SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

3. Các biện pháp thực hiện.

3.1. Biện pháp 1: Khảo sát và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống

Hiện nay, trong các nhà trường đã chú trọng việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày dưới nhiều hình thức, đưa lồng ghép vào các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ. Tuy nhiên, ở một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục rèn kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ, chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non.

Đối với trẻ, vào đầu năm học nề nếp, kĩ năng sống thực hành cuộc sống còn hạn chế. Vì vậy giáo viên thường tập trung lo lắng cho những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống đối với 40 trẻ trong lớp. Kết quả cụ thể cho thấy:

Bảng khảo sát đầu năm

Các kỹ năng sống Tổng Tốt Khá TB Yếu

1. Kỹ năng tự tin 40 17 13 7 3

2. Kỹ năng hợp tác 40 20 10 5 5

3. Kỹ năng tự nhận thức bản thân 40 15 13 12 10

4. Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội 40 17 10 13 10

5. Kỹ năng lao động tự phục vụ 40 20 13 5 2

 Tôi lập bảng khảo sát vào đầu năm để nắm bắt được các kỹ năng mà trẻ lớp mình có được đến đâu, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển các kỹ năng ấy. Thông qua bảng khảo sát thấy được rằng các nhóm kỹ năng ssoongs của trẻ lớp tôi còn hạn chế, cần tiến hành nhiều biện pháp để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. Sau khi tôi tiến hành khảo sát trẻ ở lớp tôi tiến hành lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Xây dựng kế hoạch giúp cho giáo viên có được định hướng ngay từ đầu năm học. Sau đó tôi phân chia các kỹ năng vào từng tháng theo mức độ từ dễ đến khó . Việc lập kế hoạch còn giúp dễ dàng thực hiện các mục tiêu đó được các giáo viên phối hợp thực hiện.

 Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện các kỹ năng ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ. Với cương vị là một giáo viên tôi đã phối hợp với đồng chí tổ trưởng chuyên môn của khối xây dựng kế hoạch nội dung các kỹ năng cho trẻ lớp tôi, xác định độ khó của kỹ năng và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những kỹ năng trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng cao hơn. Năm học 2017 -2018 trường tôi đã lấy nội dung nâng cao cho trẻ kỹ năng là kỹ năng sống chính vì vậy chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các giáo viên, tổ trưởng chuyên môn ở các khối cùng nhau xây dựng, lưạ chọn những mục tiêu, nội dung nâng cao một các phù hợp và theo từng độ tuổi.

Việc lập kế hoạch giúp tôi và các đồng nghiệp của mình xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung thực hiện trong năm học. Các giáo viên trong lớp phối hợp chặt chẽ trong việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.

 

doc 30 trang daohong 08/10/2022 15702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.
- Trẻ tiếp xúc nhiều các loại thiết bị hiện đại: điện thoại, ti vi... trẻ thụ động phụ thuộc bố mẹ, ông bà nên chưa chủ động, tích cực.
3. Các biện pháp thực hiện.
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống
Hiện nay, trong các nhà trường đã chú trọng việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày dưới nhiều hình thức, đưa lồng ghép vào các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ. Tuy nhiên, ở một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục rèn kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ, chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non.
Đối với trẻ, vào đầu năm học nề nếp, kĩ năng sống thực hành cuộc sống còn hạn chế. Vì vậy giáo viên thường tập trung lo lắng cho những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống đối với 40 trẻ trong lớp. Kết quả cụ thể cho thấy:
Bảng khảo sát đầu năm
Các kỹ năng sống
Tổng
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kỹ năng tự tin
40
17
13
7
3
Kỹ năng hợp tác
40
20
10
5
5
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
40
15
13
12
10
Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
40
17
10
13
10
Kỹ năng lao động tự phục vụ
40
20
13
5
2
	Tôi lập bảng khảo sát vào đầu năm để nắm bắt được các kỹ năng mà trẻ lớp mình có được đến đâu, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển các kỹ năng ấy. Thông qua bảng khảo sát thấy được rằng các nhóm kỹ năng ssoongs của trẻ lớp tôi còn hạn chế, cần tiến hành nhiều biện pháp để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. Sau khi tôi tiến hành khảo sát trẻ ở lớp tôi tiến hành lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Xây dựng kế hoạch giúp cho giáo viên có được định hướng ngay từ đầu năm học. Sau đó tôi phân chia các kỹ năng vào từng tháng theo mức độ từ dễ đến khó . Việc lập kế hoạch còn giúp dễ dàng thực hiện các mục tiêu đó được các giáo viên phối hợp thực hiện. 
 Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện các kỹ năng ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ. Với cương vị là một giáo viên tôi đã phối hợp với đồng chí tổ trưởng chuyên môn của khối xây dựng kế hoạch nội dung các kỹ năng cho trẻ lớp tôi, xác định độ khó của kỹ năng và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những kỹ năng trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng cao hơn. Năm học 2017 -2018 trường tôi đã lấy nội dung nâng cao cho trẻ kỹ năng là kỹ năng sống chính vì vậy chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các giáo viên, tổ trưởng chuyên môn ở các khối cùng nhau xây dựng, lưạ chọn những mục tiêu, nội dung nâng cao một các phù hợp và theo từng độ tuổi.
Việc lập kế hoạch giúp tôi và các đồng nghiệp của mình xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung thực hiện trong năm học. Các giáo viên trong lớp phối hợp chặt chẽ trong việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
3.2. Biện pháp2: Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ thực hành các kỹ năng sống
 Lớp học an toàn và thân thiện với đầy đủ điều kiện về ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi .... là điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi xây dựng mội trường lớp học với phương châm “ Lấy trẻ là trung tâm” . Để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí góc “ Kỹ năng thực hành cuộc sống” ngay cửa vào. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như hoạt động góc trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp mà giáo viên yêu cầu. Mỗi một bài học về kỹ năng được để trong một khay đồ dùng, có ký hiêụ của bài học.
 Nội dụng của góc chơi được tôi lựa chọn theo đúng độ tuổi, trẻ thực hiện các kỹ năng: rót nước, xúc hạt, sử dụng kéo, sử dụng thìa, cách sử lý khi ho, gấp quần áo Khi xây dựng góc kỹ năng thực hành cuộc sống trẻ có thể tự tham gia các kỹ năng, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập góc. Đồ dùng, đồ chơi ở góc đảm bảo với mục đích giáo dục kỹ năng sống thực hành cuộc sống cho trẻ, ngoài những đồ dùng mua sẵn, tôi còn làm thêm những đồ dùng từ những nguyên vật liệu từ phế liệu có sẵn như thùng cát tong, xốp, dạ, đĩa video cũ. 
	Trẻ lớp tôi tiến bộ hơn, trẻ tham gia tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống.
Góc kỹ năng thực hành cuộc sống
3.3. Biện pháp 3: Thiết kế đồ dùng, đồ chơi dạy kỹ năng thực hành cuộc sống.
	Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
	Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú : lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữalà một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thépTừ những nguyên vật liệu đó tôi cùng các đồng nghiệp của mình đã cùng nhau thiết kế những đồ dùng, đồ chơi dạy trẻ các kỹ năng thực hành cuộc sống.
	 Tôi cùng các đồng nghiệp của mình đã tự tay thiết kế các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Những đồ dùng tự tạo sẽ phù hợp với mục đích tôi đặt ra trong bài học và mang tính ứng dụng cao trong khi dạy cho trẻ. 
	3.3.1. Đồ dùng 1 “ Sách dạ”
 	Khi dạy trẻ kỹ năng đóng mở cài khuy áo, tôi thiết kế những khung bảng chơi bẳng vải dạ với những khuy to để mới đầu trẻ có thể tập cài khuy. Khi được chơi với những bảng chơi như vậy trẻ lớp tôi rất hứng thú. Khi trẻ đã có kỹ năng thuần thục trên các bảng chơi tôi tang dần độ khó cho trẻ bằng chính quấn áo của trẻcó khuy nhỏ hơn, đòi hòi trẻ phải khéo léo và được luyện tập nhiều hơn.
Hình ảnh sách vải kỹ năng đóng, mở khuy áo, kỹ năng cài dây đeo
3.3.2. Đồ dùng 2: “ Tủ quần áo của bé”
Để trẻ cảm thấy lớp học như một ngôi nhà thứ hai của mình tôi đã thiết kế các góc chơi nhưng những không gian trong chính ngôi nhà của mình vừa tạo sự gần gũi, vừa tạo hứng thú cho trẻ trong khi chơi. Tôi đã sử dụng bìa cattong thiết kế chiếc tủ quần áo cho trẻ để trẻ thực hành kỹ năng đóng, mở tủ và treo cất quần áo đúng nơi quy định. 
Hình ảnh trẻ chơi tại góc gia đình
3.3.3. Đồ dùng 3: “ Tiệm bánh ngọt của bé”
Với mục đích dạy cho trẻ sự tự tin, và kỹ năng giáo tiếp tốt trong cuộc sống chúng tôi đa suy nghĩ và thiết kế không gian ở góc bán hàng cho trẻ là một tiệm bánh . Tôi sử dụng giấy màu, thùng cattoong, phooc, màu nước để làm giá bàn hàng. Ngoài ra tôi sử dụng dạ màu, keo nến làm những chiếc bánh ngọt với màu sắc đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ kích thích thích thú khi chơi ở góc bán bác .Tre lớp tôi tự tin khi mời khách “ Mời bác vào mua hàng giúp tôi ạ” .
Hình ảnh trẻ chơi ở góc bán hàng
3.3.4 . Đồ dùng 4 “ Ba lô kỳ diệu”
Để dạy trẻ các kỹ năng thực hành cuộc sống tôi đã thiết kế chiếc ba lô trong đó có các đồ dùng để trẻ có thể chơi góc nấu ăn. Tôi sử dụng vải dạ để làm các đồ dùng như: bếp ga, xoong, nồi, các món ăn, các loại quả. Các loại quả có dấp dính, trẻ có thể cắt các loại quả. 
Hình ảnh đồ dùng “ Ba lô kỳ diệu”
3.3.5. Đồ dùng 5 “ Chiếc áo bí ẩn”
	 Tôi cùng các đồng nghiệp của mình làm chiếc áo để trẻ vừa tập kỹ năng mở khóa, phía bên trong tôi thiết kế các ngăn ở phía trong có chứa các loại đồ dùng để trẻ có thể chơi. Các loại quả, các loại hoa, trẻ có thể lấy đồ chơi để chơi ghép hình.
Hình ảnh chiếc áo bí ẩn
3.3.6. Đồ dùng 6 “ Cây nấm vui nhộn”
	 Phía ngoài tôi dùng vải dạ làm hình cây nấm, phía dưỡi cây nấm tôi khâu những móc cài để trẻ có thể mở ra chơi đồ chơi phía trong. Bên trong tôi đặt các hình khác nhau như đôi giầy trẻ thự hành kỹ năng buộ dây giầy, những chiếc áo nhỏ xinh để trẻ thực hành kỹ năng cái khuy, kéo khóa
Hình ảnh cây nấm vui nhộn
	 Sau khi trẻ được chơi với những đồ chơi cô tự thiết kế , trẻ rất hứng thú tham gia các kỹ năng thực hành cuộc sống. Trẻ có kỹ năng tốt và không cảm thấy nhàm chán trong các hoạt động. 
3.4. Biện pháp 4: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở thông qua các hoạt động ở trường mầm non
3.4.1. Hình thành kỹ năng tự tin:
Theo Dale - một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”. Vì vậy, một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng.
- Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:
+ Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.
Ví dụ: Khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, rất mạnh dạnđể lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước đám đông
Hình ảh trẻ biểu diễn trước lớp- Hình ảnh cô động viên trẻ trong giờ thể dục
+Nói cho trẻ biết “con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và trong mọi việc tôi luôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ.
Ví dụ:Trong giờ thể dục, một số trẻ nhút nhát nên không dám trèo lên xuống ghế thể dục, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “ con có thể trèo được”để trẻ tự tin thể hiện bản thân mình trước các bạn.
	Trong giờ âm nhạc tôi luôn động viên trẻ lên biểu diễn trước các bạn và cô giáo, điều đó làm tăng sự tự tin của trẻ trước đám đông. Ở lớp tôi có một số trẻ đầu năm rất nhút nhát như cháu Vân Trang, Anh Tú, Ngân Giang những thông qua các hoạt động trong ngày tôi thường xuyên động viên trẻ lên biểu diễn và đến bây giờ các con đã rất tự tin biểu diễn trên sân khấu lớp và những hoạt động đông người tham dự con mạnh dạn hơn.
Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thể làm tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp sở trường đặc biệt của trẻ.
Ví dụ:Trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô... Đồng thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa để nâng cao tài năng cho trẻ.
Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động tạo hình
 Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không thể trưởng thành. Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó để trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sai lầm đó nữa. Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻ mất hứng thú và tự ti về bản thân mình.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại như vậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để 2 trẻ cùng được chơi với nhau. Sau đó hỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành nhau không và giáo dục  trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè ...
 Quy định hành vi : Đầu năm học tôi đề ra 1 số quy định phù hợp với lớp học nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp
Ví dụ : Đến giờ thể dục sáng, tôi hỏi trẻ các con nhìn lên lịch xem hoạt động đầu tiên trong ngày hôm nay là gì? Và cho trẻ cùng chuẩn bị hoạt động đó với cô...
Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ :Tôi có thể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi như tự tin là gì? Khi con tự tin con cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con cảm thấy ra sao? Hoặc sử dụng những câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “ con hãy kể những việc con muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việc con tự làm, Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?”. Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ tự tin là  khi trẻ mạnh dạn nói , làm, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình với mọi người. Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết quả hoạt động của trẻ sẽ đạt tốt hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bản thân mình càng nhiều càng tốt( Vd: tự lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cách nhờ 1 người bạn khác giúp đỡ mình 1 việc gì đó..)
Hình ảnh trẻ tự lấy đồ dùng chơi góc
3.4.2. Hình thành kỹ năng hợp tác:
Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non
                                                      Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
 Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có người khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ. Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các  hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tượng nào đó trong các hoạt động, tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác. Tổ chức 1 số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như:
Trò chơi “ đôi bạn hợp tác”: Cho trẻ tìm thêm 1 bạn để ghép đôi với nhau. Các đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng ngồi xuống hoặc cùng đứng lên mà không buông tay nhau ra.
Trò chơi “ Những chiếc tháp tập thể”: Yêu cầu trẻ ngồi xung quanh 1 cái bàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau. Nhiệm cụ của trẻ là xếp những khối đó thành 1 cái tháp càng cao càng tốt.
Hình ảnh nhóm trẻ ngồi xếp khối hình cùng nhau
Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi, làm việc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó, trẻ cùng nhau tô bức tranh chung.
 	Cho trẻ tập đóng kịch:  theo nội dung các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non: Đóng kịch “Nhổ củ cải”( có các cảnh mọi người hợp tác với nhau để nhổ được củ cải)Đóng kịch theo bài thơ “ gấu qua cầu”, theo truyện “đôi bạn tốt”
3.4.3. Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân :
Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.Để hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thực hiện 1 số biện pháp sau:
Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con tên là gì? Con thích gì và không thích gì? Con thích gì? con có những điểm gì khác với bạn?.....
 	Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ. Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các bạn lớp mình.
	Ví dụ: Trong lớp có một cháu bị khuyết tật, trẻ trong lớp không chơi cùng với bạn đó, tôi sẽ trò chuyện để các cháu thấy rằng bạn đó có rất nhiều điểm tốt như ngoan, chăm đi học, bạn hát haycác con cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với bạn. Đồng thời, bản thân tôi cũng luôn đối xử công bằng , yêu thương , tôn trọng trẻ đó để trẻ trong lớp noi theo.
 Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó: Tôi luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi, từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt động nào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phải tham gia. Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình. Thay vì cạnh tranh với trẻ khác, tôi khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.
 Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân. Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế , có một số trẻ sợ thất bại đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ.
Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ:
Ví dụ: Hoạt động “ soi gương”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về hình dáng của mình bằng cách cho trẻ tự ngắm mình trong gương với các động tác như cười, mếu, nhăn nhó. . lúc đó tôi có thể hỏi trẻ: Con thấy ai trong gương, người trong gương có đáng yêu không?
Hình ảnh trẻ soi gương và thể hiện cảm xúc
Hoạt động “ Tôi có thể vẽ”:Tôi tạo ra 1 tờ giấy lớn và dán lên tường. Tôi cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thể làm được vào đó để trẻ cả lớp tạo thành bức tranh tổng hợp lớn. Với hoạt động này trẻ sẽ thấy được sự phát triển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn.
Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực hiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ.
Hình ảnh trẻ cùng nhau vẽ tranh Hình ảnh trẻ giới thiệu tranh của mình
3.4.4. Hình thành  kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:  
 Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Nếu tr

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_thuc_hanh_cuoc_song_c.doc