SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức , giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là:

 Giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.

 Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.

 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.

 Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Với những hành vi văn minh cho trẻ, “Hành vi” là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, một sự kiện, một hiện tượng trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

 

doc 44 trang Chí Tường 20/08/2023 5101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non
t động chiều: Tổ chức cho trẻ được ôn luyện và củng cố các kỹ năng đã được học 
VD: Ôn kỹ năng rửa mặt, rửa tay, kỹ năng gấp quần áo 
Rèn thói quen vệ sinh cá nhân
 * Tổ chức các hoạt động theo nhóm: 
- Cô và trẻ cùng bàn bạc và thỏa thuận về nội quy của lớp
 Đầu năm học, việc rèn nề nếp là việc cần thiết và không thể thiếu ở mỗi lớp học. Chính vì vậy việc cô và trẻ cùng đưa ra được nội quy của lớp tạo điều kiện cho trẻ tự ý thức được những gì mình đã đưa ra và có hiệu quả trong công tác giáo dục
 Không chỉ là việc thỏa thuận giữa cô và trẻ về nội quy của lớp mà bên cạnh đó phụ huynh cũng là người cần nắm được các nội quy đó để có thể phối hợp cùng với giáo viên ở lớp giúp cho việc thực hiện đạt hiệu quả cao
VD: Trong nội quy của lớp có yêu cầu: “Không đi học muộn” vì vậy rất cần có sự phối hợp của phụ huynh 
 Hay yêu cầu: “ Vứt rác đúng nơi quy định” trẻ không chỉ biết vứt vào thùng rác ở lớp mà khi ở mọi nơi trẻ đều phải có ý thức đó, chính vì vậy việc phối hợp với phụ huynh là không thể thiếu
Cô và trẻ cùng thảo luận để thống nhất nội quy của lớp
- Tổ chức các trò chơi mà trẻ yêu thích như : TC đóng vai, học tập, đóng kịch, Ở đó, trẻ là chủ thể tích cực hoạt động, trò chuyện, giao tiếp, thể hiện tự lực, tự tin, tự nguyện, thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận thức và các mối quan hệ và như vậy thông qua hoạt động chơi, trẻ được rèn tính cách, hành vi ứng xử... Kỹ năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai : Bán hàng
- Trẻ chơi bán hàng: 
Người bán hàng: Bác muốn mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu tiền một cân khoai tây hả bác ?
Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn hơn, thành thạo hơn trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
 Bên cạnh đó, các thao tác với đồ vật, các kỹ năng chơi được trẻ sử dụng thành thạo góp phần phát triển các cơ và các vận động tinh của trẻ 
Ví dụ: Ở góc tạo hình: 
- Trẻ được rèn thêm về kỹ năng cầm bút, di màu, tư thế ngồi, xé dán, nặn, .
Qua đó hình thành ở trẻ các kỹ năng như : Cộng tác, chia sẻ, thảo luận kế hoạch, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của bạn 
Giờ chơi ở góc Tạo hình
- Ngoài ra cô có thể tổ chức các trò chơi như : kéo co, chuyền bóng qua đầu và qua chân, cướp cờ, đi cà kheo  vào các hoạt động ngoài trời, các dịp lễ hội 
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, vì vậy việc lồng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào vui chơi giúp trẻ được trải nghiệm những kinh nghiệm sống, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay...Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Cô giáo quan sát và uốn nắn trẻ khi trẻ có những hành vi chưa chuẩn mực 
 Khi được tham gia vào các hoạt động đó trẻ có được các kỹ năng làm việc nhóm và các hành vi văn minh như: 
+ Trẻ biết hợp tác, thỏa thuận với bạn
+ Trẻ biết chơi hòa đồng, phối hợp với nhau 
+ Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép, nhường nhịn em nhỏ 
+ Đối với gia đình : không quấy rầy vòi vĩnh bố mẹ biết yêu thương chia sẻ tình cảm với người thân trong lúc vui buồn
+ Đối với thiên nhiên: không bẻ cành, hái hoa, hình thành đức tính tốt: ngăn nắp, gọn gàng, tính tự lập
* Sử dụng tình huống thực tế:
 Để trẻ có được những kỹ năng cần thiết, trước hết trẻ phải có những nhận thức đúng đắn về các hành động hành vi văn hóa đó. Cô giáo đóng vai trò là người tạo ra những tình huống để kích thích khả năng vận dụng những kinh nghiệm sống của trẻ để trẻ có thể giải quyết vấn đề
 Ví dụ: 
 Khi đi dạo chơi ngoài sân trường,trẻ thấy có rác ở dưới đất. Lúc đó cô giáo sẽ hỏi và gợi ý để trẻ đưa ra cách giải quyết như thế nào? 
+ Tại sao lại có nhiều rác trên sân trường như vậy? 
+ Khi có nhiều rác trên sân trường thì các con thấy thế nào? 
+ Các con sẽ làm gì với rác ở dưới đất ?
 Một số tình huống thường gặp với trẻ: Khi đi cầu thang, khi đi qua vũng nước, khi ho,ngáp, hắt hơi, khi có người lạ đến nhà, 
 Hay tình huống : Trước khi đi cầu thang: 
+ Theo các con khi đi cầu thang chúng mình đi bên phía nào? 
+ Nếu đi trái đường thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Việc cô cho trẻ được trải nghiệm những tình huống thực tế gần gũi với trẻ giúp trẻ bước đầu có được những kỹ năng cơ bản để giải quyết các tình huống khi không có người lớn hỗ trợ. 
- Trẻ sẽ độc lập và bình tĩnh giải quyết khi gặp phải những tình huống đó trong cuộc sống 
- Trẻ ý thức được những hành động, hành vi đúng đắn và tránh được những hành động sai 
- Trẻ biết nhắc nhở người khác khi có những hành động, hành vi chưa chuẩn mực
 * Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và hành vi văn minh thông qua ngày hội, ngày lễ, hoạt động ngoại khóa
 Hoạt động ngoại khóa chính là điều kiện để trẻ được trải nghiệm, được tiếp xúc với những kiến thức mới, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và đó cũng chính là điều kiện để trẻ thêm độc lập hơn, đó chính là trẻ được biết thêm nhiều kỹ năng khi đến chỗ đông người như: biết chào hỏi người lớn, tôn trọng và tuân theo những nội quy của các địa điểm khi trẻ đến, biết lắng nghe, không làm ồn, quan sát, ghi nhớ, tường thuật
Đối với trẻ mầm non khi được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa trẻ thường rất hứng thú, đôi khi quá phấn khích chính vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cô giáo cần giáo dục trẻ những kỹ năng cần phải có như: 
+ Trẻ có sự đoàn kết, thân thiết cùng người lớn và các bạn
+ Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ cá nhân: đi dép, đội mũ nón, cầm ô
+ Trẻ nắm được một số quy tắc giao thông : lên xe ngồi đúng vị trí, không thò đầu - tay ra ngoài cửa sổ hoặc đi đúng phần đường, đi sát vỉa hè phần đường dành cho người đi bộ
+ Trẻ biết vâng lời cô, vâng lời người lớn, không đùn đẩy, xô nhau 
+ Trẻ cần phải có ý thức và các hành vi văn minh ở nơi công cộng 
Ví dụ: 
Khi dự lễ khai giảng, trẻ có ý thức giữ trật tự, giữ vệ sinh chung 
- Cô giáo cho trẻ nhận thức được ý nghĩa của các địa điểm tham quan hay các ngày lễ hội
- Cô gợi ý để trẻ nói những hành động hành vi nên làm và không nên làm ở các lễ hội và các địa điểm trẻ sẽ được tham gia 
- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ khi trẻ có những hành vi không chuẩn mực 
- Trẻ được tham dự các ngày hội do nhà trường, lớp tổ chức như: 
+ Tổ chức sinh nhật cho các con theo tháng 
+ Tháng 9: Ngày hội đến trường.
+ Tháng 11: Đi tham quan ở vườn khoa học Erahouse.
+ Tháng 12: Tổ chức Noel 
+ Tháng 1: Chào đón năm mới
+ Tháng 4: Đi thăm quan lăng Bác
- Khi tham gia vào các hoạt động này trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các công trình văn hóa của quê hương, biết tên, điạ điểm và những cảnh quan của nơi đó. 
- Trẻ thấy và cảm nhận được không khí vui vẻ, nhộn nhịp của các ngày lễ hội đó và cũng thấy thoải mái, vui vẻ, thích thú 
- Trẻ biết tuân thủ các nội quy, quy định khi tham gia các hoạt động ngoại khóa 
BIỆN PHÁP 3: PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH
- Trong nhiệm vụ giáo dục trẻ trở thành con người toàn diện, không chỉ giáo viên là người đảm nhận nhiệm vụ đó mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Việc trao đổi và phối hợp với phụ huynh của trẻ trong quá trình giáo dục là cần thiết và không thể thiếu được 
- Xây dựng góc tuyên truyền của lớp 
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, cô đưa ra những nội dung và tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ về các kỹ năng hoạt động nhóm và các hành vi văn hóa để phụ huynh cùng thống nhất cách giáo dục trẻ 
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về các thông tin để giáo dục trẻ 
+ Tuyên truyền với phụ huynh ở gia đình cũng nên thường xuyên đọc sách, truyện mang tính giáo dục các hành vi văn hóa và các kỹ năng khi hoạt động nhóm. Thông qua những hành động, hành vi trong nội dung câu chuyện giúp trẻ nhận thức được những kỹ năng cần có khi gặp tình huống như vậy 
- Tuyên truyền với phụ huynh giành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái như hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách...
- Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. 
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 
* Kết quả:
- Phụ huynh có sự quan tâm đến sự thay đổi của trẻ 
- Phụ huynh thường xuyên theo dõi thông báo trên bảng tuyên truyền và trên hòm thư của lớp hơn 
- Phụ huynh cũng tích cực trao đổi lại với giáo viên những kinh nghiệm khi giáo dục trẻ ở nhà, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trao đổi 
BIỆN PHÁP 4: SỬ DỤNG HÀNH VI MẪU MỰC TRONG CUỘC SỐNG CỦA CÁC CÔ GIÁO MẦM NON
 Giáo viên là người tiếp xúc thường xuyên với trẻ trong ngày chính vì vậy trước tiên cô giáo phải là người có những hành vi mẫu mực để trẻ noi theo. Cô phải là tấm gương mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, trang phục cho đến những hành động của mình
- Ở lớp có sự trao đổi và thống nhất của 3 cô trong lớp về các trang phục mặc khi đi làm. Các cô mặc quần áo lịch sự, phù hợp thời tiết khi đến lớp hoặc mặc đồng phục của trường, tránh mặc những trang phục quá lố lăng, không phù hợp với môi trường sư phạm
- Trong quá trình giao tiếp giữa cô với đồng nghiệp, cô với phụ huynh và cô với trẻ, cô luôn vui vẻ, gần gũi và thân thiện với đối tượng giao tiếp 
- Cô tuyên truyền với mỗi bậc phụ huynh cũng là một tấm gương, hình tượng mẫu mực để trẻ noi theo. Khi ở gia đình phụ huynh cũng phải lưu ý đến cách ăn nói, hành động cho chuẩn mực 
- Khi trẻ trong lớp có những hành động tốt, cô nêu gương để các bạn trong lớp biết và học theo và những hành động không tốt thì nên tránh
- Khi trẻ có những tấm gương mẫu mực, trẻ sẽ có những hành vi chuẩn mực như những người trẻ tiếp xúc hàng ngày trong cuộc sống 
- Trẻ phân biệt được đâu là hành động, hành vi chuẩn mực 
- Trẻ bước đầu biết đánh giá và nhận xét về những hành động, hành vi chưa chuẩn mực
 BIỆN PHÁP 5: ĐỘNG VIÊN, KHEN NGỢI, NÊU GƯƠNG KỊP THỜI
 Đối với trẻ mầm non, mỗi lời khen hay động viên của cô giáo đều có ảnh hướng lớn đến tâm lý của trẻ . Việc động viên và khen ngợi kịp thời kích thích để trẻ có những hành động đúng đắn trong cuộc sống xung quanh
- Khi trẻ làm được những hành vi tốt thì cô nên khen ngợi trẻ ngay lúc đó để trẻ thấy được hành vi của mình là đúng và khi gặp phải tình huống như vậy trẻ sẽ biết cách giải quyết tình huống đúng. 
- Ngoài ra cô có thể trao đổi với phụ huynh vào buổi chiều về hành động tốt của con để phụ huynh quan tâm và để ý đến trẻ nhiều hơn 
Ví dụ: 
Khi hết giờ ăn, các cô rất bận để dọn bàn và chuẩn bị cho các con ngủ thì có một vài bạn quên chưa cất ghế, lúc đó cô nhìn thấy Quốc Hưng cất ghế giúp các bạn, cô không chỉ cảm ơn bạn Hưng mà cô còn khen bạn trước cả lớp, việc đó vừa nhắc nhở bạn nào quên cất ghế , vừa khen bạn Hưng có ý thức biết giúp đỡ các cô và bạn 
- Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày , cô giáo cho trẻ tự nhận xét về mình và trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay cô giáo nêu gương ra cho cả lớp. 
- Vào mỗi sáng cô giáo có thể đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan để trẻ thực hiện.
- Cô có thể khen, biểu dương cá nhân khi trẻ có những biểu hiện, thực hiện hành vi tốt như: biết giúp đỡ bạn, quan tâm đến bạn, cất dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong biểu dương tập thể khi trẻ có những hành vi tốt như: biết đoàn kết giúp đỡ bạn, giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi
- Cuối tuần có giờ nêu gương cuối tuần và phát phiếu bé ngoan cho những bạn có nhiều tiến bộ, có cố gắng và có những hành động , hành vi đúng đắn được cô và các bạn nêu gương 
* Kết quả:
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp
- Trẻ có sự nỗ lực và cố gắng để được cô khen ngợi 
- Trẻ tự giác hơn trong các hoạt động trong ngày, không chờ cô nhắc nhở
- Trẻ biết giúp đỡ và nhắc nhở các bạn khi các bạn trong lớp gặp khó khăn hay có những hành động, hành vi không chuẩn mực 
IV. KẾT QUẢ:
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ tăng lên rõ rệt, lớp tôi đạt được kết quả như sau:
Các hoạt động
Những kỹ năng cơ bản
Đầu năm
Cuối năm
Hoạt động nhóm 
- Kỹ năng sống
- Trẻ biết chơi cùng nhau. 
- Biết quan tâm đến nhau. 
- Tự giải quyết các xung đột. 
- Biết hợp tác, chơi hòa đồng cùng bạn.
- Biết giữ gìn sắp xếp đồ chơi theo quy định.
20%
15%
15%
20%
15%
93%
90%
88%
90%
95%
Các hành vi văn minh
- Có thái độ lễ phép với người lớn.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. 
- Có ý thức xếp hàng, chờ đợi khi hoạt động tập thể
17%
15%
12%
10%
93%
98%
90%
88%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - KIẾN NGHỊ:
Trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động nhóm các và hành vi văn minh cho trẻ, tôi rất mong muốn được tham gia vào các lớp bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
Sự ủng hộ và hợp tác của phụ huynh hơn nữa để việc thực hiện các biện pháp thực sự có hiệu quả 
Bên cạnh đó việc trao đổi và học hỏi ở các chị em đồng nghiệp cũng nên thường xuyên và có những đóng góp tích cực hơn nữa để việc triển khai giáo dục cho các con đạt hiệu quả hơn nữa
PHỤ LỤC
 1.MỘT SỐ CÂU CHUYỆN SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 
 Những giọt mồ hôi đáng khen
Một hôm Thỏ mẹ đi làm về, Thỏ con chạy ra đón mẹ và ngạc nhiên hỏi:- Mẹ ơi, sao lưng mẹ lại ướt thế ạ?Lưng mẹ ướt là vì mồ hôi đấy! Khi ta làm việc mệt nhọc thì mồ hôi sẽ đổ ra. Nghe mẹ nói, Thỏ con nghĩ - Mình thử có mồ hôi xem thế nào?Chiều hôm ấy, Thỏ con chơi đá bóng đến tối mịt mới về, mặt mũi nhễ nhại mồ hôi.Chú hớn hở bảo mẹ: Mẹ ơi, con có mồ hôi rồi đây này!Thỏ mẹ lắc đầu: Đá bóng là tốt, nhưng con chơi lâu quá, mồ hôi ra nhiều ướt hết cả thế này dễ bị nhiễm lạnh lắm đấy!Sáng chủ nhật, được nghỉ học, Thỏ Nâu đến rủ Thỏ con đi chơi. Tháy ớt chín đỏ, hai đứa liền thi nhau hái ăn. Eo ơi cay quá! Toàn thân Thỏ nóng bừng bừng, nước mắt nước mũi và cả mồ hôi tuôn ra đầm đìa.Thỏ con chạy về và kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Thỏ mẹ vừa lau mồ hôi cho chú vừa nói:
- Những giọt mồ hôi này là mồ hôi dại dột. Ai lại thi ăn ớt bao giờ! Con nhai mấy cái lá sung cho khỏi cay rồi nhả ra.Đêm ấy Thỏ con cứ trằn trọc mãi: Sao mấy bận mình đổ mồ hôi đầm đìa thế mà mẹ vẫn không khen nhỉ?Một buổi chiều Thỏ con đang tung tăng dạo chơi, chợt chú thấy cô Thỏ Xám đan gò lưng đẩy xe rauThỏ con vội chạy đến giúp cô. Hai cô cháu cố sức đẩy chiếc xe nặng vượt dốc. Mồ hôi hai cô cháu túa ra như tắm.Thỏ con chạy ùa về nhà, chú chưa kịp khoe thì Thỏ mẹ đã hỏi? Con làm gì mà mồ hôi ướt đẫm thế kia? Con vừa đẩy xe rau giúp cô Thỏ Xám đấy mẹ ạ? Thỏ con trả lời,Thỏ mẹ âu yếm lau mồ hôi cho Thỏ con và vui vẻ nói: Đây là những giọt mồ hôi đáng khen của con đấy!
Cậu bé thật thà
Ngày xưa, có ông vua tuổi đã cao nhưng không có con. Ông muốn tìm chọn trong cả nước một đứa bé ngoan ngoãn, thật thà đem vào cung dạy dỗ để sau này truyền ngôi báu.
Ngày tuyển chọn đã đến. Biết bao nhiêu trẻ em nô nức kéo đến cung vua.
Vua phát cho mỗi đứa một hạt giống và nói:
Đây là những hạt giông hoa. Các cháu hãy đem về, trồng vào chậu xem ai trồng được chậu hoa đẹp nhất. 
Hai tháng nữa ta sẽ chọn hoa và trọng thưởng.
Có một cậu bé, đem hạt giống về, trồng vào chậu, ngày nào cũng chăm tưới, nhưng chẳng chịu nẩy mầm.
Hai tháng sắp trôi qua, chậu đất vẫn là chậu đất. Cậu bé buồn lắm. Nhưng chẳng biết làm thế nào.
Ngày nhà vua chọn hoa đã đến. Trẻ em khắp nơi náo nức bê những chậu hoa muôn mầu muôn sắc tới cung vua.
Ra ngắm hoa, nhưng chẳng hiểu sao nhà vua lại chau mày, không nói gì.
Bỗng nhà vua nhìn thấy cậu bé bưng chậu đất không. Nhà vua đến gần và hỏi:
Tại sao chậu của cháu lại không có hoa?
Cậu bé buồn rầu trả lời:
Tâu đức vua, hạt hoa của cháu không nảy mầm được ạ!
Nhà vua vui mừng xoa đầu cậu bé và nói:
Cháu là đứa trẻ thật thà trung thực nhất, ta sẽ cho cháu vào cung và dạy dỗ cháu, sau này ta sẽ truyền ngôi vua cho cháu.
Cuối cùng nhà vua nói với mọi người:
Tất cả những hạt giống hoa ta phân phát đều đã bị luộc chín không thể nảy mầm được. Cháu bé này thật thà trung thực. Đây chính là người mà ta muốn tìm.
Đàn kiến con ngoan ngoãn
Bà Kiến đã già, một mình ở trong cái tổ vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Đàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà Kiến, nghe thấy tiếng bà kêu liền chạy vào hỏi thăm:
- Bà ơi, bà làm sao mà kêu vậy?
- Ôi, cái bệnh thấp khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!
Đàn kiến vội nói:
- Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!
Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng. Cả đàn xúm vào khiêng dìu bà ngôi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà Kiến cảm thấy rất dễ chịu.
Đàn kiến lại chia nhau đi tìm nhà mới cho bà. Một lúc sau, chúng quay lại nói với bà:
- Bà ơi, chúng cháu đưa bà về một ngôi nhà mới thật khô ráo và nhiều ánh nắng, lại thoáng mát bà có đồng ý không?
Bà Kiến rưng rưng cảm động nói:
- Được thế thì còn gì bằng!
Đàn kién lại xúm vào khiêng chiếc lá, kiệu bà Kiến lên một bông hoa hướng dương cách đó không. Bà Kiến được ở nhà mới, vui sướng quá nói với đàn kiến con:
-Các cháu nhỏ người mà ngoan quá. Bà cảm ơn các cháu thật nhiều!Các bạn thấy không, đàn kiến con tuy nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ người già. Thật đáng khen và đáng học tập phải không nào?
Chú mèo đánh răng
Bác Lợn mới mở cửa hàng bán bàn chải đánh răng, trước cửa có treo một biển quảng cáo rất to:“Bàn chải đánh răng chất lượng hạng nhất, một lần sạch ngay”. Nhìn kìa, chú Voi đã đến. Bác Lợn khiêng ra một bàn chải to nhất đưa cho chú Voi. Chú Voi cảm ơn bác Lợn và vui vẻ ra về. Mèo Con cũng muốn mua một bàn chải to, Bác Lợn nói: “Miệng cháu nhỏ, mua bàn chải nhỏ đánh răng mới sạch!”. Mèo Con vừa về đến nhà là đánh răng luôn, đánh mãi đến nỗi chảy cả máu răng. Chú sợ quá vội vàng đi tìm Bác Lợn: “Bác Lợn ơi bàn chải của bác không tốt”.Bác Lợn nói: “Đó là vì cách đánh răng của cháu không đúng”. Bác gọi Lợn Con ra và bảo: “Con hãy dạy Mèo Con đánh răng đi”. À, hóa ra là như thế này: Răng trên đánh từ trên xuống dưới , răng dưới lại phải đánh từ dưới lên trên, mặt răng hàm phải đánh đi, đánh lại, bên trong, bên ngoài, đều phải đánh. Mèo Con xem hết lần này, đến lần khác: “Tôi biết rồi”. Về đến nhà chú lại tiếp tục đánh răngấy làm sao mà đánh mãi không ra bọt trắng nhỉ? Mèo Con lại chạy đi tìm Bác Lợn: “Bàn chải của bác không tốt, đánh mãi không ra bọt”. Bác Lợn cười nói: “Vì cháu không dùng kem đánh răng”. “Đúng rồi, cháu quên mất!” Mèo Con lè lưỡi ra ngượng ngùng, rồi chú mua luôn một tuýp thuốc đánh răng. Mèo Con dung kem đánh răng nhưng không thấy bọt đâu cả. “Ha! Ha! Đồ ngốc!” Chú Voi dùng vòi của mình phun nước vào mồm Mèo Con. “A, có bọt rồi, bọt càng ngày càng nhiều”. Mèo Con càng đánh càng thích. Từ đó, mỗi khi bác Gà Trống gáy ò, ó, o thì Mèo Con lập tức dậy đánh răng. Nhưng một vài ngày sau, Mèo Con đột nhiên bị đau răng, mắt cũng sưng vù lên. Chú tức giận chạy đến tìm Bác Lợn: “Bàn chải của bác chẳng tốt tẹo nào”. Bác Lợn thấy răng của Mèo Con bị sâu răng rồi, tại sao thế nhỉ? Bác Lợn gãi gãi đầu: “Bác biết rồi, buổi tối cháu thường bắt chuột phải không?” “Vâng ạ” Mèo Con gật đầu. “Cháu ăn chuột xong có đánh răng không?” Bác Lợn lại hỏi “Không ạ!”. Ấy, ăn gì trước khi đi ngủ cũng phải đánh răng, nếu không răng sẽ sâu” “Hóa ra là chuyện đó”. Sau khi Mèo Con chữa răng xong, buổi tối sau khi ăn chuột, chú đều đánh răng sạch sẽ rồi mới đi ngủ. Từ đó về sau, răng của Mèo Con lúc nào cũng tốt
Mèo con phá phách
Ngày xưa, các chú mèo trong làng đều đi học. Riêng mỗi Tôm là lười thôi. Sáng nào, mẹ Tôm cũng đánh thức tôm dậy để đi học.
- Con đi đường cẩn thận nhé, đừng là cà.
Mẹ Tôm dặn, còn Tôm thì: Vâng ạ. Rồi cắp sách đến trường. 
Tôm ngắt những bông hoa 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_n.doc