SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm trong các hoạt động hàng ngày: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời

Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động trong một tuần thì quá ít ỏi. Nó không thể nào kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó lồng nghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngoài trởi . để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất

3.2.1. Trong giờ hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: không khí, ánh nắng mặt trời, nước những yếu tố này con người không thể tạo ra. Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham gia. Biết được tầm quan trọng tự nhiên đó , tôi đã thực hiện một số thí nghiệm “Dạy về không khí” ở ngoài trời như sau:

* Trò chơi 1: “Bịt mũi”

 - Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? (không thở được)

 - Vậy làm thế nào để thở được? (Thả tay ra thở được)

 - Cho vào chỗ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)

 - Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)

 - Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)

Ảnh: Thí nghiệm không khí để làm gì?

 Lúc này cô mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu? (Không khí có ở quanh chúng ta)

 Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta

 * Trò chơi 2: “Bắt không khí”

 Tôi tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt được không? ( Có cháu nói được, có cháu nói không)

 Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí? ( Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy lon, lấy chai, lấy hộp . để bắt được không khí)

 Tôi phát cho mỗi cháu một chiếc túi linon và yêu cầu: “Hãy lấy và bắt không khí vào túi”

 Mỗi cháu thực hiện một cách khác nhau: nắm lấy không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi .Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi

 Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách để túi phồng to lên đi” - cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay buộc túi lại

 

doc 30 trang daohong 08/10/2022 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
n muỗi 
Đánh đét
Con muỗi “ Bẹp”
3.2. Giáo dục các thói quen vệ sinh cho trẻ:
 Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ là một nội dung không thể thiếu được trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi khi trẻ biết vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh quần áo, và môi trường xung quanh sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh đến trẻ. Tuy nhiên, khả năng nhân thức cũng như vận động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì và thường xuyên để thói quen được củng cố và ổn định. Với trẻ lớp tôi tôi đã rèn trẻ một số thói quen sau đây:
* Vệ sinh thân thể: Tôi luôn giáo dục trẻ biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, có thói quen đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân, chải tóc gọn gàng, sạch sẽ. Giáo dục các con không nghịch đất cát bẩn, cho đồ chơi hay bất cứ vật gì vào mồm, có thói quen rửa ráy, giữ gìn cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
- Để trẻ không quên thói quen này các buổi sáng tôi thường trò chuyện với trẻ như: Sáng dậy các con phải làm gì? Vì sao lại phải làm công việc đó? Nếu không đánh răng rửa mặt mà đến lớp thì sẽ như thế nào? 
- Không chỉ có vậy mỗi khi trẻ ngủ dậy các cô luôn chải đầu tóc cho trẻ gọn gàng, và giáo dục trẻ phải thường xuyên gội đầu, tắm rửa để cơ thể sạch sẽ thơm tho có như vậy cơ thể mới phát triển tốt được.
* Vệ sinh quần áo: Tôi luôn giáo dục cho trẻ biết vì sao phải mặc quần áo sạch sẽ. dạy trẻ biết nên mặc thêm quần áo hay phải cởi bớt quần áo, giáo dục trẻ không nghịch đất cát làm bẩn chân tay và không bôi tay bẩn vào quần áo làm bẩn quần áo của mình và của bạn.
* Vệ sinh trong ăn uống: Vệ sinh trong ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, ăn uống có đảm bảo vệ sinh trẻ mới không bị lây nhiễm các loại bệnh tật, qua đó cơ thể trẻ mới phát triển cân đối hài hòa và khỏe mạnh, đồng thời giáo dục vệ sinh ăn uống còn có tác dụng giáo dục về khía cạnh đạo đức thẩm mỹ vì vậy:
- Trước mỗi bữa ăn tôi luôn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ và nhắc nhở trẻ về gia đình cũng phải làm điều đó, đồng thời nói cho trẻ biết cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn để phòng bệnh tật đặc biệc là phòng bị trứng giun chui vào bụng gây nên nhiều bệnh
Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng
- Trong khi ăn tôi luôn giáo dục trẻ biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết nhai từ tốn, nhai kỹ và nuốt đồ ăn, không để rơi vãi thức ăn, không nói chuyện khi ăn, không nhai nhồm nhoàm
- Sau khi ăn phải lau miệng uống nước, xúc miệng nước muối Hướng dẫn trẻ lao động một số việc nhẹ nhàng như tự cất ghế, dọn dẹp một số dụng cụ ăn uống
* Vệ sinh môi trường: Môi trường sống có trong lành thì cơ thể mới không bị lây nhiễm các loại bệnh tật và như vậy cơ thể mới phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường cũng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Với các bé học sinh lớp tôi là 5 tuổi trẻ đã có ý thức về bảo vệ môi trường nên tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn nhà và lớp học. Đồng thời còn giáo dục trẻ một số công việc nhỏ như nhổ cỏ, nhặt lá, lau đồ chơi để môi trường học tập và sinh hoạt của các con luôn sạch sẽ, gọn gàng
Để trẻ có thể tham gia và thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường ở trường và lớp tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường huy động xã hội hóa cùng phụ huynh trang bị thêm nhiều thùng rác có nắp đậy và bố trí ở mọi chỗ dễ nhìn, dễ thấy ở trong trường.
Không chỉ như vậy tôi còn dạy trẻ biết phân loại rác thải để tốt cho môi trường sống: 
+ Những loại rác có thể tái chế được như vỏ chai, lon bia, vỏ hộp sữa, giấy vụn trẻ bỏ gọn vào một thùng hoặc có thể đưa cho cô để cùng cô tạo nên những đồ chơi ngộ nghĩnh phục vụ cho những giờ vui chơi.
+ Với những loại rác dễ phân hủy trẻ cũng để riêng, và đặc biệt tôi dạy trẻ không sử dụng túi nilong bừa bãi vì túi nilong không thể phân hủy được khi vứt bừa bãi ra môi trường, nhắc trẻ về nói với bố mẹ cùng hạn chế sử dụng túi nilong
Trẻ tham gia vệ sinh sân trường, nhặt lá , nhặt cỏ và tưới rau
- Để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường bản thân các cô giáo lớp tôi cũng luôn luôn ý thức phải làm gương cho trẻ học tập, đồng thời các cô giáo cũng thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ về nhà được vận dụng những kỹ năng đã học để thói quen được hình thành và bền bỉ hơn.
Trẻ lau đồ chơi và vệ sinh góc chơi
3. 3. Tổ chức ăn cho trẻ: 
 Để trẻ phát triển thể lực cân đối hài hòa, đảm bảo được sự phát triển bình thường của các cơ quan trong cơ thể, việc tổ chức cho trẻ ăn uống một cách hợp lý, đúng giờ giấc, khẩu phần ăn phải hợp lý, cân đối giữa các thành phần Gluxit, Lipit, Protit, muối khoáng và vitamin, cách chế biến làm sao cho trẻ ăn, dễ hấp thu, phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ là vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi cũng thường xuyên góp ý vơí các đồng chí trong ban giám hiệu và các cô nuôi để trẻ có một bữa ăn đảm bảo nhất. 
 Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp cũng có ý nghĩa nhất định trong việc tiêu hóa thức ăn của trẻ. Do vậy tôi cũng rất chú trọng đến việc tổ chức ăn cho trẻ tại lớp tôi.
* Trước khi ăn chúng tôi luôn chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát, bàn ghế sắp xếp thuận tiện cho trẻ đứng lên ngồi xuống. 
- Dụng cụ để ăn uống luôn được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. 
- Để tạo thành phản xạ có điều kiện, kích thích cảm giác ngon miệng, giúp trẻ tiêu hóa tốt tôi luôn cho trẻ ăn vào một thời gian nhất định.
 	* Trong khi ăn: Tôi luôn động viên trẻ ăn hết xuất để đảm bảo đủ về chất cũng như về lượng cho cơ thể trẻ. Thường xuyên nhắc nhở trẻ phải nhai kỹ trước khi nuốt, nếu có trẻ chán ăn tôi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Hình ảnh giờ ăn của trẻ
* Sau khi ăn: Luôn nhắc trẻ phải lau miệng, uống nước, súc miệng nước muối và nghỉ ngơi, không chạy nhảy, đùa nghịch trong lớp để tránh bị nôn chớ và không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
* Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ suy dinh dưỡng: Với những trẻ suy dinh dưỡng có thể lực yếu tôi luôn chú ý động viên trẻ để trẻ ăn hết xuất đảm bảo đủ dinh dưỡng, Tôi cho những trẻ đó ngồi riêng một bàn và quan tâm đến trẻ nhiều hơn, có thể hỗ trợ trẻ và xúc cho trẻ ăn. Tôi còn bàn với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu để cơ thể trẻ phát triển tốt hơn.
3.4. Tổ chức giờ ngủ cho trẻ:	
Hình ảnh trẻ ngủ trưa tại lớp
 Ngủ là nhu cầu sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Trẻ càng nhỏ nhu cầu ngủ càng nhiều. Sự thúc của trẻ có liên quan đến hoạt động tích cực – kích thích các tế bào thần kinh vỏ não, được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài vỏ đại não thông qua các cơ quan cảm giác. Trung ương thần kinh của trẻ hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khôi phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe và phát triển thể lực của trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ ngủ tôi cũng luôn lưu ý tạo cho trẻ thành một thói quen ngủ đúng giờ, tạo điều kiện giúp trẻ ngủ nhanh và ngủ sâu:
* Trước khi ngủ tôi luôn chú ý loại trừ tối đa những kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn, phòng ngủ luôn được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chiếu chăn của trẻ thường xuyên giặt phơi sạch sẽ. Trước khi trẻ ngủ luôn nhắc nhở trẻ đi vệ sinh để không bị tè dầm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
* Trong khi ngủ chúng tôi thay nhau trực trông trẻ ngủ để xử lý các tình huống xảy ra với trẻ như trẻ quấy khóc, đau bụng, sốt, hay tuột chăn trên người
* Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc nhở trẻ đi vệ sinh và vận động nhẹ cho trẻ tỉnh táo trước khi chuyển sang hoạt động khác.
3. 5. Tổ chức các hoạt động thể dục
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kems phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ kém vận động còn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp.
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau, vì vậy khi lên kế hoạch các bài học vận động trong chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tôi luôn cân nhắc và lựa chọn các vận động sao cho phù hợp với trẻ, với độ tuổi và đặc biệt là sắp xếp các bài tập theo mức đội từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 	Các bài tập vận động phải có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đảy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng, chính xác.
	Thể dục sáng: 
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn sáng. Thời gian tập khoảng 10 -15 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động , Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập . 
Trẻ tham gia tập thể dục sáng với vòng thể dục
Các cô giáo luôn quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Sau khi trẻ tập tôi không quên cho trẻ đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng luôn thay đổi chủ đề trò chơi. Để có được sự đa dạng đó giáo viên chúng tôi luôn tìm tòi và thay đổi các bài vận động khác nhau như các bài tập có động tác bướm bay, chim bay Và đặc biệt để trẻ hứng thú hơn khi tập thể dục sáng tôi cho trẻ tập theo nhạc và thường xuyên thay đổi các bản nhạc theo chủ điểm.
Ví dụ: Chủ điểm trường mầm non tôi chọn các bài hát: Em đi mẫu giáo, Trường chúng cháu đây là trường mầm non, Hoa bé ngoan.
Chủ đề Nghề nghiêp tôi chọn những bài hát: Chú bộ đội, Cháu yêu cô chú công nhân, Cháu thương chú bộ đội.
Chủ đề động vật tôi chọn những bài nhạc tiếng Anh vui nhộn giúp trẻ thay đổi không khí để trẻ hứng thú hơn như bài: Good Morning Song For Children, Five Little Ducks, the Goodbye Song For Children.
Chủ đề Thực vật tôi chọn những bài hát: Xòe hoa, Vườn cây của ba, Lý cây bông.
Chủ đề nước và mùa hè tôi đã chọn những bài hát: Nắng sớm, Cho tôi đi làm mưa với, Mưa rơi.
Thể dục giờ học :
	a/ Khởi động:
	 Để trẻ tập trung chú ý, tôi luôn sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô,Ngoài ra, tôi còn sử dụng tín hiệu âm thanh - những bài âm nhạc theo chủ điểm, đó là những tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, tôi chỉ sử dụng một đến hai loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, tôi sử dụng cả khẩu lệnh, mệnh lệnh giúp trẻ dễ định hướng
Ví dụ: 
Khi tiến hành phần khởi động tôi đã làm như sau:
Cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, cô giáo đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2-3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Mỗi lần thay đổi các kiểu đi tôi thường dùng sắc sô gõ 2 tiếng hoặc dùng khẩu lệnh hô “Đoàn tàu lên dốc”, “Đoàn tàu xuống dốc” Hoặc cuối phần khởi động, cô giáo có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động.
Màn khởi động của bé
b/Trọng động:
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
* Thực hiện bài tập phát triển chung:
- Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
 Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ.
Trẻ tập BTPTC với gậy thể dục
*Vận động cơ bản
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ.
Bài tập Bò thấp chui qua cổng thể dục
 	Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập Bò thấp chu qua cổng” chủ đề nhánh Chú bộ đội, cô giáo có thể cho trẻ xem hình ảnh về các chú bộ đội đang tập luyện và gợi ý :
- Đố các cháu các chú bộ đội đang làm gì đây ?(Đang bò chui qua hàng rào dây thép gai.)
- Các con thấy các khi bò chui qua hàng rào dây thép gai như thế nào? (Không chạm vào dây thép gai)
- Vì sao phải bò để không chạm vào hàng rào dây thép gai? ( Vì nếu chạm vào gai sẽ cào vào người sẽ bị chảy máu)
- Hôm nay cô sẽ cho các con tập làm chú bộ đội với bài tập Bò thấp chui qua cổng nhé.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị bàn tay và cẳng chân sát sàn. Khi có hiệu lệnh “Bò” các con bò chân nọ tay kia, cẳng chân luôn sát sàn, đầu ngẩng cao nhìn thẳng phía trước, Khi gặp cổng đầu hơi cúi chui qua cổng không được chạm vào cổng, không làm đổ cổng, đến vạch đích đứng dạy đi về đứng vào cuối hàng.
- Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )
- Chia 2 nhóm thi đua thực hiện ( cô bao quát và sửa sai )
- Lần 3 cho trẻ tập bò nhanh – chậm theo tiếng trống.
* Trò chơi vận động
Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, Chó sói xấu tính, Bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, lăn bóng theo đường zic zắc
Trò chơi lăn bóng zic zac qua các chướng ngại vật
 	Ví dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tính hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném qua dây”. Hoặc đi theo biển chỉ dẫn Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.
 	Ví dụ 2 
 	Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “ cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ 
c/ Hồi tĩnh: 
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
Ví dụ :
Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu. Hay cho trẻ múa hát theo những làn điệu dân ca như Xòe hoa, lý cây bông
3. 6. Sáng tác và sưu tầm một số trò chơi vận động.
Với trẻ mầm non, chơi là học, học là chơi, nắm bắt được tâm lý đó tôi đã sáng tạo và sưu tập thêm nhiều trò chơi với những hình thức mới lạ, hấp dẫn giúp trẻ hứng thú tham gia vào vận động
* Trò chơi 1: Thu hoạch quả
+ Mục đích: Rèn động tác bò bằng bàn tay cẳng chân, rèn khả năng định hướng của trẻ.
+ Chuẩn bị: - 2 cây có gắn các quả chín có thể lấy ra, 6 mô hình núi, tạo sân vận động đi theo mũi tên vòng quanh núi. Đĩa nhạc
+ Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh trẻ bò bằng bàn tay, cẳng chân theo chiều mũi tên vòng qua mô hình các ngọn núi đến cây có quả trẻ đứng lên hái quả để vào rổ rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo rồi về đứng cuối hàng. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc trong thời gian là một bản nhạc. (Với chủ đề thực vật nên tôi chọn bài hát Vườn cây của bé) Kiểm tra kết quả nếu đội nào hái được nhiều quả hơn đội đó chiến thắng.
* Trò chơi 2: Vượt chướng ngại vật (Vận động, tiếp sức) 
+ Mục đích: Rèn khả năng vận động bật, bò và ném trúng đích cho trẻ
+ Chuẩn bị:
- Cổng thể dục
- Phấn vạch.
- Dây đeo vòng (vòng bằng nhựa hoặc bìa cứng).
- Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt (hoặc hình khác).
+ Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua các cổng thể dục, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng hai tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
- Trẻ trước chạy đến cổng thể dục, bò chui qua cổng thể dục thì trẻ sau bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô. 
* Trò chơi 3: Tàu hỏa
Trò chơi Tảu hỏa
+ Mục đích: Rèn khả năng khéo léo và giữ thăng bằng khi đi chạy, giúp trẻ phản xạ nhanh trong vận động.
+ Chuẩn bị: Sân tập kẻ 2 vạch song song cách nhau 1 ô gạch
+ Cách chơi và luật chơi: 
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song. Khi người hướng dẫn giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: “xình, xịch”. Khi người hướng dẫn nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: “tu tu”. Khi người hướng dẫn nói: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: “tu tu”.
Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh. Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.
 Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh. Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng ra hiệu lệnh “tàu xuống dốc” tiếp theo ngay. Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ lộn xộn. Vậy nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên hướng dẫn.
* Trò c

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc