SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
2/ Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ đó xây dựng một số biện pháp, giải pháp phù hợp tổ chức tốt hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ . Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
Đề xuất một số biện pháp để thực hiện biện pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi được tốt hơn
Đề ra nhữn kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung.
3/ Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
4/Đối tượng khảo sát.
Đối tượng nghiên cứu cuả đề tài là cô và cháu lớp mẫu giáo nhỡ B2(4-5 tuổi) trong hoạt động rèn kỹ năng sống .
5/Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp khảo sát:
Là phương pháp kiểm tra thực tế để nghiên cứu và phân tích nội dung của đề tài.
- Phương pháp phân tích :
Là phương pháp được sử dụng khi đã có nội dung khảo sát nhằm tiến hành phân tích các yếu tố cơ bản của nội dung cần nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp :
Được sử dụng dựa trên kết quả đã phân tích. Tôi tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung đề tài. Từ đó có cơ sở để đề xuất một số ý kiến trong việc tổ chức rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như:gợi mở,phương pháp đàm thoại phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Theo dõi hoạt động vui chơi và hoạt động học của trẻ.
6/ Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là cô và cháu trong các hoạt động tổ chức rèn kỹ năng sống theo các chủ đề trong trường Mầm non.
* Kế hoạch nghiên cứu:Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
à trường.. 2.Khó khăn Tài liệu tham khảo chưa đáp ứng đủ, kinh nghiệm còn ít nên cũng có phần hạn chế. Do bối cảnh xã hội bây giờ đa phần nhà ít con nên các phụ huynh thường nuông chiều con thái quá, đáp ứng mọi yêu cầu của con, làm hết tất cả mọi việc cho trẻ khiến trẻ thiếu đi những kỹ năng tự phục vụ bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ cần có sự tham gia phối kết hợp của phụ huynh học sinh. Nhưng trên thực tế thì nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trong các hoạt động và với người lạ. Bản thân lúc đầu còn lúng túng trong việc hướng dẫn trÎ trong việc dạy trẻ kỹ năng sống. IV/ Giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện cho cả năm Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ ở lứa tuổi Mầm non, các nội dung dạy trẻ làm kỹ năng sống ở từng độ tuổi là khác nhau. Tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ để lựa chọn chủ đề, nội dung, cho phù hợp với từng độ tuổi, như ở chủ đề ( Trường MN của bé, Bản thân bÐ vµ gia ®×nh , BÐ biÕt nh÷ng nghÒ g× , Động vật, BÐ yªu c©y xanh vµ nh÷ng ngµy tÕt vui vÎ , Giao thông, Nước và mïa hÌ, Quê hương đất nước Bác Hồ” làm sao toát lên được các đối tượng cụ thể của từng chủ đề. Khi lựa chọn các nội dung của từng chủ đề xong thì ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch rồi thống nhất vµ ®a vµo thùc hiÖn Kế hoạch thực hiện dạy trẻ kỹ năng sống STT CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Trường Mầm non cña bÐ - Làm quen người bạn mới, trường lớp có gì - Tình huống bị trêu trọc: nhận thức, cách xử lý - Tình huống xung đột: nhận thức, cách xử lý - Rèn kỹ năng sử dụng đồ vật và thói quen giữ gìn, bảo vệ chúng (không làm vỡ, không làm hỏng, rửa sạch, để ngăn nắp và trật tự khi dùng xong). - Tổ chức chơi trò chơi Bạn ở đâu, Bạn nào hát, trường con có gì? Lớp con đâu ... - Làm quen với các bài thơ câu chuyện: Tình bạn, Cảm ơn, Đôi bạn tốt.. - Cho trẻ xẹm băng đĩa tình huống các bạn trong lớp trêu trọc và tranh giành nhau đồ chơi. Hỏi nhận xét của trẻ và cách xử lý tình huống đó nếu là con. - Cho trẻ chơi lô tô các hành động đúng và hành động sai 2 B¶n th©n bÐ vµ gia ®×nh - Lời giới thiệu về bản thân - Cảm xúc: vui vẻ, hạnh phúc, tức giân, sợ hãi, mặc cảm, buồn. - Điều chỉnh cảm xúc - Người lịch sự: xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi - Người con hiếu thảo - Nhận thức tình cảm của cha mẹ - Mình là khách: chào hỏi, ứng xử - Văn hóa trong ăn uống - Giao tiếp qua điên thoại: trả lời điện thoại, biết một số số điện thoại khẩn cấp 114,115 - Tổ chức chơi với các khuân mặt khác nhau, giao lưu, trò chuyện qua tranh ảnh với các cử chỉ, điệu bộ, hành động dúng, sai...các công việc bé có thể làm được. - Cho trẻ tham gia chơi các hoạt động vui chơi tập thể: Bạn ở đâu, truyền tin, bắt chước, tạo dáng - Nghe giai điệu để thể hiện cảm xúc - Đưa ra một số tình huống để cung cấp kỹ năng cho trẻ: Khi buồn con sẽ làm gì ? Con sẽ làm gì để mọi người vui? - Trò chơi đóng vai: Bạn có gì khác, Mình là khách, khách đến chơi nhà - Cho trẻ vẽ, xé, dán, ảnh chụp bức tranh về gia đình mình và đặt tên cho - Làm bộ sưu tập về người thân trong gia đình - Kể cho trẻ nghe những câu chuyện, bài thơ về lòng hiếu thảo: Mẹ yêu, cháu chào ông ạ, Tích Chu, Giữa vòng gió thơm, Bông hoa Cúc trắng, Làm anh, Giữa vòng gió thơm, Hai anh em.... - Con sẽ làm gì để bố mẹ vui lòng? - Cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch khi có khách đến chơi nhà con phải làm gì ? - Con sẽ làm gì trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.... - Đưa trẻ vào những tình huống có vấn đề: Người lạ vào nhà , cháy, bị ngã ... - Một số công viẹc vừa sức giúp đỡ bố mẹ, người thân trong gia đình, Biết sống cởi mở, thật thà và ứng xử đúng trong giao tiếp. Sống có trật tự, ngăn nắp và vệ sinh trong gia 3 BÐ biÕt nh÷ng nghÒ nµo ? -Ước mơ của bé -Làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ -Sử dụng đồ dùng sản phẩm của các nghề đúng công dụng và biết giữ gìn sản phẩm - Trẻ vẽ về nghề mình thích, ước mơ tương lai của mình rồi cho trẻ kẻ, nói, thuyết trình về ước mơ - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai là bác sỹ, cô giáo, cảnh sát, người đầu bếp giỏi trẻ sẽ có những hiểu biết về nghề nghiệp, biết kính trọng cá nghề có trong xã hội, biết ứng xử và giao tiếp nơi công cộng. -Tham gia những hoạt động trên trẻ sẽ tự tin thể hiện mình ở trong gia đình, môi trường tập thể 4 §éng vËt - Con vật yêu thích - Cách tiếp xúc và bảo vệ các con vật gần gũi - Lợi ích của việc nuôi con vật -Mỗi nhóm trẻ cùng vo giấy xé dán hoặc tô màu tạo thành môi trường sống của một số loài động vật, sưu tầm tranh ảnh về tư liệu quay về moi trường sống, tập tính sinh hoạt, sinh sản ... của các loài động vật phải làm gì để bảo vệ các loài động vật, vứt rác đúng nơi qui địnhlàm ảnh hưởng đến môi trường sống của các con vật -Thực hành:Chăm sóc con vật - Thăm quan vườn thú, trại chăn nuôi 5 BÐ yªu c©y xanh vµ nh÷ng ngµy tÕt vui vÎ - Cây xanh bé thích - Cách chăm sóc cây - Lợi ích của việc tròng cây xanh -Mỗi nhóm trẻ vẽ, xé dán hoặc tô màu tạo thành rừng cây,ao hồ,bầu trờiTrẻ tìm hiểu về mối liên hệ của thiên nhiên với con người Ta cần phải bảo vệ cây cối, không hái hoa, bẻ cành , vứt rác không đúng nơi qui định -Thực hành:Chăm sóc vườn cây, thu lượm rác trên sân trường, trò chuyện với bác lao công 6 Ph¬ng tiÖn giao th«ng - Phương tiện phổ biến - Thực hện một số qui định đơn giản khi tham gia giao thông - Hành vi văn minh khi đi trên xe, thái độ với người điều khiển PTGT - Cho trẻ vẽ,xé,dán,ảnh chụp bức tranh về các loại PTGT mà trẻ thích và đặt tên cho bức tranh đó. - Làm bộ sưu tập về các loại PTGT - Con sẽ làm gì khi tham gia luật lệ giao thông và điều khiển các loại PTGT - Con sẽ làm khi được đi trên các loại PTGT - Đưa trẻ vào những tình huống có vấn đề: Đi ngược chiều, phóng nhanh, vượt ẩu... 7 Níc vµ mïa hÌ - Bé yêu nước và hiện tượng thời tiết - Dấu hiệu của thời tiết - Lợi ích của nước trong sinh hoạt - Tổ chức chơi với nước, giao lưu, trò chuyện để trẻ được trải nghiệm về sự cần thiết của nước, ánh sáng không kgí với cuộc sống - Cho trẻ được trải nghiệm quá trình ngưng tụ của nước, các ngày, mùa trong năm, vòng quay thời gian, nước thật kỳ diệu, Vì sao phải mặc ấm khi mùa đông đến, Vì sao mùa hè cần uống nhiều nước, muốn có nguồn nước sạch phải làm gì? Khi khát, nóng , nắng con sẽ làm gì ? Con sẽ làm gì để có nguồn nước sạch? - Đưa ra một số tình huống để cung cấp kỹ năng cho trẻ: Nguồn nước bị ô nhiễm, hạn hán lũ lụt 8 Quª h¬ng B¸c Hå - Xóm làng của bé, các địa danh của các miền - Ngày lễ hội của địa phương - Nét đẹp văn hoá cho thủ đô, quê hương bạn - An toàn của bé khi tham quan, chơi, - Trẻ biết một vài tên họ khác nhau của Bác Hồ. Biết quê Bác, nơi Bác đang yên nghỉ. Biết tình cảm của Bác đối với trẻ em và người lớn lúc sinh thời. Giáo dục trẻ lòng yêu quý đối với lãnh tụ. - Chơi trò chơi" Hướng dẫn viên du lich, quầy bán vé, cửa hàng lưu niệm, nhà hàng đặc sản, nghề truyền thồng của quê hương, xây các địa danh..." Dạy trẻ biết tên gọi, trang phục, nơi ở, đặc điểm nhà ở và một vài công việc làm chính của một số dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Giáo dục trẻ lòng yêu thương, quý trọng đối với trẻ em và người lớn của các dân tộc khác. - Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về tên gọi và trang phục, nơi làm việc một vài công việc làm chính của một số lực lượng vũ trang. - Giáo dục trẻ lòng yêu kính, sự biết ơn và có ước mơ khi lớn lên trở thành những người trong lực lượng vũ trang. - Dạy trẻ nhận biết lá Quốc kỳ, bài Quốc ca của Việt Nam. Giáo dục ý thức tôn trọng lá Quốc kỳ và bài Quốc ca. - Trẻ nhận biết và thực hành một số luật lệ giao thông đơn giản. - Giáo dục giá trị sống: “Yêu thương” “Tôn trọng” Biện pháp 2: Kết hợp với Phụ huynh học sinh. Muốn dạy cho trẻ kỹ năng sống thì cô giáo phải là người yêu thương trẻ, coi trẻ là trung tâm giáo dục tạo cho trẻ có được cảm giác học mà chơi ,chơi mà học. Để thực hiên được điều đó tôi đã đưa ra biện pháp chăm sóc và giáo dục nuôi dạy các con. Ngay từ đầu năm học mới tôi đã nghiên cứu tài liệu và đưa một số nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào kế hoạch tuÇn cña tõng chñ ®iÓm. giáo viên triển khai trong năm học và tuyên truyền phối hợp với phụ huynh nhằm hình thành một số kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. Một số yêu cầu PHHS cùng kết hợp với nhà trường. + Tham gia cùng trẻ và giáo viên trong quá trỉnh rèn kỹ năng cho trẻ. + Nuôi dưỡng và phát triển lòng nhân ái cho mỗi đứa trẻ ngày hôm nay là tạo nên một xã hội nhân ái mai sau. + Rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo của bé. Giúp khám phá những khả năng tiềm ẩn của bé. + Rèn luyện khả năng tự lập, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc độc lập và theo đội nhóm cho bé ngay từ nhỏ, giúp bé lớn lên một cách tự tin và lạc quan. + Đi học đúng giờ giúp bé có một thói quen tốt và được tham dự đầy đủ các hoạt động trong ngày và các hoạt động ngoài trời không bị cản trở. Bữa trưa của các bé cũng được chuẩn bị sớm vào buổi sáng và tùy vào sÜ số các bé lúc 8g00. Nếu có lý do khiến bé phải đến trường muộn, xin vui lòng gọi điện thoại báo cho gi¸ viªn phô tr¸ch líp biết. Các trường hợp đặc biệt khiến bé phải thường xuyên đến muộn, xin vui lòng báo trước cho cô giáo chủ nhiệm lớp. + Xin các bậc PHHS cho bé ăn mặc thích hợp (tùy thuộc vào thời tiết và những hoạt động bé sẽ được tham gia trong những ngày đặc biệt). +Xin c¸c bËc phô huynh giao bé đến tận tay cô giáo chủ nhiệm và đón bé ra về đúng giờ quy định và tôn trọng giờ đóng cửa của nhà trường. Để bảo đảm an toàn cho các bé, phụ huynh phải luôn thông báo với các cô giáo chủ nhiệm người đón bé về. Các giáo viên sẽ không cho phép những người lạ đón trẻ, trẻ em chưa đến tuổi đón . + Phụ huynh vui lòng không cho trẻ đem đồ chơi cá nhân, tranh sức đắt tiền của các bé đến trường. Nếu bé quên và đem đồ chơi theo thì giáo viên chủ nhiệm phải cất giữ và trả lại cho bé vào cuối ngày. + Vì bất cứ lý do nào, nếu bé không được khỏe, quý vị nên chăm sóc bé tại nơi thích hợp. Vui lòng không đưa bé đến trường trong trường hợp bé bị nóng sốt, tiêu chảy hoặc bị bệnh truyền nhiễm. + Nếu bé đang phải sử dụng thuốc theo quy định của bác sĩ, vui lòng làm thủ tục giao nhận ký, ghi rõ tên thuốc, giờ uống rõ ràng với gi¸o viªn chủ nhiệm lớp. + Nếu bé bị bệnh khi trong thời gian ở trường, chúng tôi sẽ liên lạc với bác sĩ của trường và đồng thời báo cho phụ huynh biết. Nếu có ý kiến của bác sĩ yêu cầu phụ huynh đến đón bé về, bé sẽ được nghỉ ngơi tại phòng riêng cho đến khi phụ huynh đến. Điều này sẽ giúp bảo vệ các bé khác không bị lây nhiễm. + Phụ huynh vui lòng có thói quen xem bảng thông báo thường xuyên ngay tại khu vực đưa đón bé, thông báo, thực đơn ăn uống,Ho¹t ®éng häc tËp cña bÐ , đều được dán tại đây. + Con của PHHS được học tính tự lập, tự giúp đỡ bản thân, cách thức để hòa đồng với các bạn và thích nghi với nội quy tập thể như thế nào ? Những việc học đó phải được phụ huynh và các giáo viên cùng nhau hướng dẫn đúng cách, những giải thích không trái ngược nhau và có những quyết định cùng nhau. Do đó quý vị phụ huynh cần biết về phương pháp của chúng tôi.Vui lòng nhớ kỹ rằng các bé không được phép chơi hoặc đem theo các đồ chơi liên quan đến vũ khí (súng, gươm kiếm, dao nhựa, súng nước,) đến trường . - Ngoài các yêu cầu trên thì tuyên truyền vận động để huy động sự quan tâm ủng hộ của cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, để nhận sự ủng hộ quan tâm về mọi mặt. Có kế hoạch phối hợp với ban phụ huynh để triển khai các hoạt động xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. - Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là cần thiết và thích thú. - Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Ảnh: Bé lễ phép với người lớn Biện pháp 3: Xây dựng một số kỹ năng cơ bản đầu tiên giáo viên cần dạy trẻ: Để hình thành và phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Mỗi khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu tài liệu và đưa một số nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào kế hoạch tuÇn c¸c chñ ®iÓm + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc ,cùng chơi với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Trò chơi 1: Sóng biển rì rào Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau Chuẩn bị : Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé” Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng Ảnh : Các bé chơi trò chơi” Sóng biển rì rào” Trò chơi 2: Đứng trong tờ báo Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề Phát triển tính sáng tạo Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn bỏ đi Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau,,, Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc Ảnh : Các bé chơi trò chơi “ đứng trong tờ báo “ + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. + Kỹ năng vui chơi: Chơi là một công việc quan trọng. Trẻ lớn lên, học và khám phá thế giới thông qua việc chơi. Điều này xảy ra thông qua những hoạt động chơi phức tạp mà đòi hỏi trẻ phải tư duy, giải quyết vấn đề, và tham gia vào một thế giới tưởng tượng. Khi trẻ tham gia chơi, chúng phải lập kế hoạch, phải sáng tạo một tâm điểm và cố gắng phấn đấu cho mục tiêu đó - tất cả các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc. Giáo viên nên cung cấp các tình huống chơi suốt một ngày ở trường cho trẻ. Giáo viên có thể giới thiệu các chữ cái và chữ số đầu tiên qua chơi diễn kịch, xây dựng các tòa nhà và trải nghiệm văn học, âm nhạc. Với sự hướng dẫn của giáo viên và sự tò mò bẩm sinh, trẻ đã áp dụng sự giải quyết vấn đề quan trọng, việc học đọc, học toán, các kỹ năng khoa học đúng đắn trong khi chơi. Ảnh : Bé chơi lắp ghép cùng bạn Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Biện pháp 4: Tạo môi trường dạy kỹ năng sống cho trẻ: -Giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục ,kế hoạch đánh giá trẻ mỗi trẻ có mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ các mối quan hệ ,ghi chép những kỹ năng đạt được mỗi ngày làm căn cứ,thước đo để đánh giá trẻ.có thể thay đổi ,bổ sung các biện pháp giáo dục trẻ hình thành các kỹ năng sống -Môi trường này giúp giáo viên và học sinh tăng cường đọc sách báo cho trẻ,tôi đã xây dựng góc thư viện tại lớp mình trang trí đẹp ngộ nghĩnh để tạo sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ,khuyến khích các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách báo cho con .Để duy trì bổ xung nhu cầu đọc sách của trẻ tôi vận động phụ huynh thường xuyên ủng hộ sách cho góc sách tại lớp . Ảnh :Tủ sách thư viện của bé -Trang trí sân trường với các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên ,phụ huynh phải gương mẫu như “Yêu thương tôn trọng trẻ,giữ lời hứa với trẻ”,”Mỗi thày cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức,tự học, sáng tạo “bằng chính những hình ảnh của học sinh và giáo viên của trường ,đặc biệt đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động,hung hăng,cá biệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi giúp trẻ tự thể hiện bản thân và và luôn giữ gìn là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ . -Tạo nguồn kinh phí để tạo các khu vui chơi ngoài trời ,khu chơi các trò chơi dân gian ,sân khấu biểu diễn văn nghệ ,thảm cỏ cây xanh,tôn tạo cảnh quang sân trường đẹp và an toàn. Biện pháp 5: Xây dựng các bài tập tình huống có vấn đề. *Mục đích: Hình thành ở trẻ kỹ năng nhận biết những hoàn cảnh không an toàn và cách giữ cho mình an toàn ở nơi công cộng. Tình huống 1: Cô cho trẻ xem một đoạn phim có tên: “Một phen sợ hãi” Một bạn nhỏ đang đi chơi cùng mẹ ở siêu thị mải nhìn các gian hàng ngoành lại không thấy mẹ đâu. Bạn nhỏ sợ hãi và khóc nức nở .Có rất nhiều người đứng nhìn theo mà không nói gì. Đây là một tình huống có thật đã từng xảy ra tại siêu thị. - Cô đưa ra câu hỏi: +Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ? +Nếu con ở trong tình huống này thì con sẽ xử lý như thế nào? - Một số biện pháp trẻ đưa ra: + Con sẽ gọi chú bảo vệ. +Con biết số của bố mẹ đấy,con sẽ gọi cho bố mẹ. +Con sẽ chạy đi tìm mẹ và gọi thật to. +Con sẽ khóc.(Nhưng khóc gì thì trẻ không nói được) -> Cô nhận định tình huống và cùng trẻ tìm cách giải quyết tốt nhất: - Không quá lo lắng và cũng đừng khóc lóc. Đứng yên tại chỗ chờ một lúc, có thể bố mẹ sẽ quay lại đón bé. - Nếu chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ, hoặc cô bán hàng, nhờ họ thông báo lên loa cho bố mẹ biết. - Không được chạy lung tung khắp nơi, cũng không được đi theo người lớn nào ngoài bố mẹ và các chú bảo vệ. - Không được tự tiện rời khỏi nơi ấy, kẻo bố mẹ sẽ không tìm được bé. - Hãy ngoan ngoãn nghe theo lời các chú bảo vệ, đứng yên bên cạnh chú chờ bố mẹ quay lại đón mình Tình huống 2: Cô cho trẻ xem
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_ren_ky_nang_song.doc