồi trên xe máy đi trên đường không đội mũ bảo hiểm. 
Ảnh 1: Không đội mũ bảo hiểm 
khi tham gia giao thông..
	Ảnh 2: Đội mũ bảo hiểm 
khi tham gia giao thông.
Tôi đặt câu hỏi để trẻ cùng nhận xét và thảo luận. Câu hỏi như sau: Ảnh nào người tham gia giao thông có thể gặp nguy hiểm? Vì sao? Cách đội mũ bảo hiểm như thế nào? (Có 8 trẻ = 20% trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách). Để nhiều trẻ biết đội mũ an toàn và đúng quy định, tôi tổ chức hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm các hoạt động chiều. Như vậy tôi đã giáo dục các con chấp hành đúng luật giao thông, tránh các tai nạn thương tích.
Tôi thường xuyên nhắc trẻ đi đúng làn đường quy định, chấp hành đúng các quy định giao thông. Cụ thể khi cho trẻ xem hình ảnh: Ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông, tôi đưa ra các câu hỏi: Hình ảnh gì đây? Những phương tiện nào được đi? Vì sao? Những phương tiện nào dừng lại? Vì sao? Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông trên đường có tín hiệu cần thực hiện đúng theo quy định: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, trẻ em qua đường cần có người lớn dắt.
Hình ảnh minh họa: 
Ngoài ra, Tôi còn nhắc trẻ không được tự mình đi đến trường hoặc tự ý ra về khi không được phép của cha mẹ, cô giáo. Trên đường đi học về không được đi sát ao, hồ, vũng nước lớn; không được về cùng người lạ khi cô giáo chưa cho phép. Tôi lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào các phần như: Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe đạp, xe máy phải ngay ngắn, bám chắc vào người lớn, không đứng lên yên xe, không cho chân vào bánh xe, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi ngồi trên ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài, tuyệt đối không chơi dưới lòng đường.	
Trong lớp có ổ điện và một số vị trí không an toàn như dây điện gần máy vi tính, loa đài tôi giáo dục trẻ ổ điện và dây điện là nơi rất nguy hiểm các con không được sờ tay vào ổ điện, không được tự ý cầm dây điện và sử dụng các thiết bị điện và tôi còn làm biển báo nguy hiểm tại các ổ điện, cầu thang. Cho trẻ quan sát, nhận biết các kí hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Ảnh giáo viên hướng dẫn các biển kí hiệu cấm tại các ổ điện.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ tôi thường đến lớp sớm: Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, tủ, giá, bàn ghế, chậu hoa, cây cảnh ngăn nắp, an toàn. Những đồ dùng nhẹ như: các chậu hoa cây cảnh giả, mô hình ô tô, tàu hỏa để trên, đồ nặng như: các khối gỗ, gạch xây dựng, sỏi thì để xuống dưới giúp an toàn cho trẻ khi cất, lấy đồ dùng, đồ chơi.
Với thời gian rất ít của những buổi trò chuyện đầu giờ, đa số trẻ lớp tôi đã nhận biết các nguy cơ, có kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân.
b, Trong hoạt động học: 
b.1: Hoạt động thể dục:
	Nếu như trong hoạt động đón trả trẻ và trò chuyện đã phần nào giúp các con nhận biết được tốt nhất cách phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra thì việc giáo dục trẻ trong giờ học cũng hết sức quan trọng.
* Thể dục sáng: Tôi hướng dẫn trẻ không xô đẩy, chen lấn bạn. Vì khi khởi động trẻ rất hay đẩy bạn đi, chạy phía trước mình và khi chen lên chạy trước có thể bị vấp ngã hoặc va vào người bạn làm ngã bạn. Ngoài ra, trang phục của trẻ phải gọn, tránh dài, rộng dễ vấp ngã.
* Thể dục giờ học: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, tôi luôn nhắc trẻ xếp hàng ngay ngắn không xô đẩy nhau, biết chờ đợi đến lượt. Quan tâm tới địa điểm tập luyện, sân tập phải bằng phẳng, không trơn trượt, dụng cụ tập luyện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Ví dụ: Ghế băng phẳng, không lồi lõm, không cập kênh khiến trẻ có thể bị ngã khi tập luyện. Bục bật sâu phải có kích thước phù hợp với độ tuổi, không quá cao, cạnh bục không có gờ sắc nhọn. Túi cát cần được bao kín, sạch sẽ tránh nguy cơ khi trẻ tập cát bay vào mắt tổn thương mắt. Thang leo phải đảm bảo an toàn, không bị han, bong tróc sơn tránh cho trẻ bị ngã, dỉ sắt ghim vào tay, chân trong quá trình luyện tập. 
Địa điểm luyện tập an toàn, không có chướng ngại vật, không có vũng nước gây trơn trượt. Đây là hình ảnh minh họa học sinh lớp tôi tham gia tập thể dục ở sân trường dưới sự hướng dẫn của cô giáo: 
Các con được thường xuyên quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn và kiểm tra lên đa số trẻ lớp tôi rất hứng thú trong các giờ thể dục. Vì vậy nhiều học sinh lớp tôi có cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất, 100% trẻ an toàn tuyệt đối, không xảy ra tai nạn đáng tiếc. Đây là niềm vui, tự hào của người giáo viên chúng tôi.
b.2: Tích hợp cung cấp kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua hoạt động học: 
b.2.1: Hoạt động khám phá:
Hoạt động khám phá là hoạt động nhận thức tương đối khó và cần sự tư duy cao. Để lồng ghép được nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào hoạt động này sao cho phù hợp, không gượng ép là một vấn đề mà chúng tôi, những người giáo viên mầm non luôn trăn trở, nghiên cứu và tìm tòi.
 * Ví dụ 1: Đề tài: “Đồ dùng trong gia đình” - Chủ đề: “Gia đình”.
Kiến thức cung cấp cho trẻ biết một số loại đồ dùng trong gia đình. Nội dung tích hợp để trẻ nhận biết, phòng tránh điện giật, phòng bỏng. Sau khi cho trẻ khám phá đồ dùng trong gia đình có sử dụng điện như: Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, ấm đun nước, quạt điện Trẻ biết được tác dụng, cách sử dụng của những đồ dùng đó, đặc biệt trẻ được hướng dẫn cách nhận biết những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra khi sử dụng đồ điện. Giáo dục trẻ tuyệt đối không được sờ vào nồi cơm khi đang nấu, không sờ vào bàn là, ấm nước khi đang dùng, không tự ý cắm các đồ dùng điện vào phích điện để phòng bị điện giật, bỏng gây nguy hiểm đối với trẻ. Giúp trẻ nắm bắt kiến thức và có những kĩ năng phòng tránh tốt, tôi thiết kế các bài tập trắc nghiệm cho trẻ trải nghiệm. 
Bài tập: Hãy gạch chéo “X” vào các hành động không nên làm:
Ảnh1: Nghịch quạt điện.
Ảnh 2: Trẻ trực nhật chia cơm.
Ảnh 3: Trẻ đang tập thể dục.
Ảnh4: Trẻ nghịch bếp ga.
Ảnh 5: Trẻ nghịch nồi cơm điện
 đang nấu.
Ảnh 6: Trẻ ngồi học.
* Ví dụ 2: Đề tài:“ Đồ chơi của bé” - Chủ đề: “Trường mầm non”.
Trẻ được cung cấp một số đồ chơi gần gũi, chất liệu, tác dụng của đồ chơi đó. Tích hợp dạy trẻ phát hiện và phòng tránh các tai nạn thương tích trong trường mầm non, cách chơi an toàn với các loại đồ chơi; Cho trẻ được tham gia loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi hỏng, phát hiện các ốc vít bị lỏng lẻo, các đồ chơi sắc nhọn  Qua đó, trẻ biết cách phòng tránh các thương tích do đồ chơi mang đến.
 * Ví dụ 3: Chủ đề: “ Trường mầm non” với đề tài: “Trường lớp của con”:
Trong khuôn viên trường mầm non có hàng rào bao quanh thấp, có mũi nhọn; nhiều ghế đá có cạnh sắc, nhiều bậc lên xuống, cổng gần đường nên tai nạn xảy ra đối với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và tại trường học cũng không thể tránh được. Để giảm thiểu số vụ tai nạn xảy ra tại trường mầm non do các nguyên nhân khách quan và với đề tài này, trẻ được tham quan, hướng dẫn cách sử dụng ghế đá an toàn, cách lên xuống các bậc thềm cao, không được tự ý đi ra cổng Hướng dẫn trẻ nhận biết, không chơi, không tiếp xúc với những nơi có nguy cơ gây mất an toàn cao như ghế đá hỏng, góc bồn hoa có cạnh sắc nhọn, không leo trèo trên tường, đu qua hàng rào, 
Ảnh trẻ chơi trong sân 
không đi ra cổng trường.
Ảnh hướng dẫn trẻ lên xuống bậc thềm có cạnh sắc.
b.2.2: Hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình là hoạt động nhằm phát triển thẩm mỹ, giúp các con yêu cái đẹp và thông qua các ngôn ngữ tạo hình để sáng tạo ra những sản phẩm theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
Với hoạt động tạo hình các con có thể tạo nên cho mình những bức tranh nhiều màu sắc nhờ bộ sáp màu sặc sỡ, các nguyên vật liệu như: khuy, nút cài, kéo Các nguyên liệu này tưởng chừng an toàn nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn thương tích rất cao nếu như trẻ nuốt phải khuy, sáp màu,kéo cắt vào tay. 
Ảnh minh họa trong giờ học tạo hình.
	Để tạo hứng thú học tập và đảm bảo an toàn cho các con tôi đã hướng dẫn cách dùng màu an toàn, hợp vệ sinh, tuyệt đối không đưa bút chì, màu vẽ, khuy áo.. lên miệng tránh hóc sặc dị vật. Khi dùng kéo, tôi hướng dẫn trẻ cằm kéo bằng tay phải, mắt nhìn theo hướng cắt của kéo để không vào tay; sau khi cắt xong để kéo vào rổ, không cầm kéo đùa nghịch vì sẽ chọc vào mắt, tay chân bạn bên cạnh.
	Sau khi được hướng dẫn, chỉ bảo tỉ mỉ của tôi, các con đã có ý thức trong việc sử dụng các nguyên liệu tạo hình an toàn, hiệu quả. Trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, có tính sáng tạo cao và đa dạng về nguyên liệu trong từng chi tiết.
b.2.3: Hoạt động làm quen với văn học:
	Ngoài việc tạo môi trường và kiểm tra rà soát, khắc phục các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ tôi còn sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài thơ lồng ghép vào các hoạt động giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích.
* Với nội dung giáo dục trẻ giữ gìn an toàn với đồ chơi, nước sôi, tôi đã sưu tầm câu chuyện, bức tranh mang tính giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích: 
- Truyện: “Cẩn thận với nước sôi”: 
Nội dung truyện: Mẹ Bông rót nước để uống nhưng nước nóng nên mẹ chờ nước nguội mới uống. Bông chạy qua làm đổ cốc nước vào chân. Mẹ chạy đến bế Bông nhanh chóng nhúng chân của Bông vào nước lạnh, dùng thuốc bỏng thoa lên chỗ bị bỏng. Mấy ngày sau, Bông khỏi và tiếp tục đến lớp học cùng các bạn. Mẹ dặn Bông: “Chú ý quan sát khi chạy nhảy ở trong nhà, nếu đụng phải nước sôi sẽ lại bị bỏng đấy!”. Bông biết lỗi và xin lỗi mẹ.
Câu hỏi tích hợp: Vì sao bạn Bông bị bỏng? Mẹ làm gì khi Bông bị bỏng? Mẹ dặn Bông điều gì? Thái độ của Bông ra sao? Nếu là con sẽ làm gì để không bị bỏng?
- Truyện: “Thỏ con không vâng lời”. 
Nội dung truyện: Cả nhà Thỏ đi trồng cà rốt, rất bận rộn. Thỏ con xin bố mẹ cho đi học một mình. Thỏ mẹ dặn: “Thỏ con đi cẩn thận, đi sát lề đường bên phải, đến ngã tư rẽ phải đến nơi có vạch sơn trắng trước cổng trường con mới sang đường, vì đó là nơi dành cho người đi bộ”. Thỏ con gặp Chó con rủ đánh bóng trên đường đi học nhưng Thỏ lắc đầu và khuyên Chó con không chơi bóng vì nguy hiểm. Chó con bĩu môi không nghe, Chó con lao xuống lòng đường để bắt bóng và va vào bác Gấu đi xe đạp, Chó con bị té xuống và trầy đầu gối, bác Gấu dừng xe, đỡ Chó con dậy và lau vết thương cho Chó con. Bác Gấu dặn cả hai đi trên lề đường. Hai bạn đến trường cùng xếp hàng vào lớp và nghe cô dạy an toàn giao thông -  Bài: “Không đùa giỡn, thả diều, chơi bóng ở lòng, lề đường?”. Chó con nhận lỗi với cô giáo.
Câu hỏi tích hợp: Trên đường đi học Thỏ con gặp ai? Chó con rủ Thỏ con chơi gì? Thỏ con khuyên Chó con như thế nào? Điều gì xảy ra với Chó con? Tại sao?
- Bài thơ: “Em không như chú mèo”:
	Mèo con quên luật giao thông
	Xuống đường chẳng ngó, chẳng trông hướng nào
	Mèo ta chạy nhảy nháo nhào
	Đuổi chim, bắt bướm, rồi vào đu xe
	Xe chạy tới, Mèo không nghe
	Chạy ngang, chạy dọc bị xe húc vào
	Mèo con bị húc trúng đầu
	Bác Khoang thấy vậy đưa vào nhà thương
	Em không như chú Mèo con
	Không nô đùa nghịch, chạy ngang trên đường
	Không đu xe, không đi dồn
	Giữa đường em phải nhường đường cho xe
	Em đi học, đi học bên lề.
	Đi đường bên phải cùng bè bạn em
	Đèn báo, biển báo em quen
	Trò chơi cô dạy em luôn thực hành.
(Thơ sưu tầm)
	Qua bài thơ, trẻ hiểu được một số luật giao thông phổ biến: Không đùa nghịch trên đường, không bám đu vào xe, đi đúng làn đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành các biển báo giao thông. Một bài thơ rất hay, dễ hiểu và nhanh thuộc, đa số trẻ lớp tôi đã hiểu rõ những quy định giao. Biết phòng tránh các nguy cơ gây tai nạn giao thông trên đường. 
* Với nội dung giáo dục trẻ biết cẩn thận khi lên xuống cầu thang tôi sưu tầm tranh ảnh và truyện: 
- Truyện: “Lên xuống cầu thang phải cẩn thận”:
Nội dung truyện: Giờ ra chơi, bạn nào cũng muốn chạy nhanh xuống sân chơi, Hoa bị trượt chân nhưng có bạn Tuấn Mập kịp đỡ lên ngã không đau. Cô đưa Hoa vào băng bó vết thương và dặn: “Mỗi khi lên xuống cầu thang, các con phải cẩn thận bước từng bước một, không được chen nhau”. Hoa và các bạn liền xin lỗi cô giáo và hứa lần sau sẽ cẩn thận khi lên xuống cầu thang.
 Để trẻ nhớ nhanh và khắc sâu kiến thức, tôi tổ chức cho trẻ thực hành lên xuống cầu thang. Sau khi trẻ được thực hành và được sự hướng dẫn, quan tâm sát sao của giáo viên, trẻ có ý thức lên xuống cầu thang trật tự, không đùa nghịch, xô đẩy, bá vai, túm áo bạn. 100% trẻ lớp tôi an toàn khi lên xuống cầu thang.
Ảnh trẻ xếp hành lên xuống cầu thang.
* Để phòng tránh các nguy cơ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, tôi thường xuyên sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung lồng ghép giáo dục an toàn cho trẻ để dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày:
- Truyện: “Lợn bị điện giật”. 
Ảnh minh họa truyện: Lợn bị điện giật.
- Bài thơ: Hãy nhớ lời cô: 
Thơ: HÃY NHỚ LỜI CÔ
Cây cao bóng cả.
Che mát sân trường
Giúp cho không khí
Trong lành bé ơi
Cây còn có ích
Làm cửa làm nhà
Làm bàn ghế học
Làm ghế bé ngồi
Bé ngoan bé nhớ
Lời cô dặn dò
Không treo cây nhé
Không bẻ, ngắt cành
Kẻo mà bé ngã
Cây buồn đó nghe
(Thơ sưu tầm)
 	Như vậy, qua các bài thơ, câu chuyện có nội dung liên quan đến các chủ đề, bản thân tôi đã khéo léo lồng ghép vào các bài học để phần nào tạo sự thu hút cho các con, đồng thời giáo dục các con các kĩ năng, kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho mình và cho bạn.
c. Các hoạt động khác:
* Hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi ở trường mầm non thực sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội loài người mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. 
Khi các con chơi, các nguy cơ có thể gây mất an toàn là: giá đồ chơi bị đổ vào người, các đồ chơi sắc nhọn; trẻ ném khối gỗ, gạch xây dựng, đồ chơi vào bạn, Vì vậy, tôi luôn nhắc các con phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không quăng ném đồ chơi vào nhau, không được ngậm đồ chơi vào miệng hoặc không ném đồ chơi lên trần nhà Khi chơi xong xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định theo nguyên tắc: “Nặng ở dưới, nhẹ ở trên, không để quá cao dễ bị đổ vỡ”. 
Nhằm tạo cho trẻ có thái độ và cách chơi đồ chơi đúng nên khi thỏa thuận chơi, tôi hỏi trẻ: Con chơi góc nào? Con sẽ chơi như thế nào? Chơi xong con sẽ làm gì? Nếu nhóm chơi của con có đồ chơi hỏng con sẽ làm gì? Có nên tranh giành đồ chơi với bạn không? Tại sao?
Ví dụ: Tại các góc chơi đóng vai theo chủ đề, góc nghệ thuật thường sử dụng các hột hạt nhỏ như: ngô, đỗ, thóc hay các nguyên liệu tạo hình như khuy áo, sáp màu, dây kim tuyến tiềm ẩn những nguy cơ gây thương tích rất cao nếu như trẻ nuốt phải. Để hạn chế những nguy cơ này, tôi đóng gói các loại hột hạt nhỏ vào các túi nhỏ, nếu các nguyên liệu khó đóng gói thì phải hướng dẫn trẻ cách sử dụng và có kí hiệu cảnh báo tại các hộp hoặc rổ đựng.
* Với hoạt động ngoài trời và chơi tự chọn:
Sau những hoạt động học trong lớp, trẻ rất hứng thú khi được ra sân, được chạy nhảy, nô đùa và chơi những đồ chơi yêu thích. Và thường xảy ra các tai nạn như: ngã xô đẩy bạn để tranh đồ chơi; chạy vấp ngã vào các bậc thềm, bồn hoa, ghế đá có cạnh nhọn; chạy ùa ra đu lan can, hàng rào, chạy ra cổng xem mọi người đi lại Để các hoạt động ngoài trời và chơi tự chọn được đảm bảo an toàn, tôi luôn theo sát các con, bao quát và xử lý tốt các tình huống xảy ra.
Ví dụ: Hình ảnh minh họa tại xích đu máy bay:
Trẻ chơi tự do.
	Trẻ chơi sau khi cô hướng dẫn.
Các con rất thích chơi đồ chơi này nên chạy ùa vào chơi, bạn thì đứng phía trước, bạn đu phía sau, không ai nhường ai. Quan sát thấy nguy cơ nhiều con có thể bị ngã nếu các bạn đu quá mạnh, tôi hướng dẫn trẻ xếp hàng, lần lượt hai bạn chơi một lần, các bạn còn lại đứng xa đầu xích đu tránh bị va vào người. Lần lượt thay phiên nhau chơi hoặc động viên trẻ chuyển sang những đồ chơi khác.
* Trò chơi dân gian: 
Các trò chơi dân gian thường đơn giản, không cầu kỳ hay tốn kém, có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi và mang lại hiệu quả giáo dục cũng như rèn thể chất và trí tuệ tuyệt vời cho trẻ. Hiểu được điều đó, tôi thường xuyên tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian đơn giản, có luật phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Khi trẻ chơi tôi yêu cầu các con xếp hàng, chơi đúng luật, không chen lấn, xô đẩy nhau, đoàn kết, hợp tác cùng bạn khi chơi. tôi nhắc trẻ không cho những hột hạt đó vào mồm, vào tai và không ném bạn. Với trò chơi có sự đối kháng như kéo co, ném còn, hay trò chơi

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuon.doc