SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
Biện pháp 1: Dạy trẻ định hướng trên cơ thể trẻ thông qua các trò chơi, bài thơ:
Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo thì dạy trẻ dưới hình thức các trò chơi, các bài thơ là trẻ hứng thú nhất là kết quả đưa lại cao nhất. “Trẻ học mà chơi - Chơi mà học” thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái hơn sâu sắc hơn, bởi vậy qua tiết học định hướng trong không gian tôi đã đưa đến cho tiết học đạt kết quả cao.
Trẻ nhận thức từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng do đó tôi đã cho trẻ tự xác định hướng cơ bản trên cơ thể.
*Trò chơi: Dấu tay
- Trước khi vào giờ học cô muốn cho các con tham gia vào một trò chơi. Đó là trò chơi “ Dấu tay”
+ Khi cô nói: Tay đâu, tay đâu
+ Các con hãy trả lời: Tay đây, tay đây- giơ hai tay về phía trước
+ Khi cô nói: Dấu tay, dấu tay
+ Các con sẽ trả lời: Dấu đâu, dấu đâu?
+ Cô:
- Dấu tay ở dưới.
- Dấu tay ở trên
- Để tay phía trước.
- Dấu tay phía sau.
Phía sau các con cô đã đặt một rổ đồ chơi. Các con lấy xem đó là đồ chơi gì nào?
+ Các con đặt đồ chơi phía trước nào.
+ Các con làm nhanh theo cô nhé: Phía trên- phía dưới- phía trước- phía sau. Chơi 2-3 lần (Hiệu lệnh tăng nhanh dần và xen kẽ nhau)
- Ví dụ: Trò chơi “Hãy làm nhanh theo yêu cầu”
+ Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “Tay cầm bút” – Trẻ giơ tay phải
“Tay giữ vở” – Trẻ giơ tay trái
+ Cô ở đâu? – Trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước”
+ Cái lưng của con đâu nhỉ? – Trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau”
+ Cô nói “cái đầu” – Trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên”
+ Cô nói “hai chân đẹp” – Trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới”
Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm thêm một đồ vật cô yêu cầu để về phía đó.
+ Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa lớp hỏi các phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-Trẻ giơ tay phải và chỉ đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải ), hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định.
- Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn
Ví dụ : Trò chơi “Chỉ đúng các hướng theo yêu cầu của cô”
Khi cô nói: Tay phải, tay trái, trên dầu, dưới chân, trước mặt, sau lưng. Trẻ nghe cô nói và dùng tay chỉ đúng hướng, sau đó đổi hình thức chơi như sau:
Cô nói bên trái thì trẻ nói tay trái, cô nói phía dưới trẻ dậm hai chân, cô nói phía trên trẻ trả lời cái đầu
Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác được một số bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn
Ví dụ: Bài thơ: “Với bé”
Bên trên bé có cái đầu
Cái tai cái mắt nghe cô giảng bài
Phải -trái bé có đôi tay
Tay trái bưng bát ăn cơm hàng ngày
Tay phải cầm bút đẹp thay
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
mẫu giáo thì dạy trẻ dưới hình thức các trò chơi, các bài thơ là trẻ hứng thú nhất là kết quả đưa lại cao nhất. “Trẻ học mà chơi - Chơi mà học” thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái hơn sâu sắc hơn, bởi vậy qua tiết học định hướng trong không gian tôi đã đưa đến cho tiết học đạt kết quả cao. Trẻ nhận thức từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng do đó tôi đã cho trẻ tự xác định hướng cơ bản trên cơ thể. *Trò chơi: Dấu tay - Trước khi vào giờ học cô muốn cho các con tham gia vào một trò chơi. Đó là trò chơi “ Dấu tay” + Khi cô nói: Tay đâu, tay đâu + Các con hãy trả lời: Tay đây, tay đây- giơ hai tay về phía trước + Khi cô nói: Dấu tay, dấu tay + Các con sẽ trả lời: Dấu đâu, dấu đâu? + Cô: - Dấu tay ở dưới. - Dấu tay ở trên - Để tay phía trước. - Dấu tay phía sau. Phía sau các con cô đã đặt một rổ đồ chơi. Các con lấy xem đó là đồ chơi gì nào? + Các con đặt đồ chơi phía trước nào. + Các con làm nhanh theo cô nhé: Phía trên- phía dưới- phía trước- phía sau. Chơi 2-3 lần (Hiệu lệnh tăng nhanh dần và xen kẽ nhau) - Ví dụ: Trò chơi “Hãy làm nhanh theo yêu cầu” + Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “Tay cầm bút” – Trẻ giơ tay phải “Tay giữ vở” – Trẻ giơ tay trái + Cô ở đâu? – Trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước” + Cái lưng của con đâu nhỉ? – Trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau” + Cô nói “cái đầu” – Trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên” + Cô nói “hai chân đẹp” – Trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới” Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm thêm một đồ vật cô yêu cầu để về phía đó. + Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa lớp hỏi các phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-Trẻ giơ tay phải và chỉ đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải), hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định. - Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn Ví dụ : Trò chơi “Chỉ đúng các hướng theo yêu cầu của cô” Khi cô nói: Tay phải, tay trái, trên dầu, dưới chân, trước mặt, sau lưng. Trẻ nghe cô nói và dùng tay chỉ đúng hướng, sau đó đổi hình thức chơi như sau: Cô nói bên trái thì trẻ nói tay trái, cô nói phía dưới trẻ dậm hai chân, cô nói phía trên trẻ trả lời cái đầu Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác được một số bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn Ví dụ: Bài thơ: “Với bé” Bên trên bé có cái đầu Cái tai cái mắt nghe cô giảng bài Phải -trái bé có đôi tay Tay trái bưng bát ăn cơm hàng ngày Tay phải cầm bút đẹp thay Cô yêu bạn mến bé hay đến trường Đến trường nhờ có đôi chân Đôi chân giúp bé đi nhanh tới trường - Qua bài thơ tôi đã sử dụng hỏi trẻ: + Phía trên cháu có gì nào? + Phía phải có gì nào?(tay phải) + Tay phải dùng để làm gì? + Phía dưới cháu có gì nào? + Đôi chân dùng để làm gì? Hoặc bài “Đi đều”: Cho trẻ hát xong tôi đã lồng nội dung vào để cho trẻ xác định hướng đi. + Đi nhanh, đi đều các con nhờ có gì nào?(đôi chân) + Đôi chân ở phía nào?(phía dưới) + Tay giang hai bên là bên nào? (bên phải,bên trái). Qua những trò chơi, bài thơ trẻ rất thích và đã khắc sâu được những kiến thức về xác định hướng cho trẻ học toán.Qua hình thức này kết quả đạt cao hơn. Ví dụ: Cho trẻ xác định phía phải – phía trái của bản thân trẻ thông qua trò chơi: “Thi xem ai nhanh” - Cho trẻ quan sát vùng không gian về bên tay phải, tay trái trẻ xem có ai hoặc có cái gì? (mơ rộng vùng không gian từ gần đến xa). Qua các hoạt động này giáo viên cho trẻ thấy: Phía phải là vùng không gian về bên tay phải trẻ; phía trái là vùng không gian về bên tay trái trẻ. - Giáo viên cho trẻ chỉ tay về các phía tương ứng và đọc tên phía đó. - Cho trẻ xác định xem một đối tượng nào đó ở phía nào so với mình (chỉ hỏi các đối tượng ở các hướng chính diện của trẻ). - Cho trẻ xác định hướng trong quá trình chuyển động. - Cho trẻ làm một số bài tập mở rộng: + Giữ nguyên vị trí của đối tượng, thay đổi hướng của trẻ được chọn làm chuẩn. + Giữ nguyên vị trí của trẻ được chọn làm chuẩn, thay đổi vị trí của các vật. + Cho nhiều trẻ ở các vị trí khác nhau cùng xác định vị trí của một đối tượng. - Tổ chức một số trò chơi củng cố khả năng xác định phía phải-phía trái của bản thân trẻ. Sau khi trẻ nêu kết quả, giáo viên cho trẻ giải thích kết quả dựa vào sự định hướng trên bản thân. Ví dụ: “Cửa sổ ở phía nào của con” Tại sao con biết? Vì cửa số ở phía bên tay phải (trái) của con. Qua nhiều lần cô cho trẻ tập luyện xác định các hướng có gắn các bộ phận cơ thể trẻ, dần dần cô đưa về việc cho trẻ xác định các hướng phía trên- phía dưới; phiá trước- phía sau của trẻ. Chẳng hạn cô yêu câù “ con hãy xem: đứng phía sau con là bạn nào?” Ngoài ra cô cần chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt xác định các hướng có cả vật chuẩn vật chuẩn ở đây chính là bản thân trẻ, ví dụ: Không nói “ vì đồ chơi ở phía sau” mà phải nói “vì đồ chơi ở phía sau con” Hình ảnh : Trò chơi 2. Biện pháp 2: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bản thân trẻ và xác định các hướng trên-dưới; trước- sau của bạn khác thông qua mọi lúc mọi nơi. Việc dạy trẻ định hướng trong không gian không những chỉ tiến hành trên tiết học mà tôi đã áp dụng những tổ chức cho trẻ mọi lúc mọi nơi nhằm thu hút được sự chú ý của trẻ đem đến giờ học đạt kết quả tốt hơn. Trên hình thức tiết học tôi đã tích hợp các môn học để đan cài các nội dung cho trẻ xác định hướng khác nhau thông qua bài hát, thông qua tìm hiểu môi trường xung quanh, thông qua tiết học thể dục, tạo hình và các hoạt động: Ví dụ: Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng. Tôi cho trẻ quan sát “ Con Voi” vừa cho trẻ đọc bài thơ “Con Voi” và kết hợp hỏi trẻ. + Chân trước con voi như thế nào?(đi trước) + Chân sau con voi như thế nào?(đi sau) + Phía sau con voi có gì nào?(cái đuôi). + Phía trước con voi có gì nào?(cái vòi). Qua đó để cho trẻ xác định được phía trước phía sau của con voi để trẻ nhớ lâu hơn.. Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời Cho trẻ “Quan sát chiếc xe máy “ tôi cho trẻ chỉ các bộ phận của xe máy, cho trẻ phát âm và cứ sau mỗi lần cho từng cháu lên chỉ kết hợp để cho trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ, của bạn khác và của đồ vật như: + Xe máy ở phía nào của cháu? (Xe máy ở phía phải của cháu). + Cháu ở phía nào của xe máy? + Phía trên xe có gì? + Phía dưới xe có gì? + Phía trước xe có gì? + Phía sau xe có gì?... Qua những lần được thao tác được luyện tập không những khắc sâu kiến thức về xác định hướng, mà còn giúp trẻ luyện tập được xác định hướng cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát âm được nhiều từ, phát âm chính xác hơn. Ví dụ: Phân nhóm một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp Để các đồ dùng đồ chơi ở các hướng trên, dưới các kệ và các hướng khác nhau, trẻ tìm đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và hỏi đồ dùng đồ chơi ở hướng nào của con hoặc một trẻ tìm hỏi trẻ khác đồ dùng đồ chơi đó ở hướng nào của bạn. Sau khi tìm các đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và đủ để phân nhóm các đồ vật, cô vào bài mới dạy tìm hiểu môi trường. Hoặc có thể tích hợp sau khi học bằng trò chơi củng cố “Hãy sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo nhóm và theo các hướng khác nhau đối với bản thân mình” như: nhóm đồ dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi ở trước mặt và nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các hướng đối với người khác: một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ dùng theo các hướng của bạn. (Hoặc ta có thể áp dụng trò chơi này vào tiết học “Phân nhóm đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng giải trí và cách chơi tương tự ví dụ như đồ dùng để mặc thì nón đội phía trên đầu, dép đi phía dưới chân). Ví dụ: Thông qua hoạt động vui chơi. Trò chơi phân vai “ bế em” khi trẻ chơi cô đến hỏi trẻ: con cho em bé ăn bằng tay nào?(tay phải) còn tay trái thì con làm gì?. Cho trẻ chơi trò chơi “giơ nhanh đọc đúng” (cháu hãy giơ hình vuông bằng tay trái, giơ hình chữ nhật bằng tay phải.) Cho trẻ chơi “Tập tầm vông” hỏi trẻ tay phải có gì? còn tay trái? Chơi ở góc xây dựng cô đến chơi cùng trẻ và hỏi xây nhà ở đâu?(dưới đất) + Bạn xếp quầy hàng ở đâu?(trên giá)Hoặc ở buổi sinh hoạt chiều tôi cho trẻ ôn lại các kiến thức định hướng trong không gian đã học ở các tiết trước. Như đặt các câu hỏi để trẻ hệ thống lại kiến thức: Trên - dưới, trước - sau, phải -trái, có lúc tôi cho trẻ xem tranh về ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí cân đối và chính xác theo các hướng cơ bản để cho trẻ xác định các hướng: + Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám mây) + Phía dưới ngôi nhà có gì?(có mặt đất) + Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa) + Bạn đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà? (Phía bên trái ) + Vậy thì bên phải của vườn hoa có gì?(cây chuối )? Sau khi cho trẻ được định hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ được lâu hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn. Ví dụ: Khi trẻ chơi xong hoặc khi cho trẻ lau chùi cất đồ chơi. Tập cho trẻ biết xếp cất đồ dùng đúng nơi quy định theo yêu cầu (cất vào ngăn trên, để vào ngăn dưới, để phía sau, để phía trước ...). Con xếp đồ chơi vào phía trái của kệ, cất cái trống vào ngãn tủ phía bên phải, Hình ảnh: Góc âm nhạc Ví dụ : Khi ăn cơm cô có thể cho trẻ làm quen hoặc luyện nhận biết tay phải, tay trái. Tay phải làm gì? tay trái làm gì? Cháu cầm thìa tay phải, còn tay trái giữ bát. Bạn nào ngồi ở phía trái, phía phải, phía sau, phía trước của cháu hoặc xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác. Hình ảnh : Giờ ăn 3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, đồng thời tích hợp nội dung các môn học. Để hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về định hướng trong không gian cho trẻ, hầu hết được sử dụng các phương pháp: Phương pháp hoạt động thực hành, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi, phương pháp dùng lời nói. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Vì vậy tôi phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp đó tạo ra sự tác động hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra tôi thường xuyên thay đổi các tình hình hoạt động để trẻ đỡ nhàm chán bằng việc tích hợp nội dung các môn học vào quá trình giảng dạy một cách nhẹ nhàng hợp lý và lôgic. Ví dụ: *Tiết LQVT: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của bản thân: Tôi cho trẻ xác định các phần của cơ thể bên phải, bên trái của trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Chú bộ đội tí hon - Mỗi trẻ lấy cho mình một chiếc mũ, sau đó tập hợp thành 4 hàng dọc, tôi hô: toàn tiểu đội chú ý: + Nghỉ, nghiêm + Ðằng trước - thẳng + Chào tay phải-chào + Chuẩn bị chân phải chỉ gót chân. + Giậm chân phải 3 cái. + Chỉ má phải + Chỉ tay phải, mắt phải. + Mắt phải, tay phải, má phải ở phía nào của con? Trẻ dậm đếm to: 1,2,3 má phải. Trẻ chỉ tay vào má, tai, mắt, hô to má phải, mắt phải, tay phải. - Tương tự bên trái: Cho thêm nghiêng người sang trái, giơ tay trái Cho trẻ xác định phía phải, phía trái của bản thân: - Cho cả lớp ngồi quay lên cô thành 4 hàng ngang: + Cởi mũ giơ mũ bằng tay phải. Ðặt mũ cạnh mình. + Mũ ở phía tay nào của con? + Mũ ở phía nào của con? - Hỏi tương tự ở phía bên trái + Cầm mũ bằng tay trái (Giơ mũ lên bằng tay trái, đặt mũ cạnh mình) + Mũ ở phía tay nào của con? + Mũ ở phía nào của con? + Hỏi trẻ bạn bên cạnh ở phía nào của trẻ? + Hỏi trẻ ở phía phải phía trái của bản thân trẻ có những bạn nào hay có những gì? + Cho trẻ giơ tay trái lên (đặt tay lên bạn bên trái) + Cho trẻ giơ tay phải lên (đặt tay lên bạn bên phải) Cho trẻ làm sóng xô, bên phải bên trái cho trẻ chơi 2-3 lần hiệu lệnh nhanh gọn dần. Làm thuyền chèo, cho trẻ quay 4 hàng dọc chèo thuyền bên phải, bên trái. Cho trẻ cầm ống nhòm: làm các động tác nhòm phía phải, phía trái xem có những thứ gì? Cho trẻ nói rõ xem những thứ đó ở phía nào? * Tiết LQVT: Dạy trẻ phân biệt phía trên-phía dưới: phía trước-phía sau của người khác: Tôi cho trẻ phân biệt các phía bằng cách giới thiệu các vị khách tới thăm. - Có tiếng gõ cửa : Cốc, cốc, cốc + Các con có nghe thấy tiếng gì không? + Đó là tiếng gõ cửa lớp mình đấy. Cô sẽ ra mở cửa xem ai đến thăm lớp mình nhé! + Ai đến thăm lớp mình đây các con? + Chúng mình cùng chào chú công nhân nào! + Các con biết không các chú công nhân làm nghề khai thác than! + Bây giờ các con quan sát xem khi đi làm việc chú công nhân phải chuẩn bị những đồ dùng gì. Cô gợi ý phía trên đầu chú công nhân có gì nào? + Phía dưới chân chú công nhân có gì? + Phía trước mặt chú công nhân là ai? + Phía sau lưng chú công nhân là ai? Các con rất giỏi. Đã đến giờ chú công nhân phải đi làm việc rồi. Các con cùng chào tạm biệt chú công nhân nào. - Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô có một điều bất ngờ muốn giành cho lớp mình. Các con có muốn biết điều bất ngờ đó là gì không? Chúng mình cùng nhắm mắt vào và đếm 1,2,3 và mở mắt ra nhé. + Cô đưa bạn Gấu đóng hoạ sỹ ra và chào. “ Chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không? Tôi thường vẽ ra những bức tranh đẹp và mọi người thường gọi tôi là họa sỹ đấy”. + Chúng mình cùng chào họa sỹ Gấu nào. + Họa sỹ Gấu rất muốn chơi một trò chơi với lớp mình. Các con có muốn tham gia chơi không? + Các con hãy cùng tham gia vào trò chơi “Trốn tìm” nhé. + Trời tối rồi. Các con hãy nhắm mắt lại và tìm xem họa sỹ Gấu trốn ở đâu nhé. + Trời sáng rồi. Hãy tìm thật nhanh xem họa sỹ Gấu trốn ở đâu nào. Nói thật to phía họa sỹ Gấu trốn nhé! (Cô cho bạn Gấu trốn dưới gầm bàn, ngồi trên giá đồ chơi, ngồi phía trước mặt cô, trốn sau lưng cô). + Để biết được họa sỹ Gấu có phải trốn sau lưng cô hay không. Các con hãy gọi thật to “ Họa sỹ Gấu ơi ra đây nào” (Gọi 2 lần). + Cô đóng vai họa sỹ Gấu: Các bạn thật là giỏi đã tìm được các vị trí tôi trốn. Đã đến giờ tôi phải về làm việc rồi. Trước khi về tôi muốn tặng các bạn một bức tranh. Tạm biệt các bạn nhé! + Các con cùng tạm biệt họa sỹ Gấu nào. - Đây là bức tranh họa sỹ Gấu đã vẽ tặng lớp mình. Các con cùng quan sát thật kỹ bức tranh nhé. + Cô cất bức tranh đi. + Các con thử nhớ lại xem trong bức tranh có gì nào? (Cô gợi ý các phía trên- dưới cho trẻ kể) + Cô cho trẻ quan sát lại bức tranh và củng cố lại: Trong bức tranh vẽ trên bàn có một rổ các loại quả và dưới gầm bàn có một con mèo đang nằm ngủ. + Vừa rồi các con đã được gặp chú công nhân mỏ và họa sỹ Gấu đúng không. Ngoài nghề công nhân mỏ và nghề họa sỹ còn rất nhiều các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Bây giờ các con cùng xem vị khách mời đặc biệt trong ngày hôm nay của chúng ta là ai nhé! + Cô gọi cho 3 trẻ đóng vai: Bộ đội, công an, Bác sỹ + Các con có biết đây là ai không?( Cô chỉ vào từng người cho trẻ nói). + Chú bộ đội, chú công an và bác sỹ có một trò chơi nhỏ thử tài thông minh của lớp mình. Các con có sẵn sàng tham gia chơi không? + Sắp đến ngày thành lập quân đội nhân dân rồi vậy các con hãy cùng hát vang bài hát “ Chú bộ đội” để giành tặng cho các chú bộ đội nhé. Kết thúc bài hát 3 bạn đóng vai 3 nghề đứng thành một hàng dọc: Chú công an, chú bộ đội, bác sỹ. + Cô hỏi thay chú bộ độ : + Đố các bạn ai đứng phía sau chú bộ đội? + Ai đứng phía trước chú bộ đội? + Chú bộ đội đứng phía trước ai? + Bác sỹ đứng phía trước ai? + Chú công an đứng phía sau ai? Luyện tập: * Trò chơi: Tìm đồ vật - Lần chơi 1: +Cô đố các con gọi tên những đồ vật đặt phía trên giá đồ chơi? + Tìm những đồ vật phía dưới bàn? + Tìm những đồ vật phía trước cô? + Tìm những đồ vật phía sau lưng bạn A - Lần chơi 2: Cô nói tên đồ chơi. Gợi ý cho trẻ nói vị trí của nó so với nhiều đồ vật khác. + Các con hãy quan sát cái cây này nó ở phía nào của cái bàn? Phía nào của cái quạt? Phía nào của cái bảng? Cô củng cố: Cái cây ở phía trên của cái bàn, nhưng ở phía dưới của cái quạt trần và ở phía trước của cái bảng. Như vậy các đồ vật sẽ ở các vị trí khác nhau nếu so với các đồ vật khác. *Trò chơi: Những chú chim thông minh - Giới thiệu tên trò chơi:Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Đó là trò chơi “ Những chú chim thông minh” - Phổ biết cách chơi và luật chơi: Cô đóng vai chim mẹ, các con là chim con. Các con hãy cùng cô vận động và hát theo bài hát “ Chim mẹ, chim con”. Khi kết thúc bài hát chim mẹ gọi những chú chim con đứng về phía nào thì các chú chim bay thật nhanh về phía đó nhé. Nếu chú chim nào thực hiện sai thì sẽ phạt nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi: + Đứng về phía trước cô + Đứng về phía sau cô. + Đứng phía dưới quạt (Bóng điện). *Trò chơi: “Ai đoán giỏi” Mời một trẻ lên làm chuẩn và bịt mắt trẻ, sau đó cô chuyển quả bóng chạm vào các bộ phận trên cơ thể trẻ, trẻ làm dựa vào cảm giác tìm quả bóng và nêu vị trí của quả bóng so với bản thân mình (lúc này vật chuẩn là bản thân trẻ); sau đó cho các bạn trong lớp nói vị trí của quả bóng so với trẻ được làm chuẩn (lúc này vật chuẩn là người khác). Qua những trò chơi trẻ rất thích thú và đã khắc sâu được những kiến thức về xác định hướng.Qua hình thức này kết quả đạt rất cao, trẻ rất hứng thú và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học. Ví dụ: Tiết học tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé” Cho trẻ xem tranh về các ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí cân đối và chính xác theo hướng cơ bản để trẻ xác định các hướng: + Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám mây) + Phía dưới ngôi nhà có gì? Có mặt đất + Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa) + Bạn đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà? Phía bên trái) + Vậy thì bên phải vườn hoa có gì(cây chuối) Sau khi cho trẻ định được hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ được lâu hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn. Ví dụ : Tiết dạy môi trường xung quanh chủ đề “Thực vật” khi quan sát, trò chuỵên với trẻ về vườn cây ăn quả qua đó tôi cho trẻ định hướng như: trên cây có gì?(lá, quả..) dưới cây có gì? (rễ) Ví dụ : Tiết dạy thể dục khi chuyển đội hình, tôi hô: Bên phải quay, bên trái qua, đằng sau quay, qua đó trẻ sẽ nhớ lại để trẻ định hướng của bản thân mình. Khi cho trẻ thực hiện các bài vận động chuyền bóng theo phía phải-phía trái; chuyền bóng qua đầu, qua chân của bản thân trẻ, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà còn được ôn lại những kiến thức đã học. Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải-phía trái, phía trên-phía dưới để chuyền cho đúng. Ví dụ: Chủ đề “Một số luật lệ giao thông” trong tiết học Âm nhạc Tôi cho trẻ hát bài “Đường em đi” vừa cho trẻ hát và kết hợp hỏi trẻ. + Đường em đi bên nào? (bên phải) + Đường em không đi là đường bên nào? (bên trái) Qua đó trẻ sẻ định hướng được bên phải, bên trái bản thân mình. 4. Biện pháp 4: Tích cực sử dụng và làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo hấp dẫn tạo được môi trường cho trẻ định hướng trong không gian. Đối với bộ môn làm quen với toán, mà đặc biệt là nội dung định hướng trong không gian đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào đồ dùng, đồ chơi và tạo môi trường cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi càng đầy đủ, càng phong phú bao nhiêu thì tiết học càng hấp dẫn đạt kết quả cao bấy nhiêu.Vì vậy bằng mọi cách tôi đã làm được nhiều đồ dùng phục vụ dạy học và vui chơi thêm phần hấp hấp dẫn và hứng thú hơn cho các cháu Ví dụ: Góc Toán: sắp xếp và bố trí các đồ dùng đồ chơi góc toán cho trẻ hoạt động rất hợp lí, sáng tạo phù hợp cho trẻ định hướng, làm thêm được đồ chơi tự tạo như các con vật, hoa, bát thìa, quả bằng xốp. Làm một số mô hình bằng xốp có các con vật, cây cảnh cho trẻ định hướng. Làm các khối gỗ sơn màu xanh, đỏ vàng. Góp nhặt được các loại hộp, các loại hạt như: Hộp bánh hình vuông, hình chữ nhật, hạt sỏi để trẻ xếp theo yêu cầu của cô . Hình ảnh : Góc Toán Ví dụ: Xếp số lượng ở phía trên, xếp hình chữ nhật bằng que tính ở phía dưới...) Làm các loại cây cảnh bằng len, xốp, cây hoa bằng nhựa, các tranh, các loại con vật cắt bằng xốp, nhựa để trẻ dùng trong việc xác dịnh các hướng: Hình ảnh : Góc xây dựng Hình ảnh : Góc tạo hình Tôi đã chú ý tạo được môi trường cho trẻ như: Ở góc thiên nhiên phía trên là bố
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_tu_duy_va_kha_nang_din.doc