SKKN Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể.
- Trường có bề dày thành tích, có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý với 2 đồng chí có trình độ thạc sỹ, một đồng chí trình độ đại học. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Bản thân giáo viên: Được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên được tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức.
- Trường Mầm non Hoa Hồng là trường thực hành của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội khoa Giáo dục mầm non và Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương. Bản thân thường xuyên được giao nhiệm vụ lên các tiết kiến tập chuyên đề phát triển ngôn ngữ.
- Lớp luôn có sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường về trang thiết bị dạy học: đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, các tài liệu.
- Trẻ ở lớp có sự phát triển về ngôn ngữ tương đối tốt. Trẻ thông minh, mạnh dạn và rất tự tin.
2. Khó khăn
- Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng động hoặc các bệnh khác, đặc biệt là khuyết tật về ngôn ngữ.
- Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm sóc, dạy dỗ của cô giáo.
- Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cách tổ chức thông thường
- Sau giờ ăn chiều, trẻ có khoảng hơn một giờ đồng hồ để ôn luyện, củng cố hay làm quen với kiến thức mới. Như vậy khoảng thời gian này tương đối dài. Giáo viên đôi khi gặp khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động chiều. Một số hoạt động chiều thường được tổ chức: đọc thơ, đọc đồng dao, vẽ theo ý thích, làm quen với tác phẩm truyện, làm bài tập Toán, chữ cái. Với những nội dung còn chưa phong phú, đa dạng, hình thức nhàm chán chắc chắn sẽ có những tác động kém hiệu quả đến quá trình lĩnh hội của trẻ, không kích thích hứng thú nhận thức của trẻ.
- Có một số buổi hoạt động chiều giáo viên có tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện. Hoạt động này được tổ chức theo một trình tự quen thuộc: cô kể cho trẻ nghe, sau đó giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm qua một hệ thống câu hỏi và sử dụng tranh ảnh đơn giản. Như vậy hiệu quả của hoạt động này không cao, chưa thu hút đa số trẻ tham gia, chưa phát huy triệt để tính tích cực của trẻ, đặc biệt là đối với một số trẻ tự kỷ, tăng động hay một số trẻ có sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ.
2. Những gợi ý mới
Vậy làm thế nào để hoạt động chiều thực sự là một hoạt động có ý nghĩa với trẻ, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả. Hơn nữa giúp trẻ phát triển mọi mặt của nhân cách, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc và những xúc cảm thẩm mĩ. Tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số hình thức sau để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
2.1 Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
Đây có thể coi là hình thức cơ bản nhất của hoạt động kể chuyện sáng tạo. Đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Có nhiều cách để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh:
- Kể chuyện sáng tạo dựa theo tranh minh họa của truyện có sẵn:
Từ một truyện trước khi cho trẻ làm quen và tìm hiểu, giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh minh họa, dựa vào nội dung của tranh để tự sáng tác truyện theo những hình ảnh trong tranh. Sau khi chia sẻ những câu chuyện vừa sáng tạo, cô và trẻ lại tiếp tục tìm hiểu truyện gốc để so sánh những truyện đó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều
, trẻ phải có hiểu biết nhất định về cấu trúc của một tác phẩm văn học với mở đầu, diễn biến, kết thúc. Không chỉ thế, tác phẩm của trẻ chỉ gây ấn tượng khi trẻ thực sự có một kĩ năng kể chuyện thật diễn cảm và cuốn hút. Thuật ngữ “Kể chuyện sáng tạo” đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng thực tế đối với nhiều người thuật ngữ này còn rất xa lạ. Hiện nay, ở một số trường mầm non, hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo còn diễn ra mờ nhạt, thậm chí chưa bao giờ được sử dụng. Từ đó dẫn tới việc trẻ hoàn toàn không có kỹ năng cho hoạt động này. Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới kết quả này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động kể chuyện sáng tạo và còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Vì những lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm...cho trẻ, đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi, từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ và rút ra kết luận sư phạm cho việc định hướng nghiên cứu các hình thức, phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ lớp mẫu giáo lớn A2, Trường Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập thơ, truyện các chủ đề - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin từ trẻ để nắm bắt một số nội dung liên quan đến hoạt động kể chuyện sáng tạo. - Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ sử dụng các đồ dùng trực quan để sáng tạo và kể lại truyện nhằm điều tra, khảo sát khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ. - Thực nghiệm sư phạm. - Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 6. Phạm vi và thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên trẻ lớp A2 với thời gian là một chủ đề (khoảng 4 - 5 tuần) II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi - Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể. - Trường có bề dày thành tích, có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý với 2 đồng chí có trình độ thạc sỹ, một đồng chí trình độ đại học. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. - Bản thân giáo viên: Được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên được tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. - Trường Mầm non Hoa Hồng là trường thực hành của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội khoa Giáo dục mầm non và Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương. Bản thân thường xuyên được giao nhiệm vụ lên các tiết kiến tập chuyên đề phát triển ngôn ngữ. - Lớp luôn có sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường về trang thiết bị dạy học: đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, các tài liệu... - Trẻ ở lớp có sự phát triển về ngôn ngữ tương đối tốt. Trẻ thông minh, mạnh dạn và rất tự tin. 2. Khó khăn - Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng động hoặc các bệnh khác, đặc biệt là khuyết tật về ngôn ngữ. - Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm sóc, dạy dỗ của cô giáo. - Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cách tổ chức thông thường - Sau giờ ăn chiều, trẻ có khoảng hơn một giờ đồng hồ để ôn luyện, củng cố hay làm quen với kiến thức mới. Như vậy khoảng thời gian này tương đối dài. Giáo viên đôi khi gặp khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động chiều. Một số hoạt động chiều thường được tổ chức: đọc thơ, đọc đồng dao, vẽ theo ý thích, làm quen với tác phẩm truyện, làm bài tập Toán, chữ cái... Với những nội dung còn chưa phong phú, đa dạng, hình thức nhàm chán chắc chắn sẽ có những tác động kém hiệu quả đến quá trình lĩnh hội của trẻ, không kích thích hứng thú nhận thức của trẻ. - Có một số buổi hoạt động chiều giáo viên có tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện. Hoạt động này được tổ chức theo một trình tự quen thuộc: cô kể cho trẻ nghe, sau đó giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm qua một hệ thống câu hỏi và sử dụng tranh ảnh đơn giản... Như vậy hiệu quả của hoạt động này không cao, chưa thu hút đa số trẻ tham gia, chưa phát huy triệt để tính tích cực của trẻ, đặc biệt là đối với một số trẻ tự kỷ, tăng động hay một số trẻ có sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ. 2. Những gợi ý mới Vậy làm thế nào để hoạt động chiều thực sự là một hoạt động có ý nghĩa với trẻ, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả. Hơn nữa giúp trẻ phát triển mọi mặt của nhân cách, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc và những xúc cảm thẩm mĩ... Tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số hình thức sau để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo. 2.1 Kể chuyện sáng tạo theo tranh. Đây có thể coi là hình thức cơ bản nhất của hoạt động kể chuyện sáng tạo. Đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Có nhiều cách để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh: - Kể chuyện sáng tạo dựa theo tranh minh họa của truyện có sẵn: Từ một truyện trước khi cho trẻ làm quen và tìm hiểu, giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh minh họa, dựa vào nội dung của tranh để tự sáng tác truyện theo những hình ảnh trong tranh. Sau khi chia sẻ những câu chuyện vừa sáng tạo, cô và trẻ lại tiếp tục tìm hiểu truyện gốc để so sánh những truyện đó. Chỉ với bộ tranh gồm 4 tranh của truyện “Anh em gà Nhiếp”, trẻ đã sáng tạo ra nhiều câu chuyện khác nhau với những nội dung vô cùng phong phú. Trẻ thể hiện với giọng kể hồn nhiên, ngôn ngữ trong sáng nhưng không kém phần nghệ thuật. Câu chuyện thứ nhất có tên “Hai anh em gà Mơ” do bé Hồng Anh trình bày có nội dung: “Một hôm, hai anh em gà Mơ xin phép mẹ ra vườn chơi. Nhưng mải đi nên hai chú đã bị lạc vào rừng. Hai chú sợ quá khóc nức nở. Bỗng cả hai chú nhìn thấy một con giun to đang bò lên. Hai chú quên mất là mình đang bị lạc, liền xông vào tranh cãi nhau để giành lấy con giun. Gà anh tức giận bỏ đi. Gà em ở lại bắt giun lên và ăn một mình. Nhưng đang ăn, gà em thấy buồn quá nên gọi to: “Gà anh ơi!”. Gà em gọi mãi mà chẳng thấy gà anh đâu cả. Lúc đó gà em thấy rất ân hận vì hành động của mình”. Tác giả: Bé Hồng Anh Câu chuyện thứ hai hấp dẫn không kém, được sáng tác và trình bày bởi bé Danh Trí - một bé có sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật. Câu chuyện “Gà con hối hận”: “Hai anh em gà con đi bắt giun. Mải tranh nhau một con giun nên con giun đã bò đi mất. Hai anh em tiếc quá, vừa nhìn nhau vừa khóc. Hai chú đã rất hối hận vì đã tranh cãi nhau. Một hôm khác, hai anh em ra vườn và cũng tìm thấy một con giun. Gà em đã bắt con giun và gọi gà anh ra cùng ăn. Hai anh em đã chia nhau con giun, ăn rất ngon lành và vui vẻ!” Câu chuyện được sáng tạo bởi bé Danh Trí Bé Thái Lai đã sắp xếp theo một trình tự khác để tạo ra câu chuyện có tên “Gà con bắt giun”: “Ngày xửa ngày xưa, có một chú gà con đi ra vườn bắt giun. Bỗng chú thấy một con giun vừa dài vừa to đang ngoi lên mặt đất. Bạn của chú nhìn thấy xông tới tranh giành con giun với chú. Mải tranh cãi nhau, con giun liền chui tọt xuống đất, chẳng thấy đâu. Hai chú gà bật khóc. Khi hai chú 12 tuổi, hai chú lại rủ nhau ra vườn chơi và nhìn thấy đúng chỗ con giun chui xuống bây giờ mọc lên một cái cây 3 lá. Hai chú cùng nhau mổ những cái lá rơi xuống và không tranh nhau nữa”. Câu chuyện được sáng tạo bởi bé Thái Lai - Tranh của chính trẻ vẽ cũng là một phương tiện hiệu quả phục vụ vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Cô có thể sưu tầm những bức tranh đẹp của trẻ, sau đó để trẻ tự lựa chọn để sắp xếp theo trình tự một câu chuyện. Giáo viên có thể đóng quyển để lưu những câu chuyện đó. Trẻ sử dụng chính những bức tranh đã vẽ để sáng tạo truyện - Ngoài ra, trẻ còn có thể sử dụng những bức ảnh, bức tranh mà trẻ sưu tầm được để sáng tác những câu chuyện dựa theo nội dung của tranh, ảnh ... 2.2 Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật, rối tay, thú nhồi bông... Với hình thức này có rất nhiều nội dung để thực hiện: - Cô có thể đưa ra một đồ vật, trẻ sáng tạo truyện xoay quanh đồ vật đấy, hoặc trong truyện có sử dụng hình ảnh của đồ vật đã cho: Với một chiếc bút chì, bé Ngọc Linh đã kể câu chuyện “Gia đình Thỏ trắng’’: “ Trong một khu rừng có gia đình Thỏ trắng, có Thỏ mẹ và hai chị em Thỏ con. Một hôm Thỏ mẹ phải đi làm sớm và dặn hai chị em Thỏ: “Các con ơi mau dạy đi! Mẹ đã nấu món súp. Các con nhớ ăn nhanh rồi đi học kẻo muộn nhé!” Hai chị em Thỏ mãi mới dậy, vừa ăn lại vừa xem hoạt hình nên đã bị muộn giờ học. Khi cô giáo hỏi: “Vì sao các con đi học muộn thế?” Hai chị em đã dũng cảm nhận lỗi: “Vì chúng con đã không nghe lời mẹ, không dậy sớm, ăn nhanh nên bị muộn học. Con hứa lần sau con sẽ không thế nữa ạ!” Buổi chiều Thỏ mẹ đón chị em Thỏ trắng về. Nghe cô giáo kể lại câu chuyện hai chị em Thỏ đã biết nhận lỗi thì xoa đầu và nói: “Các con biết nhận lỗi là rất tốt. Từ ngày mai, các con nhớ dậy sớm, ăn nhanh nhé!”. Rồi Thỏ mẹ đã mua tặng hai chị em Thỏ trắng một hộp bút chì. Hết!“ Cũng với một chiếc bút chì, bé Hà My lại sáng tác thành một câu chuyện khác với tên “Hai người bạn thân”: Trong một lớp học có hai người bạn chơi rất thân với nhau tên là Tom và Jerry. Một hôm trong giờ tập tô, bạn Tom đã quên không mang bút chì. Bạn Jerry có hai cái nhưng khi bạn Tom hỏi mượn bạn Jerry đã không cho mượn và nói: “Cậu làm gãy bút của tớ thì sao? Tớ không cho cậu mượn đâu!”. Thế là hôm ấy, bạn Tom đã không là xong bài của mình nên bị cô cho điểm kém. Bạn Tom rất buồn. Trong giờ tập tô hôm sau, bạn Jerry đã quên bút chì ở nhà nên không có bút để viết. Bạn Tom đã vui vẻ cho bạn Jerry mượn. Lúc đó bạn Jerry đã rất xấu hổ và xin lỗi bạn Tom. Nhưng bạn Tom đã không giận bạn Jerry và nói: “Chúng mình là bạn tốt của nhau mà. Phải đoàn kết giúp đỡ nhau chứ!”. Từ đó trở đi, hai bạn chơi với nhau rất đoàn kết! - Hoặc giáo viên có thể đưa ra nhiều đồ vật, có thể gọi là những đạo cụ, yêu cầu trẻ sử dụng ít nhất là từ 2 - 3 đồ vật trong truyện của mình. Với rất nhiều đồ vật đưa ra: cốc nước, chiếc lược, cái nồi, bức tranh.... Bé Nhật Minh đã kể truyện “Gấu trắng nhỏ”: Ngày xửa ngày xưa, có một chú Gấu, chú ta có bộ lông màu trắng và chú rất thích chải đầu. Một hôm chú ta đói, chú quyết định lấy nồi để nấu món súp. Chú ta ra vườn và hái cà rốt. Nhưng vì chú không chịu tưới nước cho vườn cà rốt nên cà rốt đã bị héo không ăn được. Chú liền nảy ra ý định sẽ trèo lên cây và ăn trộm mật ong vì cả gia đình nhà ong đang đi kiếm mật. Trong lúc đang mải ăn mật ong, cả nhà ong kiếm mật về nhìn thấy liền đốt chú Gấu khiến chú ngã uỵch xuống đất. Từ đó trở đi chú không dám ăn trộm mật ong nữa mà chăm chỉ trồng cà rốt. - Sau khi trẻ kể xong, cô cùng trẻ tìm hiểu về nội dung của câu chuyện bạn vừa kể. Từ đó giáo viên có thể đưa ra những bài học trong câu chuyện của trẻ, giáo dục trẻ những đức tính tốt. Trẻ có thể sử dụng mọi đồ vật đồ chơi ở các góc để sáng tạo truyện 2.3. Sáng tạo truyện dựa theo một phần cho sẵn Cô có thể đưa ra một phần của truyện (mở đầu, diễn biến hoặc kết thúc), trẻ nghĩ ra các phần còn lại. Đây là một hình thức cũng rất thu hút trẻ. Cô kích thích trẻ bằng việc đưa ra các câu hỏi. Nếu sáng tạo phần thân truyện, cô có thể đưa ra các gợi ý: Các con nghĩ sao? Câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào?... Nếu sáng tạo phần mở đầu, cô đưa ra câu hỏi: Vì sao lại xảy ra tình huống đấy?... Các câu hỏi sẽ tạo nên “đòn bẩy” thúc đẩy tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo các tình huống diễn ra như thật, tránh nhắc lại tình huống của bạn, cô đề nghị trẻ nghĩ ra nhiều phương án khác nhau có thể xảy ra. Cùng với một kết thúc truyện cô đưa ra: “Cậu bé đến khoanh tay xin lỗi bà lão”, có rất nhiều tình huống được trẻ nghĩ ra. Bé Hương Giang đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nghịch ngợm”: “Một hôm, bạn Bo đang đá bóng cùng các bạn ở sân chơi. Bạn thấy bà lão hàng xóm đang phơi chiếc chăn vừa mới giặt xong. Chiếc chăn rất đẹp và sạch sẽ. Bạn liền nảy ra một ý định sẽ đá bóng để làm bẩn chăn của bà. Lúc bà lão không để ý, bạn liền đá mạnh vào chiếc chăn làm chiếc chăn có một vết đất cát tròn to. Khi bà lão quay ra, nhìn chiếc chăn bị bẩn, bà lại lầm lũi mang đi giặt rất vất vả. Bo nhìn thấy vậy rất ân hận vì hành động của mình liền đến khoanh tay xin lỗi bà. Bạn ấy còn giúp bà giặt và phơi chiếc chăn ấy nữa”. Bé Hoàng Anh lại có những tưởng tượng khác. Bé đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nói dối”: “Có một bạn nhỏ rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ bạn ý vừa cắm một lọ hoa rất đẹp để trên bàn. Bạn ý chạy nhảy đùa nghịch làm rơi vỡ mất lọ hoa, những mảnh vỡ bắn tung tóe. Bạn ý sợ quá vội chạy lên gác trốn. Chẳng may bà bạn đi qua. Vì mắt bà kém nên không để ý đến những mảnh vỡ đã dẫm phải mảnh vỡ và bị chảy máu. Thấy vậy bạn ý rất hoảng sợ nhưng không dám nhận lỗi. Bạn ý đã nói dối bà và mẹ là do con mèo chạy qua làm đổ lọ hoa. Nhưng từ lúc đó bạn ý rất hối hận. Bạn không dám nhìn vào mắt của mọi người. Thế là bạn quyết định nói sự thật cho bà và mẹ nghe. Bạn đã xin lỗi bà vì đã làm bà đau. Bà đã xoa đầu và dặn bạn từ lần sau không nghịch ngợm như thế nữa! ” Hình thức sáng tạo ra phần mở đầu và thân truyện dựa theo phần kết của truyện đòi hỏi trẻ phải tưởng tượng ra một câu chuyện có các nhân vật, các tình tiết trong một bố cục hợp lý để dẫn đến một cái kết có sẵn. Đôi khi những chi tiết, tình huống trẻ đưa ra còn vụn vặt, vô nghĩa và chưa logic. Giáo viên cần là người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ xâu chuỗi các sự kiện sao cho thật hợp tình, hợp lý. Góc Thế giới truyện của bé là nơi hình thành ở trẻ những ý tưởng sáng tạo 2.4. Sáng tạo truyện dựa theo một chi tiết hay một chủ đề Giáo viên đưa ra một chi tiết, trẻ sáng tạo truyện sử dụng chi tiết đó. Giáo viên lưu ý khi lựa chọn chi tiết, cần chọn những tình huống mang tính then chốt, có kịch tính, làm công cụ sáng tạo xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Giáo viên có thể lựa chọn những đề tài liên quan đến chủ đề hoặc những nội dung cần giáo dục trẻ. Như vậy hoạt động này còn đảm bảo được tính tích hợp, rất nhẹ nhàng và hiệu quả. Ví dụ khi đưa ra một chi tiết “Vườn cà chua đã chín”, bé Tiến Quang đã kể: “Giữa một khu rừng nọ có ba anh em nhà lợn con sống với nhau. Bố mẹ đã mất rồi. Ba anh em rất yêu thương đoàn kết với nhau. Một hôm, người anh đi vào rừng tìm thức ăn cho các em. Người anh đã nhìn thấy một quả cà chua. Nhưng lợn anh đã không ăn mà mang về cho các em. Khi mang về, hai lợn em không ăn mà nhường anh. Ba anh em nhường nhau không ai chịu ăn. Cuối cùng, chú lợn út nảy sinh một ý tưởng. Đó là sẽ dùng quả cà chua đó để trồng thành cây cà chua. Khi cây lớn sẽ cho nhiều quả và các chú lợn ai cũng có cà chua ăn. Các chú đã trồng cây cà chua và chăm chỉ tưới nước cho cây. Một buổi sáng, các chú tỉnh dậy và phát hiện ra vườn cà chua đã chín. Các chú đã rất sung sướng reo lên: “A, cà chua chín rồi, cà chua chín rồi!” Sau đó ba anh em đã hái cà chua và cùng nhau ăn rất ngon lành.” Bé đã đặt tên cho truyện là “Anh em lợn con và vườn cà chua” Các câu chuyện trẻ sáng tạo đôi khi sử dụng những nhân vật trong các câu chuyện hay những bộ phim hoạt hình mà trẻ yêu thích. Như câu chuyện “Anh em lợn con và vườn cà chua” của bé Tiến Quang, ý tưởng được nảy sinh từ bộ phim hoạt hình rất nổi tiếng của hãng Walt Disney “Ba chú lợn con” mà trẻ vô cùng yêu thích. Điều này làm cho câu chuyện đó có một hấp dẫn riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của trẻ. Với một yêu cầu: Hãy kể một câu chuyện trong đó có hình ảnh của các hiện tượng tự nhiện. Bé Bảo Phúc đã kể câu chuyện có tên “Cuộc phiêu lưu của ông mặt trời”: “Một hôm ông mặt trời đang lang thang trên bầu trời. Có một giọt nước tí xíu đã gọi: Ông mặt trời ơi! Xuống đây chơi với cháu. Ông mặt trời đã xuống và theo bạn giọt nước ra biển chơi. Ông còn đeo cả kính vì chói mắt quá. Ông đi tắm biển và còn lên thuyền đi câu cá. Khi trời gần tối, ông nói với giọt nước: Thôi trời tối rồi, ông đi về đây. Ông mặt trời đã tạm biệt bạn giọt nước và hẹn hôm nào đó ông sẽ lại xuống chơi”. Như vậy trẻ đã sử dụng những chi tiết trong truyện “Giọt nước tí xíu” mà trẻ từng được nghe, kết hợp vận dụng những điều mà hàng ngày trẻ chứng kiến để sáng tạo truyện với nội dung rất hấp dẫn, hồn nhiên. Chỉ với một chi tiết, trẻ có thể tự tin trình bày một câu chuyện rất thú vị 2.5 Kể liên tiếp theo nhóm Hình thức này giáo viên sẽ chia nhóm để trẻ hoạt động. Các nhóm sẽ nối tiếp nhau kể một câu chuyện. Nhóm một kể phần mở đầu. Nhóm hai sẽ dựa vào những tình huống, chi tiết nhóm một đưa ra để sáng tạo phần thân truyện. Nhóm ba kể nốt phần kết của truyện. Với hình thức hoạt động này, đòi hỏi trẻ phải biết lắng nghe, biết hợp tác, bàn bạc để tạo ra một câu chuyện theo đúng cốt truyện các bạn yêu cầu. Trẻ bàn bạc, thống nhất để đưa ra những ý kiến triển khai câu chuyện 2.6 Kể lại truyện văn học một cách sáng tạo Với một số tác phẩm văn học đã quen thuộc với trẻ, giáo viên có thể làm mới lạ, hấp dẫn những truyện đó bằng cách cho trẻ kể lại truyện sáng tạo theo tưởng tượng của mình. Có một vài ý kiến cho rằng, hình thức này sẽ làm mất đi cái cốt vốn có của truyện. Nhưng theo tôi, với những câu chuyện đã quá cũ với trẻ, nếu được làm mới sẽ rất hấp dẫn, thu hút trẻ. Hơn nữa, để sáng tạo, đòi hỏi trẻ phải hiểu một cách sâu sắc truyện mới có thể tạo ra những câu chuyện không giống bản gốc. Chỉ cần thay đổi một chi tiết nhỏ, một tình huống, một sự kiện nào đó là trẻ có thể biến hóa thành một câu chuyện với một cục diện khác. Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” đã rất quen thuộc với trẻ. Cô gợi ý để trẻ sáng tạo ra một “dị bản” khác. Trẻ rất hứng thú với hoạt động này. Bé Bảo Trâm thay đổi chi tiết “Khi cô bé gặp chó Sói, Sói hỏi cô bé đi đâu. Cô bé nói đi mang bánh cho bà bị ốm. Cô bé còn chỉ đường cho Sói tìm đến nhà bà. Nhưng cô đã rất thông minh. Cô đã không chỉ đường thẳng mà chỉ cho Sói đi đường vòng. Cô đã về nhà bà trước và báo cho bác thợ săn hàng xóm. Bác đã đóng giả làm bà của cô bé. Khi chó Sói vào, bác thợ săn đã bắt được chó Sói và trói nó vào gốc cây. Chó Sói sợ quá van xin bác thợ săn. Sói hứa sẽ không bao giờ làm hại ai nữa.” Như vậy, trẻ đã rút ra được bài học cho bản thân và xử trí rất thông minh khi đặt mình vào tình huống đó. Trẻ rất hứng thú sáng tạo dựa trên những truyện đã quen thuộc 2.5 Hình thức Bài tập về nhà Giáo viên có thể đưa ra những tình huống và yêu cầu trẻ về nhà nghĩ toàn bộ câu chuyện. Hoặc cô kể phần mở đầu, cho trẻ suy nghĩ, sáng tạo diễn biến truyện. Hình thức này không chỉ hấp dẫn trẻ tham gia mà còn thu hút cả phụ huynh cùng hợp tác với trẻ. Rất nhiều phụ huynh đã rất nhiệt tình và cẩn thận ghi chép lại những câu chuyện tự sáng tác gửi cho các cô. Để có được những câu chuyện hay nhất, đòi hỏi trẻ phải tự tìm tòi, suy nghĩ và huy động cả gia đình cùng tham gia. Những câu chuyện do phụ huynh gửi đến 3. Kết quả Với các cách làm trên, tôi thấy trẻ trong lớp rất hứng thú tham gia. Khả năng ngôn ngữ của trẻ đã thay đổi rất đáng kể. Trẻ càng ngày càng sáng tạo hơn, nghĩ ra nhiều tình huống, lời kể trau chuốt với ngữ điệu truyền cảm, có hồn. Những câu chuyện của trẻ rất sinh động, có bố cục hợp lý, rõ ràng. Đặc biệt, trong mỗi câu chuyện đều có một bài học đạo đức rất nhẹ nhàng. Điều này chứng tỏ trẻ đã có những nhận thức rất rõ về những điều đúng, sai, về cái thiện, cái ác, về cái đẹp, cái xấu, về những điều nên và không nên.... Hơn nữa, với những hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo rất phong phú trên, tôi dễ dàng lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất, phù hợp với khả năng của trẻ ở lớp, phù hợp với những trực quan sẵn có, phù hợp với nội dung của chủ đề... Và hoạt động chiều thực sự là một hoạt động hấp dẫn với trẻ. Trẻ chờ đợi từng buổi được
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_cho_tre_5_6_tuoi_ke_chuyen_san.doc