SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

Ở trường tôi, mặc dù các lớp đều được trang bị đồ dùng, tranh ảnh để minh hoạ truyện kể trong các tiết LQVH, nhưng để gây được hứng thú cho trẻ, ngoài việc sử dụng tranh truyện sẵn có, giáo viên còn tích cực làm rối bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Việc tạo được hình ảnh đẹp, hấp dẫn, sống động, tạo được các cử động đơn giản cho con rối rất tốn công sức và gặp không ít khó khăn, nhưng khi sử dụng lại cần sự phối hợp của ít nhất là hai giáo viên. Mặc dù rất tốn công sức và gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nghe ở trẻ, chưa phát huy tính tích cực và nhu cầu muốn được trải nghiệm những hiểu biết của trẻ.

Trước kia, ở lớp của tôi trong những giờ LQVH tôi thường minh hoạ truyện kể bằng tranh hoặc sa bàn rối dẹt, rối tay Mặc dù trẻ cũng hứng thú tham gia song bản thân tôi cũng nhận ra được những hạn chế của phương pháp này khi diễn tả những cảnh đi, chạy, đuổi bắt, biến mất, xuất hiện hoặc khi tôi muốn cho trẻ được chơi trò chơi ở những tiết chuyện mà đa số trẻ đã biết thì công việc chuẩn bị mất rất nhiều thời gian và chưa thu hút được trẻ tích cực tham gia. Nhưng từ khi tôi ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh đã qua xử lý hiệu ứng để minh hoạ chuyện kể, trong những giờ LQVH thì trẻ lớp tôi đã hứng thú hơn rất nhiều, đặc biệt khi cho trẻ sắp xếp hình ảnh minh hoạ theo nội dung câu chuyện, tìm hình ảnh đúng sai, bé làm phim và thử trí nhớ truyện của mình qua “Thế gới truyện cổ tích” trẻ rất thích thú và tham gia rất tích cực, ngoài việc giúp trẻ trải nghiệm những hiểu biết của mình, còn giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, không còn tình trạng trẻ ngồi suốt buổi học để nghe cô kể chuyện một cách thụ động. Kết thúc tiết học cô có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ, cá nhân để trẻ được điều khiển nhân vật và kể chuyện theo ý thích của mình, qua hoạt động góc ở phòng máy Kismart.

Trường MN Gia Thượng đã được trang bị phòng máy vi tính, máy chiếu Như chúng ta đã biết việc xử lý hiệu ứng hình ảnh trên máy vi tính là một việc làm rất phức tạp, tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Bên cạnh sự ủng hộ của BGH nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện việc xử lý tạo hình ảnh cử động cho nhân vật trên máy vi tính, tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn: trước tiên là hạn chế về kiến thức tin học của bản thân, để tạo ra các câu chuyện cũng như để chỉnh sửa cắt ghép, lồng tiếng còn liên quan đến việc hiểu biết và sử dụng thành thạo nhiều phần mềm khác nhau, có phần mềm thì tôi sử dụng tốt nhưng có nhiều phần mềm tôi phải tự tìm hiểu, mày mò và học hỏi thêm. Mặc dù vậy, với tâm huyết nghề nghiệp tôi đã nỗ lực phát huy khả năng của mình bằng việc tận dụng những thuận lợi sẵn có, hạn chế dần những khó khăn để hoàn thành các file sử dụng cho các câu truyện trong chương trình đổi mới lứa tuổi MGB. Dưới đây là một số biện pháp cắt, ghép, chỉnh sửa, lồng tiếng mà tôi đã thực hiện để thiết kế bài dạy tại trường mầm non Gia Thượng.

 

docx 11 trang daohong 08/10/2022 10980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn
ì vậy những câu chuyện nếu chỉ được kể cho trẻ nghe cùng với sự minh hoạ bằng tranh ảnh đơn thuần như chúng ta vẫn thường làm thì sẽ không gây được hứng thú cho trẻ, không phát huy được khả năng tư duy cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ kể chuyệncho nên các tiết học thường đạt hiệu quả không cao. Xuất phát từ thực tế đó và từ nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018- 2019 là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, nên sau một thời gian giảng dạy lứa tuổi MGB, tôi đã chủ động mày mò, học hỏi về công nghệ thông tin, ngoài việc được nhà trường mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng, tôi còn phải học hỏi nhiều qua các đồng nghiệp trường bạn, phụ huynh học sinh, người thân và bạn bè Vì tôi biết nhu cầu của trẻ MG không chỉ được nghe, mà còn muốn nói lên những suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện, hành động mô tả trong câu chuyện, thích tham gia trả lời các câu hỏi kết hợp các hình ảnh nhằm kích thích hứng thú và tư duy cho trẻ, đặc biệt trẻ còn thích được sắp xếp theo trình tự câu chuyện và tham gia kể chuyện theo ý của mình, qua đó nhằm phát triển ngôn từ mạch lạc cho trẻ. Việc trẻ tiếp xúc với truyện có chữ kèm theo là hình thức tuyệt vời để hình thành biểu tượng về chữ viết cũng như phát trển các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết, đó là cơ sở tạo tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp một.
Vì vậy, tôi đã sưu tầm một số các câu chuyện để chỉnh sửa, cắt, ghép, lồng tiếng lại, có chữ minh hoạ câu hỏi đàm thoại cho phù hợp với tiết học kể chuyện, nhằm phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ một cách tối đa nhất. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn”.
Mục đích của sángkiến này là giúp tôi có thêm nhận thức cũng như kinh nghiệm về việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song đó mới chỉ sử dụng cho lứa tuổi MGB của trường mầm non Gia Thượng trong năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019, bước đầu đã thu được những thành công nhất định, các con rất thích thú tham gia vào các giờ học LQVH , đặc biệt những trò chơi củng cố ở cuối tiết học, đó thực sự là một niềm vui đối với người giáo viên như tôi. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa ý tưởng này
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Nội dung lý luận của vấn đề:
Phương pháp tổ chức hoạt động LQVH được hình thành và phát triển trong các trường có chuyên ngành Giáo dục Mầm non. Cùng với sự phát triển của ngành học, khoa học, phương pháp tổ chức cho trẻ LQVH đã dần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nó với đời sống con người.
Từ chỗ những nhà sư phạm mẫu giáo chỉ xem truyện như phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến nhận ra chức năng toàn diện của văn học trong việc phát triển thẩm mĩ, trí tuệ và tình cảm, là cơ sở thuận lợi để đưa “Làm quen với văn học” vào chương trình cải cách được ban hành năm 1990 như một môn học có nội dung giáo dục toàn diện trẻ mẫu giáo. Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cải cách được xây dựng trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ mẫu giáo. Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu của Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đường đã đánh giá về bộ chương trình mẫu giáo cải cách: “Đây là bộ chương trình đồ sộ nhất trong lịch sử phát triển mẫu giáo nước ta, góp phần chuyển hướng nội dung, phương pháp giáo dục mẫu giáo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở các trường mẫu giáo theo phương hướng cải cách giáo dục mầm non” (60 năm Giáo dục Mầm non Việt Nam, Phạm Thị Sửu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 2006, trang 264). Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đã phong phú hơn lên rất nhiều. Chương trình cũng đã xác định nguyên tắc hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, lấy tình cảm mẹ con làm tình cảm cô cháu, lấy hoạt động tiếp xúc với hiện tượng xung quanh và đồ chơi là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Xác định văn học có nội dung giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo rất toàn diện, nên những nhà sư phạm mẫu giáo chủ trương đưa dần văn học đến với trẻ một cách khoa học, thận trọng và có mức độ. Tính khoa học ấy biểu hiện trong việc lựa chọn các thể loại văn học, hình thức truyền đạt gần gũi, phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là kể chuyện. Nguồn xúc cảm, tính trực quan của hình ảnh và trí tưởng tượng kì thú trong truyện cũng tạo ra sự hấp dẫn và đồng cảm với trẻ. Nếu trước kia tác phẩm văn học chỉ được xem là phương tiện giáo dục thì bây giờ giáo dục không chỉ giúp trẻ biết mà còn giúp trẻ hiểu về tác phẩm văn học đó, tất nhiên chỉ là mức độ “làm quen” với nó.
Trẻ em luôn khao khát nhận thức, khám khá thế giới hiện thực xung quanh. Các em muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào khối óc bé nhỏ của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ thơ với toàn bộ sự phong phú, phức tạp của nó. Trong điều kiện đó, truyện kể là những bài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới, định hướng cơ bản trong môi trưòng xung quanh, giúp trẻ chính xác hoá những biểu tượng đã có thực về xã hội, dần dần từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống. Mỗi câu chuyện đều giới thiệu với trẻ về một góc, một mặt của đời sống: có khi là lịch sử hào hùng, có khi là sinh hoạt gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú bộ đội Tiếp xúc với tác phẩm, trẻ không chỉ thoả mãn nhu cầu nhận thức, mà còn được mở rộng tầm nhìn, làm giàu tri thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan sát xã hội, môi trường xung quanh. Từ sự quan sát, thúc đẩy quá trình phân tích, so sánh, tìm hiểu nguyên nhân kết quả, rút ra kết luận, những tri thức, góp phần rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và các năng lực tâm lý khác: như tưởng tượng, ngôn ngữ Tiếp xúc với tác phẩm văn học giúp trẻ nắm được nhiều điều thú vị, bố ích, có kinh nghiệm sống đáng kể, cùng với nó là năng lực trí tuệ nhất định để trẻ có thể bước vào trường phổ thông.
Được tiếp xúc với các câu chuyện không những giúp trẻ có những hiểu biết nhất định mà còn hình thành phẩm chất đạo đức, tạo nền móng cho nhân cách của trẻ về ý niệm tốt xấu, sự trung thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng dũng cảm Khi bàn về giào dục đạo đức cho lứa tuối mẫu giáo trong cuốn “ Sự ra đời của một công dân”, nhà giáo dục V.A.Xu – khô- lum- xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa rối”. Những quan điểm đạo đức truyền thống ấy đã được đưa vào những tác phẩm văn học và được trẻ em rất yêu thích.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời với giáo dục trí tuệ, đạo đức. Đối với con người, nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu có tính bản chất, nó gắn với quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Đôtxtôiépxki đã nói một câu bất hủ “Cái đẹp cứu thế giới”, giáo dục thẩm mỹ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Qua tiếp xúc với văn học, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật.
Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ là sự biểu cảm của ngôn ngữ, giàu chất hài hước, diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. Văn học có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn luyện khả năng phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích luỹ nội dung ngôn ngữ – phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc.
Như đã nói trên, văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Các tác phẩm văn học đã giúp các em cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người để trẻ có thể đồng cảm với các nhân vật trong tác phẩm, biết xúc động với những nhân vật trong tác phẩm, cũngnhư trẻ có thể bước đầu biết đồng cảm với những tâm trạng những người gần gũi xung quanh, đây chính là phương tiện vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Chính vì nó quan trọng và cần thiết với trẻ như vậy nên việc áp dụng công nghệ thông tin không những đã thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm của năm học mà còn đưa trẻ đến với thế giới hình ảnh đẹp, sống động, hấp dẫn lại phù hợp với lứa tuổi của mình. Ở đó trẻ không chỉ được nghe, được gặp lại các nhân vật đã học thông qua hệ thông câu hỏi mà còn được tham gia sắp xếp các chuỗi hình ảnh và kể câu chuyện hoàn toàn sáng tạo theo khả năng của mình, được hoà nhập vào thế giới truyện cổ tích vô cùng hấp dẫn, sống động và chọn lựa trò chơi theo ý thích của mình.
Đó là món quà, có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế háo hức chờ đợi như được xem một bộ phim hay. Đó cũng là thành công không nhỏ đối với những người làm công tác giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
Ở trường tôi, mặc dù các lớp đều được trang bị đồ dùng, tranh ảnh để minh hoạ truyện kể trong các tiết LQVH, nhưng để gây được hứng thú cho trẻ, ngoài việc sử dụng tranh truyện sẵn có, giáo viên còn tích cực làm rối bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Việc tạo được hình ảnh đẹp, hấp dẫn, sống động, tạo được các cử động đơn giản cho con rối rất tốn công sức và gặp không ít khó khăn, nhưng khi sử dụng lại cần sự phối hợp của ít nhất là hai giáo viên. Mặc dù rất tốn công sức và gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nghe ở trẻ, chưa phát huy tính tích cực và nhu cầu muốn được trải nghiệm những hiểu biết của trẻ.
Trước kia, ở lớp của tôi trong những giờ LQVH tôi thường minh hoạ truyện kể bằng tranh hoặc sa bàn rối dẹt, rối tay Mặc dù trẻ cũng hứng thú tham gia song bản thân tôi cũng nhận ra được những hạn chế của phương pháp này khi diễn tả những cảnh đi, chạy, đuổi bắt, biến mất, xuất hiện hoặc khi tôi muốn cho trẻ được chơi trò chơi ở những tiết chuyện mà đa số trẻ đã biết thì công việc chuẩn bị mất rất nhiều thời gian và chưa thu hút được trẻ tích cực tham gia. Nhưng từ khi tôi ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh đã qua xử lý hiệu ứng để minh hoạ chuyện kể, trong những giờ LQVH thì trẻ lớp tôi đã hứng thú hơn rất nhiều, đặc biệt khi cho trẻ sắp xếp hình ảnh minh hoạ theo nội dung câu chuyện, tìm hình ảnh đúng sai, bé làm phim và thử trí nhớ truyện của mình qua “Thế gới truyện cổ tích” trẻ rất thích thú và tham gia rất tích cực, ngoài việc giúp trẻ trải nghiệm những hiểu biết của mình, còn giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, không còn tình trạng trẻ ngồi suốt buổi học để nghe cô kể chuyện một cách thụ động. Kết thúc tiết học cô có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ, cá nhân để trẻ được điều khiển nhân vật và kể chuyện theo ý thích của mình, qua hoạt động góc ở phòng máy Kismart.
Trường MN Gia Thượng đã được trang bị phòng máy vi tính, máy chiếu Như chúng ta đã biết việc xử lý hiệu ứng hình ảnh trên máy vi tính là một việc làm rất phức tạp, tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Bên cạnh sự ủng hộ của BGH nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện việc xử lý tạo hình ảnh cử động cho nhân vật trên máy vi tính, tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn: trước tiên là hạn chế về kiến thức tin học của bản thân, để tạo ra các câu chuyện cũng như để chỉnh sửa cắt ghép, lồng tiếng còn liên quan đến việc hiểu biết và sử dụng thành thạo nhiều phần mềm khác nhau, có phần mềm thì tôi sử dụng tốt nhưng có nhiều phần mềm tôi phải tự tìm hiểu, mày mò và học hỏi thêm. Mặc dù vậy, với tâm huyết nghề nghiệp tôi đã nỗ lực phát huy khả năng của mình bằng việc tận dụng những thuận lợi sẵn có, hạn chế dần những khó khăn để hoàn thành các file sử dụng cho các câu truyện trong chương trình đổi mới lứa tuổi MGB. Dưới đây là một số biện pháp cắt, ghép, chỉnh sửa, lồng tiếng mà tôi đã thực hiện để thiết kế bài dạy tại trường mầm non Gia Thượng.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Sưu tầm đĩa VCD, mạng Internet.
+ Đĩa VCD Phim truyện cổ tích mẫu giáo của nhà xuất bản Vũ Tuyết Mai.
+ Đĩa Video CD của Trùng Dương Audio- Video
- Một số hình ảnh động, khung hình trên mạng Internet chèn cho sinh động phù hợp với bài dạy.
3.2. Biện pháp cắt, ghép, chỉnh sửa, tạo tiêu đề, lồng tiếng trên phần mềm Video Studio 10.
3.2.1 Chèn phim vào danh sách để biên tập.
- Cho đĩa phim vào máy/ chọn Inser video
- Hộp thoại Open Video hiển thị, chọn đoạn phim cần biên tập, khi đó đoạn phim được đưa vào danh sách của hộp thoại Ulead Video Studio- Movie.
- Ngoài việc chèn đoạn phim vào danh sách, cũng có thể chèn ảnh vào danh sách xen kẽ với các đoạn phim: Chọn Insert Image để mở hộp thoại Add Image Clips, chọn một hoặc nhiều ảnh cần chèn thêm vòa danh sách.
- Lưu ý: có thể thay đổi lại thứ tự hiển thị của các ảnh vào các đoạn phim.
3.2.2 Cắt giữ lại một đoạn phim
Để giữu lại một đoạn phim trong thước phim chèn vào trong danh sách, thực hiện như sau:
+ Chọn thước phim cần thực hiện cắt.
+ Thước phim được chọn sẽ hiển thị trên khung Preview.
+ Click vào nút Play để xem phim.
+ Nhấn chuột vào nút Mark in nằm góc trái phía dưới thanh trượt và kéo để tạo điểm mốc đầu của đoạn phim cần giữ, sau đó kéo đén điểm đầu đoạn phim cần giữ, thả chuột ra và Click vào biểu tượng Mark- in để xác định mức đầu đoạn.
+ Tiếp tục Click chuột vào biểu tượng Mark- out góc phải dưới thanh trượt, để tạo điểm mốc cuối của đoạn cần giữ.
( Màu xanh nằm giữa hai nút là phần đoạn phim cắt được giữ lại )
- Lưu ý: có thể chia đoạn phim thành những hoạt cảnh nhỏ bằng cách Click vào biểu tượng Split Video into seenes based, lúc này nhìn danh sách các đoạn phim đã được chia thành những hoạt cảnh nhỏ.
3.2.3 Tạo tiêu đề cho đoạn phim.
- Click vào ô Title, một danh sách sổ xuống gồm có hai dòng chữ của tiêu đề. Dòng đầu tiên là tiêu đề đầu đoạn phim, dòng cuối là tiêu đề cuối đoạn phim.
+ Chọn một dòng tiêu đề cần hiệu chỉnh( ví dụ: minh họa chỉ dòng “ go for the win” là tiêu đề đầu đoạn, “ You Made It” là tiêu đề cuối đoạn, lúc này nhìn lên khung sẽ thấy tiêu đề hiển thị.
+ Kích đúp vào tiêu đề trong khung Preview và thực hiện nhập đổi lại tiêu đề, muốn thay đổi phông chữ , Click vào biểu tượng Text Properties hộp thoại Text Properties hiển thị:
·Biểu tượng T giúp thay đổi phông chữ tiếng việt.
·Biểu tượng phía dưới giúp thay đổi độ lớn, nhỏ của tiêu đề.
·Giúp thay đối màu sắc của tiêu đề
3.2.4 Lồng tiếng vào đoạn phim.
Nếu đoạn phim có lời kể nhanh, giọng Nam không phù hợp với bài dạy, ta có thể tách âm thanh và lồng giọng kể của chính mình bằng cách:
+ Đưa đoạn phim vào danh sách, click vào biểu tượng Split Audio, âm thanh trong đoạn phim sẽ được tách rời, xóa âm tanh khỏi danh sách.
+ Thực hiện ghi âm bằng cách Click vào biểu tượng ghi âm Recorder/ ấn Start để bắt đầu ghi, muốn dừng ghi âm bấm chọn Stop.
3.2.5 Chèn âm thanh vào đoạn phim.
Click vào biểu tượng Load background hộp thoại Audio option hiển thị.
+ Click chọn Add Audio để chọn đưa vào danh sách đoạn âm thanh cần chèn vào làm âm thanh nền.
- Nếu trường hợp đoạn phim biên tập đã có âm thanh cho từng Clip, khi chèn âm thanh nền ta sẽ thấy chọi nhau, người nghe sẽ có cảm giác lộn xộn, ta khắc phục bằng cách kéo thanh trượt Volume để tăng giảm lượng âm thanh nền hoặc âm thanh Video.
+ Nếu kéo về phía Music thì âm lượng âm thanh nền sẽ lớn hơn âm thanh có trong Clip.
+ Nếu kéo về phía Video thì ngược lại.
(Chú ý: không nên để thanh trượt ở giữa)
- Sau khi đã chỉnh sửa hoàn thành bộ phim thì thực hiện thao tác:
+ Click chọn mục Crêat Disc hộp thoại Studio Crêat Disc hiển thị.
+ Chọn định dạng đĩa cần xuất.
( Ghi tên file đoạn phim đã thực hiện cho dễ nhớ)
3.3 Insert những đoạn phim đã hoàn chỉnh lên Powerpoint
3.3.1. Insert những đoạn phim lên Powerpoint
- Thực hiện lệnh:
+ Insert/ Movíe and Sounds/ Movie from file/ chọn ổ đã lưu đoạn phim đó.
( Kéo đoạn phim đó cho phù hợp với khung hình trong Powerpoint)
3.3.2 Thiết kế các trò chơi củng cố trên Powerpoint
*Trò chơi “ Bé tập làm phim”
- Vẽ đoạn phim lên Powerpoint, chọn khung hình cho phù hợp đã Donwload trên mạng.
- Insert các đoạn phim đã được cắt ghép và lưu trong ổ.
- Chỉnh sửa các đoạn phim đó cho phù hợp theo đoạn phim, số liệu đoạn phim.
- Thực hiện liên kết các đoạn phim bằng cách: Click vào hình ảnh cần liên kết
để chuyển sang Slide sau /chọn Action Setting/ xuấ thiện hộp thoại Hyperlink to/ bấm vào mũi tên ở hộp đầu tiên/ chọn Slide/ hiện Slide cần chuyển đến/ Ok.
* Trò chơi “ Bé tập lồng tiếng cho phim”
- Thực hiện chồng lớp đoạn phim lên ảnh phim bằng cách:
+ Vào Still Image/ tìm hình ảnh đoạn phim/ chọn Save as Still Image ảnh tự động đưa vào trong danh sách.
+ Đưa ảnh vừa tạo vào thực hiện chồng lớp đoạn phim: Đưa hình ảnh đoạn phim vừa tạo lên khung Time line ( có hình ảnh một đoạn phim), đưa tiếp đoạn phim cần cho trẻ lồng tiếng vào ô thứ hai trong khung Time line ( kéo đoạn phim hiện trên khung Prewiew cho khít với đoạn phim) sau đó xuất phim thành tập tin bằng cách: Click vào Create Video file/ chọn định dạng đuôi cần xuất.
- Tôi có thể vào mạng để sưu tầm hình ảnh động trên mạng, hoặc các hình nền khác phù hợp với nội dung câu chuyện, chủ đề để những trò chơi củng cố trong tiết học gây hứng thú thực sự cho trẻ.
- Tương tự như vậy, tôi thiết kế các trò chơi “ chọn nhanh, kể đúng” “ Thế giới truyện cổ tích” (cô có thể lồng, ôn một số truyện trẻ đã được làm quen hoặc chọn một câu truyện hoàn toàn mới để giới thiệu vào tiết học sau, nhằm gây hứng thú, kích thích trí tò mò cho trẻ) “ Cánh cửa thần kỳ”
3.4. Biện pháp lồng tiếng trên phầm mềm Super MP3
- Donwload phần mềm trên mạng về, chỉnh sửa cho phù hợp, tạo cho nó đường linh vào ổ ta thường hay sử dụng.
- Mở phần mềm ghi âm/ Bấm vào nút Recorde màu đỏ để bắt đầu ghi âm/ dừng lại thì bấm Stop.
- Với phần mềm này, tôi có thể lồng tiếng cho từng Slide với các câu hỏi minh họa phù hợp, giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, kết hợp với hình ảnh động tôi đã sưu tầm trên mạng, tạo ra những hình ảnh động, rất hấp dẫn trẻ.
- Sau khi đã lồng tiếng xong tôi đưa vào các trang Slide bằng cách:
+ Insert/ Movie and Sounds/ Sounnds from file/ chọn âm thanh/ đưa vào Slide phù hợp.
- Chú ý: khi thiết kế các bài giảng này, ta phải để tất cả các đoạn phim, âm thanh đã lồng tiếng vào trong một Folde có tên gọi phù hợp.
4. Kết quả:
Với việc chịu khó tìm tòi, học hỏi về cách cắt ghép những đoạn phim, tôi đã thiết kế được 1 bài giảng điện tử hoàn chỉnh với hình ảnh sinh động, hệ thống câu hỏi phù hợp và hệ thống trò chơi kỳ thú, hấp dẫn tôi đã sử dụng một số bài giảng vào lớp học của mình, trong quá trình đó tôi thấy:
- Trẻ rất hứng thú với tiết học, chăm chú nhìn ngắm từng hành động, lời nói của nhân vật, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi của cô.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học, trẻ được nâng cao những hiểu biết của mình, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, giờ học, giờ chơi đan xen nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả giúp trẻ tư duy, kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Với những kiến thức tiếp thu được qua một số hoạt động cho trẻ LQVH và hoạt động trên lớp, trẻ lớp tôi phát triển tốt về tư duy, thông minh hơn và tự tin trong giao tiếp.
Kết quả được thể hiện rất rõ qua việc đánh giá nhận thức của trẻ về môn LQVH đầu năm và cuối năm học 2018 – 2019 như sau:
Hìnhthức tổ
chức
Các bài giảng không ứng dụng CNTT
Các bài giảng có ứng dụng CNTT
Đầu năm
Cuối năm
Kỹ năng
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Nghe
30
57,69%
45
86,53%
Nói
28
53,84%
40
76,92%
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua việc nghiên cứu sáng kiến này, cũng như việc đã tổ chức một số tiết làm quen với vă

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_mot_so_tac_pham_van.docx