SKKN Một số hình thức gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non

3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất:

 a.Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:

Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài trong suốt thời thơ ấu.

Với mỗi chủ điểm tôi lựa chọn các bài hát có các nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ đồng thời tôi sáng tác và phiên nhạc cho phù hợp với nội dung của hoạt động, các bài hát thường vui tươi nhộn nhịp gây hứng thú với trẻ. Tôi kết hợp các bài hát phù hợp với từng động tác, từng bài, từng chủ điểm để áp dụng vào dạy trẻ nhằm tạo cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn hơn

VD: Trong giờ “ thể dục giờ học” Với phần tập bài tập phát triẻn chung tôi cho trẻ tập các động tác kết hợp trên nền nhạc với nhiều bài hát khác nhau để tạo thêm hưng phấn cho trẻ khi tập như: “ Trường chúng cháu là trường mầm non; Tiếng chú gà trống gọi; Như có bác Hồ; Đu quay; Vì sao chim hay hót; Đố bạn; Chú bộ đội; Hoa trường em ”

b. Sử dụng thơ chuyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất:

Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn không chỉ là phát triển vận động mà con giúp trẻ phát huy toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích trẻ hoạt động.

Ví dụ : Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện là “ Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế” – Chủ điểm gia đình.

Tôi sử dụng truyện :” Tích Chu”, dẫn dắt trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước cho bà uống để bà trở thành người, đường đi lấy nước khó khăn và vất vả phải đi theo nhiều chặng đường.

Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu

Phần trọng động: Tập luyện và cùng nhau đi bộ theo đường hẹp sau đó trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động.

Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn một ước mơ bay tới đất nước của những giấc mơ (trẻ đi nhẹ nhàng).

Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động : Chuyền bóng”, tôi cho trẻ đọc các câu thơ:

 “Không có cánh mà bóng biết bay

 Không có chân mà bóng biết chạy,

 Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo

 Cùng thi đua nào, cùng thi đua nào”.

Đồng thời kết hợp với đọc thơ cho trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn.

Hình ảnh trò chơi chuyền bóng

Hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: rồng rắn lên mây, đi cầu đi quán . Qua đó cho trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.

c/ Qua các trò chơi:

*Trò chơi: “ Ghép hình”

Trẻ biết chọn hình và ghép những hình đó sao cho chúng với hình mẫu và nói được nội dung của hình mà mình đã ghép

VD: bài tập ‘‘Tung và bắt bóng bằng hai tay’’

- Cách chơi: Trẻ ghép những hình từ những mảnh rời thành 1 hình nguyên vẹn théo mẫu

- Chuẩn bị: +Tranh vẽ bé đang cầm bóng để tung

 + Các mảnh tranh rời có nội dung giống tranh mẫu

Sau khi trẻ ghép hình xong cô hỏi trẻ (Con ghép được hình gì? Bạn đó đang làm gì? con có thích không?

VD: Tròi chơi “Bé đang bò thấp”

- Chuẩn bị: 1 hình mẫu và nhiều hình rời có nội dung hình mẫu

- Cách chơi: Trẻ ghép các hình chữ từ những hình rời rạc thành 1 hình nguyên vẹn theo mẫu và nói được nội dung hình đó

* Trò chơi 2: “Chọn dụng cụ cho bạn”

 

doc 22 trang daohong 08/10/2022 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non

SKKN Một số hình thức gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non
hích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, vì vậy việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết.
Đối với lớp học: Ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm tôi luôn có sự thay đổi phù hợp gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như cầm nắm, cắt dán, vẽ, tô màu  Và qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô
VD: Trang trí chủ điểm: “Trường mầm non” trẻ tô mầu các bức tranh hay các vận động viên đang đá bóng, tung bóng, bơiTrẻ kể tên trò chơi kể về nội dung của trận bóng đá theo lời kể của trẻ.
Cũng như chủ điểm động vật để có phần ngộ nghĩnh hơn tôi đã cho trẻ làm các bức tranh về các con vật như: Mèo, gấu, voi tham gia đá bóng, đua xe, chơi cầu lông, bóng chuyền để trẻ tô mầu, ghép tranh kể về các bài tập của nội dung bức tranh đó, cứ như vậy với từng chủ điểm hoặc theo nội dung các bài tập vận động cô và cháu cùng tham gia trang trí, làm đồ dùng cho trẻ chơi góc mở.
Môi trường ngoài lớp học tôi cùng giáo viên trong khu sắp sếp bố trí có sự thay đổi tạo quan cảnh sư phạm mới mẻ hấp dẫn, tạo môi trường an toàn tốt nhất cho trẻ học tập. Đồ chơi ngoài trời bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân cho trẻ thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được đưa vào lịch sinh hoạt hàng tuần, tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lao động từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như được chăm sóc cây, tưới cây nhổ cỏ Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình
Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn kỹ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời (thang leo), hoặc leo lên bước xuống qua các bậc tam cấp, bậc thang, gốc cây Hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở sân trường.
Môi trường đa dạng, phong phú phù hợp sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện tự tin giữa giáo viên với trẻ. Từ những vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
b/ Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng . Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ, nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan hấp dẫn, trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao hơn. Hiểu được những điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp cho trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiếtt đối với các lớp học mầm non, nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên mầm non phải quan tâm.
Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo các tuần, khi cho trẻ sử dụng quả bông, khi trẻ sử dụng gậy sử dụng, trống lắc hay gậy, nơ  Sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực hiện.
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, các hộp khối, tạo các đường hẹp bằng các đồ dùng như thanh nhựa, vỏ hộp, cây que có mày sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ học đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ luôn tuân thủ nguyên tắc: Bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ
Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên, đó là nơi các đồ dùng đồ chơi dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như thang leo, ghế thể dục Tôi kiểm tra độ chắc chắn trước khi cho trẻ sử dụng, nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động.
3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất:
 a.Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:
Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài trong suốt thời thơ ấu.
Với mỗi chủ điểm tôi lựa chọn các bài hát có các nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ đồng thời tôi sáng tác và phiên nhạc cho phù hợp với nội dung của hoạt động, các bài hát thường vui tươi nhộn nhịp gây hứng thú với trẻ. Tôi kết hợp các bài hát phù hợp với từng động tác, từng bài, từng chủ điểm để áp dụng vào dạy trẻ nhằm tạo cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn hơn
VD: Trong giờ “ thể dục giờ học” Với phần tập bài tập phát triẻn chung tôi cho trẻ tập các động tác kết hợp trên nền nhạc với nhiều bài hát khác nhau để tạo thêm hưng phấn cho trẻ khi tập như: “ Trường chúng cháu là trường mầm non; Tiếng chú gà trống gọi; Như có bác Hồ; Đu quay; Vì sao chim hay hót; Đố bạn; Chú bộ đội; Hoa trường em”
b. Sử dụng thơ chuyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất:
Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn không chỉ là phát triển vận động mà con giúp trẻ phát huy toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích trẻ hoạt động.
Ví dụ : Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện là “ Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế” – Chủ điểm gia đình.
Tôi sử dụng truyện :” Tích Chu”, dẫn dắt trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước cho bà uống để bà trở thành người, đường đi lấy nước khó khăn và vất vả phải đi theo nhiều chặng đường.
Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu
Phần trọng động: Tập luyện và cùng nhau đi bộ theo đường hẹp sau đó trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn một ước mơ bay tới đất nước của những giấc mơ (trẻ đi nhẹ nhàng).
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động : Chuyền bóng”, tôi cho trẻ đọc các câu thơ:
 “Không có cánh mà bóng biết bay
 Không có chân mà bóng biết chạy,
 	 Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
 Cùng thi đua nào, cùng thi đua nào”.
Đồng thời kết hợp với đọc thơ cho trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn.
Hình ảnh trò chơi chuyền bóng
Hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: rồng rắn lên mây, đi cầu đi quán. Qua đó cho trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.
c/ Qua các trò chơi:
*Trò chơi: “ Ghép hình”
Trẻ biết chọn hình và ghép những hình đó sao cho chúng với hình mẫu và nói được nội dung của hình mà mình đã ghép
VD: bài tập ‘‘Tung và bắt bóng bằng hai tay’’
- Cách chơi: Trẻ ghép những hình từ những mảnh rời thành 1 hình nguyên vẹn théo mẫu 
- Chuẩn bị: +Tranh vẽ bé đang cầm bóng để tung
 + Các mảnh tranh rời có nội dung giống tranh mẫu
Sau khi trẻ ghép hình xong cô hỏi trẻ (Con ghép được hình gì? Bạn đó đang làm gì? con có thích không?
VD: Tròi chơi “Bé đang bò thấp”
- Chuẩn bị: 1 hình mẫu và nhiều hình rời có nội dung hình mẫu
- Cách chơi: Trẻ ghép các hình chữ từ những hình rời rạc thành 1 hình nguyên vẹn theo mẫu và nói được nội dung hình đó
* Trò chơi 2: “Chọn dụng cụ cho bạn”
- Chuẩn bị : 1 Tranh to, trong tranh vẽ rất nhiều hình ảnh các bạn đang tập các bài tập như ném xa, tung bóng, bật, bò và các dụng cụ bóng, bục bật, vòng cung, vòng tròn vẽ rời bằng bìa tô màu đẹp. (Cô gợi ý trẻ nói tên bài tập cho trẻ đếm số dụng cụ mà trẻ đã gắn được )
- Cách chơi : Trẻ tìm đúng dụng cụ và gắn sao cho đúng với hình miêu tả bạn đang làm động tác cần đến dụng cụ đó
* Trò chơi 3: “Xếp hình”
Trẻ biết xếp hình các bạn đang tập thể dục buổi sáng hay các bạn đang tập các bài vận động
- Chuẩn bị: mỗi trẻ 1 tranh vẽ có từ 2-3 bạn đang tập thể dục
Sau khi trẻ xếp xong cô gợi ý hỏi trẻ ( Con xếp hình gì ? Các bạn đang làm gì ? Vì sao phải tập thể dục ? )
- Cách chơi: Trẻ xếp hình các bạn tập thể dục bằng que hay hạt theo dấu chấm mờ cô vẽ trong tranh
* Trò chơi 4: “Trò chơi vận động”
Là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện và có hiệu quả vì nó thu hút nhiều trẻ tham gia, có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động chạy cho trẻ
VD: Tôi đã sử dụng trò chơi “Mèo và chim sẻ, Ô tô và chim sẻ, Cáo và thỏ, chó sói xấu tính”
Hay để hoàn thiện vận động đi cho trẻ tôi đã kết hợp với trò chơi “Bắt chước dáng đi của các con vật”, Trẻ đi như Gấu, đi nhẹ như Mèo.
Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện các tố chất và phát triển thể lực
 Ví dụ: trong trò chơi “Đuổi bắt, Bịt mắt bắt dê, Mèo đuổi chuột” Trẻ được rèn tính nhanh nhẹn, luồn khéo
Trò chơi vận động tác động lên nhiều nhóm cơ làm tăng quá trình trao đổi chất, làm thay đổi trạng thái giữa các hoạt động giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng đem lại sự thoải mái vui vẻ cho trẻ và nó cũng ảnh hưởng đến tính cách khí chất của trẻ. Trong khi chơi trẻ thể hiện hành vi, nét mặt của mình và cũng hình thành ở trẻ tính trung thực, kiên trì, lòng dũng cảm. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng, chính vì vậy mà tôi đã dựa vào các bài tập vận động cơ bản để sưu tầm thêm một số trò chơi vận động để giúp trẻ hoàn thiện và phát triển các kĩ năng như ném xa, chạy, nhảy, trèo, bật
 Ví dụ: Trò chơi “Bác nông dân giỏi” Chủ đề động vật
 - Chuẩn bị: + 3 bảng có trang trí hình cây (hoặc vườn rau)
	 + Trong đó chuẩn bị các loại hoa quả hoặc rau rời
	 + Vẽ 2 vòng tròn sát nhau
 - Cách chơi : Chia thành 2 đội ( mỗi đội 10 trẻ)
Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng bật qua 3 vòng tròn lên tìm quả nào gắn vào cây có quả đó, rau nào gắn vào vườn rau đó rồi quay về đập vào tay bạn tiếp theo. Cứ thế trò chơi được tiếp tục cho đến hết
 - Luật chơi: + Trò chơi diễn ra trong thời gian là một bản nhạc
+ Đội nào gắn đúng, được nhiều quả, rau đội đó thắng cuộc
 Ví dụ: Trò chơi” Tung cao hơn nữa”
- Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 bóng.
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 quả bóng theo vòng tròn. Trẻ tung bóng lên cao và cố gắng bắt bóng bằng 2 tay.
Trẻ vừa tung vừa đọc “ Quả bóng con con
 Quả bóng tròn tròn
 Bạn tung, tôi đỡ
 Tung cao hơn nữa
 Bắt bóng tài chưa
Mục đích của trò chơi này nhằm rèn luyện, phát triển ngôn ngữ và cơ tay, cơ chân cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “Ai ném xa nhất” (Chủ điểm “Bản thân bé và gia đình”)
- Chuẩn bị: 15 -29 trẻ, Túi cát có nhiều màu khác nhau
- Cách chơi: Trẻ đứng thành đội hình hàng dọc, sát vạch chuẩn tay cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh “Ném” thì đưa tay ném túi cát ra xa
 - Luật chơi: Bạn nào ném xa nhất và nhặt đúng túi cát là người thắng cuộc
 Ví dụ: Trò chơi “Về đúng bến” (Chủ điểm “Giao thông”)
- Chuẩn bị: + Mỗi trẻ 1 tranh lô tô về các phương tiện giao thông (thuyền, ô tô khách tàu thủy, ô tô tải)
 + 4 bức tranh vẽ ký hiệu bến của loại PTGT này
 - Cách chơi: Khi có nhạc trẻ vừa đi vừa hát ( các bài hát về chủ điểm) theo nhạc bài hát đó. Dừng nhạc trẻ có PTGT nào phải chạy về đúng bến của PTGT đó.
 - Luật chơi: Bạn nào về sai bến là bạn đó thua cuộc phải nhảy lò cò 1 vòng hay hát 1 bài về chủ điểm giao thông.
Ví dụ: Trò chơi “Ném quả vào rổ”
 - Mục đích của trò chơi này là luyện khả năng định hướng, sự khéo léo và bổ trợ cho bài tập “ Ném trúng đich nằm ngang”
- Chuẩn bị : + 2 cái rổ con
+ 1 số quả nhựa
+ Vẽ 1 vạch chuẩn cách chỗ để rổ ( 15 – 20 m)
+ Đặt 2 cái rổ thành hàng ngang cách vạch chuẩn 1,5 – 2,0m. Khoảng cách giữa 2 cái rổ là 1m
-Cách chơi: Trẻ đứng thành 2 nhóm (hoặc 4 nhóm) xếp hàng dọc sát vạch. Mỗi trẻ ném 3 quả ( 3 lần) theo hiệu lệnh của cô. Cứ thế trò chơi được tiếp tục cho đến hết.
-Luật chơi: Bạn nào ném được nhiều quả bóng vào rổ sẽ được thưởng một tràng pháo tay
Cứ như vậy cô có thể dựa vào bài tập theo từng chủ điểm để sưu tầm, lựa chọn những trò chơi vận động khác cho trẻ chơi và thay đổi trò chơi để gây thêm phần hứng thú cho trẻ.
d/ Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất.
Trong giờ giáo dục thể chất muốn trẻ hoạt động tích cực, thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào giờ học một cách thoải mái không gò bó gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: “ Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình thông qua vận động”. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó.
Khi dạy trẻ chủ điềm “Tết và mùa xuân”, tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thì: Ngày hội Tây bắc.
 Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: “ Lăn bóng và di chuyển theo bóng – trò chơi nhảy sạp”. 
- Khởi động: Cho trẻ lên tàu tới tham dự hội thi.
- Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể dục).
- Vận động cơ bản: Phần thi ai khóe hơn ai (trẻ lăn bóng và di chuyển theo bóng).
Trò chơi vận động: Phần thi nhảy đẹp (Trẻ nhảy sạp).
Hình ảnh trẻ nhảy sạp
Hồi tĩnh: Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng)
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ được thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cô chọn các nội dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán địa phương quê hương đất nước, tình cảm đối với các dân tộc của đất nước con người Việt Nam.
e, Qua các hoạt động khác:
* Hoạt động thể dục buổi sáng:
Là một hoạt động không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tập thể dục buổi sáng giúp trẻ làm quen với các động tác phát triển chung nhằm bổ trợ cho các bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động, ngoài ra thể dục sáng còn giúp trẻ phát triển các tố chất lực như: khỏe mạnh, dẻo dai cơ thể phát triển hài hòa, cân đối và han thích vận động, tạo tâm thế thoải mái khi tham gia vào các hoạt động khác.
* Hoạt động đi dạo: 
Tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trong và ngoài trường, trong giờ đi dạo tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
VD: “ Nhảy qua rãnh nước, chơi với bóng, tắm nắng, nhảy như thỏ, bay như chim, bắt chước tạo dáng hay bắt chước tiếng kêu của các con vật. Làm các động tác phát triển của cây: Hạt nảy mầm, cây ra nụ, ra hoa, kết quả
Làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng
Qua hình thức trên tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác trẻ không bị chán nản, mệt mỏi
* Hoạt động mọi lúc, mọi nơi:
Trong giờ đón hay trả trẻ, các buổi vui chơi trong lớp, ngoài trời, trong giờ hoạt động chung mỗi chủ điểm tôi sưu tầm các trò chơi vận động có nội dung phù hợp mang tính hỗ trợ cho các bài tập vận động cơ bản để dạy trẻ
VD: Trò chơi “ Cáo ơi ngủ à” “ ô tô và chim sẻ” “ Rồng rắn lên mây” “ Lộn cầu vồng” “ Trồng nụ trồng hoa” hay chơi các môn thể thao như: Cầu lông, bóng chuyền và đây cũng là hình thức bổ trợ các kỹ năng vận động cho môn học “ Giáo dục thể chất”
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất. 
Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta là những hình ảnh về quê hương đất nước về gia đình và tuổi ấu thơ.
Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” nên việc sử dụng trò chơi được tôi luôn quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Khi trò chơi vận động nhằm rèn luyện phát triển cơ chân là “nhảy lò cò”, tôi có thể thay trò chơi “nhảy lò cò” bằng trò chơi dân gian “nhảy sạp”, việc đưa trò chơi “nhảy sạp” vào thay thế không ảnh hưởng tới mục đích yêu cầu của bài học mà trẻ còn thấy hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Hoặc với trò chơi : “Ai ném xa nhất”, tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân gian “ Ném còn” vào dạy trẻ.
Hay đối với các trò chơi củng cố phát triển cơ tay, hông, tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Đua thuyền”
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi đua thuyền
Và đối với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động “ Ai nhanh nhất”, tôi lựa chọn và thay bằng trò chơi “ rồng rắn lên mây”, ở trò chơi này với yêu cầu người làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp cho các bạn.
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây
Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động trong bài học, trẻ thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả học cao hơn.
3.4. Biện pháp 4: Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục thể chất
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tin học ngày càng có nhiều tính năng ưu việt hơn, phục vụ cho cuộc sống của con người. Xã hội phát triển, tư duy của trẻ ngày càng phát triển và tin học là một công cụ hiện đại giúp trẻ học tập chủ động và đạt hiệu quả cao. Để tìm ra phương pháp mới mẻ mà trẻ học không bị nhàm chán đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích yêu cầu của hoạt động giáo dục thể chất, tôi nghiên cứu đưa ra ý tưởng áp dụng công nghệ thông tin. Việc áp dụng công nghệ thông tin phải phù hợp với từng bài dạy nên tôi vận dụng phần mềm Powerpiont, ProshowGold để thiết kế bài giảng trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm phương tiện giao thông có trò chơi vận động “ Ô tô vào bến” tôi xây dựng trên chương trình thiết kế Powerpoint, ProshowGold với hình ảnh các bến ô tô có các chấm tròn từ 1- đến 5.
Slide1: Quang cảnh bên xe ô tô với nhiều loại phương tiện giao thông có nhạc nền( Trẻ đi xung quanh lớp).
Khi có hiệu lệnh của cô đồng thời màn hình xuất hiện Slide2: hình ảnh bến xe tới các chữ số là 1( hoặc 2-3-4-5) thì bạn nào có chữ số tương ứng sẽ tìm về đúng bến.
Đồng thời sẽ là các lời động viên chúc mừng các bạn đã chiến thắng.
 Cứ như vậy màn hình sẽ xuất hiện các Slide2,3,4,5 và cô cho trẻ tiếp tục trò chơi cho đến hết thời gian.
Slide 1	Slide 2
Hoặc ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động “ đi như gấu bò như chuột” tôi tìm chọn các hình ảnh về các con vật (gấu , chuột) trên trang thế giới động vật và thiết kế trên phần mềm Powerpoint đồng thời trình chiếu cho trẻ chơi bắt chước dáng đi của các con vật.
	Đi như gấu	Bò như chuột	
Từ những trò chơi sử dụng công nghệ thông tin đã thu hút trẻ tích cực với giờ học, có những trẻ còn nhút nhát nhưng khi thấy các hình ảnh đẹp các bạn khác chơi sôi nổi hào hứng nên đã mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất.
Ngoài những đồ dùng trực quan sử dụng trực tiếp trong giờ dạy để bớt phần khô cứng trong giờ dạy trẻ. Tôi đã mạnh dạn sử dụng các đoạn phim hoạt hình như “Tôm& JeRRy” để cho trẻ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_gay_hung_thu_giup_tre_mau_giao_lon_tha.doc