SKKN Một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn

2. Tổ chức thực hiện:

Để có thể thiết kế và sưu tầm được những trò chơi và thí nghiệm có chất lượng, hiệu quả với trẻ, tôi đã dựa trên 1số quy tắc sau:

- Đảm bảo tính mục đích: Trò chơi học tập và thí nghiệm về môi trường xung quanh cần được thiết kế hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu trẻ Mẫu giáo lớn hoạt động khám phá nói riêng. Vì vậy, các yếu tố của trò chơi học tập và các thí nghiệm hoạt động khám phá cần hướng và làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh.

- Đảm bảo tính phù hợp: Cần thiết kế trò chơi học tập và thí nghiệm hoạt động khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mẫu giáo lớn nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá nói riêng.

- Đảm bảo được tính hấp dẫn để phát huy được tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia vào trò chơi, thí nghiệm của trẻ.

- Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử dụng, vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm.

- Đảm bảo tính đa dạng:

+ Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ kiến thức, kĩ năng môi trường xung quanh mà còn giáo dục trẻ cả thái độ nhân văn đối với môi trường đồng thời có thể lồng ghép nội dung các lĩnh vực khác vào trò chơi, thí nghiệm một cách nhẹ nhàng như đong, đo, đếm, nhận biết chữ số, hát, vận động.

+ Đa dạng về hình thức tổ chức: cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 Tôi cũng đặt ra một số yêu cầu sau đối với việc thiết kế và sưu tầm các trò chơi học tập, thí nghiệm đơn giản cho hoạt động khám phá cho trẻ Mẫu giáo lớn:

- Với trò chơi học tập:

+ Cần đảm bảo các thành tố cấu trúc cơ bản của trò chơi học tập.

+ Cần đảm bảo cho trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự nguyện.

+ Các yếu tố của trò chơi hấp dẫn: Đặt tên hấp dẫn, luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện đối với trẻ, phương tiện để chơi sinh động, hấp dẫn, có thể thu hút trẻ cùng tham gia chuẩn bị.

+ Cần theo hướng mở đáp ứng các mức độ nhận thức khác nhau của trẻ.

- Với các thí nghiệm:

+ Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ nhận biết.

+ Dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, là những hiện tượng thường diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ.

+ Phải đảm bảo tính nhân văn, không gây thiệt hại cho vật làm thí nghiệm, không làm tổn thương đến tâm hồn của trẻ.

+ Thí nghiệm cần được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không thiết kế các thí nghiệm có thời gian kéo dài quá lâu vì dễ làm trẻ quên mất những gì xảy ra ban đầu.

 

doc 24 trang daohong 08/10/2022 10542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn

SKKN Một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn
n vật,trẻ nói từ mô tả đặc điểm ngược lại của con vật.
Ví dụ: Con voi - nhỏ bé
 Tai thỏ - ngắn
 Đuôi thỏ - dài
 Rùa – nhanh
 Sóc – chậm
Khi trẻ chơi thành thạo, cô không cần giơ tranh nữa mà chỉ việc nói tên con vật, trẻ nói đặc điểm. (Có thể cho trẻ đọc bài đồng dao nói ngược trước khi tham gia trò chơi này để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào trò chơi.)
1.7. Trò chơi 7 : Tạo nhóm
* Mục đích : 
- Củng cố kĩ năng phân nhóm, phân loại đồ vật.
- Phát triển chức năng kí hiệu tượng trưng.
* Chuẩn bị :
- Tranh lôtô (ảnh) các loại hoa, lá, quả có màu sắc khác nhau.
- 3 rổ có màu xanh, đỏ, vàng (nếu rổ giống nhau có thể dán kí hiệu xanh, đỏ, vàng ở phía ngoài)
* Cách chơi : Chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
- Cách 1 : Cô cho trẻ quan sát những thứ đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó. Sau đó, yêu cầu trẻ hãy xếp lá vào rổ màu xanh, hoa vào rổ màu đỏ và quả vào rổ màu vàng.. Trẻ nào (nhóm nào) xếp đúng và xong trước là trẻ đó (nhóm đó) thắng.
- Cách 2 : Nâng cao mức độ khó. Cho trẻ thảo luận để phân nhóm các thứ đã chuẩn bị theo dấu hiệu (màu sắc, hình dạng, chức năng của chúng...) và tự xếp. Cô đến hỏi ý tưởng và giúp trẻ tự kiểm tra, đánh giá kết quả.
1.8. Trò chơi 8 : Ai nhanh hơn 
* Mục đích : Rèn luyện óc quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Phát triển khả năng khái quát hóa đơn giả và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Chuẩn bị : Các bức tranh có hình vẽ hoạc ảnh chụp các đối tượng là rau, hoa, quả.
* Cách chơi : Chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
 - Cách 1 : Cô xếp đối tượng (4 - 5 đối tượng), trong đó có 1đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại. Trẻ phải tìm nhanh các đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng cò lại và giải thích tại sao lại chọn như vậy.
- Cách 2 : Tranh vẽ các loại hoa (quả...) trong đó có một đối tượng không cùng loại. Trẻ chỉ và gọi tên (hoặc dùng bút chì không cùng loại) và giải thích.
1.9. Trò chơi 9: Xếp theo thứ tự
* Mục đích : Củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm.
- Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo; phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ tình cảm xã hội.
* Chuẩn bị : Mỗi đội đều có một bộ tranh nói về quá trình phát triển của các loại cây và chăm sóc cây (ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà,...).
- Bộ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Bảng gài gắn xung quanh lớp.
* Cách chơi :
- Cách 1 : Cô để các bức tranh (gieo hạt, chăm sóc cây, cây ra hoa, cây có quả chín) vào trong một cái rổ. Sau đó, yêu cầu trẻ xếp các bức tranh theo trình tự phát triển của cây.
- Cách 2 : Cô gắn các bức tranh lên bảng không theo thứ tự (theo chiều dọc). Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn và bên cạnh theo trình tự phát triển của cây.
Khi tất cả các đội thực hiện xong, cô lần lượt cho các đội nói về sự phát triển của cây mình vừa thực hiện.
Hai cách này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân, có thể chơi dưới hình thức thi đua  “Thi xem đội nào nhanh” ...
- Cách 3 : Nâng cao mứ độ khó của 2 trò chơi trên. Sau khi cho trẻ chơi xếp theo thứ tự, cô tiếp tục cho trẻ chơi TC “Thi xem ai đoán giỏi”. Cô nói với trẻ : “Sau 4 bức tranh này, cô còn có các bức tranh khác nữa. Bây giờ các con hãy suy nghĩ và đoán thử xem đó là bức tranh gì? Các con tự đoán nhưng không được cho bạn biết”. Cô sẽ phát cho mỗi bạn một tờ giấy để con vẽ bức tranh dự đoán của con vào mặt sau tờ giấy. Cô đến và viết ý tưởng của trẻ và mặt sau của tờ giấy. Khi trẻ vẽ xong, cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng cho nhau. Cô đưa bức tranh của cô ra : tranh vẽ bé mang quả đến biếu bà, tranh sản phẩm chế biến từ quả. Trẻ nào có ý tưởng hay, cô thưởng 1 quả hoặc 1 kẹo. Sau đó, cô và trẻ tiếp tục chơi  “Thi kể chuyện giỏi”. Cô và trẻ cùng xây dựng các câu chuyện dựa vào các bức tranh đã xếp theo thứ tự. Hình thức chơi “Kể chuyện nối tiếp”, trẻ này kể nối tiếp với trẻ kia, cô ghi lại câu chuyện của trẻ.
1.10. Trò chơi 10 : Tháp dinh dưỡng kì diệu
* Mục đích : Trẻ nhận biết các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. 
- Trau giồi kĩ năng phân loại các nhóm thực phẩm.
* Chuẩn bị : Giấy khổ lớn, giấy A4 một mặt, hộp cát tông, hình minh họa cho 5 nhóm thức ăn: Dầu, mỡ, đường ; Sữa và các chế phẩm từ sữa; Thịt gia súc, gia cầm, đậu và trứng; Rau quả; Gạo và bột mì....trên các tờ tạp chí, báo cũ.
Có thể kêu gọi phụ huynh cùng tham gia tìm kiếm, sưu tầm các hình minh họa đó cùng trẻ và mang tới lớp.
*Cách chơi : 
Cách 1 : 
 Trao đổi với trẻ về những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và giá trị dinh dưỡng của chúng.
 Nói cho trẻ biết cần ăn đủ 5 thành phần loại nhóm thực phẩm mới đảm bảo dinh dưỡng để lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Cho trẻ quan sát tháp dinh dưỡng mà cô giáo đã làm sẵn từ giấy khổ lớn hoặc bìa cứng.
Yêu cầu trẻ tìm các bức tranh, hình in nằm trong 5 nhóm thức ăn cắt và dán đúng vị trí trên tháp dinh dưỡng lớn chung của cả lớp bằng giấy khổ lớn hoặc bằng hộp các tông lớn.
Cách 2 : 
 Trao đổi với trẻ về những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và giá trị dinh dưỡng của chúng.
 Nói cho trẻ biết cần ăn đủ 5 thành phần loại nhóm thực phẩm mới đảm bảo dinh dưỡng để lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Cho trẻ quan sát tháp dinh dưỡng mà cô giáo đã làm sẵn từ giấy khổ lớn hoặc bìa cứng.
Yêu cầu trẻ tìm các bức tranh, hình in nằm trong 5 nhóm thức ăn cắt và dán đúng vị trí trên tháp dinh dưỡng của riêng mình trên giấy A4.
Hỏi trẻ về kết quả.
1.11. Trò chơi 11 : Bánh xe mưa
* Mục đích :
- Củng cố sự nhận biết của trẻ về vòng quay luân chuyển của mưa.
- Phát triển khả năng suy luận; bước đầu phát triển tư duy logic cho trẻ.
* Chuẩn bị : Các mảnh rời mô tả các giai đoạn để tạo ra mưa : trời nắng, nước bốc hơi, tích tụ thành đám mây mỏng màu xám trắng , đám mây đen, nước nhỏ xuống từ những đám mây đen. Trò chơi được thực hiện sau khi cho trẻ thực hiện các thí nghiệm về mưa và quan sát trời mưa.
* Cách chơi : Trên cơ sở làm thí nghiệm tạo mưa, cô cho trẻ miêu tả lại các giai đoạn hình thành mưa và cùng cô thể hiện trên các bức tranh hình làm bằng bìa cứng. Sau đó cho trẻ ghép lại làm thành bánh xe mưa.
Hoặc cô xếp các bức tranh không theo trật tự các giai đoạn tạo thành mưa và yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng.
1.12. Trò chơi 12: Hãy kể nhanh
* Mục đích :
- Củng cố hiểu biết của trẻ về thái độ và những việc con người cần làm đối với cây cối.
- Rèn phản xạ nhanh.
- Cung cấp hiểu biết của trẻ về vấn đề trên ở mọi lúc, mọi nơi, trong một tình huống.
* Chuẩn bị: Một quả bóng.
*Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn.Cô nói hiện tượng và ném bóng đến trẻ nào trẻ đó nói hành động,công việc và thái độ cần thể hiện đối với cây cối. Ví dụ, cô nói: Cây héo – trẻ nói: Tưới nước cho cây; cô nói: Cây có sâu bọ phá hoại – trẻ nói: Bắt sâu,... Tương tự như vậy, trò chơi có thể sử dụng để củng cố hiểu biết của trẻ về lợi ích, sản phẩm được làm ra từ cây cối, hoa.quả.
	3.2. Biện pháp 2 : Thiết kế và sưu tầm các thí nghiệm :
3.2.1. Thí nghiệm 1: Trồng cây bằng gì.
* Mục đích: Giúp trẻ hiểu được ngoài cách trồng cây bằng hạt, ngưởi ta có thể trồng cây bằng cành, bằng lá hoặc bằng củ.
* Chuẩn bị : 4 chậu hoặc một khoảng đất đủ độ ẩm tơi xốp để trồng cây, một số dây khoai lang, cành cây trạng nguyên, một số lá bỏng, một số cành, lá cây khác mà không thể trồng bằng cành, bằng lá được.
* Cách tiến hành: Cô tổ chức cho trẻ chơi “Gieo hạt nảy mầm”. Sau đó, cô nêu câu hỏi : “Ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cách nào?”, trẻ trả lời. Tiếp treo cô sẽ nói với trẻ về thí nghiệm “Chúng ta sẽ đem trồng 1số cành cây khoai lang, cây trạng nguyên, lá bỏng... và thử xem điều gì sẽ xảy ra nhé?”. Cô cho trẻ dự đoán chậu nào có các mầm cây mọc lên. Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước đủ độ ẩm để cây phát triển, cho trẻ thay đổi diễn ra trong các chậu cây trồng.
 Khi thí nghiệm kết thúc, cô trò chuyện với trẻ về điều xảy ra và rút ra kết luận : ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cành hoặc bằng lá, song không phải cây nào cũng trồng được bằng cành hoặc bằng lá và chỉ cho trẻ thấy rễ và mầm sinh ra từ mắt của cành hoặc các mép lá.
Lưu ý : Với những loại cây trồng bằng lá, thì chỉ cần phủ một lớp đất mỏng lên lá.
3.2.2. Thí nghiệm 2: Cây hút nước như thế nào?
* Mục đích : Giúp trẻ nhận biết được sự hút nước của cây.
* Chuẩn bị : Một lọ đựng nước trong 
Một lọ đựng nước có pha màu đỏ.
Hai cành cây hoặc hoa (cúc trắng, huệ, cây cần tây)
* Cách tiến hành : Cô tổ chức chơi trò chơi nhẹ nhàng, gây hứng thú cho trẻ. Sau đó, cô mang ra 2 lọ nước (1lọ đựng nước trong, 1lọ đựng nước đỏ) và 2 cành hoa cúc, huệ hoặc cần tây. Cô nêu câu hỏi để trẻ suy nghĩ và dự đoán kết quả xảy ra khi cô cắm 2 cành cây vào 2 lọ nước này.
- Cắm 2 cành cây (hoa) vào 2 lọ nước.
- Sau 3 - 4 ngày cho trẻ quan sát, so sánh và nhận xét kết quả.
- Kết luận: Cành cây (hoa) cắm trong lọ nước màu, hoa và gân lá chuyển sang màu hồng. Vì cây hút nước và nước màu đã được thân cây, cành cây vận chuyển lên nhuộm màu cho lá và hoa.
3.2.3. Thí nghiệm 3: Nước chảy theo chiều nào
* Mục đích : Giúp trẻ hiểu được chiều chuyển động của nước.
* Chuẩn bị : 1 bình nước, 1 cái máng (bằng tre, nứa, nhựa...), 1 cái chậu
* Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ thảo luận, suy nghĩ và bàn tán xem nước có chuyển động không? Nước chảy theo chiều nào? .
 Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: để 1 đầu ống máng cao, một đầu thấp và rót nước vào giữa máng: cho trẻ quan sát và nhận xét: nước chảy theo chiều nào?
3.2.4. Thí nghiệm 4: Nước đá biến đi đâu?
* Mục đích : Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của nước khi nhiệt độ ấm lên (quá trình đá tan thành nước).
* Chuẩn bị : 1cục nước đá (bằng quả trứng vịt); hai cốc nước ấm (đổ vơi khoảng nửa cốc từ 40ºC - 50ºC)
* Cách tiến hành : 
Cho trẻ quan sát cục đá để trong khay đá.
- Cho trẻ sờ tay và thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào.
- Bỏ cục đá vào một trong hai cốc nước. Cho trẻ quan sát hiện tượng : cục nước đá nhỏ dần rồi biến mất. Sau đó cho trẻ sờ tay vào hai thành cốc, so sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn. Nước ở cốc nào nhiều hơn? Vì sao? 
Cuối cùng đi đến kết luận:
+ Nước đá biến đi đâu? (Nước đá tan thành nước)
+ Tại sao có một cốc đầy hơn? Một cốc vơi hơn? (Cốc đầy là do nước đá tan ra).
+ Tại sao sờ tay vào hai cốc thì có một cốc lạnh hơn, cốc ấm hơn? (Cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt độ trong cốc).
3.2.5. Thí nghiệm 5 : Tạo cầu vồng
* Mục đích : Giúp trẻ hiểu được hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa.
* Chuẩn bị : Bình phun nước có chứa đầy nước hoặc một cốc thủy tinh đựng nước và một tờ giấy trắng.
* Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi để trẻ chia sẻ kinh nghiệm : Sau cơn mưa lại có nắng, chúng ta thường thấy hiện tượng gì? Cô cùng trẻ làm thí nghiệm:
Cách 1: Đứng quay lưng về phía mặt trời, phun nước từ vòi phun hoặc bình phun ở độ nghiêng 45º, dùng tay quạt nhẹ để những tia nước vỡ ra, ta sẽ quan sát thấy hiện tượng cầu vồng. (Lưu ý: xem cầu vồng phải đứng ngược hướng ánh sáng)
Cách 2: Vào ngày nắng, có thể làm lấy cầu vồng bằng 1cốc thủy tinh đựng nước. Đặt cốc nước lên tờ giấy trắng sao cho cốc bị chiếu nắng còn giấy ở trong bóng râm. Ánh nắng xuyên qua cốc và phân làm bảy màu tạo nên cầu vồng.
Cho trẻ quan sát, nhận xét, cô giải thích cho trẻ hiểu : cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa mùa hè. Do sau cơn mưa, trong không khí chứa nhiều hạt nước nhỏ li ti, ánh sáng chiếu vào những hạt nước nhỏ li ti đó và tạo nên hiện tượng cầu vồng.
3.2.6. Thí nghiệm 6: Vì sao ngọn nến tắt.
* Mục đích : Trẻ nhận biết không khí làm cho nến cháy, không có không khí thì nến sẽ tắt.
* Chuẩn bị : 2 cái cốc, hai cây nến, 1 tờ giấy bạc đã đục lỗ và một tờ giấy bạc còn nguyên.
* Cách tiến hành: 
 Đặt 2 cây nến vào trong 2 cốc. Đốt nến cho trẻ thấy hai cây nến cùng cháy.
Cho trẻ quan sát hai tờ giấy bạc đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi dùng 2 tờ giấy bạc đó bịt lên 2 cốc nến đang cháy.
Cô dùng 2 tờ giấy bạc bịt miệng 2 cốc nến.
Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra (một ngọn nến tắt, một ngọn nến tiếp tục cháy).
Cho trẻ thảo luận: Vì sao một ngọn nến tắt ?
Cô có thể giải thích cho trẻ : Cốc có nến đang cháy là cốc được bịt tờ giấy bạc đục lỗ, không khí vẫn lọt được và bên trong cốc. Cốc có nến bị tắt bị bịt bằng miếng giấy bạc kín, không khí không lọt được vào bên trong nên cây nến bị tắt.
3.2.7. Thí nghiệm 7 : Sự biến đổi của màu sắc
* Mục đích : Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới.
Trau giồi óc quan sát và khả năng suy luận
* Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản, khay màu, bút lông, khăn lau bút. Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa...
* Cách tiến hành : 
Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được.
Mỗi trẻ một khay màu và bút lông
Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo thành.
Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả.
Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước.
3.2.8. Thí nghiệm 8 : Sự chuyển động và âm thanh
* Mục đích : Trau giồi kĩ năng quan sát, sự nhạy cảm của các giác quan và khả năng dự đoán.
Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
* Chuẩn bị : Thước kẻ, dây, bóng bay đã thổi, chuông nhỏ, đài catxet nối và loa, vỏ ốc biển.
* Cách tiến hành : Cô trao đổi với trẻ cách mà trẻ tạo ra âm thanh bằng cơ thể mình: nói, giậm chân, vỗ tay...
Cho trẻ áp tai xuống sàn nhà, một trẻ khác dậm chân mạnh để thấy sàn nhà rung chuyển mạnh nhẹ tùy thuộc cách mà trẻ giậm chân.
Bật đài và cho trẻ sờ vào loa, trẻ sẽ thấy loa rung và phát ra âm thanh ; khi loa hết rung (đài tắt) thì âm thanh cũng sẽ hết. Cô rắc những hạt muối lên bàn và cho trẻ áp tai xuống bàn, trẻ khác vỗ tay lên bàn lúc to, lúc nhỏ rồi trẻ nhận xét (Những hạt muối sẽ nảy lên theo nhịp vỗ và âm thanh càng lớn, mặt bàn càng rung mạnh).
Cho trẻ khám phá âm thanh của chuông, thước, tháo hơi trong quả bóng, nghe ốc biển. Cho trẻ suy đoán và lí giải theo cách hiểu của trẻ,
Cô giải thích cho trẻ hiểu : Âm thanh được tạo ra là nhờ có sự chuyển động (rung động). Chuyển động (rung động) càng to thì âm thanh càng lớn.
	3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng các trò chơi, thí nghiệm trong thực tế 
Trong năm học 2013- 2014, việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn 5 tuổi được triển khai đại trà ở các trường mầm non. Những trò chơi và thí nghiệm ở trên tôi đã dùng trong nhiều hoạt động và nó cũng là một nội dung để tôi tiến hành đánh giá theo các chỉ số. Các trò chơi đã thiết kế và sưu tầm có thể sử dụng trong giờ hoạt động chung (ở giờ cho trẻ hoạt động khám phá, Làm quen Văn học, Làm quen với Toán, Thể dục), hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tùy theo điều kiện tổ chức và nội dung cần dạy trẻ. Các trò chơi này cũng được sử dụng để thiết kế các trò chơi mới phù hợp với các chủ đề khác nhau bằng cách thay đổi nội dung yếu tố trò chơi .
 Ở hoạt động chung, với các chủ đề khác nhau của giờ học hoạt động khám phá, tôi đã sử dụng hầu hết các trò chơi này để gây hứng thú (Trò chơi 5 và trò chơi 6) khi trẻ chuẩn bị tìm hiểu về động vật ở chủ điểm “Thế giới tự nhiên” và cũng là một công cụ để đánh giá CS92 (gọi tên các con vật theo đặc điểm chung), khi trẻ đã biết để tham gia trò chơi “Nói ngược”. Cũng ở đây, ngôn ngữ và tư duy của trẻ phát triển, vốn từ trái nghĩa trở nên phong phú hơn bao giờ hết; còn trò chơi 5 sẽ giúp rèn luyện cho trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm. Trò chơi này ta cũng có thể tiến hành chơi ở chủ điểm “Giao thông” với bài học kí hiệu của của một số biển báo (đánh giá CS82); phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không với các đối tượng là biển báo, phương tiện giao thông thay vì các con vật như trong trò chơi 5 đã nêu. Với 2 trò chơi này, ta cũng có thể mở rộng hơn đối tượng chơi, số lần chơi để chơi trong giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều rất hấp dẫn. Trẻ rất hào hứng tìm hiểu và cố gắng đưa ra những kí hiệu gần gũi về những đặc điểm trái ngược của những con vật, quảđể đội bạn đoán hoặc tìm con vật, quả đó dựa trên từ trái nghĩa đó. Và hình ảnh một lớp học luôn sôi nổi mà vẫn có kỉ luật luôn diễn ra ở lớp tôi. Còn khá nhiều trò chơi khác tôi thường sử dụng để làm trò chơi ở phần luyện tập củng cố kiến thức cho trẻ sau khi học xong bài mới. Trò chơi1, trò chơi 3 trong quá trình phát triển của cây. Và cũng thông qua trò chơi này, giáo dục trẻ yêu thích cây cối, con vật quen thuộc (đánh giá CS 39). Chỉ số 39 cũng còn được đánh giá thông qua trò chơi 12: Hãy kể nhanh. Hai trò chơi này cũng đã được tổ chức chơi góc (góc tạo hình, góc thiên nhiên) và đã được trẻ chơi say sưa không biết chán. Ở trò chơi 2, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên trong hoạt động ngoài trời. Ngoài việc trẻ biết ý nghĩa của các loài lá và quá trình rụng lá còn kết hợp cho trẻ lao động nhặt lá rụng. Qua đó giúp cho trẻ luôn biết quan tâm, chia sẻ công việc vất vả của bác lao công ở trường.
Trò chơi 4 “Không cùng loại” và trò chơi 8 “Ai nhanh hơn”, tôi đã sử dụng để cho trẻ chơi ở khá nhiều chủ đề với hình thức và cách chơi tương tự, chỉ thay đổi đối tượng trong trò chơi. Ở chủ đề “Trường mầm non”, với bài: “Lớp học của bé”, có thể dán đối tượng không cùng nhóm trong đồ dùng đồ chơi của bé Mẫu giáo lớn (cái bô, cái yếm dãi, dép có còikhông là đồ dùng cho bé lớp lớn). Ở chủ đề “Gia đình”, bài “Đồ dùng gia đình và những dấu hiệu không an toàn”, thì sẽ để cái kéo nhọn, cái dây điện hởtrong số các đồ dùng an toàn để trẻ loại trừ. Ở chủ đề “Nghệ thuật”, bàihoạt động khám phá “Các loại nhạc cụ mà bé biết”, ở chủ đề “Thể thao”, bài “Tìm hiểu về môn bơi lội”, chủ đề “ Thiên nhiên” với các bài hoạt động khám phá của từng chủ đề nhánh đều có rất nhiều thứ không cùng loại để trẻ loại trừ. Ngoài ra, trò chơi 4 “Không cùng loại”, tôi cũng đã sử dụng trong giờ học toán “Loại một đối tượng không cùng loại với đối tượng còn lại” ở chủ đề “Nghệ thuật”. Trò chơi 7 “Tạo nhóm”, tôi còn sử dụng trong giờ Giáo dục thể chất, ở bài “Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua năm điểm, chạy nhanh 15- 17m” khi trẻ lấy đúng và đặt đúng vị trí của vật theo yêu cầu. Ở đây, yếu tố thi đua và thời gian nhanh hơn sẽ góp phần làm thể chất của trẻ phát triển. Trò chơi này cũng rất phù hợp để chơi tiếp sức khi chơi TC vận động ở hoạt động ngoài trời. Trò chơi 9 “ Xếp theo thứ tự”, với cách chơi 1 và 2, tôi đã sử dụng trong giờ học Làm quen với Toán trong phần cho trẻ làm quen với số thứ tự; trẻ phản ứng nhanh nhạy, đặt số thứ tự từng giai đoạn phát triển. Với cách chơi 3, tôi còn dùng để trẻ kể chuyện sáng tạo trong giờ làm quen văn học của chủ đề “ Môi trường tự nhiên”. Trẻ sắp xếp theo thứ tự tranh và kể lại được quá trình phát triển của cây; trẻ tưởng tượng tiếp theo và kể những nội dung khác nhau theo trí tưởng tượng của mình. Các ý tưởng liên tục được phát triển, mỗi ý tưởng là một câu chuyện, cô ghi lai và sau đó làm thành sách để trẻ có thể cùng đọc, cùng chơi trong các hoạt động khác. Những câu chuyện này của trẻ có thể dùng để giáo dục tình cảm với bà, với mẹ trong chủ điểm “Gia đình” và đánh giá CS85. Trò chơi 10” Tháp dinh dưỡng diệu kì” thì tôi sẽ dùng để chơi trò chơi luyện tập cho bài Làm quen MTXQ “ Bé cần gì để lớn lên” ở chủ đề “Gia đình” và cũng là để đánh giá cho CS19 (kể tên 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày). Trò chơi này cũng có thể dùng để trẻ cùng chơi trong hoạt động chiều khi đàm thoại vơi trẻ về những thực phẩm có lợi, có hại cho sức khỏe (đánh giá CS20). Ở trò chơi 11, đây là một trò chơi được chơi trong hoạt động ngoài trời sau khi làm thí nghiệm tạo mưa( sẽ trình bày ở phần sau). Điều mà tôi thấy ở lớp mình sau khi áp dụng những trò chơi này là việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá không có gì là vất vả đối với cô cháu chúng tôi và một không khí vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình tham gia hoạt động luôn tràn ngập trong lớp.
Nếu trò chơi mang lại nhiều niềm vui thì các thí nghiệm lại mang tới nhiều ngạc nhiên, thú vị. Như phần đặt vấn đề đã nêu, các thí nghiệm đối với trẻ Mẫu giáo còn khá xa lạ và đơn điệu. Nhưng tôi quan niệm: những gì trẻ nghe, trẻ thấy, trẻ làm sẽ là những kiến thức, kĩ năng bền vững. Từ những thí nghiệm trẻ được thực hành trên lớp, trẻ sẽ có kĩ năng quan sát để tự tạo ch

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_tro_choi_thi_nghiem_trong_hoat_dong_kham_pha_cua.doc