SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non

Biện pháp 1: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.

a. Thực trạng môi trường hiện nay.

* Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Môi trường tự nhiên: là các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường tự nhiên gồm:

+ Các yếu tố vô cơ: Nham thạch, đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời

+ Các yếu tố hữu cơ: động thực vật, nấm, vi khuẩn và cả con người.

+ Các yếu tố vật lý: nhiệt, âm thanh, các nguồn năng lượng như than, dầu khí, gỗ củi

Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, các công trình văn hóa, công viên

* Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn về môi trường.

- Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như: hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bão hoặc các hoạt động do con người gây ra trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường.

* Bảo vệ môi trường: là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc chăm sóc bảo vệ môi trường.

* Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hóa ở nhiều nơi; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt.

Thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam là:

- Rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.

- Suy thoái tài nguyên đất.

- Suy thoái tài nguyên nước.

- Suy thoái đa dạng sinh học.

- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và đô thị hóa.

- Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.

- Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải.

b, Tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.

* Môi trường biển :

 Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt , bãi biển vắng khách du lịch, thiếu nước ngọt trên các đảo

Ô nhiễm rác thải

Sinh vật biển bị suy thoái

Cá chết hàng loạt

* Nguyên nhân do tự nhiên:

- Hiện tượng biển tiến, biển lùi

- Bão biển, nước dâng

Bão, hình ảnh nhìn từ vệ tinh

- Tràn dầu tự nhiên

 

doc 30 trang daohong 10/10/2022 9520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
h sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,.
- Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng.
* Giáo viên:
- Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Bản thân tôi nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chương trình.
* Phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
2.2. Khó khăn:
- Hầu hết trẻ trong lớp đều được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu còn hay nghỉ học như: Ngọc Khánh, Tuấn Anh, Thùy Linh, Huy Nhậtnên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.
- Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao.
- Trẻ sống ở đồng bằng sông Hồng nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
- Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu.
3. Các biện pháp thực hiện : 
- Nói đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên môi trường biển và hải đảo nó có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là tích hợp, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nội dung lồng ghép đơn giản, gần gũi với trẻ giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học.
- Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta
28
66.7
14
33,3
2
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
32
76
10
24
3
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp.
25
59,5
17
40,5
4
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy định
28
66.7
14
33,3
5
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
30
71,4
12
28,6
6
Không la hét to
25
59,5
17
40,5
7
Phân biệt được những hành động đúng - sai đối với môi trường biển và hải đảo
20
47,6
22
52,4
8
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
28
66.7
14
33,3
9
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện.
25
59,5
17
40,5
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4- 5 tuổi hiệu quả nhất. 
3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.
a. Thực trạng môi trường hiện nay.
* Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Môi trường tự nhiên: là các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường tự nhiên gồm: 
+ Các yếu tố vô cơ: Nham thạch, đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời
+ Các yếu tố hữu cơ: động thực vật, nấm, vi khuẩn và cả con người.
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt, âm thanh, các nguồn năng lượng như than, dầu khí, gỗ củi
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, các công trình văn hóa, công viên
* Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn về môi trường.
- Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như: hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bãohoặc các hoạt động do con người gây ra trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường.
* Bảo vệ môi trường: là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc chăm sóc bảo vệ môi trường.
* Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hóa ở nhiều nơi; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt.
Thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam là:
- Rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.
- Suy thoái tài nguyên đất.
- Suy thoái tài nguyên nước.
- Suy thoái đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và đô thị hóa. 
- Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.
- Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải.
b, Tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.
* Môi trường biển : 
 Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt , bãi biển vắng khách du lịch, thiếu nước ngọt trên các đảo 
Ô nhiễm rác thải
Sinh vật biển bị suy thoái
Cá chết hàng loạt
* Nguyên nhân do tự nhiên: 
- Hiện tượng biển tiến, biển lùi 
- Bão biển, nước dâng 
Bão, hình ảnh nhìn từ vệ tinh
Tràn dầu tự nhiên
Bãi biển Vũng Tàu đầy dầu loang
- Sóng thần : 
Sóng thần năm 2004 ở Thái Lan
 * Nguyên nhân do con người :
 - Các chất thải từ trên bờ đổ thẳng ra biển 
Rác do con người thải trên bãi biển
- Các chất thải từ tàu thuyền , công trình xây dựng 
Các chất thải từ các công trình xây dựng
 - Sự ô nhiễm không khí 
Chất thải từ các nhà máy công nghiệp
* Bảo vệ môi trường biển: 
- Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển, các khu đô thị, các điểm quần cư ở vùng hạ lưu của sông, ven biển.
- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lí rác và nước thải các cơ sở nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, các hoạt động du lịch, các phương tiện vận tải, công trình xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển.
- Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch môi trường. Không để ô nhiễm tới nước biển, bờ biển và trên biển. 
* Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển: 
- Các hoạt động của con người ở khu vực bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thực thi nghiêm chỉnh các điều luật có liên quan 
- Nâng cao nhận thức, có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển 
- Có hệ thống đê kè để chống sạt lở
- Trồng cây chắn gió 
- Xử lí chất thải rắn, nước thải
- Khắc phục các sự cố môi trường 
* Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển: 
- Hạn chế và tập trung khai thác quá mức công trình xây dựng và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa 
- Trục vớt tàu đắm ở đáy biển 
* Bảo vệ đa dạng sinh học biển:
- Giảm sản lượng khai thác thuỷ sản ở ven bờ và gần bờ
- Bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật biển
- Cấm khai thác mang tính chất huỷ diệt các loài sinh vật biển (cá, san hô)
Khống chế dầu loang trên biển
Trồng rừng ngập mặn ở Thanh Hóa
Thu gom rác trên bãi biển Nha Trang
. Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng tháng, hoạt động cụ thể.
Thực hiện theo tháng
Kế hoạch tháng
Nội dung tích hợp
Hoạt động
Tháng 9
Trường mầm non của bé
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
- Khám phá khoa học: Tìm hiểu trường mầm non
- Xây dựng nội quy của lớp học: 
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Không la hét to.
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn lắp.
+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước.
+ Chăm sóc cây xanh, không hái lá bẻ cành.
+ Không vẽ bậy lên tường.
+ Lao động tự phục vụ: trực nhật, rửa tay, rửa mặt
- Cho trẻ xem hình ảnh trường mầm non trên các đảo còn khó khăn.
- Phân biệt môi trường sạch- môi trường bẩn, ô nhiễm
- Trò chuyện, xem hình ảnh môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm.
- Trò chơi: Phân loại môi trường sạch - bẩn, ô nhiễm.
- Tiết kiệm điện- nước.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt: Rửa tay, rửa mặt xong nhớ khóa vòi nước
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo.
- Trò chơi: Lựa chọn hình ảnh đúng, sai.
Tháng 10
Bé và gia đình thân yêu
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về cách sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình. 
- Nghe kể chuyện: Chiếc túi ni lông
- Xem hình ảnh các gia đình trên huyện đảo Lý Sơn thiếu nước ngọt.
- Tìm hiểu về vòng ngọc trai.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Trò chuyện về rác, cách phân loại rác.
- Sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi.
- Một số món ăn trong gia đình, cách ăn uống giữ vệ sinh
- Trò chuyện 1 số món ăn từ hải sản, cách chế biến.
- Cách ăn uống hợp vệ sinh, khử mùi tanh trên tay sau khi ăn hải sản
Tháng 11
Nghề nghiệp
- Biết một số nghề bảo vệ môi trường
- Trò chuyện về nghề trồng rừng, lao công Liên hệ một số nghề gần gũi có thể làm gì để bảo vệ môi trường. 
VD: Nghề cấp dưỡng trong trường, giáo viên, học sinh
- Biết tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý nghĩa 1 số nghề: nuôi hải sản, đánh bắt hải sản, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh, nghề làm muối
- Khám phá khoa học: Nghề làm muối, đánh bắt hải sản, nuôi cá, nuôi tôm, chế biến hải sản đông lạnh
- Trò chơi: Xếp tranh quy trình làm muối.
- Trò chuyện về cách chế biến tôm cá
- Trò chuyện về các món ăn làm từ hải sản đông lạnh
- Xem hình ảnh đánh bắt cá trên biển, các ao nuôi trồng thủy sản
- Xem hình ảnh người dân ở Hạ Long nuôi cá lồng
- Chú bộ đội hải quân (Trang phục, công việc, nơi sống và làm việc)
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài rong, tảo biển quá mức
+ Do rác thải từ hoạt động của các nghề đánh bắt cá, nuôi tôm, cá, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh không được xử lý đổ thẳng ra biển.
- Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng, sai, tốt xấu đối với môi trường.
- Đọc thơ, hát các bài hát, trò chuyện về chú bộ đội hải quân.
- Xem các hình ảnh về chú bộ đội hải quân.
- Vẽ tranh về chú bộ đội hải quân.
- Cho trẻ xem hình ảnh về cách đánh bắt cá bằng mìn, các dãy san hô bị chết do nước thải, các nguồn nước thải cảu các nhà máy đổ thẳng ra biển
- Trò chuyện về cách xử lý rác, nước thải của 1 số nghề, liên hệ thực tế nơi trẻ sống.
- Trò chơi chọn hình ảnh đúng - sai về hành động bảo vệ môi trường biển.
Tháng 12
Thế giới thực vật
- Một số thực vật sống ở biển, ven biển, trên đảo: rong, tảo, dừa, đước, 
- Ích lợi: 
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: rong, tảo
+ Rừng ngập mặn là nơi chắn song, nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật biển
+ Rừng phi lao chắn cát, chăn gió ở ven biển
+ Cung cấp thức ăn: dừa, rong biển
- Ý thức giữ gìn môi trường biển, đảo
- Xem hình ảnh, trò chuyện về các loài cây: rong, tảo, dừa, đước, phi lao
- Đọc bài thơ Cây dừa.
- Các rừng cây chắn cát, ngập mặn bị tàn phá thì điều gì xảy ra? 
- Trò chơi chọn hình ảnh đúng - sai với môi trường biển
- Xem hình ảnh trồng cây gây rừng để chắn gió, chắn sóng, chắn cát.
- Xem hình ảnh trồng rau xanh của các chú bộ đội trên đảo Trường Sa.
- Trò chơi Ai chọn nhanh nhất những thực vật có từ biển.
Tháng 1
Tết và mùa xuân
- Các chú bộ đội đón xuân trên đảo như thế nào?
- Trò chuyện về mùa xuân của các chú bộ đội sống trên đảo Trường Sa.
- Xem các hình ảnh, băng hình
- Trò chuyện về cách sử dụng tiết kiệm nước của các chú bộ đội trên đảo
- Thời tiết mùa xuân trên đảo Trường Sa, các loài thực vật nơi đây.
- Xem hình ảnh các lễ hội của ngư dân miền biển. 
Tháng 2
Thế gới động vật
- Một số động vật sống ở biển: các loài tôm, cua, cá, chim biển, san hô
- Ích lợi của động vật ở biển:
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng: cá thu, tôm, cua, sò, tổ yến
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: rong, tảo, cá ngựa
- Ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo
- Khám phá khoa học: Các loài cá nước mặn, Du lịch dưới lòng đại dương..
- Xem phim về động vật sống dưới biển.
- Vẽ các loài động vật biển.
- Nghe kể chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Trò chuyện về các món ăn hải sản. Món cháo ngao ở trường.
- Xem hình ảnh động vật biển bị chết do môi trường bị ô nhiễm, tràn dầu, đánh bắt cá bằng mìn.
- Trò chơi: chọn hình ảnh đúng - sai với môi trường biển.
Tháng 3
Giao thông
- Một số phương tiện giao thông trên biển: tàu, thuyền, ca nô
- Lợi ích về giao thông biển: Đường giao thông trên biển giúp mọi người đi lại giữa các vùng, các nước, vận chuyển hàng hóa
- Ý thức của trẻ khi tham gia giao thông trên biển. 
- Khám phá khoa học: Một số phương tiện giao thông đường thủy
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về giao thông trên biển đảo.
- Tạo hình thuyền buồm bằng các nguyên liệu tự nhiên, phế thải.
- Xem hình ảnh 1 số tai nạn khi tham gia giao thông trên biển: Tàu chở dầu bị đắm gây tràn dầu, trục vớt tàu thuyền bị đắm, khắc phục tràn dầu.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng - sai khi tham gia giao thông trên sông, biển.
Tháng 4
Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên
- Một số hiện tượng tự nhiên: cát, nước biển, sóng biển, nắng, gió, bão, hạn hán 
- Ý thức, hành vi giữ gìn bãi biển, nước biển sạch, trong lành.
- Khám phá khoa học: Nước biển, gió, cát, sóng biển, khi thiên nhiên nổi giận
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo.
- Trò chuyện về nước biển và sóng biển.
- Trò chơi : Tạo sóng biển bằng tay, tai ai tinh (phân biệt âm thanh tự nhiên: Mưa, gió, sóng biển..)
- Xem hình ảnh về ảnh hưởng của bão, gió mạnh, sóng thần gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người.
- Trò chuyện về các bãi biển đẹp của nước ta. 
- Trò chuyện về hành vi văn minh khi đi tắm biển.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng- sai đối với môi trường biển, hải đảo.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, đảo Việt Nam
Tháng 5
Quê hương, đất nước, Bác Hồ
- Nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam: Tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số vùng biển (khu du lịch biển) nổi tiếng ở Việt Nam
- Ích lợi của biển, hải đảo: 
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người: cá, tôm, cua, sò, ..
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người: rong, tảo, cá ngựa.
+ Khu du lịch nổi tiếng để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát.
+ Phát triển các nghề.
+ Giao thông biển.
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch.
+ Cung cấp các mỏ dầu.
- Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển hải đảo: Do rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, do rác thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lí đổ thẳng ra biển.
- Khám phá khoa học: Quần đảo Trường Sa, du lịch biển Việt Nam.
- Trò chuyện về môi trường biển bị ô nhiễm.
- Trò chơi chọn hành vi đúng - sai với môi trường biển, hải đảo.
- Xem phim, hình ảnh, mô hình về biển đảo Việt Nam.
- Tô màu, làm sách tranh du lịch biển Việt Nam.
- Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển đảo quê hương.
- Xem hình ảnh các dàn khoan trên biển.
3.3. Biện pháp 3: Biện pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ một ngày ở trường mầm non:
a. Đón trẻ- chơi tự chọn:
- Giáo viên đến sớm mở của thông thoáng, chú ý không để trẻ bị gió lùa.
- Giáo viên quan sát và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn gàng. Sáng vào lớp giáo viên cho trẻ tự để cặp, dép vào kệ gọn gàng.
- Sau khi ăn sáng, uống sữa xong bỏ rác đúng nơi quy định.
- Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ
- Căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để tích hợp. 
 Ví dụ : Ở chủ đề Giao thông, cô bổ xung tàu thủy, ca nô, đèn biển, thuyền buồm, bức tranh, truyện tranh,.... vào góc khám phá cho trẻ chơi và tự khám phá, tìm hiểu, thảo luận.
b. Trò chuyện sáng
- Cô và trẻ trao đổi lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
 Ví dụ: Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ôtô, xe máy, xe đạp máy chạy trên đường thường xả ra khí thải/ khói - không khí bị ô nhiễm, con người cần làm gì để không phải hít thở khói xe xả ra?(đi đường phải đeo khẩu trang, nên đi xe buýt...) hay về những hình ảnh khi đi đường trẻ nhìn thấy như: Rác thải, tiếng ồn của người, tiếng động cơ.....
c. Hoạt động học: 
- Tiết kiệm trong sử dụ các nguyên vật liệu (sử dụng giấy cả 2 mặt, sử dụng lại, sử dụng vừa đủ hồ dán .... 
- Tránh gây tiếng ồn (không nói to, không kéo lê bàn, ghế tránh gây ra tiếng ồn và làm cho ghế, bàn chóng hỏng.
- Khi sử dụng đồ dụng cần nhẹ nhàng, lấy cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ.
- Lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo phù hợp nội dung hoạt động.
 Ví dụ: Trong chủ điểm Quê hương, đất nước - Bác Hồ có hoạt động Khám phá khoa học: Du lịch dưới lòng đại dương. 
Cho trẻ quan sát, nhận xét các hình ảnh các loài cá, tôm, cua, sò, rong, rặng san hôCho trẻ xem hình ảnh rặng san hô bị tàn phá, đáy biển bị đổ rácHỏi trẻ làm thế nào để biển trở nên trong sạch, đẹp (không đổ rác xuống biển, không đổ nước thải trực tiếp xuống biển, không đánh bắt cá bằng thuốc nổ.)
d. Dạo chơi ở sân trường: 
- Ví dụ: Quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường?(khí thải - khói, xe chạy làm bụi bay lên, tiếng còi của các phương tiện GT) Vì sao?
- Quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch?
- Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường.
e. Vệ sinh trước khi vào lớp:
- Trước khi trẻ rửa tay vào lớp - sau khi dạo chơi, giáo viên hỏi trẻ, cách làm thế nào để tiết kiệm nước (vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước. Rửa gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước, sử dụng vừa đủ xà phòng...).
- Trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi biết dội nước (Giáo viên giáo dục thường xuyên cho trẻ, hoặc có thể dán tranh, ảnh làm biểu tượng cho trẻ thấy và làm theo.) 
- Các đồ dùng vệ sinh được dùng và để ngăn nắp. Giữ môi trường lớp gọn, sạch.
f. Hoạt động ở các góc:
- Nhắc nhở trẻ chơi và giao tiếp với nhau nhưng không ồn ào; không vứt , ném đồ chơi để nhiều bạn được chơi và chơi được lâu.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. 
 Ví dụ: Ở góc văn học : Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem không làm hỏng sách (không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang một.
g. Giờ ăn cơm:
 	- Biết giúp cô chuẩn bị bữa ăn, giáo dục trẻ biết ăn hết suất và khi ăn không vơi rãi 
 là một hành vi tiết kiệm - bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: Chuẩn bị ghế. Ăn xong dọn dẹp ghế, đĩa khăn giúp cô. Ăn xong biết xếp bát thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng.
h. Hoạt động chiều:
- Cô và trẻ trang trí phòng nhóm (những vật liệu phế thải thu gom được)

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_tai_nguyen.doc