SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất dinh dưỡng, khi chọn thực phẩm để đảm bảo hạn chế hóa chất trong thực phẩm thì thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với đơn vị cung cấp thực phẩm có thương hiệu, uy tín về chất lượng, có nhãn hiệu bao bì gi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Cụ thể: bằng việc làm hàng ngày tôi cùng các chị em trong tổ nuôi cùng với giáo viên đại diện, Ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm.

VD: Rau tươi ngon, không dập nát, không óc lá úa, thịt phải có màu đỏ tươi, Phải ghi rõ giờ giao nhận thực phẩm, có đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan như: người giao nhận thực phẩm, chữ ký đại diện của giáo viên, nhân viên nhận, đại diện Ban giám hiệu, và công việc giao nhận thực phẩm với các nhà cung cấp thực phẩm sạch, an toàn thực phẩm, uy tín, có giấy phép kinh doanh và có cam kết 2 bên.

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến, phân chia thực phẩm đúng quy trình một chiều, không để dụng cụ thực phẩm sống, chín lẫn lộn.

Rau, củ quả cần phải rửa sạch dưới vòi nước, ngâm 30 phút trước khi chế biến, không nên cắt nhỏ ngâm nước. Xương, thịt cần phải trần qua nước sôi, rửa sạch sau đó mới đem đi sơ chế , chế biến để giảm bớt các độc tố.

Khi chế biến sử dụng nước lọc RO của USA

Sau khi chế biến thức ăn, tôi thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dụng cụ chế biến thức ăn, đựng thức ăn được vệ sinh sạch sẽ. Cụ thể là: Dao, thớt, chế biến thức ăn sống để riêng, thức ăn chín để riêng. Bát, thìa trước khi ăn được tráng nước sôi, lau khô, đảm bảo vệ sinh.

Thùng rác và xô nước gạo, đều có nắp đậy và được bỏ đi hàng ngày.

Khi chế biến món ăn cho trẻ tôi luôn giữ vệ sinh đầu tóc, quần áo gọn gàng, rửa tay sạch sau mỗi lần gián đoạn. Tôi sắp xếp thời gian hợp lý để khi nấu xong là vừa đúng giờ ăn của trẻ đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ, thức ăn ấm nóng, dụng cụ ăn sạch sẽ, đề phòng chống nhiễm khuẩn về bệnh đường ruột của trẻ.

(Hình ảnh chế biến món ăn)

3.3- Biện pháp 3: Kỹ thuật chế biến món ăn

Đây là khâu quan trọng, nó quyết định một bữa ăn ngon đạt được độ cảm quan cao.

Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi thơm, hấp dẫn, thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp tổng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng.

Ví dụ: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp để dễ thu hút trẻ, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thấy thèm, thích ăn.

Tôi thường tẩm ướp thức ăn từ 10 đến 15 phút trước khi cho vào nấu. Một điều không thể thiếu được trong khi nấu là tôi phải phi hành khô thơm lên song mới cho thực phẩm vào xào.

Tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ để phòng chống thiếu máu cụ thể: Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối, tăng cường lượng mắm (nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp cùng với một số loại rau, cue, quả chứa nhiều vitamin C để có tác dụng tốt cho việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh khi thời tiết chuyển mùa.

 

doc 21 trang daohong 10/10/2022 13942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
oăn chưa hiểu hết. Với kinh nghiệm của một người trong nghề chế biến món ăn cho trẻ mầm non, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khoẻ. Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không được ăn và uống.
 Danh y Việt Nam, Tuệ Tĩnh ( Thế kỷ XIV) đã từng nói: “ Thức ăn là thuốc, thuốc nếu con người không được ăn và là thức ăn”, khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn, các chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngược lại, khi cơ thể không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu Vitamin A,
Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống đến sức khoẻ và bệnh tật của trẻ. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng: để có cơ thể phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và vệ sinh, thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen ăn hết khẩu phần.
Như vậy có thể nói việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ trọng tâm trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non vì chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non là quá trình chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ hàng ngày.
Như chúng ta đẽ biết, một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, lớn lên sẽ trở thành một người có ích cho xã hội bởi chi thức và sức khỏe là hành trang để con người bước vào cuộc sống. Vì vậy việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết và quan trọng và nó là việc làm thường xuyên, hàng ngày của chúng ta, nhằm thực hiện các biện pháp trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc bản thân, phòng chống bệnh tật, Vì vậy, người quản lý phải có cách nhìn nhận sâu sắc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường, có kế hoạch của người quản lý lên đối tượng giáo viên, nhân viên nhằm sử dụng và phát huy cao nhất, để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non.
2. Thực trạng vấn đề:
a) Thuận lợi
Là một trong 6 nhân viên nuôi dưỡng đã qua lớp đào tạo kỹ thuật nấu ăn.
Được Ban Giám Hiệu thường xuyên quan tâm kiểm tra sát xao, nhắc nhở động viên kịp thời, được bạn bè đồng nghiệp yêu thương giúp đỡ.
Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ như: tủ cơm, cối xay thịt, trạn để bát, bếp ga, Nhà trường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng, ngon, sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Số trẻ ăn tại lớp 100%. Có bếp ăn một chiều.
b) Khó khăn:
- Mức thu tiền ăn của trẻ còn thấp, giá cả thị trường không ổn định
- Sự quan tâm của phụ huynh về ăn uống của trẻ còn chưa khoa học nên chỉ thích cho trẻ ăn thật nhiều mà chưa chú trọng đến chất lượng của bữa ăn.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm chiếm 5%.
- Một số cô nuôi còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn cho trẻ.
KHẢO SÁT SỐ LIỆU ĐẦU NĂM
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Kalo
1
Tổng số trẻ đến trường
379
100
Cân nặng
2
Trẻ phát triển bình thường
353
93
3
Trẻ suy dinh dưỡng
20
5
4
Thừa cân so với độ tuổi
6
2
Chiều cao
5
Chiều cao bình thường
360
95
6
Trẻ thấp còi
19
5
7
Tỉ lệ Kalo trên trẻ/ngày ở trường
830
3. Các biện pháp thực hiện
3.1- Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn.
Tôi nhận thấy đây là một khâu vô cùng quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo các chất, cân đối tỉ lệ các chất trong mỗi bữa ăn và đảm bảo tỉ lệ Kalo trong ngày cho trẻ. Để có một khẩu phần ăn cân đối và ngon miệng cho trẻ, cùng với tinh thần và trách nhiệm cao, ngay từ đầu năm tôi đã thường xuyên đi đến các nhóm lớp kiểm tra bữa ăn của trẻ trong từng độ tuổi để xem trẻ có ăn ngon miệng và hết xuất hay không. Từ đó tôi tham mưu để điều chỉnh thực đơn và cách chế biến thức ăn cho các cháu được thơm ngon và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Tôi đã tham mưu, phối hợp cùng với các cô giáo, các cô nhân viên nấu ăn, với đ/c kế toán, đ/c Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng để xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, phù hợp, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi
*Ví dụ 1: Thực đơn mùa hè:
Tuần I+ III
Tuần II + IV
Thứ
Bữa Sáng
Bữa chiều
Bữa Sáng
Bữa chiều
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
Bữa chính
Bữa phụ
T 2
Trứng đúc thịt
- Canh cua, mùng tơi, mướp
- Mỳ gạo nấu thịt lợn, rau cải
- Sữa vingo
Thịt lợn hầm cà rốt
- Canh rau cải nấu thịt
Sữa vingo
Thịt bò, thịt lợn xào giá đỗ
- Canh riêu cua (Cá)
- Mỳ tôm nấu thịt lợn, rau cải
- Sữa Grow
- Thịt lợn rim
- canh rau cải nấu thịt
- Sữa grow
T 3
Thịt gà, lợn om nấm
- Canh bí nấu thịt (Xương gà)
- Bánh Gatô
- Sữa Grow
Thịt lợn sốt cà chua
- Canh đậu phụ nấu thịt
- Sữa Grow
- Cá, thịt viên sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
Bánh Gatô
- Sữa Vingo
Cháo thịt, đậu xanh
Sữa Vingo
T 4
Cá thịt sốt cà chua
- canh rau ngót nấu thịt (Xương gà)
Xôi ruốc
- Sữa đậu nành
- Thịt bò hầm
- Canh rau đay chua nấu thịt
- Sữa dậu nành
Chả tôm, thịt viên tuyết hoa
- Canh bầu nấu ngao, thịt
- Cháo thịt bò, cà rốt, đậu xanh
- Sữa Vingo
- Thịt sốt cà chua
- canh rau muống nấu thịt
- Sữa vingo
T 5
- Thịt bò, lợn xào củ quả
- Canh riêu thịt
- Cháo tôm, thịt lợn cà rốt, đậu xanh
- Sữa Grow
Ruốc thịt lợn
- Canh khoai tây nấu thịt
- Sữa Grow
Trứng, thịt sốt cà chua
- Canh rau cải nấu cá rô
Phở bò, lợn
- Sữa Dollac
- Thịt bò, thịt lợn sốt vang
- Canh thịt nấu chua
Sữa vingo
T 6
Ruốc thịt trộn muối vừng
- Canh rau cải nấu ngao
Bún mọc nấu chua
- Sữa Vingo
- Chả thịt viên
- canh rau chua nấu thịt
Sữa Vingo
- Thịt gà, lợn om nấm
- Canh bí nấu tôm đồng (Xương gà)
- Chè đậu xanh, hạt sen
-Bánh mỳ
- Ruốc thịt
- Canh rau đay chua nấu thịt
Sữa Vingo
T 7
- Thịt sốt cà chua
- Canh đậu phụ nấu thịt
- Bánh bơ sữa
- Sữa Grow
- Cháo thịt, cà rốt
Sữa grow
Bún mọc nấu chua
- Cháo cá, thịt lợn, bí ngô, đậu xanh
- Sữa Grow
- Cháo cá, thịt lợn, bí ngô
- Sữa grow
* Thực đơn mùa đông:
Tuần I+ III
Tuần II + IV
Thứ
Bữa Sáng
Bữa chiều
Bữa Sáng
Bữa chiều
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
Bữa chính
Bữa phụ
T 2
Trứng đúc thịt, canh cải cúc nấu thịt
Bún bò + Sữa Vingo
Thịt bò hầm cà rốt 
- Canh rau ngót nấu thịt
Sữa Vingo
- Thịt bò xào giá đỗ
- Canh riêu cá (Cua)
Phở gà + Sữa Vingo
-Thịt gà hầm cà rốt
- Canh rau bắp cải nấu thịt
Sữa Vingo
T 3
-Cá, thịt sốt ngũ liễu
- Canh bắp cải nấu thịt
Bánh Gatô + Sữa Dollac
Thịt đậu sốt cà chua
- Canh riêu thịt
Sữa Dollac
Cá, thịt viên sốt cà chua
- Canh củ, quả nấu thịt
Bánh Gatô + Sữa Dollac
Thịt lợn sốt cà chua
- canh rau cải nấu thịt
Sữa Dollac
T 4
Thịt gà, thịt lợn om nấm
- Canh bí nấu tôm đồng
Xôi gấc, đậu xanh, ruốc thịt
+ Sữa Đậu nành
Ruốc thịt
- Canh rau cải nấu thịt
Sữa Đậu nành
Thịt bò, lợn hấp nấm
- Canh Bắp cải nấu thịt
Cháo lươn, cà rốt, đậu xanh
- Sữa Vita
- Lươn đồng, thịt lợn hầm nhừ.
- Canh khoai sọ hầm nhừ
Sữa grow
T 5
Thịt bò, thịt lợn hấp nấm
- Canh riêu cá
Mỳ gạo nấu thịt bò, rau cải
- Sữa Vingo
Thịt gà hầm cà rốt
- Canh củ quả nấu thịt
Sữa Vingo
Trứng, thịt sốt cà chua
- Canh cải cúc nấu thịt
- Bánh mỳ
- Sữa Dollac
Thịt lợn sốt cà chua
Canh rau muống nấu thịt
Sữa grow
T 6
Chả tôm, thịt viên sốt cà chua
- Canh củ, quả nấu thịt
Cháo gà, cà rốt, đậu xanh
- Sữa grow
Thịt lợn sốt cà chua
- Canh rau cải nấu thịt
Sữa grow
Thịt gà, thịt lợn om nấm
- Canh bí nấu tôm đồng
Mỳ gạo nấu thịt bò, rau cải
- Sữa Vingo
Thịt bò nấu cà ri
- Canh rau cải nấu thịt
Sữa Vingo
T 7
Thịt bò, thịt lợn om nấm
- Canh đậu phụ, thịt
Cháo ngao, thịt, rau cải, đậu xanh
- Sữa Vingo
Cháo ngao, thịt, rau cải, đậu xanh
Sữa Vingo
Bún mọc
Cháo tôm, thịt, đậu xanh, bí đỏ
- Sữa grow
Cháo tôm, thịt, đậu xanh, bí đỏ
Sữa grow
VD: BẢNG TÍNH KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
Thực đơn
Nhà trẻ
Kalo
Tỷ lệ %
Mẫu giáo
Kalo
Tỷ lệ %
Bữa chính sáng
Thịt bò, thịt lợn hấp nấm
- Canh riêu cá
371
45
Thịt bò, thịt lợn hấp nấm
- Canh riêu cá
581
70
Bữa chính chiều
Thịt gà hầm cà rốt
- Canh củ quả nấu
371
45
Mỳ gạo nấu thịt bò, rau cải
- Sữa
Bữa phụ
82
10
249
30
Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, vê sinh vặn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn thực vật với động vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
+ Nhóm cung cấp chất đạm như : Thịt, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ. Chất đạm cần thiết cho việc xây dựng, duy trì và tái tạo tế bào trong cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.. Vai trò quan trọng nhất của chất dạm là tăng trưởng và bồi bổ cho cơ thể.
+ Nhóm cung cấp giàu chất béo (Lipit) như: Dầu mỡ, lạc, vừng, đậu tương, bơ, Đây là nhóm có vai trò cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K
( Hình ảnh nhóm giàu chất béo)
+ Nhóm chất bột đường (Gluxit): Bao gồm các loại đường, tinh bột, chất xơ,. Nhóm bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể do bữa ăn của chúng ta ăn nhiều chất bột (gạo). Chất xơ không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho khẩu phần ăn nhưng nó cũng rất quan trọng, giúp cho ống tiêu hóa làm việc hợp lý, khỏe mạnh, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể
( Hình ảnh nhóm giàu chất bột đường)
+ Nhóm cung cấp giàu Vitamin và muối khoáng được gọi là vi chất dinh dưỡng như: Rau, quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi, và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như: chuối, đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc, bí đỏ, Nhóm cung cấp các loại vi dưỡng đóng vai trò chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin và muối khoáng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động bình thường, sự phát triển của cơ thể và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.
( Hình ảnh nhóm giàu Vitamin và muối khoáng)
Như vậy, dinh dưỡng không thể thiếu được trong nhu cầu phát triển cơ thể con người. Thiếu dinh dưỡng con người có thể mắc một số bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy trong các bữa ăn hàng ngày cần phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
Do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong nhóm thức ăn kể trên, mỗi nhóm phải thay đổi từng bữa, từng ngày. Từng món ăn cũng cần có gia giảm để làm món ăn thêm phong phú, hấp dẫn trẻ. Tôi luôn chú trọng “Tô màu bữa ăn” chính là đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Một khẩu phần ăn cân đối hợp lý cần:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể.
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các chất: P, L, G, Vitamin, chất khoáng (can xi và phospho), giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật)
Ví dụ: Dưới đây là một số thực đơn được thực hiện ở trường chúng tôi, cung cấp cần thiết năng lượng đảm bảo cho một cháu khoảng 60% với nhu cầu cần thiết hàng ngày.
3.2 Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất dinh dưỡng, khi chọn thực phẩm để đảm bảo hạn chế hóa chất trong thực phẩm thì thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với đơn vị cung cấp thực phẩm có thương hiệu, uy tín về chất lượng, có nhãn hiệu bao bì gi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Cụ thể: bằng việc làm hàng ngày tôi cùng các chị em trong tổ nuôi cùng với giáo viên đại diện, Ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm.
VD: Rau tươi ngon, không dập nát, không óc lá úa, thịt phải có màu đỏ tươi,Phải ghi rõ giờ giao nhận thực phẩm, có đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan như: người giao nhận thực phẩm, chữ ký đại diện của giáo viên, nhân viên nhận, đại diện Ban giám hiệu,và công việc giao nhận thực phẩm với các nhà cung cấp thực phẩm sạch, an toàn thực phẩm, uy tín, có giấy phép kinh doanh và có cam kết 2 bên.
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến, phân chia thực phẩm đúng quy trình một chiều, không để dụng cụ thực phẩm sống, chín lẫn lộn.
Rau, củ quả cần phải rửa sạch dưới vòi nước, ngâm 30 phút trước khi chế biến, không nên cắt nhỏ ngâm nước. Xương, thịt cần phải trần qua nước sôi, rửa sạch sau đó mới đem đi sơ chế , chế biến để giảm bớt các độc tố.
Khi chế biến sử dụng nước lọc RO của USA
Sau khi chế biến thức ăn, tôi thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dụng cụ chế biến thức ăn, đựng thức ăn được vệ sinh sạch sẽ. Cụ thể là: Dao, thớt, chế biến thức ăn sống để riêng, thức ăn chín để riêng. Bát, thìa trước khi ăn được tráng nước sôi, lau khô, đảm bảo vệ sinh.
Thùng rác và xô nước gạo, đều có nắp đậy và được bỏ đi hàng ngày.
Khi chế biến món ăn cho trẻ tôi luôn giữ vệ sinh đầu tóc, quần áo gọn gàng, rửa tay sạch sau mỗi lần gián đoạn. Tôi sắp xếp thời gian hợp lý để khi nấu xong là vừa đúng giờ ăn của trẻ đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ, thức ăn ấm nóng, dụng cụ ăn sạch sẽ, đề phòng chống nhiễm khuẩn về bệnh đường ruột của trẻ.
(Hình ảnh chế biến món ăn)
3.3- Biện pháp 3: Kỹ thuật chế biến món ăn
Đây là khâu quan trọng, nó quyết định một bữa ăn ngon đạt được độ cảm quan cao.
Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi thơm, hấp dẫn, thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp tổng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng.
Ví dụ: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp để dễ thu hút trẻ, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thấy thèm, thích ăn.
Tôi thường tẩm ướp thức ăn từ 10 đến 15 phút trước khi cho vào nấu. Một điều không thể thiếu được trong khi nấu là tôi phải phi hành khô thơm lên song mới cho thực phẩm vào xào.
Tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ để phòng chống thiếu máu cụ thể: Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối, tăng cường lượng mắm (nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp cùng với một số loại rau, cue, quả chứa nhiều vitamin C để có tác dụng tốt cho việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh khi thời tiết chuyển mùa.
VD: Như rau đay, hàm lượng vitamin C là 77, rau mồng tơi là 72, bắp cải 30, cà chua 40, bí ngô 40,
Tăng lượng thức ăn giàu Canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết hợp với việc cho trẻ uống sữa hàng ngày.
* Lưu ý:
+ Khi sơ chế thức ăn phải chú ý cắt, thái nhỏ hoặc xay nhỏ các loại thực phảm như thịt, cá và khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa.
+ Trong khi chế biến thức ăn hạn chế mở vung, để tránh mất vitamin trong thức ăn, các món ăn phải được đun sôi kỹ, chín hoàn toàn. Để công việc chăm sóc nuôi dưỡng có kết quả, tôi đã kết hợp với các cô giáo trên lớp theo dõi cân, đo trên biểu đồ của trẻ, phát hiện ra những cháu suy dinh dưỡng, thừa cân so với độ tuổi có biện pháp can thiệp sớm giúp trẻ phát triển bình thường.
	VD: + Đối với các cháu không tăng cân thì cho các cháu ngồi ăn riêng một bàn, động viên, khuyến khích các cháu ăn hết xuất.
+ Đối với cháu béo phì thì cho các cháu ăn giảm chất bột đường như cơm, tăng cường thêm lượng sữa trước bữa ăn, động viên các cháu ở nhà ăn thêm nhiều hoa quả.
Kết hợp với gia đình, tôi cùng các cô tuyên truyền, phổ biến tới các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc, chế biến thức ăn cho con hợp lý, khoa học, biết sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chất lượng, phối hợp nhiều loại thực phẩm nhằm giúp trẻ phát triển chiều cao.
Tôi xin được trình bày một số món ăn giàu dinh dưỡng đang thực hiện ở trường tôi.
	VD1: Với thực đơn là món ăn “Cá, thịt sốt ngũ liễu”
Cá rửa sạch ướp gia vị, gừng nghệ đem hấp chín, gỡ bỏ hết xương, cho dầu phi thơm hành khô và đổ cá vào xào săn. 
Cho cà chua vào xào nhừ, cho một chút nước vào đun sôi làm nước sốt. Cho cá, thịt đã xào săn vào nước sốt đảo đều rồi đậy vung đun nhỏ lửa. Khi chin nêm gia vị, hạt nêm vừa đủ. Cho hành lá thái nhỏ vào trộn đều.
-Yêu cầu thành phẩm:
Nước sốt vừa đủ, có màu sắc đẹp, có vị ngọt của thịt, cá
Có mùi thơm đặc trưng của cá, thìa là, màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn trẻ.
VD2: Thịt bò, thịt lợn xào củ quả.
Thịt bò xay nhỏ, thịt lợn xay nhỏ, ướp một chút gia vị, mắm vào từng loại
- Các loại rau, củ: cà rốt, khoai tây, su hào đem sơ chế sạch sau đó thái hạt lựu.
- Đun sôi dầu, phi thơm hành, trút thịt lợn vào xào cho săn, sau đó trút tiếp thịt bò vào xào cho thơm cho tiếp cà chua vào om cho thịt ngấm, trút nước vào đun sôi cho nhỏ lửa. Khi thịt gần mềm cho các loại rau củ vào nấu, khi thấy rau, củ và thịt mềm nhừ, nêm muối cho vừa ăn là được.
(Hình ảnh thịt bò xào củ quả)
*Yêu cầu thành phẩm:
- Rau, củ, quả chín mềm không nát
- Màu sắc đẹp mắt của cà rốt, vàng nhạt của khoai tây, màu trắng của su hào.
- Có mùi thơm ngon của rau củ, có vị vừa ăn.
VD3: Món chè đậu xanh, hạt sen
Hạt sen ngâm đập dập. Bột đao hòa nước lạnh lọc cặn
 Đậu xanh bỏ vỏ, đãi sạch cho vào nồi, đổ nước vào đặt lên bếp ninh cùng hạt sen cho nhừ. Khi thấy đậu chín còn nguyên hạt cho đường vào đun sôi cho tan, xuống bột đao từ từ thấy hơi sánh là được. Đun tiếp tới chin rắc cốm vào quấy đều tay, bắc ra để nguội cho bột vani vào, múc ra bát nhỏ, chè ăn nguội.
(Hình ảnh chè đậu xanh hạt sen)
*Yêu cầu thành phẩm:
- Chè sánh vừa đồng nhất, sen nhừ
- Chè có màu xanh của cốm, có vị thơm mùi hạt sen, đậu xanh, và mùi thơm nhẹ của vani đầy quyến rũ.
VD 4: Canh cua nấu mướp, mồng tơi rau dền.
- Cua sơ chế sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút. Xé, khêu gạch và xay cua, lọc cua.
- Mướp rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ.
Sauk hi sơ chế xong món canh được chế biến như sau: Cho gia vị vào cua khuấy đều và đun sủi, lấy phần thịt cua ra. Thả rau, mướp vào canh cua đun sôi thì dừng lại
Canh cua nấu mướp, mồng tơi rau dền.
	* Lưu ý món canh chế biến xong phải ngon ngọt, có mùi vị cua đặc trưng, rau xanh không bị nhừ.
Nhờ có sự nghiên cứu, học hỏi từ các bạn đồng nghiệp, ngoài ra tôi còn sưu tầm các tài liệu sách báo và từ những kinh nghiệm thực tế khi chế biến các món ăn cho trẻ, tôi luôn chế biến những món ăn đảm bảo đúng yêu cầu, kích thích nhu cầu ăn của trẻ, giúp trẻ ăn hết suất.
3.4- Biện pháp 4: Phối kết hợp với giáo viên đứng lớp làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Để công tác chăm sóc nuôi dưỡng đạt kết quả tốt hơn tôi thường xuyên kết hợp với giáo viên trên lớp quan tâm đến giờ ăn của trẻ. Hàng ngày tôi cùng các đồng chí trong tổ nuôi dành thời gian vào dự giờ ăn của các lớp để nắm bắt xem với các món ăn và cách chế biên như vậy các cháu ăn như thế nào, có thích ăn hay không và có ăn ngon miệng hay không. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không hào hứng với món ăn đó và đưa ra với các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho lần chế biến sau. Qua nhiều lần vào lớp quan sát giờ ăn của các cháu và thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn tôi đã nắm được với cách chế biến món ăn như thế nào thì giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
- Phối hợp với giáo viên đứng lớp động viên, khích lệ trẻ ăn hết xuất, đảm bảo cho trẻ tăng cân đều. Ngoài ra tôi còn kết hợp với giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết được các bữa ăn trong thực tế hàng ngày của trẻ trên bảng công khai thực đơn ở bảng tuyên truyền.
( Hình ảnh giờ ăn của trẻ)
- Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh có con suy dinh dưỡng để thay đổi và bổ sung các thực phẩm, chất dinh dưỡng cần thiết nhằm giúp trẻ tăng cân và lên kênh A. Trao đổi với phụ huynh về những kỹ thuật và cách chế biến các món ăn sao cho h

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho_tre_trong_truong.doc