SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi

3.2.2. Môi trường ngoài lớp học

- Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, do bảng được thiết kế như cuốn sổ tay có kích thứơc to, rõ các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.

- Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con trẻ, tôi đã trang bị, đóng các kệ sách thư viện tại khu vực trước sảnh đón nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện trừơng mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”; “hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm trẻ, trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo, cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày. Để duy trì, bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, nhà trường vận động cha mẹ

 

doc 31 trang daohong 08/10/2022 14182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
ện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Để thực hiện được các nội dung đã lựa chọn, bản thân tôi thấy mình cần đổi mới phương pháp giảng dạy, phải biết phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Bên cạnh đó bản thân giáo viên cũng cần linh hoạt khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. Giáo viên cần giúp trẻ có được mối liên hệ với các bạn trong lớp từ đó dạy trẻ cách chia sẻ, biết giúp đỡ bạn bè, biết lắng nghe và tự tin khi diễn đạt ý kiến của mình với các bạn và mọi người xung quanh. Bên cạnh đó tôi thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để trao đổi về tình hình của mỗi trẻ để từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2/ Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
3.2.1. Môi trường trong lớp học:
- Trang trí góc kỹ năng tự phục vụ với những hình ảnh minh họa các kỹ năng mà trẻ thực hiện hàng tháng. Trẻ dễ nhớ cũng mau quên nên khi có những hình ảnh minh họa giúp trẻ làm thao tác một cách tự tin hơn, nhanh nhẹn hơn.
- Tôi thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng việc trang bị một quyển sổ đánh giá trẻ giúp tôi quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối giai đoạn phát triển của trẻ trong độ tuổi. Cũng từ biện pháp này, tôi có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khác nhau và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
- Ý kiến với Ban giám hiệu mở thêm các lớp năng khiếu nhằm phát hiện năng khiếu, phát triển tài năng; phát động phong trào văn nghệ, các điệu múa thể loại dân ca, làm đồ chơi dân gian, thiết kế trang phục biểu diễn từ nguyên vật liệu dễ tìm để cho trẻ được làm và thể hiện những trang phục do chính giáo viên và trẻ sáng tạo, thiết kế. 
3.2.2. Môi trường ngoài lớp học
- Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, do bảng được thiết kế như cuốn sổ tay có kích thứơc to, rõ các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.
- Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con trẻ, tôi đã trang bị, đóng các kệ sách thư viện tại khu vực trước sảnh đón nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện trừơng mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”; “hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm trẻ, trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo, cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày. Để duy trì, bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, nhà trường vận động cha mẹ thường xuyên tặng sách cho góc thư viện của trẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình.
- Tham mưu, ý kiến với nhà trường về trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ có hành vi tốt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ. 
Ảnh 2: Môi trường trang trí ngoài lớp học
3.3/ Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo tuần, tháng.
Sau khi Ban giám hiệu triển khai kế hoạch giáo dục trẻ trong đó có giáo dục kỹ năng sống, tổ chuyên môn họp xây dựng kế hoạch chung và tôi đã dựa vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình. Cụ thể như sau: 
Tháng
Nội dung
Ghi chú
9
- Dạy trẻ các kỹ năng như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè; vui vẻ, thân thiện, đoàn kết với bạn bè
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, cốc uống nước, bát , thìa
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. 
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện
10
- Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân như : Tự mặc và cởi quần áo; tự rửa mặt và chải răng hàng ngày
- Dạy trẻ các kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm: không chơi đồ vật gây nguy hiểm, không làm một số việc có thể gây nguy hiểm; biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ nét mặt. 
11
- Dạy trẻ kỹ năng ứng xử với những người gần gũi xung quanh: lễ phép với nguời lớn, biết nhường nhịn em nhỏ.
- Biết và không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe. 
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
- Biết và thực hiện một số quy tắc trong gia đình: biết cảm ơn, xin lỗi, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, bỏ rác đúng nơi quy định
12
- Dạy trẻ yêu thích các nghề, có mơ ước lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
- Biết yêu quý người lao động.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.
- Dạy trẻ kỹ năng hợp tác , kỹ năng hoạt động theo nhóm, tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn bè trong nhóm để hoàn thành công việc chung.
1
- Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự, lễ phép; biết yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, không dẫm lên cỏ, không hái hoa, hái lá, bẻ cành.
- Quý trọng người trồng cây
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống như ăn quả gọt vỏ, rửa sạch
2
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp để bảo vệ sức khoẻ, biết một số bệnh theo mùa và cách phòng tránh 
- Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?
Để làm gì? Do đâu mà có?
- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. 
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch. 
- Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo về nguồn nước sạch và môi trường sống.
- Nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường.
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
3
Biết ý nghĩa của một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
- Kính trọng những người điều khiển các PTGT, các chú cảnh sát giao thông
- Biết và tuân thủ một số quy định dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông. 
- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động .
- Biết và thực hiện một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường như nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ
4
- Yêu thích các con vật nuôi
- Biết bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi 
- Quý trọng những người chăn nuôi
- Biết tránh xa những con vật nguy hiểm, con vật truyền bệnh.
5
- Yêu quý thiên nhiên và cảnh đẹp của quê hương đất nước, lễ hội truyền thống của quê hương
+ Tuân theo các quy định ở nơi công cộng.
+ Góp phần bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Chính nhờ việc lập được kế hoạch cụ thể trong từng tháng mà việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở nhóm lớp tôi phụ trách đạt kết quả rất cao. 
3.4/ Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động.
3.4.1/ Thông qua giờ đón trả trẻ
Hoạt động đón trả trẻ là khoảng thời gian tôi tận dụng để trò chuyện và cung cấp kiến thức, rèn cho trẻ một số kỹ năng sống như :
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: chào hỏi, tạm biệt, trẻ đến lớp với tâm trạng vui vẻ thân thiện với cô giáo và các bạn.
- Kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân như tự cởi giày dép và để lên giá, tự tháo và cất ba lô vào tủ đồ dùng cá nhân.
Thực hiện nghiêm túc giờ đón trả trẻ, quan tâm rèn cho trẻ các kỹ năng đã trò chuyện và cung cấp ở mọi lúc, mọi nơi nên trẻ lớp tôi luôn có thói quen chào hỏi lễ phép, không còn tình trạng bố mẹ bế con lên tận lớp học hay giúp con cất dép, cất ba lô như hồi đầu năm học.
3.4.2/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ như kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, kỹ năng hợp tác vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những hành vi và thói quen có văn hoá, ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ.
* Trong hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc như vẽ tranh, nặn, cắt xé dán, biểu diễn văn nghệ kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo.
Ví dụ 1: Với để tài " Vẽ hoa tặng cô giáo" tôi giáo dục trẻ biết lễ phép, vâng lời cô giáo, các cô các bác trong trường mầm non hay với để tài “Trang trí quà tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/ 3” qua quá trình đàm thoại giúp trẻ bộc lộ tình cảm của trẻ đối với bà, mẹhay trẻ được tưởng tượng sáng tạo với đề tài “Vẽ theo ý thích” hay “nặn quả theo ý thích”
* Trong giờ hoạt động khám phá khoa học.
Ví dụ 1: Với đề tài " Cây lớn lên như thế nào?" tôi trò chuyện về lợi ích của cây xanh đối với con người, các yếu tố cần thiết để cây phát triển thông qua việc đặt cho trẻ những câu hỏi mở nhằm kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết, khả năng suy luận, phán đoán của trẻ và đồng thời cũng giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành, biết bảo vệ chăm sóc cây ...để cây mang lại cho con người nhiều lợi ích.
Ví dụ 2: Ở chủ điểm “Nước và một số hiện tượng thời tiết” với  đặc thù  trẻ đang sống ở nông thôn  vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm thì nhà vệ sinh cũng  có nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong  phòng tắm để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như nền nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã; không tự ý xả nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh; khi vào nhà vệ sinh một mình thì không nên chốt cửa
* Trong giờ giáo dục thể chất
Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, tôi dạy trẻ kỹ năng rèn luyện, bảo vệ sức khỏe của bản thân giúp trẻ nhận thức được rằng để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa cần phải siêng năng tập thể dục, tập đều đặn. Khi tham gia các hoạt động hay trong quá trình luyện tập không được chen lấn, xô đẩy nhau, biết giúp đỡ những bạn yếu hơn mình. Trong một số đề tài như “ Bò thấp chui qua cổng”; “ Đi trên ghế thể dục”; “Bật qua vật cản”giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia các hoạt động. Không chỉ có vậy khi trẻ tham gia các trò chơi vận động trong giờ học thể dục như trò chơi “Kéo co” “Kẹp bóng” nếu trẻ tự tin mình sẽ thắng tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên qua đó mà kỹ năng tự tin, kỹ năng hợp tác của trẻ được rèn luyện và phát triển.
* Trong giờ hoạt động Làm quen văn học
Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện  thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người hay tạo hứng thú cho trẻ qua các câu chuyện tranh để gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. 
Ảnh 3: Giờ kể chuyện
Ví dụ : Khi kể chuyện “Bông hoa cúc trắng” tôi thường đặt các câu hỏi gợi mở như: Nếu con là 1 cô bé trong câu chuyện biết tin mẹ bị ốm con sẽ làm gì?” nhằm khơi gợi ở trẻ tính tò mò khi thay đổi đoạn kết của câu chuyện hay đặt tên khác cho câu chuyện, hay qua câu chuyện “Dê con nhanh trí” giáo dục kỹ năng tự tin biết tự bảo vệ bản thân trước tình huống nguy hiểm.
Mặt khác thông qua các bài thơ, đồng dao, ca dao, câu chuyện tôi đã lồng ghép dạy trẻ các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Chúng ta đều biết rằng giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu được của con người nói chung và của trẻ nói riêng. Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thì giáo viên cần cung cấp và làm phong phú vốn từ cho trẻ, tập cho biết dần cách diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh đó cần dạy trẻ những quy tắc giao tiếp căn bản phù hợp với khả năng, biết lắng nghe, biết phản hồi, sử dụng từ xưng hô phù hợp.
Ví dụ: Thông qua việc dạy trẻ bài thơ “Làm bác sĩ” giáo dục trẻ biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình đặc biệt khi bị ốm đau hoặc qua bài thơ “ Làm anh” giáo dục trẻ biết yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
	Ngoài ra tôi còn sưu tầm các bài thơ để giáo dục kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân tôi dạy trẻ một số bài thơ như: Giờ ăn; giờ ngủ; lên bốn; Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phòng tránh nơi nguy hiểm tôi chọn một số bài thơ: Ở nhà một mình; Khi có cháy nổ; Khi đi bơiBằng việc sử dụng những bài thơ câu chuyện gần gũi với trẻ để giáo dục kỹ năng sống trẻ tiếp thu kiến thức, một cách hứng thú , dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Bài thơ: Giờ ăn
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi cơm vãi.
Chính nhờ việc lựa chọn và lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với nội dung của từng hoạt động có chủ đích mà sau một thời gian thực hiện trẻ lớp tôi đã có một số kỹ năng như biết thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép và vâng lời cô giáo; đoàn kết và biết giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
3.4.3/ Thông qua hoạt động góc.
Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi . Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như  quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có.
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề:
	Chúng ta biết rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, trong khi chơi trẻ học làm người lớn. Chính trong khi chơi trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn. Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tình cảm cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả bản thân mình. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ tôi đã lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp trong giờ hoạt động góc.
	Ví dụ:
Qua trò chơi " Bán hàng" dạy trẻ một số kỹ năng như:
+ Người bán hàng: niềm nở, ân cần chào mời khách, giới thiệu mặt hàng, trả lại tiền thừa và cảm ơn khách hàng, hẹn khách hàng lần sau lại đến mua...
+ Khách hàng: Biết xếp hàng chờ đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy, khi mua phải trả tiền.
Ở nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng quan sát những thao tác mà trẻ thực hiện để thể hiện vai chơi của mình :
Để giúp trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng vật dụng trong bếp một cách an toàn tôi có thể hỏi trẻ đóng vai đầu bếp: “ Khi bác bắc nồi lên bêp ga bác đã đặt đúng giữa bếp chưa? Nếu bác đặt nồi không đúng thì theo bác chuyện gì sẽ xảy ra? (đổ và gây bỏng). Khi nấu xong bác phải nhớ làm gì? (tắt bếp để tiết kiệm ga và không gây nguy hiểm) 
Ảnh 4: Trẻ chào mời ở góc bán hàng
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua góc học tập - sách: Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở góc sách tôi đã dạy cho trẻ một số kỹ năng học tập để từ đó rèn cho trẻ một số kỹ năng sống cụ thể như:
- Dạy trẻ biết giở sách lần lượt từng trang một; đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; đọc từ đầu đến cuối quyển sách, giữ gìn và bảo vệ sách qua đó rèn cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại khi giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
- Khi trẻ chơi biết tuân thủ các quy định ở góc chơi: không nói to, lấy và cất sách đúng nơi quy định...qua đó rèn cho trẻ tính kỷ luật.
Ảnh 5: Trẻ chơi góc sách truyện
3.4.4/ Thông qua hoạt động ngoài trời.
Thực tế cho thấy rằng thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo quanh sân trường, đi thăm quan 1 số nơi hay trò chuyện với trẻ về một đề tài nào đó giúp trẻ học được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác với bạn bè, kỹ năng quan sát, lắng nghe lời người khác, kỹ năng tự tin khi trình bày hiểu biết của bản thân, bày tỏ cảm xúc của bản thân, có thái độ thân thiện và hành vi bảo vệ môi trường, chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông. 
Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây nhãn:
Đàm thoại với trẻ: 
- Đây là cây gì?
- Muốn có nhiều quả ngon chúng ta phải làm gì?
- Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
Thông qua đó giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn những người lao động, trước khi ăn biết rửa sạch và gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; gọt vỏ xong để vỏ vào nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ngoài ra tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong khu, tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lao động vào thứ 5 hàng tuần. Trong các buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, cùng đưa ra câu đố để đố các bạn, cùng nhau thể hiện một bài hát hay kết đôi với một em lớp bé để cùng nhau nhảy theo một bản nhạc nào đó.
 Cũng với mục đích giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi thường tạo cơ hội để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi cần thiết.
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cá

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi.doc