SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy số trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình còn thấp, kỹ năng tạo hình của trẻ còn kém, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng vào việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo các chủ điểm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu.
BGH thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và thăm lớp dự giờ, tổ chức thi làm đồ dùng, đồ chơi giữa các lớp cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.
Ban giám hiệu dự giờ
Đặc biệt, là được sự quan tâm, tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT Quận Long Biên đã về thăm trường, thăm lớp, dự giờ và gớp ý cho tôi những điều rất bổ ích. Từ đó giúp cho tôi tiếp tục phát huy được ưu điểm và khắc phục những mặt còn tồn tại của mình để trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt kết quả tốt hơn.
- Bản thân là giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu mến trẻ. Tự ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình. Bản thân có khả năng tạo hình, hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, tạo ra các đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học rất phong phú và đa dạng mang tính thẩm mỹ cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
- Trẻ ở lớp ngoan, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Được sự tín nhiệm, tin cậy của phụ huynh và được đa số phụ huynh luôn hưởng ứng tham gia các hoạt động phát động của lớp.
Một số đồ dùng tự tạo tôi đã làm:
Một số con vật được làm từ nguyên liệu nhựa
Con chim được làm bằng vỏ hướng dương
Một số con vật tại góc sách truyện
Tranh biển đảo được làm từ đất nặn, giấy màu, nhũ
Xếp dán đàn gà
2. Khó khăn
- Bản thân là một giáo viên trẻ kinh nghiệm còn chưa nhiều.
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều.
- Số ít phụ huynh còn chưa quan tâm tới con.
- Số trẻ trong lớp đông, trong đó có 30% trẻ mới đi học, trẻ vẫn chưa đồng đều về chất lượng, còn trẻ nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình.
Điều đó dẫn đến thực trạng:
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non
Kỹ năng vẽ, tô màu 61 26 43% 3 Kỹ năng cắt, xé, dán 61 18 29.5 4 Kỹ năng nặn 61 14 23% 5 Kỹ năng xếp hình 61 16 26% 6 Trẻ thể hiên sự sáng tạo 61 10 16% Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú và học học tốt môn tạo hình. III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp Vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp thói quen tập trung trong giờ học bởi vì trẻ mới chuyển từ mẫu giáo bé lên chưa quen với môi trường hoạt động của lớp nhỡ. Một mặt do ở lớp tôi số trẻ mới chuyển trường đi học nhiều, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô và các bạn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh còn rất mới lạ với trẻ. Vì vậy tôi thấy việc tạo nề nếp cho trẻ ngay từ đầu năm học rất quan trọng. Và đặc biệt là tạo nề nếp cho trẻ mà làm cho trẻ cảm thấy gần gũi với cô và các bạn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Để cho trẻ đạt được kết quả cao trong một tiết học thì nề nếp của trẻ là bước khởi đầu của một tiết học. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của cô giáo, ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Tôi đã rèn nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ các bạn mạnh dạn với các bạn nhút nhát, xen kẽ bạn nam với bạn nữ. Chia tổ, đặt ten tổ, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên đội mình. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình, tôi tổ chức như vậy để giúp trẻ biết hoạt động theo tổ, theo nhóm để trẻ thi đua giữa các tổ với nhau. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, tạo sự gần giũ với trẻ, uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu ẢNH TRẺ NGỒI BÀN HỌC 2. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ có cảm xúc với cái đẹp qua môi trường lớp học giúp trẻ có húng thú hơn với hoạt động động tạo hình. Thời gian trẻ ở lớp với cô và các bạn rất nhiều và cô giáo phải tạo được sự thu hút, hấp dẫn đối với trẻ khi đến lớp. Tôi trang trí lớp học ấm cúng, nghệ thuật để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp lớp học, sắp xếp đồ dùng đồ chơi. Lớp học của tôi gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ là góc chủ điểm. Vừa thể hiện được nội dung chủ điểm đang học vừa tạo sự thu hút của trẻ khi đến lớp và hoạt động tạo hình. Góc chủ điểm Trên đây là góc chủ điểm với tiêu đề là: “ Bé yêu cây xanh và những ngày Tết vui vẻ ” Môi trường lớp học hướng trẻ vào xuyên suốt chủ điểm đang học. Khi trẻ đến lớp thấy môi trường lớp học cẩm cúng và đẹp mắt đã kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào hoạt động tạo hình. Trẻ phải nghĩ xem, cô làm như thế nào để làm được như vậy, nó khơi dậy trí tưởng tượng, hứng thú cho trẻ để trẻ tự tạo ra được sản phẩm đẹp như vậy. Tại góc hoạt động của trẻ: Góc bán hàng. Góc bán hàng Trẻ rất yêu thích góc bán hàng, đặc biệt là các bạn gái. Góc bán hàng gần gũi, quen thuộc với trẻ vì nó gắn liền với cuộc sống hiện thực của trẻ. Khi tham gia vào hoạt động góc, trẻ được nhập vai vào “ Người chủ quán” và “ Người khách hàng ” nhằm phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp. Nhìn vào các sản phẩm của góc, chúng ta dễ dàng nhận thấy những sản phẩm đó đều là những đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ. Điều đố rất bắt mắt với trẻ về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu Đó là những bộ quần áo khỏe mạnh, những chiếc váy xinh, đôi dép đẹp,... Đặc biệt là những đĩa quả xinh xắn đựng những loại quả rất ngon và đẹp mắt. Từ đó kích thích trẻ tưởng tượng, khám phá, tìm tòi cách làm để tạo ra được những sản phẩm đẹp hơn thế. Để làm được điều đó, trẻ sẽ hứng thú vào hoạt động tạo hình, cụ thể là hoạt động nặn. Trẻ sẽ chú ý tới sự hướng dẫn của cô, tích cực vào hoạt động để phát huy khả năng sáng tạo của mình vào hoạt động tạo hình. Đặc biệt là góc trẻ hoạt động tạo hình. Trẻ trực tiếp được làm quen với hoạt động tạo hình với các kỹ năng do tôi lựa chọn tại hoạt động góc. Trẻ được trổ tài làm ra những sản phẩm trưng bày tại góc. Trẻ rất hứng thú vào hoạt động và làm được những sản phẩm trên kết hợp cùng với tôi và các cô giáo ở lớp. Góc bé khéo tay Trẻ sử dụng các kỹ năng: vẽ, cắt dán và sử dụng khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình làm những con vật yêu thích, những loại rau quen thuộc, những bông hoa, cây hoa đẹp với nhiều màu sắc. Trên tường tôi treo những bức tranh hoa mai, tranh các loại hoa để góp phần thu hút trẻ vào hoạt động tạo hình nhiều hơn nữa. Bởi vì những bức tranh đó được tôi sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau, đặc biệt là thổi màu nước tạo thân cây, sau đó sử dụng hoa, lá nổi gắn lên. Tranh treo tường Và còn nhiều các góc chơi khác cũng thu hút trẻ vào hoạt động tạo hình: Trẻ được vẽ, tô màu là lô tô để chơi trong góc toán Bé vui học toán Góc sách truyện Chính vì vậy, việc tạo môi trường lớp học hấp dẫn cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng góp phần gây hứng thú và nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phải dựa vào lấy trẻ làm trung tâm. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói chung nên lấy trẻ làm trung tâm. Là giáo viên của lớp, tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Từ đó trẻ thể hiện được ý muốn , tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn lựa chọn. Khi trẻ lựa chọn được nội dung mình cùng làm thì tôi là người giáo viên sẽ gợi mở cho trẻ tự biết rằng: Trẻ sẽ làm như thế nào? Và sản phẩm của mình khi hoàn thành sẽ như thế nào? Trong quá trình trẻ tạo hình, trẻ mong muốn được tự thể hiện với những phương tiện khác nhau. Sự thể hiện đó mang tính cá nhân, bởi trẻ luôn tiếp cận với sự vật, hiện tượng xung quanh theo đặc tính riêng của mình. VD: Sau khi trẻ được biết yêu cầu, nhiệm vụ của bài thì trẻ sẽ tự lựa chọn vào nhóm nguyên vật liệu mình thích. Có trẻ thích sử dụng màu sáp, có trẻ thích sử dụng màu nước , sử dụng đất nặn hay sử dụng kết hợp các nguyên vật liệu để thể hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Trẻ đã lự chọn đất nặn để miết cây hoa của mình. Tranh của bạn Mai Chi Tôi tăng cường các câu hỏi gợi ý trẻ giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau. Tôi động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề và tự trẻ miêu tả những gì mình biết và có thể làm. Tôi luôn đặt ra cho trẻ những câu hỏi mở để trẻ tư duy, suy nghĩ, liên tưởng như: “ Vì sao con biết ”, “ Nếu như vậy thì sao ”, “ Con có suy nghĩ như thế nào ”, “ Con có cách nào khác không ” trong quá trình trẻ làm. Những lời nói, cử chỉ, hành động của cô rất quan trọng, tạo cho trẻ thấy được rằng mình được đánh giá tốt hay khá qua sản phẩm của mình. Khi cho trẻ trưng bày sản phẩm, những lời khen, động viên của cô trẻ rất thích. Ví dụ: “ Ôi bức tranh ngôi nhà này đẹp quá ” hay “ Cô rất thích bức tranh này ”. Cô khai thác trên trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường gợi mở cho trẻ để trẻ nói lên được ý tưởng, cách làm của mình. Trẻ được ngắm, quan sát của các bạn sau đó đưa ra nhận xét của mình về những bức tranh đó. Trẻ biết đặt tên “Tổ ấm gia đình”, “Gia đình thân yêu” hay “Tôi yêu ngôi nhà của tôi” Tại các giời hoạt động tạo hình tao luôn tạo cho trẻ một không khí hào hứng, từ tiết học hướng trẻ sang trò chơi để thi xem bạn nào giỏi, thi xem bạn nào khéo tay và trẻ rất tích cực đã hoàn thành tốt sản phẩm của mình treo lên giá trưng bày. Cuộc thi vễ tranh về gia đình của mình. 4. Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Cho nên, để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như: Lá cây, phế liệu, vỏ hộp, thùng catoong, bông, vải vụn, len, cúc áo Hay những đồ dùng, dụng cụ được sản xuất như: Giấy màu, giấy báo, kéo, hồ dán, băng dính các loại Chính sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình đã tạo cho trẻ cơ hội được lựa chọn, khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Từ đó, trẻ thể hiện sản phẩm của mình qua các kĩ năng: vẽ. tô màu, cắt, dán, vẽ, nặn, Đặc biệt, khi lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình tôi luôn chú ý tới đặc điểm điểm chúng đảm bảo: + Nguyên vật liệu luôn đảm bảo sự an toàn, không độc hại, không có cạnh sắc nhọn + Nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, dễ bảo quản như: Như các nguyên vật liệu mua được ở địa phương, các vỏ hộp, vỏ ốc, vải vụn, len, hạt các loại quả + Nguyên vật liệu dễ sửa chữa, dễ cầm, phù hợp với tầm tay của trẻ + Nguyên vật liệu tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn, sắp xếp các nguyên vật liệu, tạo sự quan sát, trí tưởng tượng cho trẻ Một số nguyên vật liệu tạo hình tôi đã lựa chọn: Vỏ sữa, lõi giấy Lá cây khô Vỏ thuốc, vỏ đựng bóng đèn Vỏ ngao 5. Biện pháp 5: Tích hợp với các môn học khác Trong quá trình dạy trẻ ở môn tạo hình tôi có thể tích hợp với nhiều môn học khác. Bởi khi tích hợp với các môn khác đòi hỏi ở tôi sự sáng tạo, linh hoạt và sự khéo léo khi vận dụng. Trong quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, bị chắp vá. VD: - Tích hợp với hoạt động âm nhạc: Khi dạy trẻ “Cắt dán khăn mặt” (Tiết đề tài) thì: Vào bài tôi cho trẻ hát và vận động bài hát: “ Chiếc khăn tay (Tích hợp với hoạt động âm nhạc). Khi trẻ thực hiện cắt dán khăn mặt, tôi bật các bài hát nhạc không lời có trong chủ điểm “ Bản thân bé và gia đình” để cho trẻ say mê làm việc. - Tích hợp với hoạt động là quen với toán: Khi cho trẻ nhận biết các hình thì cuối tiết cho trẻ vẽ trang trí các hình hay nặn các hình. Hỏi trẻ vẽ như thế nào? Hỏi trẻ kỹ năng nặn? Để nặn được các con dùng kỹ năng gì? Nặn như thế nào? Sau đó cho trẻ vẽ, nặn, cô động viên trẻ. - Tích hợp với hoạt động làm quen với văn học: Sau khi học xong bài thơ “Hoa kết trái” cho trẻ vẽ, nặn các loại quả, tạo quả nhồi bông. Cô định hướng cho trẻ vào hoạt động vẽ hoặc nặn. Có thể vào bài bằng một bài đồng dao hoặc đố một câu đố gây hứng thú cho trẻ. - Tích hợp với hoạt động khám phá khoa học: Đây là hoạt động cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về tự nhiên xã hội, về cỏ cây hoa lá và các con vật. Khi trẻ được khám phá và trải nghiệm về những điều mới lạ trong cuộc sống, tôi định hướng cho trẻ vẽ, nặn, ghép về hoa, quả, các con vật Sau khi cho trẻ khám phá về một số loại quả, tôi cho trẻ chia làm hai đội, thi giữa đội: Đội 1: Vẽ các loại quả vỏ sần sùi. Đội 2: Vẽ các loại quả vỏ nhẵn. 6. Biện pháp 6: Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi Như chúng ta đã biết, sản phẩm của hoạt động tạo hình là sản phẩm rất có ý nghĩa với trẻ, nó mang tính cá nhân trẻ. Trong những sản phẩm đó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó và cũng là “ Ngôn ngữ riêng ” để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. Ngoài giờ hoạt động tạo hình, tôi còn tận dụng các giờ khác để rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ: * Thông qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt động chiều: Tôi có thể trao đổi với phụ huynh về khả năng, năng khiếu vốn có của mình và của trẻ để cùng phối hợp với gia đình. Trong lúc chờ phụ huynh tới đón con, tôi chuẩn bị một số đồ dùng tạo hình cho trẻ thực hiện. Mỗi hôm chỉ sử dụng một số kỹ năng tạo hình. Có thể cho trẻ nặn ( vẽ theo ý thích ). Những lúc này tôi chỉ cần đến bên trẻ và hỏi con nặn gì? Con nặn như thế nào? Động viên khuyến khích trẻ làm. Sau khi nhận xét xong cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình ở góc nghệ thuật để bố mẹ cùng quan sát. Với những bài nhận xét tốt trẻ thường thích thú và giới thệu với bố bẹ về sản phẩm của mình. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, ham muốn được hoạt động tạo hình. Trẻ vẽ, tô màu các lô tô vào hoạt động chiều để phục trong các hoạt động ngày hôm sau * Thông qua hoạt động ngoài trời: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, khi đi dạo chơi trẻ được nhìn ngắm vật thật, được sờ nắm. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi chuẩn bị cho trẻ nhiều nguyên vật liệu để trẻ được thực hiện. Có thể cho trẻ cho trẻ dùng phấn để trẻ vẽ lên nền, chuẩn bị đất ặn cho trẻ nặn và tôi định hướng cho trẻ vẽ, nặn theo chủ đề. VD: Trẻ dùng phấn vẽ, dùng đất để nặn các con vật trẻ thích, trẻ có thể dùng lá làm các con vật. * Thông qua hoạt động góc: Góc “ Bé trổ tài ” trẻ được tạo ra sản phẩm của mình bằng các kỹ năng tạo hình theo các chủ đề. VD: Trẻ có thể sử dụng giấy vẽ, bút màu để tạo thành một bức tranh về các loài hoa thi nhau đua sắc. Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ lựa chọn thực hiện Trong hoạt động góc trẻ được sử dụng kỹ năng cắt dán trẻ cắt được những bông hoa, chiếc lá để dán lên thân cây tạo thành cây hoa mai để mang ra góc xây dựng trưng bày. Trẻ hoạt động góc Hay ở góc bán hàng, trẻ được thử tài sáng tạo của mình để cắm những giỏ hoa với nhiều kiểu hoa khác nhau với nhiều màu sắc rực rỡ. Điều đó thu hút được nhiều trẻ tham gia thăm qua và mua hàng. Trẻ chơi tại góc bán hàng. Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã thực hành trên tiết học cũng như mọi lúc, mọi nơi. Tôi chuẩn bị các đồ dùng ở góc học tập để trẻ thoải mái lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Cho nên, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn ở trẻ. 7. Biện pháp 7: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “ Tạo hình ” một cách hứng thú và có hiệu quả, ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì giáo viên cần phải thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình. Tôi rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ dựa theo một số chỉ số: - Chỉ số 7: Cắt được theo đường thẳng. - Chỉ số 34: Trẻ có một số kỹ năng tạo hình đơn giản: Vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, tô màutạo thành sản phẩm đơn giản. - Chỉ số 35: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. - Chỉ số 36: Trẻ nói được ý tưởng sản phẩm của bản thân. 7.1: Kỹ năng vẽ, tô màu Đối với trẻ 4-5 tuổi, tôi tiếp tục gây hứng thú cho trẻ trong quá trình vẽ nhằm tiếp tục bồi dưỡng hứng thú, khả năng cảm thụ, đánh giá, hình thành các cảm xúc thẩm mỹ. Trẻ được phát triển tri giác để mở rộng các biểu tượng, tăng cường khả năng quan sát có phân tích: nhận biết, gọi tên, tìm đặc điểm các chi tiết, bộ phận, xác định các vị trí sắp xếp của các thành phần trong cấu trúc và các mối quan hệ của chúng; phân biệt cảm nhận vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc, nét đặc thù của sự vật và các hoạt động tạo hình. Trẻ sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay, điều khiển, vận động để thực hiện vẽ. Trẻ sử dụng các đường nét để vẽ. Khi tiến hành dạy trẻ, tôi dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó theo từng chủ điểm. Vào đầu năm học, tôi dạy trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay di màu, tô màu các hình ảnh to, rõ nét. Dần dần trẻ có tư thế ngồi đúng, cầm bút đúng cách thì cho trẻ tô màu những bức tranh có nhiều chi tiết. Tiếp theo tôi dạy trẻ vẽ các nét cơ bản: Ví dụ: Dạy trẻ vẽ mưa bằng nét thẳng, nét xiên, vẽ vòng tròn như vẽ cuộn len, quả bóngSau đó, tôi dạy trẻ biết phối hợp các đường nét, các hình để vẽ và tô màu các sự vật hiện tượng. Dạy trẻ tự vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ, trẻ có ý tưởng tạo ra bức tranh hoàn chỉnh và đặt tên cho bức tranh. Ở các chủ điểm tiếp theo, tôi cho trẻ làm quen với màu nước, miết đất nặn và các nguyên vật liệu khác. VD: Cho trẻ làm quen với màu nước: Tôi cho trẻ hình bàn tay, bàn chân lên giấy bằng màu nước, hoặc thổi màu nước loang ra tạo thành tranh. Với hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia. Từ những bàn tay nhỏ nhắn của trẻ đã tạo nên được những bức tranh thật đẹp. Tôi hướng dẫn trẻ dùng 2 bàn tay nhúng vào màu nước in 2 bàn tay vào giấy tạo phần đầu của con chuồn chuồn. In các ngón tay làm đuôi và từ những đầu ngón tay trẻ tạo cây, hoa rất đẹp. Bức tranh “ Con chuồn chuồn ” của bé Phương Linh Tôi hướng dẫn trẻ in 2 bàn tay màu chạm vào nhau để tạo thành con cua. Trẻ rất hứng thú và khéo léo để tạo ra được con cua rất ngộ nghĩnh: Bức tranh “Con cua ” của bé Thái Ngọc Tranh của trẻ trưng bày tại góc tạo hình Trẻ dùng ống hút thổi màu nước tạo thân cây, sau đó dùng bông tăm chấm màu tạo hoa và nhị hoa. Trong quá trình trình dạy trẻ vẽ tôi luôn chú ý tới khả năng của từng trẻ. Đối với trẻ yếu, tôi động viên hướng dẫn trẻ cụ thể hơn. Đối với trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn. Cho trẻ tham gia vào hoạt động: Thổi bong bóng màu Bé Hà Ngọc đặt tên: “Gia đình dưới nước” Bé Hà Phương đặt tên bức tranh: “ Hai anh em nhà rùa ” Tranh của bé Hà Ngọc rẻ tham gia hoạt động này tự đặt ra câu hỏi: “Vì sao lại thổi được bong bóng màu ” Trẻ dùng ống hút thổi vào những cốc màu pha với xà phòng mà cô đã chuẩn bị, sau đó dùng giấy in lên tạo ra hình tròn bong bóng. Trẻ tư duy, sáng tạo đã tạo ra được những bức tranh sinh động cùng với sự gợi ý của cô. 7.2: Kỹ năng nặn: Ở lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, giáo viên cần tiếp tục gây sự hứng thú, tạo niềm say mê đối với hoạt động nặn, kích thích trẻ tích cực suy nghĩ, tưởng tượng. Tôi luyện tập, bồi dưỡng khả năng quan sát bằng mắt và tự điều khiển các vận động của đôi bàn tay, của các ngón tay thực hiện các thao tác vận động tinh ( bằng các cơ nhỏ ). Củng cố những hiểu biết về hình thù, cấu trúc, tỷ lệ các chi tiết của vật, bồi dưỡng khả năng phân tích và nhận biết nhanh nhạy các đặc điểm của khối. Trẻ cảm nhận một số đặc điểm hình khối của sự vật bằng cách sờ vào các mặt của hình đó. Vì vậy, tôi tăng cường bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ: các cảm xúc về vẻ đẹp của hình khối, cảm xúc về vẻ đẹp, về sự cân đối. Tôi dạy trẻ một số kỹ năng nặn cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. Dạy trẻ biết dùng ngón tay, bàn tay để làm các động tác xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, làm mỏng, uốn cong thành ống loe. Khi nặn tôi dạy trẻ biết sử dụng các kỹ năng sau đó dạy trẻ nặn, cho trẻ tập nặn từ đơn giản đến phức tạp. VD: Dạy trẻ nặn quả tròn sau đó dạy kỹ năng lăn dài, uốn congsao chho giống quả thật, dần dần dạy trẻ nặn những vật khó hơn. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ của tôi, thì tôi tăng cường tổ chức các giờ học nặn tự do tại các góc chơi. Trẻ chủ yếu nặn bằng cách chắp ghép, gắn chặt các bộ phận, miết chỗ nối, biết dùng que để làm một số chi tiết. Khi thấy trẻ của lớp mình có được kỹ năng nặn, tôi mạnh dạn đưa hoạt động nặn vào một tiết học nặn. Trẻ rất hứng thú tham gia nặn một số loại quả mà mình thích. Trẻ nặn các loại quả có dạng tròn và có dạng dài. Trẻ biết dùng đầu ngón tay, lòng bàn tay để tạo ra hình tròn làm quả, sau đó trẻ lấy một ít đất lăn dọc làm cuống ghép nào quả và lấy một ít đất xoay tròn, ấn dẹt gắn lên cuống làm lá. Trẻ tham gia vào hoạt động nặn Sau đó tôi cho trẻ ra trưng bày sản phẩm, trẻ nới được ý tưởng sản phẩm của bản thân và 86% trẻ đã đạt được chỉ số 36. Trẻ trưng bày sản phẩm của mình 7.3: Kỹ năng căt, xé, dán: * Kỹ năng cắt dán: Đối trẻ mẫu giáo nhỡ thì cho trẻ làm quen với kéo, tập sử dụng kéo. Tôi dạy trẻ tập cầm kéo đúng cách, điều khiển lưỡi kéo vào tay phải, cầm giấy và điều khiển giấy bằng tay trái. Dạy trẻ các kỹ thuật cắt từ dễ đến khó: Cắt các đường thẳng để tạo nên các dải giấy mảnh rồi tới các băng giấy rộng dần, sau đó dạy trẻ cắt các băng giấy thành hình vuông, hình chữ nhật. Chỉ dẫn cho trẻ cắt 2 hình tam giác từ hình vuông bằng một đường thẳng chéo góc. Tiếp dạy trẻ cắt đường cong. Phối hợp cách cắt thẳng và lượn để cắt theo các nét vẽ. Dạy trẻ bôi hồ vào mặt trái rồi dán lên vở. Vào chủ điểm: “ Bản thân bé và gia đình ” có tiết cắt dán khăn mặt. Trẻ biết cắt các dải làm tua khăn, cắt theo đường thẳng làm các dải dài trang trí khăn mặt.( Chỉ số 7 ). Trẻ cắt dán khăn mặt Tới chủ điểm “ Em yêu cây xanh ”, tôi cho trẻ cắt lượn theo đường vẽ. Tại hoạt động góc, tôi lấy góc tạo hình làm góc trọng tâm. Trước khi trẻ cắt hoa và lá trẻ được xem video cô cắt mẫu và trẻ rất chăm chú quan sát. Trẻ sử dụng kỹ năng cắt lượn theo đường vẽ bên ngoài của bông hoa và của lá. Tôi dạy trẻ kỹ năng mới: Dạy trẻ dán băng dính 2 mặt vào mặt trái của bông hoa và chiếc lá, sau đó bóc lớp ngoài của băng dính ra rồi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.doc