SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin

Đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn, tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà thay vào đó sẽ là sự hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ 5-6 tuổi cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng đối với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm hình thành sự tự tin cho trẻ.

 3. Nội dung nghiên cứu.

- Để thực hiện thành công đề tài này trước tiên tôi tiến hành khảo sát học sinh của lớp tôi với sĩ số 25 trẻ, từ đó nắm bắt tình hình thực tế về sự mạnh dạn, sự tự tin của trẻ.

- Qua khảo sát nắm bắt tình hình cụ thể của học sinh trong lớp tôi tìm tài liệu tham khảo và đưa ra các phương pháp cần thực hiện, lên kế hoạch thực hiện cụ thể.

- Tôi áp dụng các phương pháp đưa ra theo kế hoạch, trong quá trình thực hiện tôi quan sát và tổng hợp kết quả, phát huy những phương pháp phù hợp, chỉnh sửa các phần chưa phù hợp với trẻ, tạo môi trường phù hợp, tích cực cho trẻ tham gia.

- Cuối cùng tôi tổng hợp kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm.

4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.

 - Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin.

 - Khách thể nghiên cứu là: 30 trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4.

5. Thành phần tham gia nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi ở chính đơn vị tôi đang công tác .

- Đối tượng điều tra, khảo sát thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4, thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.

 

doc 19 trang daohong 08/10/2022 27461
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
n tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.
	Tự tin giúp con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được thoải mái, khỏe khoắn hơn. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là một điều rất cần thiết và là nền tảng giúp trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành kỹ năng tự tin ở mỗi con người. 
 	2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu, luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt cho giáo viên làm việc.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo, quan tâm về chuyên môn, dự giờ thăm lớp và hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục; lên kế hoạch, nội dung giáo dục cụ thể và triển khai sâu rộng đến từng lớp.
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. 
- Phụ huynh tin tưởng và ủng hộ cô.
 	2.2. Khó khăn.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con.
 - Một số phụ huynh quá cưng chiều con, dẫn đến trẻ ỉ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
 - Một số trẻ lần đầu ra lớp nên trẻ còn nhút nhát, thiếu sự hòa đồng, chưa tích cực tham gia hoạt động
Từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5 tuổi lớp tôi với mong muốn giúp trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và tích cực trong mọi hoạt động, trẻ có tâm thế tốt khi bước vào trường tiểu học và làm hành trang trong cuộc sống hiện tại và sau này.
Kết quả khảo sát đầu năm:
STT
Trẻ mạnh dạn, tự tin
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Loại tốt
04
13,3%
2
Loại khá
08
26,7%
3
Loại trung bình
10
33,3%
4
Loại yếu
08
26,7%
3. Mô tả, phân tích các giải pháp.
3.1. Phương pháp  1: Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm hình thành ở trẻ tính mạnh dạn, tự tin.
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.
 	Để trẻ được mạnh dạn tự tin giáo viên phải là người luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, để làm được điều này giáo viên cần: tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. Lắng nghe, khích lệ trẻ bày tỏ thái độ đối với một hành vi thiết thực trong cuộc sống, từ đó dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp để củng cố sự tự tin cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo viên), dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên trang web mầm non. 
3.2. Phương pháp  2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp:
“Một nhân cách tốt sẽ được nảy nở trong một môi trường thân thiện, những bài học đầu đời chính là hành trang quyết định đến mức độ và sự phát triển của trẻ”. Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí tạo môi trường thân thiện, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp, phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và được sắp xếp ở dạng mở, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động một cách tích cực.
 Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, sử dụng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh dành đồ chơi của nhau, tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn khi chơi.
 	 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm tăng thêm sự tự tin nơi trẻ. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Hình thành kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử trong xã hội, phát triển vốn hiểu biết, tạo tiền đề về tính tự tin ở trẻ.
(Hình ảnh 1: sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp)
 	Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
 	Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy trẻ thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng hình ảnh của bản thân. Xây dựng hình ảnh của giáo viên ở đây theo tôi không chỉ ở trước mặt trẻ mà còn với phụ huynh. Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề được ví với câu “làm dâu trăm họ” mỗi một phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ở giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong cô chiều chuộng con . Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy việc xây dựng hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của cô trong mắt phụ huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách chăm sóc giáo dục con họ và sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với phụ huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin. Quả đúng vậy, theo trao đổi với phụ huynh tôi được biết: ở nhà trẻ luôn coi những gì cô thể hiện, cô nói là đúng, là nhất hơn cả bố mẹ của chúng vì cô là người điều khiển trong mọi hoạt động, trẻ luôn dõi theo những biểu hiện của cô. Ví dụ: Khi trẻ chơi phân vai: Đóng vai giáo viên. Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đặt câu hỏi mà cô thường hỏi hàng ngày trên giờ học.  Nắm được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc, mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử, nhất là việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng như cách thể hiện của trẻ.
Ví dụ: Khi 2 trẻ tranh giành đồ chơi trong giờ hoạt động góc tôi động viên trẻ nói rõ nguyên nhân để tạo sự tự tin, mạnh dạn khi trẻ trình bày ý kiến của mình cho người khác hiểu. Hỏi nguyên nhân không phải để trách phạt trẻ sai bằng những câu nói nặng nề mà tôi đã giảng giải giúp cả 2 trẻ hiểu được việc làm của mình là chưa đúng, có việc gì cần nói với cô và không nên làm vậy. Tôi tạo cho trẻ luôn nhớ và tin tưởng cô như 1 vị trọng tài để nếu có lần sau trẻ sẽ chủ động, mạnh dạn tìm đến cô trình bày chứ không tranh giành đồ chơi nữa. 
(Hình ảnh 2: trẻ chơi hoạt động góc)
Và để xây dựng hình ảnh “ cô giáo như mẹ hiền” tôi tạo cho trẻ có sự gần gũi giống như mẹ của trẻ bằng cách thay đổi cách xưng hô “cô” bằng “mẹ” từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô như với mẹ của mình . Cách xưng hô này được tôi dùng hàng ngày và trong mọi hoạt động với trẻ tại trường mầm non.
Ví dụ: Ngay từ giờ đón trẻ tôi luôn trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh và đón trẻ vào lớp rất niềm nở để trẻ thấy cô và mẹ luôn vui vẻ, trẻ đến lớp chào
mẹ rồi chào cô cũng là mẹ. Điều này tạo gần gũi, sự thoải mái cho trẻ khi đến lớp và mở đầu một ngày hoạt động tích cực tại trường. 
 Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, từ đó khuyến khích trẻ hình thành tính tự tin. 
3.3. Phương pháp  3: Dùng những lời nói khích lệ 
Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương trong
trí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả là một biện pháp tốt để khuyến khích sự tự tin ở trẻ. Tôi thấy rằng với trẻ phải thường xuyên nói những
lời khích lệ kịp thời bởi nếu không trẻ không biết khi nào cô hài lòng với mình và bản thân khi được nghe những lời khen, trẻ sẽ luôn nhớ từ đó sẽ tạo được sự
tự tin của trẻ trong các công việc khác. 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động chiều cô hướng dẫn trẻ sử dụng màu nước, cô 
hỏi trẻ “Con sẽ sử dụng những dụng cụ gì để tạo ra bức tranh từ màu nước”, bé 
Thu Hà trả lời: “ Con dùng cả bàn tay để tạo thành các hình con thích ạ!” cả lớp cười ồ lên vì nghĩ chỉ có bút lông mới dùng để vẽ màu nước còn dùng tay chỉ để nghịch và sẽ rất bẩn khiến bé Thu Hà buồn, trầm hẳn xuống không tự tin giải thích nữa vì nghĩ mình đã sai. Với trường hợp này tôi đã hỏi luôn cách trẻ dùng tay trực tiếp để sử dụng màu nước rồi khích lệ trẻ như sau: “ ý tưởng của bạn Thu Hà rất hay đấy các con ạ! Bạn sẽ nhúng lòng bàn tay vào màu nước và in lên giấy để tạo thành con cá, con công, bông hoa và xong Hà lau tay vào khăn là sẽ hết bẩn ngay ! Tí nữa con sẽ thể hiện ý tuởng này cho cả lớp cùng xem nhé!” Với lời khích lệ kịp thời của cô, bé Thu Hà đã tự tin tạo ra sản phẩm đẹp và sáng tạo. Còn với những sản phẩm tạo hình khác dù xấu hay đẹp cũng đều được trưng bày hoặc dùng để trang trí lớp.  
Những lời khích lệ luôn được tôi và các giáo viên trong lớp chú ý sử dụng kịp thời trong các hoạt động trong ngày: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều và cả trong hoạt động đón trả trẻ 
 Ví dụ trong giờ trả trẻ: Ngay cả khi trẻ hoàn thành xong một việc rất nhỏ như uống hộp sữa một cách nhanh chóng, tôi cũng không tiếc lời khen trẻ trước phụ huynh và qua những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng đã phần nào xây dựng được sự tự tin trong trẻ. Và tôi nhận thấy rằng lòng tự tin của trẻ em thực chất là được xây trên những hành động thực tế, được mọi người thích thú và chấp nhận. 
3.4. Phương pháp 4: Cho trẻ được tự do và hành động theo suy nghĩ của trẻ, thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức cho trẻ để trẻ có sự thành công.
Nếu có ai nói rằng “cho trẻ hành động theo ý thích và suy nghĩ của trẻ là sai lầm” thì tôi nghĩ chính người nói như thế mới sai lầm. Vì với phương pháp dạy học hiện nay là “Lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên chỉ là người định hướng còn trẻ mới là người thực hiện, giáo viên chỉ giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng. Tuyệt đối không áp đặt ý tưởng của người lớn lên trẻ, không chuẩn bị sẵn mọi thứ và trẻ chỉ cần làm theo y như vậy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra, suy nghĩ này vô tình ta đã để lại sự chủ quan, ỉ lại vào người lớn nơi trẻ.
 	Vì thế với vai trò là giáo viên trong lúc sinh hoạt đầu tuần, trước khi nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật giáo viên nên giao cho trẻ một nhiệm vụ để trẻ được vừa chơi với hai ngày nghỉ đồng thời trẻ được chứng tỏ với ba mẹ ở nhà những gì trẻ đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với ba mẹ trẻ lại một lần nữa được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Và xem như là ta đã giúp cho trẻ được rất nhiều qua hình thức trẻ được giao tiếp, trao đổi với nhiều người lớn và học được cách trình bày ngôn ngữ của bản thân một cách mạnh dạn, tư tin. 
 	Ví dụ: với chủ đề nghề nghiệp tôi giao cho trẻ đề tài “Con hãy nói về một nghề mà con biết, nói lên ước mơ của chính bản thân mình sau này thích làm nghề gì? Tại sao?”. Với đề tài này tôi cho trẻ cơ hội được trải nghiệm, hỏi những người thân quen về một nghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả việc trò chuyện với người đang làm các nghề đó để trẻ được trực tiếp quan sát rồi suy nghĩ và nêu được lý do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc mà trẻ đã làm, trẻ sẽ có vốn kiến thức rất nhiều và đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển những lời nói của mình một cách hồn nhiên ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện.
Nói đến thành công chắc hẳn ai cũng có mong muốn. Người lớn thì luôn có tham vọng thành công trong cuộc sống, con đường sự nghiệp .còn với trẻ nhỏ thì sao? Là một người giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi hiểu rõ những mong muốn thành công nhỏ bé của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành công khi tham gia vào trò chơi hay những bài tập. Với những trẻ nhanh nhẹn, thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó. Còn với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của mình thì không hề đơn giản, như vậy có lẽ trẻ sẽ không bao giờ thành công? Đây là vấn đề khiến bản thân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trước đám đông bởi vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công như : 
- Trong giờ học đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ có thể trả lời được .
 Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về nước” với trẻ nhanh nhẹn, tự tin tôi đặt câu hỏi mang tính tổng quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt (con thấy nước như thế nào?) còn với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin tôi có thể cho trẻ trả lời thành những câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn (con thấy nước có màu không? nước có vị gì?.....). Hay khi cho trẻ làm thí nghiệm hòa tan đường vào nước với trẻ nhanh nhẹn, tự tin tôi đưa ra câu hỏi mở đòi hỏi trẻ phải phán đoán, tư duy nhiều hơn (điều gì sẽ xảy ra khi cho đường vào nước), còn với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin tôi đưa ra câu hỏi đơn giản, ngắn gọn để trẻ có thể trả lời được (theo con khi cho đường vào nước thì đường sẽ như thế nào? nước sẽ có vị gì?).Với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong giờ khám phá khoa học mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự tin tham gia trả lời câu hỏi khiến giờ học sôi nổi với rất nhiều cánh tay tự tin giơ lên. 
 - Bên cạnh giờ hoạt động học trong các giờ hoạt động khác tôi cũng luôn giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công. Như giờ hoạt động góc: đây là giờ hoạt động đòi hỏi trẻ có sự hợp tác, chia sẻ và có sự phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Tôi luôn gợi ý để trẻ nhận những vai chơi phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ thành công với vai chơi đó và những lần chơi sau sẽ nâng dần mức độ khó hơn. Với việc làm như vậy tôi thấy được rõ sự tự tin hiện trên khuôn mặt trẻ. Hay trong hoạt động trực nhật đa số trẻ đều rất thích giúp cô để được cô khen, tôi luôn giao cho trẻ những việc vừa với sức khỏe, khả năng của trẻ như: trẻ lớn giúp cô kê bàn, ghế; trẻ nhỏ giúp cô gấp khăn... Với việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành công việc được giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành công việc đến cùng. Qua đó tôi thấy trẻ tham gia các hoạt động trong ngày với tâm lý rất vui vẻ, hồ hởi.
3.5. Phương pháp 5: Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại.
Từ tuổi lên 4, lên 5 trẻ đã có xu hướng tự nhiên muốn trở thành người tốt nhất hoặc nhanh nhất trong mọi hoạt động. Chiến thắng làm cho trẻ cảm thấy mình điều khiển được môi trường xung quanh, và khơi gợi sự chú ý của người khác, được tán dương, ôm ấp và vỗ tay - điều này giúp phát triển tính tự tin. Hầu như không có đứa trẻ nào thích thua cuộc; chúng có thể coi thua cuộc như một biểu hiện của sự bất lực, hoặc thất bại, thậm chí nó như là sự chỉ trích.
Ở độ tuổi 4-5 tuổi, trẻ có thể bị mê hoặc bởi chiến thắng từ những sự kiện thông thường cho đến các cuộc thi. Ra khỏi tốp đứng đầu, trẻ có thể than phiền, buộc tội đối thủ là lừa dối, hoặc tạo ra những luật chơi mới tại một thời điểm thuận tiện. Ví dụ, một cậu bé chơi xúc xắc thua có thể tuyên bố rằng cậu được phép di chuyển con xúc xắc lại lần nữa hoặc có thể từ chối sự thua cuộc một cách đơn giản bằng việc nói “không thích” và không tham gia trò chơi nữa.
Dấu hiệu không tích cực của trẻ khi thua cuộc nên được dập tắt từ khi có mầm mống, bởi vì nếu nó cứ tiếp tục tồn tại cho đến khi đến trường, trẻ sẽ dễ bị mất bạn bè. Tiến sĩ Barbara Polland thuộc đại học bang California, Mỹ, khẳng định: “Việc học cách chấp nhận thất bại sẽ dạy cho trẻ tính tự trọng và biết sống hòa hợp với người khác”.
Nếu luôn luôn để cho trẻ thắng, trẻ sẽ phát triển những kỳ vọng không đúng với thực tế và khó chấp nhận thất bại khi chơi với người khác. Tiến sĩ Polland cho rằng, một đứa trẻ cần được trải nghiệm cảm giác của cả sự thất bại lẫn chiến thắng.
Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thất rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của cô. Trong những lúc này tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại. 
Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát trẻ không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Những lúc này, tôi luôn động viên trẻ bằng những lời an ủi: “ Dù hôm nay con không chiến thắng, nhưng các con đã chơi rất vui. Hôm nay bạn A thật may mắn và đã chiến thắng, có thể ngày mai con lại là người thắng, cô biết con có thể làm được mà, lần sau con cố gắng hơn nhé. Ai cũng có thể là người thua trong trò chơi và dù là con hay là bạn thất bại thì đều có cảm giác như con bây giờ. Là bạn tốt các con nên chia sẻ với nhau cả sự thành công lẫn thất bại con nhé ”.
 Khi trẻ mắc phải sự thất bại tôi không nhạo báng, phê bình trẻ gay gắt vì như vậy sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động, thay vì phê bình trẻ tôi đưa ra lời gợi ý hoặc giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa thực hiện được việc gì tôi không sử dụng từ “không” mà sử dụng từ “ chưa” 
Ví dụ: Trong giờ thể dục thay vì nói “ Con tập không đúng” thì tôi nói “ Con tập chưa đúng” để tạo cơ hội cho trẻ vượt qua thử thách.
Tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua các giờ học mà tôi thường tạo tình huống trong ngày để dạy trẻ. Kết thúc tình huống thường tạo niềm tin cho trẻ để có được thành công trong lần sau. Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại tôi thấy trẻ lớp tôi không những không bị mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho trẻ ý thức luôn cố gắng để lần sau thực hiện tốt các công việc được giao. Cụ thể trong các giờ học, các hoạt động có tính thi đua trẻ luôn cố gắng hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình (của đội mình) trong thời gian qui định khiến cho các giờ học luôn đảm bảo được thời gian. 
(Hình ảnh 5: trẻ vui vẻ tham gia hoạt động nhóm)
 	3.6. Phương pháp 6: Tổ chức trò chơi giúp trẻ hình thành sự tự tin.
Để trẻ được tham gia các hoạt động tập thể và có nhiều cơ hội thể hiện mình, cơ hội giao tiếp với bạn tôi đã xây dựng một số trò chơi với tên gọi quen thuộc giống trên truyền hình với cách chơi vui nhộn như: Vượt qua thử thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáy- đáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ. 
* Trò chơi: Hỏi xoáy - đáp xoay 
- Cách chơi: Cô hoặc trẻ trong lớp đặt ra các câu hỏi ngắn. Khi nghe đọc 
xong câu hỏi trẻ phải trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi của cô và các bạn đưa ra theo chủ đề đang học.- Mục đích: Hình thức chơi như một cuộc trò chuyện nhưng sẽ với tốc độ hỏi- đáp nhanh. Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong các tiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin trả lời đáp án nhanh, dứt khoát.
(Hình ảnh 6: trẻ chơi trò chơi hỏi xoáy - đáp xoay)
* Trò chơi: Vượt qua thử thách 
- Cách chơi: Trẻ phải bật liên tục vào 5 vòng, chui qua cổng và ném bóng vào rổ
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và được 
sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách, thực hiện đựơc cả vận động bật liên tục vào vòng, vận động chui qua cổng và vận động ném bóng vào rổ. Và các vận động sẽ được thay đổi cho phù hợp với chủ đề đang học .
(Hình ảnh 7 : trẻ chơi trò chơi vượt qua thử thách)
* Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ 
-

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hinh_thanh.doc