SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 trường mầm non Đồng Lộc
Các biện pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề:
* Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
a. Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Gia đình con có những ai?
+ Trong gia đình ai yêu con nhất?
+ Mẹ yêu con như thế nào?
+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
- Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
b. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)
+ Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ)
+ Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé!
+ Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội)
+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi, mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê)
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.
VD2: Ở góc “ Bé khéo tay” cũng ở chủ đề “Giao thông ” bằng miếng xốp thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình ô tô, xe máy để cho trẻ in màu. Trẻ sẽ được in những PTGT đủ màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm. Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:
+ Con đang làm gì vậy? (Con in hình ô tô ạ)
+ Ô tô của con có màu gì? (Màu đỏ ạ)
+ Đây là phương tiện gì con có biết không? (Xe đạp ạ)
+ Xe đạp này có màu gì? (Màu vàng ạ)
+ Ô tô và xe đạp là phương tiện giao thông đường gì vậy? ( Đường bộ ạ)
- Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi và giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ:
+ Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ)
+ Thân cây này có to hay nhỏ? (To ạ)
+ Có lá màu gì? ( Màu xanh ạ)
- Giáo dục: Các con ạ! Cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Trẻ trả lời)
Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích lũy được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.
Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại từ đó hình thành cho trẻ kĩ năng nghe nói.
* Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác:
a. Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Đây là hoạt động học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ, bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 trường mầm non Đồng Lộc
hỏ ở lớp Bảng 2: Chất lượng trên trẻ STT Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Cháu đạt Cháu chƣa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Lĩnh vực phát triển thể chất 25 12 48% 13 52% 2 lĩnh vực phát triển nhân thức 25 9 36% 16 64% 3 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 25 10 40% 15 60% 4 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - tình cảm xã hội 25 8 32% 17 68% Qua khảo sát tôi thấy cần áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu phương pháp áp dụng tại nhóm lớp để nâng cao chất lượng cho trẻ. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân. Để cung cấp cho trẻ kiến thức một cách chính xác, gây hứng thú cho trẻ tích cực vào các hoạt động thì giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ trong các hoạt động học. vì vậy là một giáo viên mầm non tôi thường xuyên tự học tự rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi dự giờ đồng nghiệp, thanh kiểm tra, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mình. Đồng thời để ứng dụng công nghệ thông tin, 5 đặc biệt ứng dụng chương trình powerpoit một cách thành thạo thì tôi phải tự tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có kiến thức về tin học, thường xuyên truy cập mạng internet để tham khảo thêm bài giảng điện tử, các tập san, tạp chí, hình ảnh độngđể từ đó tự thiết kế các bài giàng theo ý tưởng của mình. Khi soạn giáo án giáo viên cần đặt câu hỏi: trẻ biết gì? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy bằng cách nào? Hệ thống các câu hỏi đưa vào hoạt động phải là câu hỏi mở, kích thích khả năng tư duy của trẻ. Tránh dùng các câu hỏi trẻ chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”. Trong khi giảng dạy phải biết chọn lựa khi nào trình chiếu, khi nào tắt để thảo luận nhóm để tạo sự hứng thú không gây sự nhàm chán. Đó cũng là cái quan trọng nhất để thành công. Bản thân tôi đã biết tìm hình ảnh trên mạng phù hợp với nội dung, hình ảnh rõ nét chèn vào bài giảng. Đối với các hình ảnh không tìm thấy trên mạng, tôi dùng máy điện thoại chụp lại, copy vào máy và thể hiện lên bài giảng . Đồng thời và thiết kế các slide và tạo slide mới cho riêng mình, chọn các kích cỡ, phông chữ phù hợp. Tôi biết chèn âm thanh, chèn video: Hinh ảnh chèn âm thanh, video Để chèn âm thanh tôi kích chuột vào Insert Movies and sounds Sounds from file tìm âm thanh cần chèn nhấn Ok chọn Automaticaly. Để chèn video, tôi kích chuột vào Insert Movies and sounds Movies from file tìm video cần chèn nhấn Ok chọn Automaticaly. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không lấy hoàn toàn file nhạc hoặc video mà chỉ lấy một phần thì tôi đã tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft Video Splitter tại websize sau để cắt bớt đi một số chi tiết không phù hợp. Sau khi thiết kế xong giáo án điện tử thì tôi lại bắt đầu xây dựng hệ thống bài giảng 24-36 tháng đảm bảo tính khoa học, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng. Trong thư mục này chứa các thư mục con: 6 Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm tư liệu trên các trang thông tin của ngành, Trang Violet của các trường khác và của cá nhân giáo viên trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. Mặt khác tôi tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR thành MP3 cho file nhạc converter tại websize sau và các công nghệ thông tin từ thực tế để hỗ trợ trẻ trải nghiệm thế giới thu nhỏ của trẻ. Kết quả: Nhờ nỗ lực tôi đã thiết kế thành công giáo án điện tử và thiết kế một số đồ dùng ứng dụng CNTT cho trẻ thực hành rất tốt. 2.3.2. Làm tốt công tác tham mƣu để mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT ngay đầu năm học tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến để tham mưu với lãnh đạo địa phương, nhà trường, ban chấp hành phụ huynh của trường và hội nghị công nhân viên chức trong việc đầu tư trang thiết bị như: đầu tư máy chiếu, mà hình to, khuyến khích các giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp mua một bộ máy vi tính để sử dụng tại lớp, nối mạng internet tới từng phòng, nhóm lớp. Lúc đầu lãnh đạo, nhà trường, ban chấp hành phụ huynh, giáo viên thấy việc dụng CNTT kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị CNTT nhằm phụ vụ cho công tác ứng dụng CNTT ở trường mầm non là rất lớn. Nhưng sau một thời gian tôi đưa ra các hình thức ứng dụng CNTT vào giáo dục mầm non là mắt xích trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Còn đối với trẻ trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giơ học, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. Ngoài ra tôi con đưa ra các minh chức khác để thuyết phục. Cuối cùng tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình và đã trang bị những trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Kết quả: Trường tôi mỗi lớp đều có một bộ máy vi tính và được kết nối mạng internet. Trường đã mua được ti vi màn hình to, đã có bộ loa. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên chưa thể mua được màn chiếu, hiện tại nhà trường phối hợp với trường tiểu học tại xã để mượn màn chiếu. Tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi kiến thức về sử dụng các thiết bị CNTT, cách soạn giảng, cách ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy. 2.3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy. Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng , kiến thức của trẻ còn đơn giản, trẻ thích màu sắc nổi bật (xanh, đỏ, vàng), thích sự vật chuyển động, có âm thanh vui tai. Vì vậy Hệ thống bài giảng điện tử 24 – 36 Bài giảng Kho thơ Kho truyện Câu đố Bài hát Hình ảnh Trò chơi 7 phần lớn các hoạt động ở nhà trẻ đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 2.3.3.1 Ở hoạt động triển thể chất: Với đề tài: “Bò chui qua cổng” tôi đã thay đổi hình thức bằng cách cho trẻ tập theo màn hình ti vi: + Khởi động: Tôi cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu theo video nhạc bài hát: “một đoàn tàu”. + Trọng động: Tôi mở video nhạc bài “ ồ sao bé không lắc” và cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo các động tác minh họa bài này. Sau đó, tôi cho trẻ xem video các bé đang bò chui qua cổng. Hình ảnh bé đang bò Tôi hỏi trẻ: các bé trong ti vi đang làm gì? (đang bò).Tôi phân tích cho trẻ thấy “các bé đang bò chui qua cổng, bò bằng bàn tay, cẳng chân, khi tới cổng thì hơi cúi đầu xuống để không chạm cổng” Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau đó tôi cho trẻ bò thi với các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động. Hoặc với đề tài “Bước qua vật cản” Tôi đã sử dụng nhiều phương tiện CNTT như đàn, đài, ti vi. Tôi cho trẻ xem video các bé đang bước qua vật cản (thân cây nhỏ). Tôi hỏi trẻ: các bé trong ti vi đang làm gì? (Trẻ quan sát video và trả lời: bạn đang đi). Sau đó tôi tắt đoạn video và vào bài tập vận động. Tôi nói: “trên đường đến nhà bạn Búp bê có một cây nhỏ bị gãy chắn ngang đường vì vậy các bé phải bước qua cây nhỏ đấy”. Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau đó tôi cho trẻ bước qua vật cản giống các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động. Kết quả: 100% trẻ hứng thú hoạt động và đa số trẻ thưc hiện tốt các yêu cầu đề ra. 8 2.3.3.2 Ở hoạt động phát triển ngôn ngữ: Đối với những bài thơ nói về con vật như bài thơ: con voi, con cá vàng, con cua, con rùa. Từ những hình ảnh tĩnh về các con vật vẫn có thể làm động được trong photoshocs nhưng nó sẽ không được ngộ nghĩnh khi được nghe cô đọc thơ và tri giác tận mắt những con vật sống động. Trẻ vô cùng thích thú và sẽ hiểu nội dung, thuộc thơ rất nhanh. Do đó tôi đã sưu tầm những đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy của đĩa khám phá khoa học. khi chọn xong tôi sử dụng phần mềm Videostudio 10 để cắt các đoạn phim về con vật đó, sau khi cắt xong tôi tiếp tục sử dụng phần mềm này để tách bỏ tiếng và nối dài đoạn phim vừa cắt vì hầu hết các đoạn phim đó đều rất ngắn không đủ thời gian minh họa cho bài thơ. Ví dụ: bài thơ “con cá vàng” trong chủ điểm bé và các con vật đáng yêu Bước 1: Tìm chọn hình ảnh phù hợp với nội dung bài thơ. Vì bài thơ có những câu thơ gắn liền với bài “cá vàng bơi”, nên điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là xem đĩa có bài hát “cá vàng bơi”. Sau đó tôi chọn được đoạn phim phù hợp. Bước 2: Thao tác trên phần mềm Dùng phần mềm Videostudio để cắt phim- kéo dài đoạn phim vừa cắt được – tách bỏ tiếng (vì khi đoạn phim sẽ kèm theo tiếng) – tạo thư mục riêng cho bài vừa cắt được. Sau khi đã cắt được đoạn phim theo ý muốn tôi tiến hành làm trên phần mềm Microsost pwerpoint và bài thơ con cá vàng đã nằm trên một shide. Hinh ảnh Microsost pwerpoint trong khi đọc bài thơ “con cá vàng” Bước 3: tiến hành dạy trẻ Tôi chỉ cần ấn F5 là đoạn phim con cá vàng đang bơi sẽ hiện ra và trẻ sẽ rất hào hứng khi vừa được nhìn tận mắt con cá vàng đang bơi nhẹ nhàng và nghe cô đọc thơ. Còn khi trẻ đọc thơ có thể cho trẻ đọc kết hợp nhạc êm dịu du dương. Sau mỗi lần trẻ đọc tôi sử dụng những phần mềm khen ngợi như vỗ tay trong máy, hoan hô, hay những câu nói ngôn nghĩnh hay quá, bạn giỏi quá, hay hình ảnh cầm hoa chúc mừng, vẫy chàosau mỗi lần trẻ đọc thơ. 9 Ngoài ra tôi còn tạo tranh phần mềm cho trẻ đọc thơ theo tranh và làm phim hoạt hình về Ví dụ: với đề tài “mẹ tắm cho bé”, tôi thiết kế các Slide có hình ảnh động: mẹ ngồi bên chậu nước, tay cầm khăn tắm đang lau người cho bé Lan, Lan cười rất tươi. Tôi chèn âm thanh tiếng cười của trẻ con vào cho sinh động. Hình ảnh mẹ tắm cho bé Tổ chức hoạt động: Sau khi cho trẻ chơi “dung dăng dung dẻ” dẫn trẻ đến nhà bạn Lan chơi. Tôi trình chiếu slide 1 giới thiệu đây là mẹ bạn Lan, tôi click chuột cho bạn Lan đi từ ngoài vào và giới thiệu đây là bạn Lan. Tôi trình chiếu slide 2, kể 2 lần. Đàm thoại: - Tôi click chuột slide 3 cho hình ảnh mẹ xuất hiện to hết màn hình, hỏi trẻ: ai đây? Trẻ trả lời “mẹ”, tôi khuyến khích nhiều trẻ phát âm từ “mẹ”. Sau đó, tôi lại click chuột cho hình ảnh bé Lan xuất hiện to hết màn hình, hỏi trẻ “ai đây?”, Trẻ trả lời“ bạn Lan”, tôi khuyến khích nhiều trẻ phát âm từ “bạn Lan”. Tôi click chuột trình chiếu slide 4 “mẹ đang tắm cho bé Lan”, hỏi trẻ “mẹ đang làm gì?” (tắm cho bé). Tôi giảng nội dung câu truyện. Từ những hình thức trên tôi ghi âm khi trẻ đọc thơ, hay kể truyện cùng cô và cho trẻ nghe lại ở mọi lúc mọi nơi và trẻ rất thích thú. Ngoài ra tôi còn tạo tranh phần mềm cho trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tranh và làm phim hoạt hình về một câu chuyện, về một bài thơ cho trẻ xem ở mọi lúc mọi nơi để trẻ hiểu sâu hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện. Kết quả: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, nói được tên bài thơ, tên câu chuyện, hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện và kể tên các nhân vật trong chuyện. Trẻ phát âm mạch lạc, nói được nhiều câu hơn. 10 2.3.3.3 Ở hoạt động phát triển nhận thức: * Hoạt động nhận biết Tôi sưu tầm các hình ảnh phù hợp với đề tài và thiết kế giáo án điện tử. Ví dụ: với đề tài “nhận biết tập nói con gà – con vịt”, tôi sưu tầm các hình ảnh con gà, con vịt và một số con vật nuôi trong gia đình, rồi làm hiệu ứng như gà đang mổ thóc, gà vẫy cánh, gà gáy, vịt đang bơi. Tôi chèn các file âm thanh tiếng kêu của gà, vịt vào các slide để cho trẻ nghe. Khi tổ chức ở phần ổn định: Tôi mời trẻ đi thăm trang trại chăn nuôi nhà bạn búp bê. Tôi click slide 1: hình ảnh nhà Búp bê có rất nhiều các con vật: gà, vịt, mèo chó, lợn, Dù tôi chưa hỏi gì nhưng trẻ mới chỉ nhìn thấy các hình ảnh đã thi nhau gọi tên các con vật. Khi tôi hỏi trẻ: nhà bạn Búp bê nuôi những con vật gì? Trẻ trả lời tên con vật nào thì tôi click cho hình ảnh con vật đó to lên rồi trở lại bình thường để thu hút trẻ. Tôi khái quát lại các ý kiến của trẻ. Việc ứng dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong việc Úng dụng CNTT rất phù hợp trẻ có thể thoải mái thảo luận những thắc mắc của mình, của bạn. Tôi click slide 2: con gà đang kiếm ăn Khi hình ảnh con gà vừa xuất hiện, trẻ thi nhau nói “ con gà; gà. Tôi cho trẻ quan sát và đặt những câu hỏi mà trẻ thắc mắc như: Hình ảnh gà đang kiếm ăn Con gà đang đi đâu? Sao nó nhiều màu? Sao đuôi nó dài vậy? Cô ơi có bắt được gà ra đây không cô? Từ những thắc mắc của trẻ tôi gọi một số trẻ khác trả lời câu hỏi của bạn . sau đó cô chốt lại những câu hỏi đúng. Tôi click slide 3: gà gáy Vừa nhìn thấy hình ảnh gà đang giang cánh, vươn cổ lên thì đã có một số trẻ khum tay trước miệng giả làm tiếng gà gáy o o otrẻ cười thích thú. Tôi bật âm thanh tiếng gà gáy cho trẻ nghe. Trẻ đua nhau bắt chước tiếng gà gáy. Trò chơi: Bắt chước tạo dáng 11 Tôi sưu tầm hình ảnh động về dáng đi, các hoạt động của các con vật, đồ vật như gà gáy, gà kiếm ăn, vịt vẫy cánh, vịt bơi, chó đang đi, chó chạy, ngựa chạy, chim bay, ô tô chạy ,....Tôi sắp xếp các hình ảnh theo từng chủ đề, từng nhóm rồi làm hiệu ứng. Hoặc tìm hiểu về con gà mái: Cho trẻ xem quả trứng và hỏi trẻ : + Quả trứng này do con vật nào đẻ ra? + Hãy dự đoán xem trứng gà sẽ nở thành gì? Cho trẻ xem và nói vòng đời phát triển của gà trên máy tính vi tính: gà mái đẻ trứng ấp trứng trứng nở gà con gà mái, gà trống trứng. Ví dụ: Tôi nhóm các động vật nuôi trong gia đình lại với nhau, các động vật sống trong rừng với nhau, các động vật sống dưới nước lại với nhau. Tổ chức cho trẻ chơi: Tôi giới thiệu cho trẻ tên trò chơi, phổ biến cách chơi. Sau đó tôi trình chiếu các slide, mỗi slide là hình ảnh động về một con vật, một dáng đứng hoặc dáng đi. Slide 1: hình ảnh con gà đang vẫy cánh. Tôi hỏi trẻ con gì đây? ( con gà) Con gà đang làm gì? ( vẫy cánh). Chúng mình cùng vẫy cánh giống con gà nào! Slide 2: con bò đang ăn cỏ. Tôi hỏi trẻ ai biết con gì đây? ( con bò ) con bò đang làm gì? (ăn cỏ). Chúng mình cùng tạo dáng bò ăn cỏ nào! Các slide khác tương tự, tôi khuyến khích động viên trẻ chơi. Kết quả: 23/23 cháu thích thú tạo dáng, gọi tên con vật, màu sắc con vật và một vài đặc điểm nhận biết con vật. Ví dụ: ở hoạt động nhận biết hoa hồng tôi lồng nghép cho trẻ xem video quá trình nở của hoa. Video hoa hồng nở 12 Khi trẻ xem video trẻ chú ý quan sát, khi video kết thúc trẻ vỗ tay rất hứng thú và rất muốn xem lại. Sau đó tôi cùng trẻ đàm thoại về đặc điểm của hoa hồng. Bên cạnh đó tôi cho trẻ trả lời các câu hỏi bằng Micoro để trẻ học cách phát âm chính xác và tự tin khi trả lời câu hỏi. hoặc thu âm giọng nói của trẻ sau đó cho trẻ nghe lại giọng nói của mình để lần sau cố gắng phát âm chính xác, nói hay hơn. Từ hình thức trên lần sau tôi thấy trẻ rất hứng thú không chỉ trong hoạt động này mà trẻ thích thu âm, nói Micoro ở các hoạt động khác. Vì lứa tuổi nhà trẻ, yêu cầu kiến thức rất đơn giản tập chung chủ yếu vào nhận biết phân biệt hình dạng, màu sắc cơ bản, âm thanh,...nên tôi cũng đã ứng dụng CNTT sáng tạo một số trò chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi phục vụ cho trẻ. Ví dụ: hoạt động nhận biết hình vuông, hình tròn,hình chữ nhật, hình tam giác tôi tổ chức trò chơi : chọn hình Tôi thiết kế các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác với các màu sắc cơ bản. Cách chơi 1: Cho trẻ chọn hình theo tên gọi, gọi tên hình. Cách chơi 2: Cho trẻ chọn hình theo màu sắc rồi gọi tên hình, gọi tên màu sắc. Cách chơi 3: Cho trẻ chọn các hình để xếp thành hình theo yêu cầu của cô. Kết quả: Trẻ hứng thú chơi các trò chơi, qua đó trẻ giúp phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ. * Ở hoạt động với đồ vật: Tôi cho trẻ xem các hình ảnh hoạt động phù hợp với nội dung đề tài, sau đó đàm thoại hướng dẫn trẻ cách hoạt động với đồ vật Ví dụ: ở đề tài: “bé tập sử dụng cốc, bát, thìa” Tôi cho trẻ xem các video clip cho bé ăn, cho bé uống nước, mẹ nựng, vỗ về em bé như thế nào. Tôi đàm thoại hướng dẫn trẻ về cách cầm thìa, cốc, cách bế em, vỗ về em. Tôi cho trẻ chơi “cho Búp bê ăn, uống”, tôi bật nhạc nhỏ bài hát “em ngoan hơn búp bê” cho trẻ nghe. Tôi cho trẻ tập kể, nói về đồ vật qua Micoro, qua loa đài, song phin, Mic không dây để trẻ được trải nghiệm về cách diễn đạt khi nói chuyện với bạn với những người xung quanh. Hính ảnh bé chơi với đồ vật 13 Kết quả: trẻ hứng thú với các hoạt động. nói được tên, đặc điểm của sự vật hiện tượng, biết chú ý quan sát, phát âm mạch lạc rõ lời. 2.3.3.4 Ở hoạt động phát triển thẩm mĩ-tình cảm xã hội. * Hoạt động âm nhạc Hình thức cho trẻ làm quen với âm nhạc nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhang của âm nhạc. Dạy trẻ kỹ năng lắng tai nghe, hát đúng giai điệu, vận động theo nhạc. khi sử dụng các bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất thích thú, hòa hứng tham gia biểu diễn thể hiện mình như ca sỹ. Đồng thời sưu tầm các hình ảnh, thiết kế các slide thể hiện nội dung các bài hát, chèn nhạc không lời (đề tài dạy hát) hoặc chèn nhạc và lời của bài hát đó (đề tài nghe hát) cho trẻ trực quan, đàm thoại giúp trẻ hình tượng hóa nội dung bài hát, trẻ dễ nhớ tên bài hát, lời bài hát, nhớ giai điệu bài hát và hiểu nội dung bài hát đó. Ví dụ: Ở đề tài nghe hát “mẹ yêu không nào”. Tôi sưu tầm hình ảnh ông, bà, bố mẹ, bé, và hình ảnh mẹ âu yếm bé. Tôi chèn file nhạc bài hát “ mẹ yêu không nào” vào slide cho trẻ vừa nghe nhạc, vừa quan sát hình ảnh. Hình ảnh mẹ âu yếm bé Trong hoạt động dạy hát để chuẩn bị cho hoạt động ngày hôm sau tôi chọn 1-2 trẻ hát chuẩn thu âm giọng hát của trẻ. Sử dụng đài nhạc cho trẻ nghe hát. Và cũng có những đề tài tôi sử dụng đàn, ti vi để thay đổi hình thức kích thích trẻ hoạt động. Ví dụ: Hoạt động âm nhạc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin Dạy hát: Giờ ăn đến rồi Nghe hát : chim mẹ chim con 14 I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Giờ ăn đến rồi” - Trẻ biết và nhớ tên bài hát. - Trẻ chú ý nghe cô hát bài Chim mẹ chim con nhạc và lời của Đặng Nhất Mai 2. Kỹ năng: - Trẻ hát rõ lời bài hát “Giờ ăn đến rồi” - Trẻ biết đung đưa, múa theo cô và hát theo cô giai điệu bài hát “ Chim mẹ chim con”. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết ăn hết xuất cho cơ thể cao lớn, yêu quí, lê phép với các cô. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời bài: “giờ ăn đến rồi”. “chim mẹ chim con”. - Bài thu âm của cô “chim mẹ chim con” - Máy tinh có Các hình ảnh về trường mầm non, hinh ảnh các bạn đang ăn cơm - Váy cánh chim , hoa cài đầu. - Phông màn trang trí hoa, chữ: “Giọng hát nhí” 2. Đồ dùng của trẻ: -Trang phục : gọn gàng, đẹp. Váy cánh chim cho 1 bạn múa - Bài thu âm của trẻ “giờ ăn đến rồi”, 3. Đội hình lớp học: ngồi hình chữ u. 4. Hệ thống câu hỏi đàm thoại: làm gì? Như thế nào? 5. Nội dung tích hợp: GD DD, NB III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ND Hoạt động của cô Dự đoán HĐ của trẻ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú Xin vui mừng chào đón các bé đến với chương trình “giọng hát nhí” 2016 Rất vinh dự cho chúng ta có sự góp mặt của BGK và các cô giáo Tham gia chương trình có 3 đội chơi. Đội 1: Thỏ con Đội 2: Bướm xinh Đội 3: Chim non Chương trình ngày hôm nay 3 đội thi sẽ trải qua 2 phần: Phần 1: Bé thể hiện tài năng Phần 2: Quà tặng âm nhạc Sau mỗi phần thi đội nào thể hiện chính Trẻ vỗ tay theo nhạc đã cài Trẻ chú ý lắng nghe Vỗ tay Trẻ lắng nghe 15 Hoạt động 2: Tiến hành nội dung xác sẽ được thưởng 1 nốt nhạc. Xin mời các bé bước vào phần thi thứ nhất. 2.1.Phần 1: Bé thể hiện tài năng * Dạy hát: “Giờ ăn đến rồi” Cô đưa hình ảnh trên máy tính các bạn đang ăn cơm và hỏi trẻ: + Đố các con biết các bạn đang làm gì? + Bạn ăn thế nào? Có một bài hát nói đến “giờ ăn đến rồi” mà cô Hiên mới sưu tầm các con hãy lắng nghe nhé. - Cô hát lần 1: hát theo nhịp bài hát, thể hiện tình cảm + Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả - Cô
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cac_hoat_dong_hoc_co_c.pdf