SKKN Sử dụng hình cơ bản trong tổ chức hoạt động sáng tạo nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Kết hợp suy nghĩ và tìm tòi thêm trên mạng internet, đến nay tôi đã có gần 200 mẫu gợi ý để ứng dụng vào hoạt động. Nhiều mẫu gợi ý có thể áp dụng cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
Sáng kiến này không chỉ áp dụng cho trẻ mẫu giáo lớn mà còn áp dụng cho trẻ mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ trong các hoạt động tạo hình. Những hoạt động này được đông đảo trẻ hứng thú và thích thú tham gia. Sản phẩm của trẻ rất phong phú.
Song với các hoạt động tạo hình vẫn tổ chức, hoạt động sáng tạo đã góp phần hình thành ở trẻ ý thức biến những vật dụng vô dụng trở thành hữu ích.
Hoạt động sáng tạo với các hình cơ bản đã được giới thiệu tới chị, em đồng nghiệp trong nhà trường và nhận được những đánh giá rất khả quan.
Hệ thống các hoạt động đã làm phóng phú thêm hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, làm giàu thêm kho hiệu liệu điện tử của nhà trường đồng thời giáo viên có thêm những gợi ý giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kĩ năng khéo léo.
Giáo viên có thêm những gợi ý và ý tưởng mới trong việc trang trí lớp, tạo thêm mảng tường mở cho học sinh hoạt động. Giáo viên có thêm những đề tài mới làm phong phú thêm các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Giáo viên có thêm các trò chơi ôn luyện, củng cố được sử dụng thường xuyên trong các nội dung tháng.
Nhà trường cũng có thêm nhiều bộ đồ dùng dạy học sáng tạo từ những kết quả tra cứu được.
Những dữ liệu của tôi không chỉ được áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ mà được chị em đồng nghiệp bổ sung thêm mẫu cho bộ đồ dùng như bộ đồ dùng “Ảo thuật giấy” đã giải xuất sắc tại Ngày hội Công nghệ thông tin – Triển lãm đồ dùng dạy học tự làm. Lần thứ 3 – cấp Quận năm học 2014 - 2015.
Với kho học liệu bằng hình ảnh vô cùng sinh động, trẻ có thêm những kiến thức mới rất cụ thể và rõ ràng. Trẻ hứng thú hơn với các hoạt động thẩm mỹ được thay đổi hình thức và nội dung. Rèn cho trẻ kĩ năng khéo léo của cơ tay. Trẻ rất hứng thú vào các hoạt động chung, hoạt động tập thể ở trường cũng như ở lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng hình cơ bản trong tổ chức hoạt động sáng tạo nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
i hỏi tính sáng tạo của trẻ do trẻ đã có thói quen suy nghĩ, thể hiện sản phẩm theo cách riêng của mình. Đây là tiền đề để giúp trẻ có thói quen suy nghĩ một cách sáng tạo, suy nghĩ độc lập ở các hoạt động khác chứ không riêng gì các hoạt động nghệ thuật như hoạt động tạo hình. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017 đã đề ra: Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tăng cường các hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ. Để thực hiện được nhiệm vụ này, bản thân mỗi giáo viên phải nỗ lực tìm tòi, khám phá, đổi mới hình thức, nội dung dạy học, làm mới các đề tài. Tuy vậy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm những đề tài mới, những hình thức, nội dung mới; mất thời gian để thử nghiệm những đề tài mới, sửa chữa, thay đổi để phù hợp với học sinh.Trong khi đó, các đề tài nhất là các đề tài phục vụ cho hoạt động tạo hình ít thay đổi. Thời gian cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật còn hạn chế do giáo viên vẫn phải đáp ứng đủ các bài trong vở cho trẻ và dành thời gian cho các hoạt động khác theo đúng kế hoạch giáo dục một ngày. Nhận thấy những khó khăn và trở ngại khi giáo viên triển khai các hoạt động nghệ thuật đòi hỏi tính sáng tạo, phát huy được trí lực của trẻ, tôi xin mạnh dạn giới thiệu trong sáng kiến kinh nghiệm lần này gợi ý “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật với các hình cơ bản”. Đây là những hoạt động được sắp xếp theo các kĩ năng từ dễ đến khó. Trẻ được làm quen với hoạt động, được giáo viên hướng dẫn với mẫu rồi dần dần trẻ làm quen với công việc tự tạo ra các mẫu theo trí tưởng tượng và suy nghĩ của mình. Giáo viên sắp xếp các hoạt động phù hợp vào các chủ đề, xen kẽ với các hoạt động khác trong ngày của trẻ. Trẻ từ từ được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật khác nhau nhưng lại thao tác với những hình rất quen thuộc gắn liền với toán học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác). Trẻ sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: không biết những hình này thì có thể làm gì? Tạo ra những cái gì? Câu hỏi của trẻ được giải đáp qua các hoạt động mà trẻ sẽ trải qua. Chính từ đó, trẻ sẽ nhận ra trong thực tế các đồ dùng, các vật liệu không chỉ có một công dụng mà có rất nhiều công dụng, chức năng khác nhau nếu ta chịu khó suy nghĩ, tìm tòi. Với ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này để giới thiệu tới bạn bè đồng nghiệp. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN): I. Nội dung lý luận: Trong thực tế giảng dạy, trẻ thường chơi với các hình cơ bản chủ yếu thông qua hoạt động: - Phát triển nhận thức giờ học làm quen với toán: Đây là hoạt động trẻ được được tiếp cận nhiều nhất với các hình cơ bản. Từ lứa tuổi mẫu giáo bé trẻ đã được làm quen, nhận biết các hình cơ bản: trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của các hình, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thông qua các trò chơi. Đến lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, trẻ được ôn luyện, củng cố lại và ứng dụng vào thực tế khi tìm và phát hiện những đồ vật xung quanh mình có dạng các hình cơ bản. Đặc biệt, trẻ còn tham gia vào hoạt động chắp ghép các hình cơ bản để tạo thành hình mới theo ý thích. Hoạt động này đòi hỏi trẻ phải có óc tưởng tượng và sự sáng tạo rất cao trong khi tham gia hoạt động. Giờ học sáng tạo: Chắp ghép các hình cơ bản để tạo thành hình mới theo ý thích - Phát triển thẩm mỹ: Đây cũng là giờ học giúp trẻ ôn luyện, củng cố khả năng nhận biết các hình cơ bản thông qua các hoạt động: vẽ, dán, cắt dán hay xé dán. Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo bé trẻ đã sử dụng các hình cơ bản để tạo thành sản phẩm. - Lồng ghép, tích hợp trong một số hoạt động khác: Trong các giờ học khác, các hình cơ bản được sử dụng tích hợp, lồng ghép nhằm mang lại hiệu quả giờ học hoặc gây hứng thú giúp trẻ tập trung vào nội dung chính của bài học. Tuy nhiên việc lồng ghép, tích hợp này cũng rất ít khi sử dụng. II. Thực trạng vấn đề: Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho lứa tuổi mầm non giáo viên luôn bám sát nội dung chương trình giáo dục mầm non nên các hoạt động trẻ được làm quen, ôn luyện, củng cố nhận biết các hình cơ bản là hoạt động có sự hướng dẫn hoặc gợi ý của giáo viên. Sau đây là bảng thống kê các hoạt động dạy hoặc lồng ghép, tích hợp các kiến thức về hình cơ bản trong trường mầm non: Lứa tuổi Hoạt động phát triển nhận thức Hoạt động phát triển thẩm mỹ Các hoạt động khác Vở tạo hình Vở thủ công Mẫu giáo bé Nhận biết, tên gọi các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và nhận dáng các hình đó trên thực tế Vẽ ôtô tải Dán con lật đật Ôn luyện Nhận biết, tên gọi các hình Sử dụng các hình hình học để chắp ghép. Vẽ bông hoa Xếp và dán những hình tròn trên băng giấy Bài 22. Nhận biết 4 hình (vở trò chơi học tập) Vẽ gà con Dán ngôi nhà Bài 23. Nhận biết 4 hình (vở trò chơi học tập) Vẽ bánh chưng và tô màu Dán con thỏ và củ cà rốt Vẽ mặt trời buổi sáng và tô màu cỏ Dán bộ phận còn thiếu của tàu hỏa Vẽ phao cho bạn 2 6 5 3 Mẫu giáo nhỡ So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Vẽ đồ chơi trung thu bé thích Dán và vẽ bạn tập thể dục Bài 17. Ôn 4 hình (vở trò chơi học tập) Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu Vẽ và tô những chiếc vòng màu Cắt, dán khăn mặt của bé Ôn luyện Nhận biết, tên gọi các hình Mẫu giáo nhỡ Vẽ chân dung bạn trai hoặc bạn gái Gấp và dán áo Vẽ người thân trong gia đình Dán chiếc xe đẩy Vẽ ngôi nhà Cắt và dán cửa cho ngôi nhà Vẽ đồ dùng trong gia đình bé Xé và dán con cá Vẽ con cá Xé và dán hoa Vẽ những bông hoa Xé và dán ôtô khách Vẽ quả ngày tết Xé và dán thuyền trên biển Vẽ tàu hỏa Xé và dán quang cảnh bầu trời ban ngày Vẽ máy bay Xé và dán hoa mừng sinh nhật Bác 2 11 11 2 Mẫu giáo lớn Ôn nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Vẽ chân dung cô giáo Cắt và dán đồ chơi ngoài trời trong trường mầm non Bài 4. Quan sát, nhận biết Vẽ đồ dùng bé thích Xé và dán đàn vịt Vẽ ngôi nhà của bé Cắt và dán bông hoa Vẽ người thân trong gia đình Gấp và dán thuyền trên biển Vẽ trang trí hình tròn Cắt và dán phương tiện giao thông đường bộ Vẽ chân dung bác sĩ Gấp và dán máy bay Vẽ phương tiện giao thông Cắt, dán cảnh quê hương mà bé thích (Cắt, dán phố cổ Hà Nội) Vẽ đồ dùng học tập Cắt và dán trang trí đồ dùng học tập 1 8 8 1 Dựa trên bảng thống kê nhận thấy: Chủ yếu các hoạt động trẻ tham gia là các hoạt động nhận biết, củng cố kiến thức về các hình cơ bản nên những hoạt động này không đòi hỏi trẻ phải vận dụng sự sáng tạo của mình. Trẻ tích hợp kiến thức về các hình cơ bản vào các giờ tạo hình thông qua các hoạt động vẽ, cắt dán, xé dán. Các sản phẩm tạo hình được tạo ra thường quy về những hình cơ bản để trẻ dễ tưởng tượng trong khi thực hiện kĩ năng tạo hình. Sản phẩm tạo hình lứa tuổi mẫu giáo bé: Cửa sổ tàu hỏa hình chữ nhật, bánh xe tàu hỏa hình tròn Sản phẩm tạo hình lứa tuổi mẫu giáo nhỡ: Để trẻ dễ vẽ giáo viên thường hướng dẫn trẻ vẽ khuôn mặt hình tròn Sản phẩm tạo hình lứa tuổi mẫu giáo lớn: Cắt, xé dán phố cổ Hà Nội. Trẻ cắt phần thân nhà, cửa ra vào là hình chữ nhật, cửa sổ hình vuông và mái nhà hình tam giác Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng, tổ chức các hoạt động cho trẻ tôi nhận thấy trong số giấy màu thủ công của trẻ có rất nhiều các hình cơ bản đã được cắt sẵn, có 3 kích thước khác nhau và rất nhiều màu sắc. Tuy nhiên, số hình này hầu như không được tận dụng, để từ năm này đến năm khác, có lớp không sử dụng đến dành vứt đi cho gọn. Thấy rất phí nên tôi đã dẫn dần xây dựng các hoạt động chủ yếu là các hoạt động thẩm mỹ và tôi đi sâu vào các hoạt động kích thích sự sáng tạo của trẻ để tận dụng số hình đó. Cộng với sự giúp ích của internet, tôi tra cứu và tìm thêm các hoạt động để giúp trẻ có thêm các hoạt động với các hình cơ bản, làm cho các giờ học với các hình cơ bản bớt khô khan và phong phú hơn. Tuy vậy, tôi đã gặp trở ngại ngay khi áp dụng tổ chức hoạt động sáng tạo với các hình cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ): Tôi chưa xây dựng một hệ thống các hoạt động giúp trẻ làm quen dần với hoạt động sáng tạo mẫu nên trẻ chưa có kĩ năng đối với các đề tài mới nhất là các hoạt động tạo hình đòi hỏi tính nghệ thuật và trí tưởng tượng phong phú. Do vậy, giáo viên cần phải chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết từ việc làm quen với chất liệu, khám phá việc ứng dụng chất liệu vào các hoạt động khác nhauđến việc phải làm việc với chất liệu như thế nào. Giáo viên thường không lên kế hoạch như vậy cho trẻ nên khi thực hiện trẻ thường rất bỡ ngỡ nên hay lúng túng khi tạo ra sản phẩm vì vậy mà trẻ sẽ lựa chọn cách là làm theo mẫu của cô mà chưa thực hiện theo cách riêng của trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, lựa chọn và mở rộng thêm các đề tài dạy trẻ và được tiến hành thông qua các biện pháp sau: III. Các biện pháp đã tiến hành: Ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch cụ thể với giờ hoạt động tạo hình hay chính là các giờ hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Tôi đã sắp xếp, bố trí các hoạt động từ dễ đến khó, trẻ được làm quen với các chất liệu, cùng cô khám phá về chất liệu đó thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Dần dần, tôi xem kẽ các hoạt động sáng tạo để trẻ hình thành thói quen vận dụng kĩ năng sáng tạo khi tạo ra sản phẩm mới. 1. Làm quen với các hình cơ bản: Trẻ mẫu giáo lớn đã được làm quen với các hình cơ bản thông qua các hoạt động làm quen với toán ở lứa tuổi mẫu giáo bé, chắp ghép sáng tạo ở lứa tuổi nhỡ. Trẻ được nhận biết và ôn luyện lại vào các hoạt động củng cố ở lớp lớn nên trẻ rất quen thuộc với các hình cơ bản. Trẻ dễ dàng tìm kiếm những đồ vật có dạng các hình cơ bản. Tuy vậy, tôi vẫn xây dựng rất nhiều các hoạt động khác nhau, tại các thời điểm khác nhau để giúp trẻ củng cố một cách chính xác nhất về các hình cơ bản. Xây dựng nhiều hoạt động giúp trẻ củng cố một cách chính xác nhất về các hình cơ bản. * Nguyên vật liệu 1: Que kem - Trên đầu mỗi que kem có gắn dán dính hoặc nam châm để giúp liên kết các que kem lại với nhau khi ghép thành các hình theo ý muốn. - Trẻ có thể sử dụng đất nặn để giúp liên kết các que kem lại với nhau khi ghép thành các hình theo ý muốn. * Nguyên vật liệu 2: Chun và bảng chun. Đây là hoạt động quá quen thuộc, trẻ sử dụng tạo thành vô số các hình khác nhau và hoạt động này cũng rất hữu ích khi trẻ củng cố lại kiến thức về các hình cơ bản. * Nguyên vật liệu 3: Đất nặn. Trẻ dùng đất nặn tạo thành các hình cơ bản theo dang hình 2D - Trên các tấm bìa có vẽ sẵn các hình rộng và có ghi tên của từng hình. - Trẻ dùng đất nặn nặn thành hình theo đúng kích cỡ của hình đã in trên bìa. * Nguyên vật liệu 4: Đồ chơi trong lớp. Trẻ sử dụng đồ chơi để xếp theo đường bao của hình. - Trên sàn lớp có sẵn các hình rộng. - Trẻ sử dụng đồ chơi để xếp theo đường bao của hình. * Nguyên vật liệu 5: Bút chì. Trẻ sử dụng bút chì tô theo nét chấm mờ của hình. - Trên các tấm bìa có in sẵn các hình là và những nét đứt có ghi tên của từng hình. - Trẻ dùng bút chì tô nét đứt theo đường bao của hình.( Trẻ tô theo quy tắc: từ trên xuống dưới, từ trái sáng phái) H×nh tam gi¸c H×nh trßn Từ những hoạt động này tôi mong muốn trẻ được được ôn luyện và củng cố kiến thức một cách dễ dàng và nhanh nhất. Thông qua những hoạt động mang tính chất học trong chơi giúp trẻ khắc sâu những kiến thức cơ bản mà không bị gò ép phải nhớ, phải thuộc. Đây cũng là những hoạt động rèn cho trẻ óc quan sát, tưởng tượng ngay trong khi hoạt động từ đó dần hình thành cho trẻ tư duy liên tưởng, sáng tạo khi chuyển sang các hoạt động khác. Tôi cho trẻ tìm kiếm các đồ vật có dạng hình cơ bản là các đồ vật, đồ chơi trong lớp (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật). Trẻ làm quen với các hình cơ bản bằng cách tạo ra các hình cơ bản từ những đồ vật có dạng các hình đó như: in lên giấy, dùng bút chì đồ các lại đường viền của các hình đó. Trẻ tìm kiếm các đồ vật có dạng hình cơ bản là các đồ vật, đồ chơi trong lớp. Tôi cho trẻ in lại đường viền của các đồ vật lên giấy bằng bút chì. 2. Sáng tạo với các hình cơ bản: 2.1. Tận dụng các sản phẩm từ hoạt động làm quen với các hình cơ bản Ngay khi trẻ tạo được các hình từ những đồ vật quen thuộc hay các hình từ que kem, giáo viên có thể tận dụng để giúp trẻ sáng tạo ra các sản phẩm theo ý thích của trẻ. Tạo hình bản thân và người bạn mà mình yêu quý. * Chuẩn bị: - 2 sợi dây thừng dài 10cm – 15cm (có thể thay thế bằng thép xù hoặc dây dù) - 2 hình tròn bằng nhau do trẻ in từ các đồ vật hoặc cô in sẵn cho trẻ. - 4 hình vuông, 4 hình tròn trong bộ giấy màu in sẵn. - Băng dính xốp - sáp màu - kéo. * Cách làm: - Trẻ vẽ khuôn mặt lên một mặt hình tròn, vẽ vào bên trong hình tròn. - Hình tròn còn lại vẽ tóc và tô màu tóc, vẽ vào bên trong hình tròn. - Cắt 2 hình tròn vừa vẽ. - Dán các hình vuông và hình tròn có sẵn vào 2 đầu của hai sợi dây để dùng làm chân và tay. - Dán băng dính xốp vào mặt trái của hình tròn đã vẽ. Xếp 2 sợi dây vào giữa và dán mặt trái của hình tròn còn lại. - Sản phẩm đã hoàn thành. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ nối các hình vào với nhau để trưng bày. 2.2 Tạo hình từ hình tròn: Gấp là một trong những kĩ năng khá khó đối với trẻ mẫu giáo lớn. Kĩ năng này đòi hỏi trẻ phải biết ước lượng khoảng cách của các nếp gấp, khả năng tưởng tượng khi thực hiện các thao tác gấp. Khi tập gấp trẻ phải vận dụng nhiều giác quan cùng một lúc, trẻ tập trung mới thực hiện được. Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm tại lớp, tôi tận dụng chính những hình cơ bản có sẵn trong các tập giấy màu đầu năm được phát. Những hình này thường rất ít khi sử dụng đến nên có rất nhiều. Hơn thế nữa, các hình đều có sẵn 3 kích thước khác nhau, màu sắc rõ ràng do vậy, tôi thường tận dụng những hình này để tổ chức cho trẻ hoạt động. Các sản phẩm tạo hình từ hình tròn Giáo viên có thể tận dụng nguyên hình tròn sẵn có để hoàn thiện các bài tập trong vở của trẻ hoặc tạo ra các sản phẩm tạo hình khác: Dán ông mặt trời, xé dán hoa. Giáo viên gợi ý để trẻ tận dụng những đồ dùng, vật dụng có dạng hình tròn để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Những chiếc bát giấy xinh xắn và đầy màu sắc đã biến thành những chú nhện ngộ nghĩnh và những viên kem đầy hấp dẫn Những vật dụng xung quanh trẻ có rất nhiều, hãy tạo cho trẻ thói quen sưu tầm và biến những thứ không nữa thành những vật có ích. Miếng bông tẩy trang của mẹ đã thành những bông hoa rum. Tuy nhiên, tôi muốn trẻ sử dụng kĩ năng gấp để biến hình tròn thành những hình khác. là hình sau khi gấp học sinh có thể tận dụng được luôn để tạo ra sản phẩm. Hình tròn có nhiều cách gấp để tạo ra các dáng khác nhau. Cách 1: Gấp đôi hình tròn để được nửa hình tròn. Với cách gấp này có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau bằng cách sắp xếp các hình theo trí tưởng tượng của mình. Khi sử dụng các hình có kích thước khác nhau cũng tạo ra rất nhiều sản phẩm sinh động và bắt mắt. Chú cá được sắp xếp từ nửa hình tròn có kích thước khác nhau. Chú cua thật là tinh nghịch cũng được tạo ra từ cách sắp xếp nửa hình tròn có kích thước khác nhau. Xoay phần cong của 2 nửa hình tròn vào nhau đã tạo ra những bông hoa thật đẹp mắt. Cây thông xinh xắn được sắp xếp khéo léo từ nửa hình tròn có kích thước khác nhau. Những cánh hoa cong nửa đường tròn đã tạo thành chậu hoa xinh xắn. Chú hải cẩu đến từ đại dương cũng được tạo ra từ nửa hình tròn có kích thước khác nhau. Cách 2: Từ nửa hình tròn đã gấp, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn. Thật khó có thể tưởng tượng ¼ hình tròn có thể tạo thành cái gì, nhưng khi kết hợp với những chiếc lá nửa hình tròn đã tạo thành một chậu hoa thật đẹp. Bể cá thật sinh động khi có những chú cá đủ màu sắc phải không nào. Cách 3: Từ nửa hình tròn vừa gấp, gấp 1/2 mép của nửa đường tròn lên trên. Cách 4: Gấp tương tự giống cách 2 để được ¼ hình tròn, mở ra. Gấp 2 mép hình tròn vào trong. Lật giấy, tiếp tục gấp 2 mép vừa gấp vào đường ở giữa hình tròn. Từ cách gấp này giáo viên có thể gợi ý để trẻ tạo ra những sản phẩm như sau: Một số mẫu bưu thiếp được trang trí bằng những bông hoa xinh xắn. Cách 5: Làm tương tự giống cách 1. Mở hình tròn. Gấp lần lượt từng mép của hình tròn vào 1/3 hình tròn. Từ các mẫu hình tròn vừa gấp, giáo viên gợi ý để giúp trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình bằng cách sắp xếp các hình vừa gấp theo các cách khác nhau. Những chiếc lá trên cành cây và đuôi chú chim được tạo ra bằng cách gấp này. Cách 5: Làm tương tự giống cách 1. Chúng ta cần 4 – 5 hình tròn được gấp đôi như vậy. Khéo léo dán nửa hình tròn liên tiếp nhau để tạo khối. Không biết với nửa khối cầu này, có thể tạo ra nhũng sản phẩm như thế nào? Chỉ cần thay đổi màu sắc và cách xếp so le giữa các khối đã tạo ra rất nhiều những sanr phẩm thật lạ mắt. Cây xương rồng này thật sống động Thật là ngon phải không nào. Với cách xếp chồng ½ hình tròn vào nhau đã tạo ra những loại thật ngon lành 2.3. Tạo các hình khác nhau từ hình vuông: Từ hình vuông cũng có thể tạo ra rất nhiều hình quen thuộc như: Hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình ô van, hình trái timĐể tạo được các hình này, trẻ sử dụng hai kĩ năng là gấp và cắt, sau khi tạo ra các hình mình muốn trẻ cũng sử dụng kĩ năng sắp xếp, quan sát để tạo ra những sản phẩm thật sinh động. Hình vuông là hình có 4 cạnh dài bằng nhau nên khi gấp và cắt trẻ dễ ước lượng bằng mắt để gấp và cắt cho đúng. Hình vuông có kích thước khác nhau sẽ tạo ra các hình có kích thước khác nhau. Sau đây là các cách trẻ tạo ra các hình từ hình vuông: Cách 1: Từ hình vuông tạo thành hình tròn. - Gấp đôi hình vuông theo chiều ngang để được hình chữ nhật. - Vẽ nửa đường tròn có đường kính là đường ở giữa hình vuông. - Cắt theo đường vừa vẽ. Mở ra ta được hình tròn. Cách 2: Từ hình vuông tạo thành hình chữ nhật. - Gấp đôi hình vuông theo chiều ngang để được hình chữ nhật. - Mở hình vừa gấp. Cắt theo đường vừa gấp ta được 2 hình chữ nhật. Cách 3: Từ hình vuông tạo thành hình tam giác. - Gấp đôi hình vuông theo đường chéo để được hình tam giác. - Mở hình vừa gấp. Cắt theo đường chéo vừa gấp ta được 2 hình tam giác. Cách 4: Từ hình vuông tạo thành hình trái tim. - Gấp đôi hình vuông theo chiều ngang để được hình chữ nhật. - Vẽ đường cong giống phần đầu của số 2. - Cắt theo đường vừa vẽ. Mở ra ta được hình trái tim. Cách 5: Từ các hình vừa tạo ra, giáo viên hướng dẫn trẻ cách gấp đôi các hình và cắt theo đường vừa gấp để tạo được một nửa hình. - Từ hình tròn cắt đôi tạo thành nửa hình tròn. - Từ hình chữ nhật cắt đôi theo đường chéo tạo thành hình tam giác. - Từ hình chữ nhật gấp đôi theo chiều ngang. Vẽ đường cong giống hình ô – van và cắt theo đường vừa vẽ. Ta được hình ô – van hay hình bầu dục. - Từ hình trái tim cắt đôi tạo thành nửa hình trái tim. Từ cách làm như trên có thể taọ ra vô số hình theo ý muốn. Những hình này giúp trẻ tạo ra những sản phẩm theo chủ đề hiện tượng thiên nhiên theo những gợi ý sau: 4. Hiệu quả SKKN: Sau 1 năm thực hiện tại lớp, tôi đã xây dựng một hệ thống các hoạt động được sắp từ dễ, đến khó để giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng và khả năng tư duy của trẻ. Các hoạt động này được phân chia theo các tháng và được áp dụng ở nhiều hoạt động trong ngày của trẻ. Tháng Nội dung Hình thức tổ chức Thời gian hoạt động 9 - Làm quen với các hình cơ bản thông qua các trò chơi Chơi cá nhân Hoạt động góc - Lấy mẫu các hình cơ bản từ những vật dụng xunh quanh mình. Chơi cá nhân Hoạt động góc 10 - Sử dụng nguyên hình tròn để tạo hình Chơi cá nhân Hoạt động ngoài trời 11 - Dạy trẻ sáng tạo từ hình tròn bằng cách gấp Tập thể Hoạt động chiều 12 - Thu thập các đồ dùng vật dụng có dạng các hình cơ bản Cá nhân Mọi lúc, mọi nơi - Dạy trẻ sáng tạo từ hình tròn bằng cách gấp có sản phẩm Nhóm trẻ Hoạt động ngoài trời 1 - Tạo hình từ các vật dụng có dạng hình tròn Nhóm trẻ Hoạt động góc 2 - Làm tranh cổ động Tết nguyên đán theo chủ đề: Gia đình nhà gà Tập thể Hoạt động chiều 3 - Tạo hình từ hình vuông bằng cách gấp trang trí thiếp 8/3 Nhóm
File đính kèm:
- skkn_su_dung_hinh_co_ban_trong_to_chuc_hoat_dong_sang_tao_ng.docx