SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

. Biện pháp 2: Giáo viên cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm và ứng phó với cháy cho trẻ.

Người giáo viên cần phải nắm vững vàng kiến thức về PCCC và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. Là một giáo viên phụ trách trực tiếp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ tôi càng ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ và có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nếu có cháy xảy ra.

Ngoài các kiến thức về PCCC, kỹ năng thoát hiểm cũng là mấu chốt của việc đưa bản thân và trẻ thoát ra ngoài khu vực cháy. Tất cả các giáo viên, nhân viên, bảo vệ của nhà trường đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. Tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về phòng cháy chữa cháy.

Hàng năm tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, kiến tập về phòng cháy chữa cháy do nhà trường và Quận tổ chức. Có kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.

3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

Giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với phòng chống hỏa hoạn là rất cần thiết. Khi gặp tình huống có cháy xảy ra trẻ rất dễ hoảng sợ và không biết mình sẽ phải làm gì. Các nội dung tích hợp giáo dục cho trẻ phải có mối liên hệ với nhau, xoay quanh chủ đề và chú ý tới kinh nghiệm, khả năng của trẻ. Không tích hợp quá nhiều nội dung ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ trong chủ điểm một ngày.

Giáo viên viên cần linh hoạt, lựa chọn những nội dung phù hợp cho trẻ: Đưa ra hệ thống câu hỏi, tình huống và cho trẻ thực hành thoát hiểm.

*Hệ thống câu hỏi đơn giản cho trẻ mẫu giáo:

Câu 1: Số điện thoại cứu hỏa là gì?

a. 113

b. 114

c. 115

d. 1080

Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì?

a. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn & lực lượng PCCC

b. Kêu cứu.

c. Khóc lóc ầm ĩ.

d. Chạy ra ngoài.

Câu 3: Nếu có cháy xảy ra các con phải thoát khỏi đám cháy bằng lối nào?

a. Cầu thang máy

b. Đi theo lối thang bộ thoát hiểm

c. Trèo qua cửa sổ

Câu 4: Khi đám cháy có nhiều khói cần phải làm gì?

a. Bịt khăn ướt vào mũi, miệng, cúi người đi men sát tường

b. Đội mũ

c. Đeo khẩu trang

Câu 5: Khi bị lửa bám vào người cần phải làm thế nào?

a. Chui vào tủ

b. Ngồi xuống

c. Lăn lộn người dưới đất cho đến khi lửa tắt

Thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của giáo viên, trẻ có thể nắm được phần nào kiến thức và biết những việc đơn giản mình có thể làm được khi có cháy xảy ra.

Sau khi nghe giáo viên cung cấp kiến thức, và trả lời các câu hỏi cô đưa ra, tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin và ban đầu có kiến thức để ứng phó với hỏa hoạn.

 

doc 18 trang daohong 10/10/2022 212877
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi
 thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
 Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo 
 Cấp học: Mầm non
 Họ và tên: Đinh Bích Ngọc
 Chức vụ: Giáo viên
 Điện thoại: 0123.357.1988
 Email: djnhngoc.198x@gmail.com
 Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Tuổi Thơ
 Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I.Đặt vấn đề
1
II.Giải quyết vấn đề
3
1.Những nội dung lý luận có lien quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
3-4
2.Thực trạng vấn đề
5-6
3.Các biện pháp tiến hành
3.1 Biện pháp 1: Tham dự đầy đủ và nghiêm túc tất cả các buổi tập huấn, bồi dưỡng, kiến tập về phòng cháy, chữa cháy do nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức
6-7
3.1 3.2 Biện pháp 2: Giáo viên cần nhận thức đúng đắn và dầy đủ về nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm và ứng hó với cháy cho trẻ
7-7
3.2 3.3 Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ
7-10
3.4 Biện pháp 4: Lựa chọn và hệ thống những ký năng phù hợp với khả năng để cung cấp cho trẻ mẫu giáo
11-12
3.5 Biện pháp 5: Xây dựng phác đồ xử trí sơ cấp cứu ban đầu giúp CB-GV-NV dễ nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác khi cần phải sơ cứu cho trẻ
11-12
3.6 Biện pháp 6: Tổ chức cho giáo viên nhân viên thực hành sơ cấp cứu ban đầu
13
4. Hiệu quả SKKN
13-14
III. Kết luận và kiến nghị
15-16
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê,  Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra hơn 3.000 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương 143 người, thiệt hại về tài sản là hơn 1.500 tỷ đồng.
Gần đây nhất là thảm họa cháy chung cư cao cấp Carina (TP.Hồ Chí Minh) giữa tháng 3/2018 khiến 13 người chết, 50 người bị thường đến nay vẫn chưa khiến người dân cả nước hết bàng hoàng. Bên cạnh việc trang bị những kĩ năng phòng chống cháy nổ an toàn, kỹ năng thoát hiểm cho người lớn khi có hỏa hoạn xảy ra thì việc trang bị kiến thức, kĩ năng sinh tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức quan trọng.
Đặc biệt là đối với trẻ em nói chung và trẻ em trong độ tuổi mầm non nói riêng việc đảm bảo an toàn cho trẻ là rất quan trong đang được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm đặt lên hàng đầu. Do đó đòi hỏi nhà trường, những người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ như giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên y tế, đặc biệt là Ban giám hiệu các trường phải hiểu rõ và biết cách đảm bảo an toàn và có kỹ năng ban đầu trong việc thoát hiểm khi có cháy. Với gia đình thi những người như ông bà, cha mẹ cũng phải nhận thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trẻ.
Theo các chuyên gia, trẻ lứa tuổi càng nhỏ hiểm họa càng lớn. Dù ở bất cứ đâu, môi trường xung quanh cũng đều ẩn chứa những hiểm họa cho trẻ nếu trẻ không được chăm sóc, giáo dục tốt. Bản thân giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, tạo ra môi trường xung quanh trường an toàn cho trẻ.
Cháy, nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người.Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng sống để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng. Dưới đây là những mẹo nhỏ có thể hướng dẫn các bậc phụ huynh cách dạy trẻ ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để thoát hiểm. Kỹ năng sống   để huấn luyện cho trẻ ghi nhớ những kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học. 
Trong tất cả các ngy cơ xảy ra, trẻ em là đối tuọng dễ bị tổn thương và khả năng tự bảo vệ, sinh tồn thấp nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục, trang bị chi trẻ một số kỹ năng cần thiết cho trẻ để thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: 
“Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng 
thoát hiểm khi có cháy”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy rằng khi có cháy xảy ra, trẻ em chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự bảo vệ được chính mình. Chính vì vậy việc trang bị cho trẻ một số lỹ năng thoát hiểm khi có cháy là rất quan trọng.
Việc cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về thoát hiểm khi có cháy có thể phù hợp để lồng ghép vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Các kiến thức về cháy, phòng và thoát hiểm khi có cháy có thể được cô giáo cung cấp cho trẻtừ dễ đén khó, mọi lúc, mọi nơi. 
Một trong những việc cơ bản nhất là người giáo viên cần phải được trang bị và có những kiến thức chính xác nhất về việc phòng chống và có kỹ năng thoát hiểm khi có dám cháy xảy ra. 
Tất cả các giáo viên, nhân viên, bảo vệ, cấp dưỡng đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Đầu năm học 2017-2018 thì 100% giáo viên, nhân viên trường mẫu giáo Tuổi Thơ đã được tham gia tập huấn về Phòng cháy chữa cháy. Đồng thời chúng tôi cũng đã được thực hành nghiêm túc về việc thoát hiểm cũng như kỹ năng sử lý đám cháy. Song song với việc tổ chức cho giáo viên, nhân viên nhà trường thì 100% trẻ ở các lớp (từ 3-6 tuổi) cũng đã được tham dự một buổi tập huấn về kỹ năng thoát hiểm khi có cháy do lực lượng phong cháy chữa cháy trực tiếp giảng dạy và hường dẫn ngay tại hội trường của nhà trường.
100% trẻ ở các lớp (từ 3-6 tuổi) cũng đã được tham dự một buổi tập huấn 
về kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Trẻ được trả lời và đặt câu hỏi với lực lượng PCCC
Được thực hành về kỹ năng sử dụng bình cứu hỏa tại trường
2.Thực trạng vấn đề:
Giáo viên có thể lồng ghép một số kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy trong tất cá các lĩnh vực, hoạt động của trẻ ở trường như: Nhận thức, thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ...hoạt động ngoài trời, hoạt động góc...
Giáo viên có thể cung cấp kiến thức cho trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Và điều quan trọng nhất là tất cả những kiến thức, tình huống cô đưa ra phái gần gũi và phù hợp khả năng nhận thức của trẻ.
Nhận được sự quan tâm, ủng hộ của ban giám hiệu trường mẫu giáo Tuổi Thơ, của tổ giáo viên nên nội dung kiến thức, kỹ năng lồng ghép trong các hoạt động giao viên có thể thảo luận. tham khảo qua báo đài, tài liệu và qua những đợt tập huấn phòng cháy chữa cháy do nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn:
*Khó khăn:
-Nhận thức của trẻ không đồng đều, ở mỗi lứa tuổi giáo viên cần tìm ra phương pháp, hình thức và nội dung kiến thức phù hợp.
-Để cung cấp kiến thức, kỹ năng thoát hiểm cho trẻ giáo viên cần phải chủ động, sáng tạo trong mọi hình thưc nhằm lồng ghép nội dung thoát hiểm khi có cháy và mọi hoạt động của trẻ ở trường.
-Trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức và kỹ năng ứng phó với hỏa hoạn.
-Một số phụ huynh còn chưa có kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
-Nội dung tuy đã cũ nhưng vẫn chưa được giáo viên mạnh dạn đưa vào lồng ghép trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
-Để cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ, giáo viên cần có kiên thức chuẩn về Phòng cháy chữa cháy & thoát hiểm khi có cháy xảy ra.
-Trường mẫu giáo Tuổi thơ năm trong khu phố cổ, dân cư buôn bán ở xung quanh lại là di tích cổ của Thành phố có khu vực thờ cúng nên rất dễ xảy ra cháy.
3.Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Biện pháp 1: Tham dự đầy đủ và nghiêm túc tất cả các đợt tập huấn, bồi dưỡng, kiến tập về Phòng cháy, chữa cháy do nhà trường, Phòng Giáo dục Quận tổ chức.
Tham dự đầy đủ và nghiêm túc tất cả các đợt tập huấn về Phòng cháy, chữa cháy do nhà trường là nhiệm vụ then chốt của mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đây là kim chỉ nam ban đầu với tất cả những kiến thức và kỹ năng chuẩn nhất để người giáo viên nắm được cách thoát hiểm khi có cháy xảy ra. 
Đây không chỉ đơn thuần là tham dự để nghe phổ biến về cách thức phòng cháy chữa cháy mà đây còn là những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đòi hỏi mỗi CB-GV-NV trong nhà trường phải phấn đấu nắm vững kỹ năng phòng cháy & thoát hiểm khi có cháy xảy ra.
CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn
Với đặc thù nghề nghiệp của cấp học mầm non nói chung và trong trường mẫu giáo Tuổi Thơ nói riêng việc chăm sóc đảm bảo an toàn, phòng cháy và thoát hiểm cho trẻ khi có cháy là việc làm quan trọng được đưa lên hàng đầu. Vì muốn chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt thì yêu cầu đầu tiên đặt ra trong mỗi chúng ta là: Trẻ phải tích cực tham gia các hoạt động tại lớp. Do đó yếu tố an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ là điều kiện quan trọng nhất, việc giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn là việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. 
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa kiến thức và một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra vào trong các tiết học, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. 
3.2. Biện pháp 2: Giáo viên cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm và ứng phó với cháy cho trẻ.
Người giáo viên cần phải nắm vững vàng kiến thức về PCCC và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. Là một giáo viên phụ trách trực tiếp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ tôi càng ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ và có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nếu có cháy xảy ra.
Ngoài các kiến thức về PCCC, kỹ năng thoát hiểm cũng là mấu chốt của việc đưa bản thân và trẻ thoát ra ngoài khu vực cháy. Tất cả các giáo viên, nhân viên, bảo vệ của nhà trường đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. Tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về phòng cháy chữa cháy.
Hàng năm tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, kiến tập về phòng cháy chữa cháy do nhà trường và Quận tổ chức. Có kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
3.3. Biện pháp 3:  Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ 
Giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với phòng chống hỏa hoạn là rất cần thiết. Khi gặp tình huống có cháy xảy ra trẻ rất dễ hoảng sợ và không biết mình sẽ phải làm gì. Các nội dung tích hợp giáo dục cho trẻ phải có mối liên hệ với nhau, xoay quanh chủ đề và chú ý tới kinh nghiệm, khả năng của trẻ. Không tích hợp quá nhiều nội dung ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ trong chủ điểm một ngày.
Giáo viên viên cần linh hoạt, lựa chọn những nội dung phù hợp cho trẻ: Đưa ra hệ thống câu hỏi, tình huống và cho trẻ thực hành thoát hiểm.
*Hệ thống câu hỏi đơn giản cho trẻ mẫu giáo:
Câu 1: Số điện thoại cứu hỏa là gì?
a. 113
b. 114
c. 115
d. 1080
Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì?
a. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn & lực lượng PCCC
b. Kêu cứu.
c. Khóc lóc ầm ĩ.	
d. Chạy ra ngoài.
Câu 3: Nếu có cháy xảy ra các con phải thoát khỏi đám cháy bằng lối nào?
a. Cầu thang máy
b. Đi theo lối thang bộ thoát hiểm 
c. Trèo qua cửa sổ
Câu 4: Khi đám cháy có nhiều khói cần phải làm gì?
a. Bịt khăn ướt vào mũi, miệng, cúi người đi men sát tường
b. Đội mũ 	
c. Đeo khẩu trang	
Câu 5: Khi bị lửa bám vào người cần phải làm thế nào?
a. Chui vào tủ 	
b. Ngồi xuống
c. Lăn lộn người dưới đất cho đến khi lửa tắt
Thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của giáo viên, trẻ có thể nắm được phần nào kiến thức và biết những việc đơn giản mình có thể làm được khi có cháy xảy ra.
Sau khi nghe giáo viên cung cấp kiến thức, và trả lời các câu hỏi cô đưa ra, tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin và ban đầu có kiến thức để ứng phó với hỏa hoạn.
3.4. Biện pháp 4:  Lựa chọn và hệ thống những kỹ năng phù hợp với khả năng để cung cấp cho trẻ mẫu giáo.
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã hệ thống được 7 kỹ năng cơ bản, phù hợp và rất cần thiết cho trẻ như sau:
Các kỹ năng 
cho trẻ
Nội dung kỹ năng
Kỹ năng 1
Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các chú là 114.
Kỹ năng 2
Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
Kỹ năng 3
Chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.
Kỹ năng 4
Nếu gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, hãy dạy bé rằng đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới.
Kỹ năng 5
Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.
Kỹ năng 6
Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.
Kỹ năng 7
Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.
3.5. Biện pháp 5: Xây dựng phác đồ xử trí sơ cấp cứu ban đầu giúp CB-GV-NV dễ nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác khi cần phải sơ cứu cho trẻ nếu có cháy.
Khi có cháy xảy ra, nếu có thoát khỏi đám cháy thỉ chúng ta cũng rất có thể bị thương. Hơn thế tỉ lệ người bị chết ngạt vì khói chiếm 70%, đó là tỉ lệ rất cao trong khi xảy ra đám cháy. Vì vậy việc nắm rõ một số kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu là rất cần thiết.
Nếu như chỉ tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kiến thức và quy trình các bước tiến hành khi SCCBĐ thì chỉ giải quyết được 50% nội dung của việc rèn luyện về kỹ năng SCCBĐ của CB-GV-NV trong nhà trường.
Nếu không được thực hành thì coi như chỉ là học lý thuyết mà không vận dụng được lý thuyết. Do đó nhà trường luôn tổ chức các lớp tập huấn thực hành sơ cấp cứu ban đầu cho CB-GV-NV ngay từ đầu năm học một cách thường xuyên và định kỳ. Vì người sơ cấp cứu là người phải có đủ các tiêu chí sau:
- Được huấn luyện, thực tập tốt.
- Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra.
- Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật.
Sau mỗi lần tập huấn, CB-GV-NV chúng tôi lại có thêm kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ và chính những người thân xung quanh mình. Nhận thấy tầm quan trọng và cấp thiết đó, chúng tôi luôn tham dự các lớp tập huấn một cách nghiêm túc và năng nổ nhất.
3.6. Biện pháp 6: Tổ chức cho GV-NV thực hành sơ cấp cứu ban đầu
Chính vì vậy, tôi đã tổ chức cho GV-NV thực hành các kiến thức SCCBĐ đơn giản để giúp họ có nghiệp vụ vững vàng khi chăm sóc trẻ tại lớp, nâng cao ý thức nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cần có của GV-NV trong nhà trường.
Bản thân tôi xây dựng các bài trắc nghiệm về SCCBĐ một số bệnh thông thường nhằm kiểm tra lại kiến thức mà bản thân GV-NV đã được tấp huấn, từ đó bổ sung, bồi dưỡng thêm kỹ năng cho họ. Qua đó bản thân GV-NV thấy được bản thân họ đã có kỹ năng SCCBĐ đến đâu, từ đó bản thân GV-NV phải tích cực học tập nâng cao nghiệp vụ cho mình vì trường tôi có 3 điểm trường nên không phải lúc nào đ/c NVYT cũng trực đủ 3/3 điểm trường cùng một lúc được. Bản thân tôi yên tâm trong công tác quản lý và tập thể CB-GV-NV bình tĩnh tự tin vào bản thân hơn khi xử trí SCCBĐ cho trẻ giảm tải tai nạn cho bản thân mình và cho học sinh thân yêu.
4. Hiệu quả SKKN:
Trong năm học 2017-2018 nhà trường đã mời các đơn vị phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến để tập huấn cho các giáo viên, nhân viên và các con học sinh của nhà trường. 
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và bảo vệ và các con học sinh được tham dự và thực hành về phòng cháy chữa cháy tại trường mẫu giáo Tuổi Thơ.
Hơn thế, qua việc giáo dục trẻ chúng tôi cũng đã tuyên truyền tới các phụ huynh để họ thấy được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra.
 Bằng nhiều hình thức khác nhau, 100% các vị phụ huynh đã có kiến thức ban đầu về việc phòng cháy chữa cháy thông qua các tờ pano giáo viên gửi về nhà cho các con và phụ huynh cùng tìm hiểu.
Tôi và các đồng nghiệp đã mạnh dạn lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻ vào đợt “Hội giảng 20/11” và đã được nhà trường và ban giám hiệu xếp loại Tốt.
Các con học sinh có kiến thức và kỹ năng khi tham gia thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Các con chủ động, mạnh dạn, tự tin thực hành các kỹ năng thoát hiểm đã được các cô lồng ghép thông qua các hoạt động ở trường, lớp từ đầu năm học 2017-2018.
Hội giảng 20/11 của khối MGB về Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Đối với bậc học mầm non, toi nhận thấy việc cung cấp kỹ năng sống cho trẻ nói chung và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nói riêng là thực sự cần thiết. Khả năng ghi nhớ và thực hành có nguyên tắc của trẻ là rất lâu nếu như ta duy trì được việc giáo dục, thực hành cho trẻ một cách thường xuyên. Nhất là khi ta cung cấp kiến thức và cho trẻ thấy rõ ràng hậu quả của những sự việc xảy ra, trẻ sẽ ghi nhớ rất ký.
Nếu chúng ta làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy và giáo dục được kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ở trẻ thì điều này sẽ có tác dụng lan tỏa rất lớn. Với phụ huynh, họ tự cho rằng mình đã hiểu hết mọi vấn đề và thường chủ quan cho đến khi sự việc đau lòng xảy ra. Nếu ta giáo dục được ý thức ở trẻ, thì người đầu tiên được lan tỏa về ý thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát khỏi đám cháy sẽ là các bậc phụ huynh.
Việc nắm được kiến thức và có kỹ năng thoát khỏi đám cháy giúp trẻ, những đối tượng bé nhỏ, dễ bị tổn thương nhất có thể tự bảo vệ mình một cách chủ động nhất, tránh cho trẻ bớt đi phần nào sự hoang mang, lúng túng nếu rơi vào trình trạng hỏa hoạn.
Tuy nhiên để giáo dục trẻ về việc phòng cháy chữa cháy và có kỹ năng thoát hiểm khi cháy đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để lồng ghép các nội dung này vào các hoạt động của trẻ ở trường một cách phù hợp nhất.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và phòng giáo dục quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các đợt kiến tập, tập huấn về kiến thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy cho toàn thể giáo viên, nhân viên chúng tôi. Và quan trọng là chính trẻ cũng đã được tham gia nghe và thực hành các kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 3-4 tuổi thực hành một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy” của tôi trong năm học 2017-2108 này. Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017- 2018 cấp học mầm Quận Hoàn Kiếm
Quy chế nuôi dạy trẻ của Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2000.
Những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy.
Công văn 246/VTLTNN-TCCB tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.
5. Các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_3_4_tuoi_thuc_hanh_mot_so_ky.doc