SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực người học, ngày 02/11/2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (NCKHKT) cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, bắt đầu thực hiện từ năm học 2011- 2012. Từ đó đến nay, NCKHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học trên phạm vi cả nước, phát triển cả về qui mô và số lượng, chất lượng dự án. Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2013, toàn quốc mới có 33 Sở GDĐT tham gia cuộc thi cấp quốc gia, với tổng số 140 dự án dự thi, đến năm 2016 đã có 63 tỉnh/ thành phố tham gia, với 400 dự án dự thi. Đặc biệt, trong mấy năm qua, Việt Nam liên tục tham gia Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế tại Hoa Kì và đều có dự án đoạt giải (01 giải Nhất năm 2012; 02 giải Tư năm 2013; 02 giải Tư và 1 giải Đặc biệt năm 2014; 01 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2015). Điều ấy chứng tỏ hoạt động NCKHKT dành cho học sinh trung hoc đã và đang được Bộ GDĐT và các Sở GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo sát sao, ngày càng thu hút học sinh tham dự và đạt được những thành tích ban đầu rất khả quan.

 

doc 29 trang Phúc Lộc 31/03/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy

SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THUÝ
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
§Ò tµi:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY
Tác giả: TRẦN XUÂN TRÀ 
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy
Xuân Trường, tháng 5 năm 2016
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY
THÔNG TIN CHUNG VỀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013- 2014 đến nay.
4. Tác giả:
	Họ tên: Trần Xuân Trà
	Ngày sinh: 04/4/1971
	Nơi thường trú: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn
	Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng
	Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy
	Điện thoại: 0979703715
	Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến.
5. Nơi áp dụng sáng kiến:
	Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy
	Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
	Điện thoại: 0350.887.0006
MỤC LỤC

Trang
Thông tin chung về SKKN dự thi cấp tỉnh
2
Mục lục
3
A. Điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
B. Mô tả giải pháp
6
I. Thực trạng hoạt động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy trước khi tạo ra sáng kiến
6
1. Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT
6
2. Giáo viên chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT
6
3. Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo
6
II. “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy”
7
1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông.
7
2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị
10
3. Làm tốt cvoong tác xã hội hóa và động viên thi đua, khen thưởng hoạt động NCKHKT ở nhà trường
25
C. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
26

D. Cam kết
28
E. Thư mục tham khảo
29

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực người học, ngày 02/11/2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (NCKHKT) cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, bắt đầu thực hiện từ năm học 2011- 2012. Từ đó đến nay, NCKHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học trên phạm vi cả nước, phát triển cả về qui mô và số lượng, chất lượng dự án. Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2013, toàn quốc mới có 33 Sở GDĐT tham gia cuộc thi cấp quốc gia, với tổng số 140 dự án dự thi, đến năm 2016 đã có 63 tỉnh/ thành phố tham gia, với 400 dự án dự thi. Đặc biệt, trong mấy năm qua, Việt Nam liên tục tham gia Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế tại Hoa Kì và đều có dự án đoạt giải (01 giải Nhất năm 2012; 02 giải Tư năm 2013; 02 giải Tư và 1 giải Đặc biệt năm 2014; 01 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2015). Điều ấy chứng tỏ hoạt động NCKHKT dành cho học sinh trung hoc đã và đang được Bộ GDĐT và các Sở GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo sát sao, ngày càng thu hút học sinh tham dự và đạt được những thành tích ban đầu rất khả quan.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, mấy năm qua Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức Hội thi NCKHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học. Hội thi đã thu hút được các trường THPT, các Phòng GD&ĐT trong tỉnh tham gia. Kể từ đó đến nay năm nào Sở GD&ĐT Nam Định cũng tuyển chọn được một số dự án tham gia và đạt giải Hội thi NCKHKT cấp Quốc gia. Nó góp phần khẳng định tiềm năng, thế mạnh của một đơn vị nhiều năm liền là lá cờ đầu toàn quốc về GDĐT.
Tuy nhiên, ở các trường trung học phổ thông (THPT), NCKHKT vẫn còn là hoạt động mới mẻ không chỉ đối với học sinh, mà đối với cả các bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Bởi lâu nay hoạt động NCKHKT là “lãnh địa” của các trường Đại học, Cao đẳng, các viện, học viện. Ở đó, các sinh viên, học viên thường là ít nhất sau một năm học mới bước đầu làm quen với hoạt động NCKHKT dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, các nhà khoa học có bề dạy kinh nghiệm, có học hàm, học vị cao. Không ít người cho rằng, việc NCKH đối với học sinh phổ thông là quá xa vời, vì mục tiêu chính của các em chỉ cần nắm vững kiến thức và kỹ năng ở chương trình giáo dục phổ thông, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Hơn nữa, để triển khai hoạt động NCKHKT đối với học sinh đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà khoa học giỏi làm tư vấn, trong khi kinh nghiệm NCKHKT của nhiều thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế. Mặt khác, giáo viên và học sinh đã phải dành quá nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Và vì là hoạt động mới mẻ, nên công tác quản lý, chỉ đạo của các trường THPT còn rất nhiều lúng túng. Đấy là chưa kể kinh phí đầu tư cho hoạt động này khá tốn kém
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT của học sinh ở các trường THPT? Từ thực tế hoạt động NCKHKT và những thành tích mà nhà trường đã đạt được trong mấy năm qua ở lĩnh vực này, chúng tôi nhận thấy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT dành cho học sinh, trước hết phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo nhà trường. Vì thế, tôi đã chọn “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) nhằm trao đổi với các trường THPT trong toàn tỉnh về việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mới mẻ này, góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
I) Thực trạng hoạt động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy trước khi tạo ra sáng kiến:
1) Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT:
	Như đã nói ở trên, NCKHKT là hoạt động mới mẻ đối với học sinh THPT. Đặc biệt, trường THPT Nguyễn Trường Thúy mới được thành lập từ năm 2007, điểm tuyển sinh đầu vào của học sinh rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Nam Định nên năm học 2013 – 2014, khi lần đầu tiên tham gia hoạt động NCKHKT các em hết sức bỡ ngỡ. Bởi từ trước tới nay các em chưa hề biết tới hoạt động này. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng nhất của hoạt động NCKHKT, như: Nghiên cứu khoa học là gì? Bố cục của một dự án NCKHKT ra sao? Những phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng khi thực hiện dự án? Tiến trình thực hiện một dự án như thế nào?... các em đều chưa hề biết tới. Vì thế các em còn dè dặt đăng ký tham gia NCKHKT khi nhà trường phát động, tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi. Nhà trường phải giao chỉ tiêu về các khối, lớp để tổ chức Hội thi cấp trường.
Qua Hội thi cấp trường năm học 2013- 2014, chúng tôi thấy, từ việc hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, đến cách triển khai nội dung, bố cục dự án các em đều dễ sa vào những lỗi thường gặp khi NCKHKT, như: ý tưởng xa với, thiếu tính khả thi (Chinh phục sao Hỏa); chọn đề tài chưa thể hiện rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu (Mô hình cửa báo động) Đấy là một trong những lý do gợi dẫn tôi thực hiện đề tài này.
2) Giáo viên chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT:
	Cũng như hầu hết các trường THPT mới thành lập trên địa bàn tỉnh Nam Định, đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Trường Thúy phần đông còn rất trẻ, vừa mới tốt nghiệp ra trường và chủ yếu đạt trình độ Đại học nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động NCKHKT. Bởi vậy, sau khi nhà trường đã lựa chọn được những ý tưởng khả thi, phân chia thành các lĩnh vực, cử giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT phù hợp với trình độ chuyên môn của mình, đa số giáo viên đều e ngại và cảm thấy thiếu tự tin trước nhiệm vụ này.
	Qua thực tế Hội thi NCKHKT cấp trường năm học 2013 – 2014, chúng tôi cũng thấy, một số giáo viên và học sinh chưa tự tin trước những câu hỏi phản biện của Ban giám khảo nên tính thuyết phục của các dự án chưa cao. Đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài SKKN này.
3) Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo:
	Vì là hoạt động hoàn toàn mới đối với các trường THPT, nên cũng như nhiều cơ sở giáo dục khác, Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trường Thúy còn lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo học sinh tham gia NCKHKT.
	Bên cạnh tính mới mẻ, sở dĩ lãnh đạo nhà trường còn lúng túng, bị động trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động này còn do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá xem nặng việc học và thi cử. Học sinh và giáo viên phần lớn chỉ tập trung vào việc dạy và học là chính, chưa thật sự quan tâm và xem hoạt động NCKHKT là nền tảng góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp; đội ngũ giáo viên nhà trường phần đông còn rất trẻ chưa có kinh nghiệm trong hoạt động NCKHKT dễ nảy sinh tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài; lại là trường mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng đủ cho hoạt động NCKHKT; một số phụ huynh có tâm lý e sợ không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKHKT vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích; chế độ chính sách của nhà nước lại chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKHKT; Đó là những khó khăn của lãnh đạo nhà trường trong quá trình chỉ đạo, tổ chức, triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh. Đây chính là lý do cơ bản để tôi chọn

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_quan_ly_chi_dao_nham_na.doc