SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

Biện pháp thực hiện

3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch được ví như chiếc chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Kế hoạch được ví như ngọn đèn pha dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học. Xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nên ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ năm học 2016 -2017 như sau:

Thời gian Nội dung Biện pháp

Tháng 8/2016 - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.

- Cung cấp sách báo, băng đĩa hình về việc tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên học tập. - Tổ chức tham quan trường điểm của Thành phố, của Quận.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong trường.

- Hướng cho giáo viên tự học qua sách báo, thông tin hướng dẫn của ngành học về hoạt động giáo dục của trẻ.

Tháng 9/2016 - Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp.

- Đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho các lớp.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo sự kiện “Bé đón tết trung thu”, chủ điểm "Trường mầm non của bé". - Nghiên cứu cách bố trí các góc sao cho phù hợp với mục đích yêu cầu đề ra.

- Trang bị một số giá đồ chơi mới cho các lớp.

- Gợi ý cho giáo viên bố trí sắp xếp đồ dùng để trẻ dễ lấy, dễ cất.

Tháng 10/2016 - Học tập trường điểm của Thành phố, của Quận.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo sự kiện “Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10”, chủ điểm "Bản thân bé và gia đình". - Hướng dẫn giáo viên thay đổi môi trường lớp cho phù hợp với chủ điểm. Gợi ý cho giáo viên hướng dẫn trẻ vào các hoạt động theo khả năng và sở thích của trẻ.

Tháng 11/2016 - Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hướng trẻ tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Phối hợp với giáo viên tuyên truyền phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng, đồ chơi.

Tháng 12/2016 - Kiểm tra, đánh giá góp ý cho giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục để điều chỉnh phù hợp với từng chủ điểm . - Tham dự các giờ tổ chức hoạt động giáo dục của các lớp, quan sát cách tổ chức của giáo viên và kỹ năng tham gia các hoạt động của trẻ.

Tháng 1/2017 - Đánh giá sơ kết học kỳ I.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ điểm "Những nghề bé yêu" - Nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình thực hiện.

Tháng 2/2017 - Trang trí môi trường lớp học đón chào năm mới. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ điểm "Tết – Mùa xuân" - Phối hợp cùng giáo viên tuyên truyền phụ huynh cùng trẻ trang trí lớp, trồng và chăm sóc cây cảnh trong sân trường.

 

doc 30 trang daohong 07/10/2022 12400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
cầu phát triển của xã hội.
Ở trường tôi, đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề hầu hết là trình độ trung cấp, nên việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi trau dồi nghiệp vụ là vấn đề quan trọng được đặt ra. Vì thế, ngay từ đầu năm học, trong các kế hoạch hoạt động của nhà trường, công tác bồi dưỡng chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu, bởi tôi hiểu rằng nếu mỗi giáo viên hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ thì họ sẽ có ý thức trách nhiệm, say mê làm tốt công việc của mình. Cho nên, tôi đã chủ động bàn bạc trong ban giám hiệu, thường xuyên động viên quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên "Tự học - Tự bồi dưỡng" nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên đã tích cực theo học các lớp đại học từ xa, đại học chuyên tu của trường Đại học sư phạm Hà Nội liên kết với các trường khác tổ chức, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên có chu kỳ do ngành học mầm non tổ chức hàng năm. Nhà trường luôn xây dựng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào soạn giảng. Tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường bồi dưỡng và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Thực hiện đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục trẻ. Tăng cường khai thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
Tôi đã lên kế hoạch và thống nhất trong ban giám hiệu tổ chức sinh hoạt chuyên môn vào thứ năm hàng tuần cho các khối lớp, tạo môi trường cho giáo viên trao đổi tọa đàm, đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng của họ về cách tổ chức hoạt động giáo dục. Và tôi đã cung cấp thông tin cho giáo viên qua sách báo tạp chí, tài liệu có bài viết về những biện pháp, kinh nghiệm tổ chức hoạt động vui chơi đạt hiệu quả được đánh giá cao của ngành học, xem băng đĩa hình nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường. Từ đó, mỗi giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu và lựa chọn cách làm, sáng tạo để vận dụng thực tế ở tại lớp mình phụ trách.
Sau khi đã tổ chức cho giáo viên tham quan học tập, trao đổi bàn bạc và thống nhất cách thực hiện, tôi đã xây dựng kế hoạch của trường và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo từng tháng phù hợp ở từng độ tuổi. Đồng thời, tôi lên kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất còn thiếu phục vụ cho việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ, bàn bạc trong ban giám hiệu, tìm nguồn kinh phí để đầu tư cho các lớp.
 - Với suy nghĩ người giáo viên phải “biết mười để dạy một”, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của cô và trẻ tôi còn có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên về các vấn đề sau:
	- Bồi dưỡng lý thuyết chung
	- Nâng cao nghệ thuật lên lớp
	- Làm và sử dụng đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
	- Đổi mới hình thức dạy học
 	Tuy nhiên khi bồi dưỡng giáo viên tôi luôn suy nghĩ lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với thực tế của trường và trình độ của giáo viên sao cho có hiệu quả cao, các hình thức đó là:
	- Bồi dưỡng tại chỗ:
 	 + Thông qua dự giờ thăm lớp thường xuyên theo kế hoạch của nhà trường tôi còn có kế hoạch dự riêng từng vấn đề mà giáo viên còn hạn chế. Sau khi dự rút kinh nghiệm cụ thể với từng giáo viên, chọn những tiết tốt bồi dưỡng để cả tổ dự rút kinh nghiệm.
 + Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc rút kinh nghiệm bài dạy của tuần trước vào sổ soạn bài rồi mới soạn bài tuần sau. Trước khi soạn phải thống nhất yêu cầu sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp và đối tượng học sinh của lớp đó, về các nội dung như hình thức tổ chức tiết học, đồ dùng học tập của cô và trẻ, tích hợp nội dung giảng dạy. Mặt khác tôi cũng luôn dành thời gian kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên và góp ý trực tiếp với những giáo viên soạn chưa nghiêm túc.
	- Mời giảng viên về trường bồi dưỡng các nội dung trọng tâm của năm học cho 100% giáo viên như môn tạo hình, toán, đổi mới hình thức giáo dụcVới những nội dung có thực hành phương pháp và làm đồ dùng đồ chơi, tôi yêu cầu giáo viên chuẩn bị nguyên vật liệu, giáo án để thực hành vào cuối giờ.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ qua tổ chức các hội thi.
	Việc tổ chức hội thi cho các cô giáo là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, bổ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. Trong năm học nhà trường đã tổ chức các hội thi đó là: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường; hội thi giáo viên giỏi cấp quận, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường, hội thi thiết kế bài giảng Elearning cấp trường, hội thi thiết kế bài giảng Elearning cấp quận, hội giảng mùa xuân...
(Hình ảnh hoạt động tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp quận)
*Bồi dưỡng qua việc tổ chức các buổi kiến tập chuyên đề tại trường, cho cán bộ giáo viên cốt cán đi thăm quan học tập, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các trường trong quận.
	- Xây dựng kế hoạch kiến tập các hoạt động mà giáo viên còn yếu trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Cùng với việc cử giáo viên có kinh nghiệm xây dựng các hoạt động kiến tập thì tôi mạnh dạn lựa chọn một số giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm để bồi dưỡng xây dựng các chuyên đề kiến tập cho trường. Sau mỗi buổi kiến tập qua sự góp ý, nhận xét của các bạn đồng nghiệp. giáo viên đã rút ra những bài học, những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Kết hợp trong BGH tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, do quận, thành phố tổ chức và tham quan học tập các trường điểm trong Quận như trường Hoa Sen, Phúc Đồng, Đô Thị Sài ĐồngSau mỗi buổi tham quan kiến tập bao giờ tôi cũng tổ chức rút kinh nghiệm tại trường để chị em cùng trao đổi, áp dụng vào thực tế của lớp mình sao cho phù hợp, không áp dụng máy móc dập khuôn.
(Hình ảnh kiến tập trường)
	(Hình ảnh kiến tập trường)
* Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá.
	Kiểm tra, dự giờ, đánh giá giáo viên, các hoạt động và sự tiến bộ của trẻ về việc thực hiện chuyên đề là việc làm thường xuyên. Kiểm tra dự giờ dưới nhiều hình thức: kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất. Mỗi giáo viên trong lớp phải được kiểm tra chuyên đề ít nhất 2 lần/năm (1 hoạt động học và 1 hoạt động ngoài trời). Đánh giá việc nghiên cứu, chọn lọc, sắp xếp tài liệu, bài tập, động tác, kỹ năng cần dạy cho trẻ. Việc lựa chọn nội dung bài dạy cũ liên quan đến bài dạy mới, đánh giá việc soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất đã phù hợp, đảm bảo với lứa tuổi và tình hình của trẻ tại lớp.
Cần ghi rõ mục đích và yêu cầu, đối tượng, thời gian đã phù hợp, hợp lý chưa. Mặt khác cũng cần đánh giá quá trình lên lớp của giáo viên đã thực hiện đúng, đủ các mục đích và yêu cầu của bài đạy, thực hiện động tác, làm mẫu.
Kiểm tra giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề, lựa chọn các chỉ số về lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Theo dõi sự đánh giá của giáo viên thông qua bảng đánh giá cuối mỗi chủ đề. Phối hợp với tổ chuyên môn kiểm tra đột xuất các kỹ năng vận động của cá nhân trẻ ở các lớp.
Việc kiểm tra thường xuyên đã có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý chuyên môn. Cuối mỗi chủ điểm, mỗi giai đoạn, học kỳ đều có đánh giá rút kinh nghiệm. Nhờ đó, tôi đã đề xuất trong ban giám hiệu kịp thời động viên khen thưởng cuối mỗi tháng đối với những giáo viên làm tốt, bố trí các góc hợp lý, trang trí lớp phù hợp với chủ điểm, với lứa tuổi kích thích trẻ hăng say hoạt động. Ngược lại, khi phát hiện những thiếu sót của giáo viên, tôi nhẹ nhàng góp ý trao đổi nhằm uốn nắn điều chỉnh kịp thời, đôi khi trực tiếp hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động. Bằng biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, tôi đã giúp đội ngũ giáo viên trẻ của trường mình làm việc khoa học hơn, tự giác và chủ động hơn, biết tự kiểm tra công việc của mình, mạnh dạn trao đổi khi cần giúp đỡ, luôn chú trọng nâng cao kỹ năng hoạt động của trẻ trong các góc ngày một tốt hơn. Qua việc kiểm tra, đã góp ý, trao đổi với giáo viên kịp thời điều chỉnh việc thực hiện các nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ để phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp, từng trẻ. Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi điều chỉnh các nội dung của kế hoạch và có những biện pháp chỉ đạo phù hợp hơn.
3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi 
 	Từ khi còn là giáo viên tôi đã nhận thức được tầm quan trọng có tính chất quyết định đến thành công của giờ học đó là đồ dùng, đồ chơi. Đặc điểm tư duy của trẻ ở tuổi này là tư duy trực quan hình tượng. Do đó trong mỗi tiết học giáo viên có ý thức chuẩn bị đồ dùng đẹp, phong phú sử dụng đúng lúc thì tiết học sẽ thành công vì thu hút được sự chú ý của trẻ.
 Xác định được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm đến việc trang bị đủ đồ dùng học tập và đồ chơi cần thiết cho các lớp (rà soát, đề xuất mua). Sau khi điều tra cơ bản tôi tập hợp số lượng đồ dùng, đồ chơi còn thiếu ở từng khối lớp, phân loại xem đồ dùng, đồ chơi nào cần mua thì mua còn những đồ dùng, đồ chơi nào có thể làm được tôi đưa vào kế hoạch tháng chỉ đạo giáo viên bám sát theo chương trình và chủ điểm chơi từng tháng sao cho có chất lượng và hiệu quả sử dụng cao chứ không làm tràn lan. 
	+ Môn LQCC: tôi bổ xung cho các lớp các bộ tranh có hình minh họa và từ chỉ nội dung tranh, bộ chữ in hai mặt của trẻ và hình nút để xếp chữ. Bộ chữ mẫu ghép rời và các loại đồ chơi thì giáo viên tự sáng tạo, do đồ chơi của môn học này rất đa dạng phong phú tôi yêu cầu giáo viên lựa chọn để làm một bộ thật đẹp đủ theo số học sinh và có hiệu quả sử dụng ở các loại bài, loại tiết. Làm xong ép Plactic để sử dụng được lâu dài. Khi dạy các lớp có thể trao đổi nhau để tránh sự nhàm chán của trẻ.
. 
(Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi)
+ Môn tạo hình: ngoài việc trang bị đủ đồ dùng cho trẻ tôi còn quan tâm đến bộ tranh mẫu của giáo viên vì giáo viên muốn dạy tốt môn này ngoài việc nắm vững phương pháp và nghệ thuật lên lớp cô phải có mẫu các bài vẽ, nặn, xé dán đẹp do đó ở một số giáo viên không có khả năng thì rất ngại dạy. Thấy được điều đó tôi đã nghiên cứu chương trình của 3 lứa tuổi xem có những bài nào khó tôi phân công giáo viên có năng khiếu vẽ tranh mẫu chuẩn, đẹp sau đó ép Plactic để giáo viên làm tranh mẫu khi giới thiệu bài.
	 + Bên cạnh việc bổ xung đồ dùng học tập tôi còn chú ý trang bị các loại đồ chơi thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ nhưng có chọn lọc chứ không mua tràn lan đồng loạt lớp nào thiếu gì thì tôi mua bổ sung thứ ấy.Ví dụ như đồ dùng của môn Làm quen với toán ở khối lớn và nhỡ thì mua những bộ xếp hình, lắp ráp còn lớp bé và nhỡ thì mua hình và khối. 
	+ Song song với việc mua đồ chơi bổ xung tôi lên kế hoạch để giáo viên làm các loại đồ chơi phục vụ trò chơi sáng tạo: các mẫu quần áo, búp bê, các loại bàn cờ, các loại bánh mứt kẹo hoặc các món ăn giò chả, nem, trứng, bánh chưng bằng các loại nguyên vật liệu đã qua sử dụng như : các loại vỏ hộp, vỏ chai , bìa lịch đặc biệt là báo hoạ mi 
Khi xem báo hoạ mi tôi đã phát hiện thấy ở báo có rất nhiều tranh ảnh đẹp, phù hợp với sự phát triển của trẻ như thế giới động vật, những điều kỳ thú về thế giới tự nhiên, những câu chuyện, bài thơ để rèn luyện phát âm, học toán, chữ cái .. đồng thời có rất nhiều bài phục vụ chuyên đề tạo hình như tranh tô mầu, làm đồ chơi, cắt hình bù chỗ còn thiếu Do đó tôi đã mạnh dạn sưu tầm các bài, tranh ảnh có nội dung phù hợp với lứa tuổi để đưa vào giờ chơi dài của hoạt động vui chơi. Ví dụ:
	 Tranh tô mầu: Chúng tôi sưu tầm các tranh ảnh, phô tô đóng thành quyển. Với những bài dễ, ít chi tiết thì dùng cho lớp bé, những bài khó hơn thì dùng cho lớp nhỡ, lớn. Không chỉ tô mầu mà chúng tôi còn chuẩn bị các nguyên vật liệu khác nhau như giấy mầu, giấy nhăn, bông, vải, các loại hột hạt, hoa lá Sau đó gợi ý để trẻ dùng các nguyên liệu này thể hiện nội dung tranh bằng nhiều hình thức chơi khác nhau như cắt, xé, vê giấy tuỳ theo ý thích của trẻ. Giáo viên chỉ theo dõi, nhận xét đánh gia kết quả và động viên gợi ý để cháu sáng tạo thêm các chi tiết mới. Các bài đẹp được trưng bầy ra góc sản phẩm để bố mẹ và các bạn xem. Với cách làm này trẻ không bị gò bó về thời gian cũng như số lượng cháu tham gia hoàn thành một sản phẩm vì nếu buổi chơi này chưa làm xong thì đến buổi sau sẽ chơi tiếp hoặc trẻ có thể rủ 2,3 bạn cùng chơi để hoàn thành một sản phẩm ngay trong giờ chơi. Với hình thức này cô giáo không những đã giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng tạo hình, phát huy hết khả năng của trẻ mà còn kích thích trẻ tự nguyện hứng thú “học’’ một cách có hiệu quả.
	Tranh bù chỗ thiếu và tranh ghép: Ngoài các tranh tô mầu trong báo còn có các trò chơi khác như bù chỗ còn thiếu ghép tranhTuỳ theo nội dung của mỗi trò chơi mà tôi trao đổi với giáo viên của mỗi khối lớp, sưu tầm, lựa chọn để cháu chơi cho phù hợp với lứa tuổi, khối bé và nhỡ thường chơi các trò chơi bù chỗ thiếu, ghép tranh Cô chỉ việc cắt các chi tiết trong tranh sau đó bồi bìa cứng hoặc ép plactic để hướng dẫn trẻ chơi.Vì trò chơi này cần mầu sắc đẹp nên cô phải nhắc nhở động viên trẻ sau khi xem báo xong thì mang đến lớp để cô làm đồ chơi cho cả lớp cùng chơi. Ở lứa tuổi này để tạo điều kiện giúp trẻ tri giác một cách trọn vẹn chúng tôi đã tận dụng tranh vẽ về các con vật, hoa nhưng còn thiếu chi tiết như đầu, chân, đuôiKhi chơi trẻ sẽ tự vẽ các chi tiết thiếu rồi tô mầu hoặc dùng các chất liệu khác để hoàn thiện bức tranh.
	Tranh dạy làm đồ chơi: Với các cháu lớp lớn thì giáo viên lại tham khảo và sưu tầm các bài hướng dẫn làm đồ chơi, cô hướng dẫn chung cả lớp, sau đó cháu nào thích chơi thì sẽ cắt trang trí và tô mầu theo ý thích của trẻ. 
	- Do các tranh mẫu được thay đổi thường xuyên theo báo nên trẻ không bị nhàm chán và rất tích cực tham gia vào việc sưu tầm các trò chơi cùng với cô giáo làm cho góc chơi tạo hình càng thêm phong phú. 
	Các loại tranh ảnh khác: Cùng với việc tận dụng tranh ảnh của của trang tạo hình làm đồ chơi, chúng tôi còn tận dụng tranh ảnh có nội dung phù hợp với các môn học, chủ điểm tháng để trẻ cắt, dán trang trí theo các nội dung toán, làm quen môi trường xung quanh, làm quen chữ cáiVí dụ: lớp nhỡ cháu có thể cắt những con vật mà trẻ thích sau đó phân loại theo các dấu hiệu của môi trường sống (trong rừng, dưới nước, vật nuôi trong gia đìnhtrẻ dán mỗi loại vào một bức tranh sau đó vẽ thêm cảnh cho phù hợp với môi trường sống của nó. Nếu theo nội dung toán học thì trẻ có thể săp xếp theo số lượng, độ lớnđể so sánh sắp xếp tương ứng với chữ số hoặc chấm tròn mà giáo viên yêu cầu. Với lớp bé thì cô có thể cắt sẵn các tranh ảnh để vào rổ khi chơi cháu chỉ việc lấy các tranh ảnh đó dán vào quyển sưu tầm sao cho đúng với mục đích cô đã chuẩn bị.VD: cô dán ( hoặc vẽ) sẵn một bông hoa, trẻ sẽ chọn (hoặc vẽ) thêm một bông hoa to hơn hoặc nhỏ hơn sau đó tô mầu cho các bông hoa, tương tự trẻ có thể làm với các nội dung dài-ngắn, cao-thấp, hình-khối
	- Cũng cách làm như vậy chúng tôi đã tận dụng các bài có nội dung chữ cái để cháu chơi tô chữ, cắt, xếp, vẽ, nối chữ 
(Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi)
Hiệu quả: Với việc tận dụng các loại trò chơi, tranh ảnh của báo hoạ mi, chúng tôi đã tìm được nguồn cung cấp mẫu và nguyên liệu vô tận, rẻ tiền, phù hợp với lứa tuổi, với chương trình giảng dạy và tiết kiệm được kinh phí. Điều quan trọng hơn là các trò chơi, tranh ảnh trong báo rất đẹp nên đã gây hứng thú để cháu tự nguyện tham gia “học bằng chơi” một cách có hiệu quả góp phần giáo dục những xúc cảm thẩm mỹ ở trẻ. Trẻ không chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà còn có khả năng tạo ra cái đẹp nếu mình muốn.
	 Nhờ có việc chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi và có kế hoạch kiểm tra xếp loại thi đua nên hiệu quả các giờ dạy và hoạt động vui chơi tăng lên rõ rệt. Các cháu rất hào hứng tham gia học tập và vui chơi. Trẻ rất mạnh dạn và tự tin tham gia cùng cô và bạn trong các hoạt động của trường, lớp.
3.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên dùng phương pháp trò chơi để nâng cao chất lượng giảng dạy:
Bác Hồ nói: “Trẻ em như búp trên cành
 	 Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
Thật vậy, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo việc biết ăn, ngủ, biết học hành đều được bắt đầu từ các “trò chơi”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này. Trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ có thể chơi quên ăn, quên ngủ. Thông qua các trò chơi trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bé và qua đó bé học làm “người”. Vui chơi đối với trẻ mầm non cần như cơm ăn, nước uống, như cây xanh cần ánh nắng mặt trời. 
	 Đánh giá vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo N.K CrupXcaia đã viết: “Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì trò chơi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trò chơi đối với trẻ là học tập, là lao động, là một hình thức giáo dục nghiêm túc”. 
	Thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ như vậy nên tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên dùng phương pháp trò chơi đề giảng dạy. Khi sử dụng phương pháp này, tuỳ theo từng loại bài, loại tiết và đặc thù của môn học mà chúng tôi chọn trò chơi cho phù hợp:
	* Với môn tạo hình: Tiết vẽ theo ý thích ở lớp lớn, để gây hứng thú cho trẻ, ở đầu tiết chúng tôi chọn trò chơi vẽ theo lời ca (các bạn ở dưới hát một bài hát theo yêu cầu của cô còn các bạn tham gia chơi thì sẽ vẽ theo nội dung bài hát, kết thúc bạn nào vẽ nhanh hơn và đúng nội dung thì sẽ được thưởng, còn trò chơi gõ trống vẽ tranh thi trẻ phải vẽ xong một bức tranh sau một hồi trống, ai xong trước và đẹp sẽ được thưởng các trò chơi này diễn ra rất nhanh, trẻ rất hứng thú chính vì vậy mà khi đến lượt cả lớp cùng thi thì trẻ rất hứng thú tham gia vào quá trình “Chơi” để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động, sáng tạo.
	- Với bài xé dán đàn vịt: đây là bài tương đối khó với lớp nhỡ do đó để gây hứng thú và tạo cảm xúc cho trẻ chúng tôi đã cho trẻ chơi trò chơi xếp những hình cơ bản thành các chú vịt con xinh xắn xem ai xếp giỏi rồi hỏi trẻ những chú vịt xếp bằng hình gì. Sau đó mới dạy trẻ xé dán và tạo dáng cho những con vịt của mình, trẻ rất hào hứng tham gia xé đàn vịt con sao cho đẹp để được cô khen.
	- Xé dán hoa mùa xuân (lớp lớn ) trẻ đã chia thành 2 đội liền anh, liền chị chơi trò chơi đố vui về các loại hoa xem đội nào biết nhiều bài hát, bài thơ, câu đố về hoa thí hát, đọc, đố để đội kia đoán ai đố được nhiều sẽ thắng và sau cùng là hai đội thi nhau xé dán hoa màu xuân xem đội nào có nhiều người được trưng bầy tranh đội đó sẽ thắng.
	- Hoặc với bài vẽ tranh tặng cô giáo chúng tôi đã gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi nghe nhạc tìm tranh có nội sung phù hợp: Cô vẽ các bức tranh có nội dung cô giáo dạy học, các bạn tặng hoa và tranh cảnh sân trường có nhiều bạn đang chơi vào giờ học, cô lần lượt cho trẻ nghe nhạc bài hát Bông hoa mừng cô, Trường chúng cháu là trường Mầm Non Khi nghe nhạc cháu sẽ đoán là bài hát có nội dung phù hợp với bức tranh nào ? Vì sao? trẻ hứng thú tả các bức tranh sau đó cô nói rằng hôm nay cô rất muốn các cháu vẽ tặng cô những bức tranh đẹp như thế .
	* Môn làm quen với toán: Toán là môn học khô khan nhưng đòi hỏi sự chính xác cao. Đặc điểm của trẻ lại chóng nhớ mau quên, do đó muốn trẻ hào hứng tham gia học tập và nhớ bài, cô giáo phải biết lồng những kiến thức toán học vào câu chuyện, bài thơ, bài hát đặc biệt là các trò chơi có nội dung phù hợp với yêu cầu của bài học để gây hứng thú cho trẻ. Từ suy nghĩ đó chúng tôi đã sưu tầm, sáng tác được nhiều trò chơi phù hợp với yêu cầu của từng loại bài, loại tiết, từng phần của tiết học:
	- Phần ôn luyện kiến thức đã học: ở phần này cô giáo thường chọn các trò chơi mang tính tập thể, đồ dùng học tập đơn giản, không cầu kỳ để nhiều cháu được tham gia ôn luyện kiến thức bài cũ mà không tốn thời gian.
	VD: Tiết dạy t

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_c.doc