SKKN Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi
Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kiến thức của trẻ về biển đảo
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trẻ để nắm được khả năng nhận thức về biển đảo của trẻ đến đâu? ở mức độ nào? Từ đó đưa ra những nội dung, biện pháo giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi tiến hành khảo sát như sau:
Tôi cho trẻ xem những đoạn băng, những video clip về biển đảo và con người nơi đây để trẻ biếtđược đặc điểm, đặc sản, môi trường của mỗi vùng biển đảo. Sau khi trẻ quan sát xong tôi trò chuyện với trẻ và đặt câu hỏi:
+ Đây là đâu?
+ Bãi biển này thuộc tỉnh nào?
+ Con hiểu gì về bãi biển này?
+ Đặc sản của vùng biển này là gì?
+ Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nào?
+ Đây là gì?
+ Tại sao lại gọi là đảo?
+ Đảo này có đặc điểm gì nổi bật?
+ Mọi người trên đảo đang làm gì?
+ Làm thế nào để mọi người sống được trên đảo?
+ Đây là ai?
+ Các chú bộ đội đó gọi là gì?
+ Các chú đang làm gì?
+ Vì sao phải đứng canh gác?
+ Ngoàiđảo này con còn biết đảo nào?
+ Lợiích từ biển(đảo) đem lại là gì?
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây?
+ Khi được bố mẹ cho đi tham quan biển con đã làm gì để giữ gìn cho biển sạch đẹp?
+ Nếu có kẻ thù đến xâm phạm biển đảo quê mình thì con sẽ làm gì?.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi
hấp dẫn. Bên cạnh những nét vẽ hồn nhiên về sóng vỗ rì rào, những hòn đảo, những con tàu ngược xuôiđó là hình ảnh chú bộ đội hiên ngang ôm sung đứng gác ở cột mốc chủ quyền của tổ quốc, là bước chân dũng cảm tuần tra suốt ngày đêm để trẻ em tung tăng mỗi buổi đến trường và nuôi dưỡng những ước mơ trở thành lính đảo trong tương lai. 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thuận lợi: - Trường mầm non Tuổi Hoa được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trường khang trang sạch đẹp đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1 - Năm học 2016 – 2017 tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A1 với tổng số 40 học sinh trong đó có 24 nam và 26 nữ. - Trường đã tổ chức hội thảo về tài nguyên môi trường biển đảo cho 100% giáo viên nắm được. - Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng như tranh ảnh có nội dùng về biển, hải đảo và các phương tiện hiện đại như đầu đĩa, ti vi, máy tính nên học sinh đã được tìm hiểu kiến thức về biển, hải đảo thông qua các phương tiện hiện đại. - 02 giáo viên đứng lớp đều có trình độ trên chuẩn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ. - Bản thân là giáo viên có 3 năm kinh nghiệm trong nghề nhiệt tình, năng động trong công việc 2.2. Khó khăn. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân tôi cũng không tránh khỏi những khó khăn từ điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan. – Hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường tài nguyên biển, hải đảo nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ. – Các cháu ở 3 lớp lớn phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, lại là bé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế, đặc biệt là việc tự giác trong các hành vi bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung – Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường, biển đảo còn hạn chế. – Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu. Tài liệu hỗ trợ dạy học về vấn đề này cũng chưa thật đầy đủ. Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ” 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kiến thức của trẻ về biển đảo Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trẻ để nắm được khả năng nhận thức về biển đảo của trẻ đến đâu? ở mức độ nào? Từ đó đưa ra những nội dung, biện pháo giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi tiến hành khảo sát như sau: Tôi cho trẻ xem những đoạn băng, những video clip về biển đảo và con người nơi đây để trẻ biếtđược đặc điểm, đặc sản, môi trường của mỗi vùng biển đảo. Sau khi trẻ quan sát xong tôi trò chuyện với trẻ và đặt câu hỏi: + Đây là đâu? + Bãi biển này thuộc tỉnh nào? + Con hiểu gì về bãi biển này? + Đặc sản của vùng biển này là gì? + Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nào? + Đây là gì? + Tại sao lại gọi là đảo? + Đảo này có đặc điểm gì nổi bật? + Mọi người trên đảo đang làm gì? + Làm thế nào để mọi người sống được trên đảo? + Đây là ai? + Các chú bộ đội đó gọi là gì? + Các chú đang làm gì? + Vì sao phải đứng canh gác? + Ngoàiđảo này con còn biết đảo nào? + Lợiích từ biển(đảo) đem lại là gì? + Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây? + Khi được bố mẹ cho đi tham quan biển con đã làm gì để giữ gìn cho biển sạch đẹp? + Nếu có kẻ thù đến xâm phạm biển đảo quê mình thì con sẽ làm gì?... Hàng loạt câu hỏiđược tôi đặt ra nhằm thôi thúc trẻ cùng tôi tìm hiểu. Với mỗi hìnhảnh hay đoạn phim đều là một khám phá mới gây sự chúý của trẻ. Kết quả khảo sát kiến thức của trẻ về biểnđảo tỉ lệ đầu năm như sau: Giai đoạn Số trẻ Nội dung Đầu năm (T9) 40 Nhận biết tên gọi, vị trí của 1 số bãi biển, đảo Nhận biết đặc điểm nổi bật của 1 số biển, đảo Lợi ích từ biển đảo Ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo Tình yêu biển đảo Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Kết quả 8 32 7 33 9 31 10 30 8 32 Tỉ lệ 20% 80% 17,5% 82,5% 22,5% 78% 25% 75% 20% 80% Qua kết quả khảo sát tôi thấy sự hiểu biết của trẻ với biển đảo quê hương còn rất mờ nhạt. Trẻ chỉ biết tên một số bãi biển thân quen, còn chưa có kiến thức về đặc điểm nổi bật của đảo, chưa có ý thức bảo vệ biển đảo, chưa nhận biếtđược lợiích về nguồn tài nguyên phong phú từ biểnđảođối với cuộc sốngcon người.Và hơn thế nữa trẻ chưa có xúc cảm tình cảmđối với biểnđảo, với cuộc sống con người nơi đây. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch: - Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch , phác thảo các trò chơi học tập, các trò chơi để có thể tìm đồ dung, các trò chơi - Việc lập kế hoạch giúp tôi định hướng những việc cần phải làm, các trò chơi học tập được đưa vào với hình thức nào để cho trẻ thong qua chơi mà học, tìm hiểu khám phá hay rèn luyện thêm kĩ năng cho trẻ. Ở sáng kiến này tôi đã sưu tầm, thiết kế được 20 trò chơi được linh hoạt đưa vào các hoạt động 3.3. Biện pháp 3: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu bổ trợ - Nghiên cứu tài liệu trên phòng thư viện trường: Sách về tam lý học trẻ em, tuyển tập trò chơi học tập, chương trình giáo dục mầm non - Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu qua mạng, sách báo, tạp chí giáo dục - Tham khảo ở trường bạn 3.4. Biện pháp 4: Sưu tầm thiết kế một số trò chơi củng cố kiến thức về biển đảo * Trò chơi 1: Du lịch biển - Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được tên, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta - Chuẩn bị: + Hai bản đồ Việt Nam trên đó gắn tên một số tỉnh thành phố( Ví dụ: Yên Bái, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cà Mau). Lưu ý: tên tỉnh thành phố không cố định, sau một vài lần trẻ chơi đã quen, cô giáo có thể thay đổi tên tỉnh/ thành phố khác + Một số mảnh giấy màu xanh( tượng trưng cho biển), màu nâu( Tượng trựng cho đảo, quần đảo), hồ dán + 10 chiếc vòng thể dục - Tiến hành: Bước 1: + Cô giúp trẻ nhận biết tên tỉnh/ thành phố được gắn trên bản đồ + Cô cho trẻ tự nhận biết tên tỉnh/ thành phố gắn trên bản đồ Bước 2: Các trẻ cùng chơi + chia trẻ thành 2đội. Mỗi đội đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối tiếp nhau trước bản đồ + Cô bật bản nhạc, trẻ bắt đầu chơi + Từng trẻ ở hai đội bật nhảy liển tiếp qua năm chiếc vòng, lên chọn những mảnh giấy màu xanh dán vào vị trí tỉnh có biển, mảnh giấy màu nâu dán vào vị trí tỉnh có đảo/ quần đảo. Mỗi trẻ chỉ được dán một mảnh giấy. dán xong, trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi + Hết bản nhạc cả 2 đội chơi dừng lại Bước 3: cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả + Cô chỉ vào tỉnh/ thành phố, trẻ nói được tên biển hoặc tên đảo/ quần đảo của tỉnh đó. Ví dụ: Cô chỉ vào thành phố Đà Nẵng, trẻ đọc Đà Nẵng có bãi biển Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa + Đội nào dán đúng và nhiều sẽ chiến thắng Trò chơi 2: Chọn hành vi đúng / sai Mục đích: + Củng cố khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng/ sai về bảo vệ môi trường biển + Có ý thức không vứt rác và phá bẻ cây xanh trên bờ biển khi du lịch biển, đảo khi đi tham quan Chuẩn bị: + Lô tô về những hành vi đúng và sai trong hoạt động bảo vệ môi trường: trồng cây, tưới cây, bắt sâu cho cây, bỏ rác vào thùng, vứt rác ra bãi biển, bẻ cây, đổ nước bẩn ra biển, tàu chạy tràn dầu ra biển + Hai bảng dính, hai bàn nhỏ + Bản nhạc Tiến hành: + Chia làm 2 đội, mỗi đội 3-4 trẻ + hai đội xếp hang đứng sau bàn, trên bàn để các quân lô tô + cô đưa ra yêu cầu chọn hành động bảo vệ môi trường, đồng thời bản nhạc bật lên, các đội thi đua nhau chọn quân lô tô có hoạt động đúng chạy lên dán vào bảng. Khi bản nhạc kết thúc hai đội dừng chơi + Đội thắng cuộc là đội chọn đúng theo yêu cầu của cô và chọn được nhiều hành động đúng Trò chơi 3: Ai chọn nhanh nhất - Mục đích: + Trẻ có khả năng chọn đúng một số con vật( tôm, cua, cá, ngao, ốc) và cây sống dưới biển + Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi Chuẩn bị: + Lô tô hoặc mô hình về những con vật, cây sống dưới biển, sống trong rừng và nuôi trong gia đình + Vẽ hai vòng tròn( vòng tròn nhỏ ở trong để những lô tô/ mô hình các con vật, cây, vòng to ở ngoài để trẻ đi xung quanh) Tiến hành: Cho trẻ xếp thành vòng tròn , vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp, khi cô nói: “ xuống biển” thì trẻ được chạy vào vòng tròn trong để lấy con vật/ cây cầm lên tay đồng thời nói ten con vật/ cây đó. Nếu trẻ nào nói nhầm tên con vật hoặc cây đã lấy được sẽ bị nhảy lò cò một vòng Trẻ chơi trò chơi: Ai chọn nhanh nhất Trò chơi 4: Sóng đánh - Mục đích: + Góp phần rèn luyện kĩ năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh kết hợp với hành động chính xác cho trẻ + Tạo không khí vui tươi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ, đoàn kết - Chuẩn bị: + Số lượng người chơi không hạn chế + Địa điểm: trong lớp hoặc ngoài sân - Luật chơi: + Người chơi vừa thực hiện động tác, vừa hô lại những câu quản trò nói + Trong quá trình chơi, chân người chơi đứng im không được di chuyển. Tất cả phải nắm chặt tay nhau, nếu chỗ nào bị rời ra thì hai người đó sẽ bị loại - Cách chơi: + Chuẩn bị chơi: Quản trò hướng dẫn cách chơi, người chơi đứng thành vòng tròn, đan chéo tay nhau, giữ cho chặt + Bắt đầu chơi: Khi quản trò hô: “ Sóng nhấp nhô nhấp nhô” thì tất cả trẻ vừa hô vừa nhún lên nhún xuống, khi quản trò hô “ Sóng đánh sang phải”, thì tất cả người chơi vừa hô vừa nghiêng sang bên phải; khi quản trò hô “ Sóng đánh sang bên trái” thì tất cả người chơi vừa hô vừa nghiêng sang trái, khi quản trò hô: “ Sóng biển đánh nhau”, thì tất cả người chơi vừa hô vừa ngả ra phía sau, khi quản trò hô “ Sóng đánh ra phía trước, hì tất cả người chơi ngả ra phía trước Cứ thế, quản trò hô càng ngày nhịp độ càng nhanh và lien tục nhiều động tác để người chơi thực hiện Trẻ tham gia chơi trò chơi sóng đánh Trò chơi 5: Tôm, cua , cá thi tài - Mục đích: + Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng do tôm, cua, cá cung cấp + Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ - Chuẩn bị: + Vẽ vạch xuất phát và 3 đích + Mũ tôm, cua, cá, ếch xanh + Dạy trẻ các lợi thoại sẽ đọc trong trò chơi - Luật chơi: Trẻ phải bắt chước động tác tôm, cua, cá( tôm bò lùi, cua bò ngang, cá bơi thẳng) - Cách chơi: Chia số trẻ trong lớp thành các nhóm nhỏ: Nhóm tôm, nhóm cua, nhóm cá theo từng nhóm đã chia + Cả lớp nói: Trời mưa rào rào, ao sâu đầy nước, tôm, cua, cá rủ nhau đi chơi + Nhóm cua nói: Cua là chúng tôi, có hai cái càng bò ngang là tám cẳng, hỏi các bạn đây chúng tôi cung cấp chất gì? + Các nhóm còn lại nói: Chất đạm + Nhóm tôm nói:” còn chúng tôi đây tên gọi là tôm, có hai là hai cái râu rất dài, mà nơi lùi là lùi nhanh ghê. Hỏi các bạn đây só ai biết chúng tôi cung cấp chất gì? + Các nhóm còn lại nói: Chất đạm + Sau đó ba đội cùng đứng vào vạch xuất phát. Trẻ đội mũ ếch xanh phất cờ, ba đội thi bơi nhanh về đích. Nhóm cua phỉa bò ngang, nhóm tôm phải bật lùi, nhóm cá làm động tác bơi. Nhóm nào về đích trước là thắng cuộc Trò chơi 6: Du lịch biển Việt Nam - Mục đích: + Nhận biết tên gọi, vị trí địa lý và một vài đặc điểm nổi bật của một số vùng biển ( khu du lịch biển) ở Việt Nam, Ở địa phương + Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn môi trường biển, đảo - Chuẩn bị: + Tranh na, mô hình, video( nếu có), về khu du lịch bãi biển( gần gũi với trẻ). Ví dụ: Đồ Sơn( Hải Phòng), Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Hạ Long( Quảng Ninh) + Trưng bày góc tranh,ảnh hoặc mô hình( triển lãm) về một số địa danh, bãi biển nổi tiếng của Việt Nam( quê hương) - Cách chơi: + Cho trẻ đến tham quan góc triển lãm trưng bày giới thiệu về mmotj số địa danh du lịch biển + Cho trẻ nói tên các địa danh du lịch biển qua tranh, ảnh, mô hình, video cô dã chuẩn bị + Trẻ trò chuyện cùng cô về một số đặc điểm nổi bật của biển, đảo: Bãi cát, nước, sóng biển, và một số hoạt động của con người ở nơi đó( giao thong trên biển, người đang tắm biển. chơi trên bãi cát) + Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn môi trường biển sạch sẽ( Có thể đưa ra những câu hỏi hoặc tình huống) để trẻ không có ý thức vứt rác xuống ao, hồ, sông, biển và bờ biển, bảo vệ cây trồng trên bãi biển, ý thức giữ an toàn khi đi du lịch biển( không được tách ra xa người lớn, phải dùng phao khi tắm) Trò chơi 7: Tìm dụng cụ lao động - Mục đích: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phân biệt, nhận biết đồ vật phù hợp với các nghề ở biển - Chuẩn bị: + Đồ chơi về các dụng cụ lao động dung để đánh bắt cá + Đồ chơi về các dụng cụ lao động không dung cho hoạt động đánh bắt cá + Một hộp các- tông to - Cách chơi: cô gọi 2 trẻ ( trẻ A và trẻ B) lên chơi. Cô yêu cầu trẻ tìm dụng cụ lao động cho hoạt động đánh cá và bỏ vào hộp các- tong. Trẻ A và trẻ B cùng thi xem ai tìm nhanh và đúng hơn. Những trẻ còn lại xem bạn chơi, cổ vũ cho bạn sau đó cùng cô kiểm tra xem bạn chơi có đúng không Trò chơi 8:Nên hay không nên? - Mục đích: + Giúp trẻ nhận biết những hành động nên làm và không nên làm đối với biển. Qua đó, giáo dục trẻ ý thức giữu gìn, bảo vệ biển đảo + Phát triển khả năng phân loại, phân nhóm cho trẻ - Chuẩn bị: + Bảng cà, bộ tranh thể hiện hành động của con người với biển( Ví dụ: vứt rác, làm tràn dầu, khai thác tài nguyên biển quá mức, xả nước thải ra biển) + Hình mặt cười, mặt mếu - Cách chơi: Giáo viên trò chuyện với trẻ về biển để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi “ Nên hay không nên?”. Có 3 cách tiến hành: + Cách 1: Cô đưa ra hiệu lệnh “ nên”, “ không nên”, trẻ chọn đúng những bức tranh thể hiện thái độ, hành động với biển theo yêu cầu của cô + Cách 2: Trẻ đánh dấu X vào những bức tranh thể hiện thái độ, hành động đúng với biển + Cách 3: Giáo viên sửu dụng bảng cài chia làm hai cột. Một cột là hành động đúng( có hình mặt cười), một cột là hành động sai( có hình mặt mếu). Trẻ xếp những bức tranh thể hiện hành động đúng với biển vào côt “ nên”- mặt cười, những bức tranh thể hiện hành động sai vào cột “ không nên”- mặt mếu. Đội nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. Chơi xong, côp cho trẻ kể lại các hành động và nêu ý kiến của riêng mình. Cách này có thể chơi theo nhóm dưới hình thức thi đua hoặc chơi theo cá nhân Trò chơi 9: Cá- nước - Mục đích: + Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo cho người chơi + Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết - Chuẩn bị: + Số lượng người chơi không hạn chế, theo đội hình vòng tròn hoặc tùy ý + Địa điểm chơi: Trong lớp, ngoài sân - Luật chơi: Nếu quản trò chưa làm động tác cho cá lên khỏi mặt nước mà người chơi nào hô “ Chíu” hoặc quản trò chưa làm động tác cho cá rơi xuống mặt nước mà người chơi nào hô “ Chủm” là phạm luật - Cách chơi: Quản trò hướng dẫn các câu hô và làm động tác thực hiện kèm theo, người chơi hô và thực hiện động tác theo quản trò như sau: + Quản trò hô: “ Cá đâu? Cá đâu?” + Người chơi đáp: “ Cá đây, cá đây” và giơ tay ra phía trước, lòng bàn tay đứng + Quản trò: Làm động tác cá vọt lên mặt nước + Người chơi: Ngay lập tức hô “ Chíu” và thực hiện các động tác theo quản trò + Quản trò: Làm động tác cá rơi xuống mặt nước + Người chơi: Ngay lập tức hô “ Chủm” và thực hiện các động tác theo quản trò Trò chơi thực hiện theo nhịp điệu từ chậm đến nhanh Trò chơi 10: Tìm chỗ sai - Mục đích + Củng cố hiểu biết của trẻ về dặc điểm các con vật sống dưới biển + Phát triển khả năng quan sát cho trẻ - Chuẩn bị:Các tờ giấy A4 hoặc to hơn, trên đó có vẽ 4-5 con vật cá một bộ phận nào đó bị sai. Ví dụ: Con cua không có hai càng, đuôi con cá gắn nhầm vào con bạch tuộc - Cách chơi: + Trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân + Cô đưa cho mỗi trẻ một bức tranh và nói với trẻ: “ Bác sĩ vẽ nhầm một số bộ phận của các con vật. Bây giờ các con hãy tìm nhanh giúp bác cá chỗ sai để sửa lại. Tìm được chỗ nào sai các co hãy khoanh tròn giúp bác nhé” + Khi trẻ tìm xong, cô có thể trò chuyện, hỏi trẻ: “ Vì sao chỗ này sai?” để trẻ giải thích. Trẻ nào hoặc nhóm nào tìm được nhiều nhất, nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng cuộc Trò chơi 11: Cắt, dán và xếp hình các con vật - Mục đích: Trẻ phát triển trí tượng tượng và sáng tạo - Chuẩn bị: + Lá cây các loại: lá mướp, lá bưởi, lá xà cừ + Các loại sỏi + Keo, hồ dán - Cách chơi: + Cách 1: Cắt, dán, xếp hình các con vật bằng lá: trẻ nhặt những chiếc lá vàng, xanh, đỏ rụng ở sân trường, vườn nhà đem rửa sạch. Dùng kéo cắt hoặc xé, rồi dán hoặc xếp thành những con vật theo mẫu của cô gợi ý hay do trẻ tự nghĩ ra và đặt tên cho các bức hình của mình + Cách 2: Xếp hình bằng các viên sỏi. Trẻ tự tìm các viên sỏi, rửa sạch và xếp thành hình các con vật theo trí tưởng tượng của trẻ và gọi tên sản phẩm Trò chơi 12: Bắt cá - Mục đích: + Phát triển khả năng quan sát của trẻ. Rèn luyện sự phối hợp tay, mắt - Chuẩn bị: + Hồ cá bằng phao bơi + Vợt vớt cá +Cầu trượt + Cầu thăng bằng( ghế băng thể dục) + Chướng ngại vật + Cá các loại( làm giả bằng xốp, nhựa) + Giỏ/ xô để cá - Luật chơi:Trẻ trước chạy đến cầu thăng bằng thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô - Cách chơi: + Chia trẻ thành các đội( mỗi đội tối đa 5 trẻ) + Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy dích dắc qua các chướng ngại vật, đến cầu thăng bằng đi qua cầu. Sau đó chạy đến cầu trượt xuống, chạy đến ao cá lấy vợt vớt cá, mang cá chạy về để vào giỏ rồi về đứng cuối hang + Trẻ chơi liên tục trong vòng 10 phút, không hạn chế số lần chơi cho trẻ. Đội nào lấy được nhiều cá hơn sẽ thắng cuộc Trò chơi 13: Thi chọn đúng - Mục đích: Giúp trẻ nhận biết lợi ích từ biển và có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường biển - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi có kẻ vạch xuất phát cho 3 đội, trước mỗi vạch xuất phát là 5 vòng tròn + Một số tranh dính minh họa những hoạt động bảo vệ môi trường biển và gây ô nhiễm môi trường biển + Bảng - Cách chơi: + Chia trẻ làm ba đội đứng xếp hang dọc trước vạch xuất phát. Giáo viên đưa ra yêu cầu, Ví dụ “ Hãy chọn những hoạt động bảo vệ môi trường biển”. Theo hiệu lệnh của cô, từng trẻ ở mỗi đội bật nhảy qua những chiếc vòng rồi chạy nhanh lên bàn chọn những tranh theo yêu cầu của cô gắn lên bảng + Thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào lấy được đúng, nhiều thì đội đó sẽ chiến thắng Trò chơi 14: Xếp hình - Mục đích: Trẻ biết một số nghề nghiệp ở biển đảo - Chuẩn bị: + Cho cô: Các bức tranh/ ảnh về một số nghề nghiệp ở biển đảo + Cho trẻ: Các bức tranh/ ảnh giống tranh của cô nhưng được cắt rời thành những mảnh nhỏ - Cách chơi: + Cô treo các tranh về các nghề( đánh cá, làm muối, khai thác) và giới thiệu cụ thể cho trẻ về nội dung từng bức tranh + Chia trẻ thành 3 đội, các đội sẽ phải ghép các bức tranh rời thành bức tranh hoàn chỉnh như tranh mẫu của cô Đội 1: Ghép các hình ảnh về nghề làm muối Đội 2: Ghép các hình ảnh về nghề đánh bắt hải sản Đội 3: Ghép các hình ảnh về nghề nuôi trồng thủy hải sản + Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ thắng cuộc * Trò chơi 15: Tạo hình thuyền buồm - Mục đích: + Trẻ biết tạo hình thuyền buồm từ những nguyên liệu có sẵn + Trẻ được củng cố nhận biết về phương tiện giao thông trên biển, biết thuyền buồm chạy nhờ sức gió, không gây ô nhiễm môi trường biển - Chuẩn bị: + Một số các nguyên liệu( lá bản to, lá dài, cong, bẹ chuối, xơ mướp, mo cau) sãn có ở địa phương + Giấy A4( giấy báo), hồ dán và băng dính hai mặt + Một số tranh ảnh về thuyền buồm trên biển - Cách chơi: + Cho trẻ kể tên về một số phương tiện giao thong trên biển mà trẻ biết + Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về thuyền buồm trên biển và trò chuyện để trẻ nêu ý kiến: thuyền buồm là phương tiện giao thông biển, sử dụng sức gió. Thuyền buồm có cánh dung để căng lên đón gió đẩy thuyền chạy nhanh hơn + Cho trẻ sử dụng các nguyên liệu sẵn có tạo hình thuyền buồm theo nhiều kiểu dáng khác nhau + Gợi ý trẻ cách phết hồ, hoặc dung băng dính để dán lá cây tạo hình thuyền buồm trang trí lên trên mặt giấy Trò chơi 16: Bắt chước tạo dáng các con vật - Mục đích: + Rèn luyện khả năng so sánh, sánh tạo và khéo léo của đôi tay + Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nước biển để bảo vệ các động vật biển và không đánh bắt động vật biển quý hiếm - Cách chơi: Trước khi chơi giáo viên gợi ý để trẻ nhớ lại một số hình ảnh Ví dụ: con tôm trông như thế nào? Con chi
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_cung_co_kien_thuc_ve_b.docx