SKKN Một số biện pháp chỉ đạo cải tạo xây dựng môi trường sáng - Xanh- Sạch- đẹp - Thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề

1/ Biện pháp 1: Khảo sát tình hình.

 Để chỉ đạo thực hiện được tốt thì việc cải tạo, sửa chữa, đầu tư lại sao cho phù hợp thì việc khảo sát các điều kiện cơ sở vật chất là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Chính vì vậy, ngay sau khi tổng kết năm học vào đầu tháng 6 tôi đã triển khai khảo sát một số nội dung để chuẩn bị cho năm học mới.

 Khảo sát các điều kiện trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trong lớp, cách trang trí, bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi, hệ thống ánh sáng, các trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng. Cách bố trí xắp xếp các khu vực trong sân trường, đồ chơi ngoài trời, hệ thống cây xanh, các biểu bảng tuyên tuyền, hệ thống xử lý rác thải .Qua khảo sát tôi thấy:

- Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi tự tạo của cô của trẻ đẹp có nhiều sáng tạo bố trí sắp xếp các góc phù hợp. Song góc thiên nhiên của các lớp còn nghèo nàn, các nguyên liệu thiên nhiên như nước, cát, sỏi, cây xanh, đồ dùng cho trẻ hoạt động với góc thiên nhiên còn rất ít.

- Khu vực sân trường nhiều chỗ bố trí chưa hợp lý, đồ chơi ngoài trời có cái to quá so với diện tích sân, nhiều đồ chơi lâu ngày đã tróc hết sơn, hệ thống cây xanh còn ít, các loại cây xanh, cây cảnh còn chưa phong phú, chưa biết tận dụng các khoảng trống để trồng cây.

- Biểu bảng tuyên truyền treo ở các vị trí chưa phù hợp, một lại to quá treo chỗ có diện tích nhỏ và ngược lại .Một số cái đã cũ cần phải thay thế và bổ sung thêm, một số cái có nhiều nội dung phong phú.

- Sân trường chật hẹp, phụ huynh đưa đón trẻ đều để xe trong sân chiếm hết các khoảng trống nên việc bố trí xắp xếp đồ chơi ngoài trời cũng như trồng cây xanh khó thực hiện.

- Trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, song phần thiết kế xấy dựng bếp ăn chưa hợp lý, khu chế biến nấu ăn quá chật nhưng vẫn còn khoảng trống phía đằng sau bên cạnh bếp.

- Hệ thống xử lý rác thải: Nhà trường đã trang bị đủ thùng đựng rác song đặt các vị trí chưa thuận tiện, chưa đảm bảo mỹ quan.

2/ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch.

 Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của việc xây dựng môi trường sáng - xanh- sạch- đẹp- thân thiện thì việc xây dựng kế hoạch cụ thể là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quản lý nhà trường nói chung, bản kế hoạch được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học đó. Chính vì vậy, dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và kết quả khảo sát cũng như yêu cầu cần thiết của môi trường với trẻ mầm non, tôi đã xây dựng kế hoạch như sau:

- Ngay sau khi kết thúc năm học tôi thay đổi lại một số thành viên trong ban chỉ đạo (vì có một số cô nghỉ thai sản). Ban chỉ đạo gồm: Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, đại diện đoàn thanh niên, đại diện các khối lớp, tổ trưởng tổ bếp và đại diện phụ huynh học sinh (các thành phần trên được chia đều các khu).

- Sau khi thành lập Ban chỉ đạo chung, tôi họp Ban chỉ đạo, nêu kế hoạch trọng tâm của năm học mới cải tạo môi trường nhằm xây dựng môi trường sáng, xanh, sạch, thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề và thông báo toàn bộ những hạn chế của phần khảo sát để các thành viên trong Ban chỉ đạo bàn bạc đưa ra ý kiến cần phải cải tạo như thế nào? Làm gì? Và làm trong thời gian nào? Ai là người làm? Kinh phí được lấy từ nguồn nào?

- Cuối cùng Ban chỉ đạo đều thống nhất cần phải làm ngay và làm ngay trong tháng 6, 7, 8. Kinh phí tiết kiệm đến mức tối đa, tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, còn lại một phần được lấy từ nguồn ngân sách nhà trường. Thực hiện công việc chủ yếu là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, một số việc nhờ phụ huynh, phần nào không làm được mới thuê thợ. Chúng tôi cũng phân công rõ trách nhiệm công việc của từng người và thời gian hoàn thành công việc được giao.

3/ Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện

 a. Cải tạo sân trường:

 Sân chơi là một trong những điều kiện không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của trẻ, sân chơi của trẻ cần phải an toàn, có cây xanh bóng mát, có không gian rộng rãi, tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, nhất là vào buổi sáng, có đồ chơi, có các trang thiết bị cần thiết cho trẻ được chơi, được trải nghiệm.

 Để cải tạo cảnh quang cho sân trường, trước tiên chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo phường, cũng như các bác lãnh đạo tổ dân phố, cho để nhờ xe đưa đón con của phụ huynh ở vỉa hè, lề đường trước cổng trường và mượn khu đất trống trước cửa sân trường cải tạo để lấy chỗ cho trẻ tổ chức các giờ ngoài trời được rộng rãi thoải mái hơn. Sau đó giáo viên các lớp tuyên truyền tới từng phụ huynh khi đưa đón con để xe bên ngoài dưới sự chỉ đạo sắp xếp của bảo vệ, không mang xe vào trong sân trường khắc phục những yếu điểm của sân.

 

doc 29 trang daohong 07/10/2022 10321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo cải tạo xây dựng môi trường sáng - Xanh- Sạch- đẹp - Thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo cải tạo xây dựng môi trường sáng - Xanh- Sạch- đẹp - Thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo cải tạo xây dựng môi trường sáng - Xanh- Sạch- đẹp - Thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề
 3 năm. Với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, có thể nói đứng thứ nhất, thứ nhì của Quận. Trong 3 năm qua lúc nào tôi cũng luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để cải tạo được môi trường nói chung, cải tạo được sân vườn của trường mầm non Bồ Đề nói riêng được gọn gàng, đẹp, trồng nhiều cây xanh cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm. Chính vì vậy trong năm học 2013- 2014 tôi đã xây dựng “Một số biện pháp chỉ đạo cải tạo xây dựng môi trường sáng - xanh- sạch- đẹp - thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề” đạt kết quả cao. 
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Môi trường sáng- xanh- sạch -đẹp- thân thiện là một môi trường quan trọng trong trường mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Nó không chỉ giúp trẻ được hoạt động trong một môi trường đủ về ánh sáng, không khí trong lành mà còn giúp trẻ được trải nghiệm, khám phá với nhiều điều thú vị của thiên nhiên: cỏ cây, hoa lá, chim, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy,......Đối với trẻ mầm non, hoạt động một ngày của trẻ ở trường có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm- quan hệ xã hội. Từ đó làm tiền đề để hình thành nhân cách con người mới. Mà yếu tố tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu được quan tâm đặc biệt trong các cơ sở giáo dục mầm non nói chung ở thành phố Hà Nội hiện nay, bởi không gian và phạm vi hoạt động của trẻ ngày càng bị thu hẹp gắn với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Những gì trẻ được trải nghiệm chủ yếu qua màn hình, ít được thực tế. Do đó, việc tạo không gian thiên nhiên trong trường mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết, phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ. 
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN:
 Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số những thuận lợi khó khăn:
1/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên, các ngành chức năng có liên quan đến vấn đề môi trường.
Định biên giáo viên, cô nuôi/trẻ đảm bảo đủ theo yêu cầu quy định.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhiệt tình tâm huyết với nghề.
Các trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tương đối đảm bảo.
Có sự phối kết hợp chặt chẽ của hội cha mẹ trẻ với nhà trường.
2/ Khó khăn:
 Trường chưa có khu tập trung, có 3 điểm lẻ cách khu trung tâm hơn một cây số, khuôn viên các điểm đều nhỏ hẹp và xây dựng lâu ngày, nay đã xuống cấp, còn thiếu các phòng chức năng (Khu Ngọc Lâm còn đang học thuê nhà dân), bếp ăn còn chật. 
Diện tích sân nhỏ hẹp, bố trí sắp xếp chưa khoa học, một số đồ chơi ngoài trời đã cũ, cây xanh còn ít cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động trải nghiệm ngoài trời của trẻ.
 Phường đông dân cư nhu cầu gửi con vào trường rất đông.
 Đa phần phụ huynh là buôn bán nhỏ và làm nghề nông nên nhận thức không đồng đều.
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã đưa ra một số biện pháp:
- Biện pháp 1: Khảo sát tình hình
 - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
 - Biện pháp 3: Cải tạo sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất
 - Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua 
 Để chỉ đạo việc cải tạo xây dựng môi trường với một trường còn nhiều khó khăn như trường mầm non Bồ Đề thành trường có môi trường sáng- xanh- sạch- đẹp - thân thiện quả là một vấn đề nan giải nếu không có sự nghiên cứu chỉ đạo cụ thể, đầu tư đúng đắn thì khó thành công. Nên tôi đã chỉ đạo triển khai các biện pháp như sau:
1/ Biện pháp 1: Khảo sát tình hình.
 Để chỉ đạo thực hiện được tốt thì việc cải tạo, sửa chữa, đầu tư lại sao cho phù hợp thì việc khảo sát các điều kiện cơ sở vật chất là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Chính vì vậy, ngay sau khi tổng kết năm học vào đầu tháng 6 tôi đã triển khai khảo sát một số nội dung để chuẩn bị cho năm học mới. 
 Khảo sát các điều kiện trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trong lớp, cách trang trí, bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi, hệ thống ánh sáng, các trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng. Cách bố trí xắp xếp các khu vực trong sân trường, đồ chơi ngoài trời, hệ thống cây xanh, các biểu bảng tuyên tuyền, hệ thống xử lý rác thải..Qua khảo sát tôi thấy:
- Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi tự tạo của cô của trẻ đẹp có nhiều sáng tạo bố trí sắp xếp các góc phù hợp. Song góc thiên nhiên của các lớp còn nghèo nàn, các nguyên liệu thiên nhiên như nước, cát, sỏi, cây xanh, đồ dùng cho trẻ hoạt động với góc thiên nhiên còn rất ít. 
- Khu vực sân trường nhiều chỗ bố trí chưa hợp lý, đồ chơi ngoài trời có cái to quá so với diện tích sân, nhiều đồ chơi lâu ngày đã tróc hết sơn, hệ thống cây xanh còn ít, các loại cây xanh, cây cảnh còn chưa phong phú, chưa biết tận dụng các khoảng trống để trồng cây.
- Biểu bảng tuyên truyền treo ở các vị trí chưa phù hợp, một lại to quá treo chỗ có diện tích nhỏ và ngược lại..Một số cái đã cũ cần phải thay thế và bổ sung thêm, một số cái có nhiều nội dung phong phú.
- Sân trường chật hẹp, phụ huynh đưa đón trẻ đều để xe trong sân chiếm hết các khoảng trống nên việc bố trí xắp xếp đồ chơi ngoài trời cũng như trồng cây xanh khó thực hiện.
- Trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, song phần thiết kế xấy dựng bếp ăn chưa hợp lý, khu chế biến nấu ăn quá chật nhưng vẫn còn khoảng trống phía đằng sau bên cạnh bếp.
- Hệ thống xử lý rác thải: Nhà trường đã trang bị đủ thùng đựng rác song đặt các vị trí chưa thuận tiện, chưa đảm bảo mỹ quan.
2/ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch.
 Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của việc xây dựng môi trường sáng - xanh- sạch- đẹp- thân thiện thì việc xây dựng kế hoạch cụ thể là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quản lý nhà trường nói chung, bản kế hoạch được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học đó. Chính vì vậy, dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và kết quả khảo sát cũng như yêu cầu cần thiết của môi trường với trẻ mầm non, tôi đã xây dựng kế hoạch như sau: 
Ngay sau khi kết thúc năm học tôi thay đổi lại một số thành viên trong ban chỉ đạo (vì có một số cô nghỉ thai sản). Ban chỉ đạo gồm: Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, đại diện đoàn thanh niên, đại diện các khối lớp, tổ trưởng tổ bếp và đại diện phụ huynh học sinh (các thành phần trên được chia đều các khu).
 Sau khi thành lập Ban chỉ đạo chung, tôi họp Ban chỉ đạo, nêu kế hoạch trọng tâm của năm học mới cải tạo môi trường nhằm xây dựng môi trường sáng, xanh, sạch, thân thiện trong trường mầm non Bồ Đề và thông báo toàn bộ những hạn chế của phần khảo sát để các thành viên trong Ban chỉ đạo bàn bạc đưa ra ý kiến cần phải cải tạo như thế nào? Làm gì? Và làm trong thời gian nào? Ai là người làm? Kinh phí được lấy từ nguồn nào? 
Cuối cùng Ban chỉ đạo đều thống nhất cần phải làm ngay và làm ngay trong tháng 6, 7, 8. Kinh phí tiết kiệm đến mức tối đa, tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, còn lại một phần được lấy từ nguồn ngân sách nhà trường. Thực hiện công việc chủ yếu là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, một số việc nhờ phụ huynh, phần nào không làm được mới thuê thợ. Chúng tôi cũng phân công rõ trách nhiệm công việc của từng người và thời gian hoàn thành công việc được giao.
3/ Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện
 a. Cải tạo sân trường:
 Sân chơi là một trong những điều kiện không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của trẻ, sân chơi của trẻ cần phải an toàn, có cây xanh bóng mát, có không gian rộng rãi, tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, nhất là vào buổi sáng, có đồ chơi, có các trang thiết bị cần thiết cho trẻ được chơi, được trải nghiệm.
 Để cải tạo cảnh quang cho sân trường, trước tiên chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo phường, cũng như các bác lãnh đạo tổ dân phố, cho để nhờ xe đưa đón con của phụ huynh ở vỉa hè, lề đường trước cổng trường và mượn khu đất trống trước cửa sân trường cải tạo để lấy chỗ cho trẻ tổ chức các giờ ngoài trời được rộng rãi thoải mái hơn. Sau đó giáo viên các lớp tuyên truyền tới từng phụ huynh khi đưa đón con để xe bên ngoài dưới sự chỉ đạo sắp xếp của bảo vệ, không mang xe vào trong sân trường khắc phục những yếu điểm của sân.
Sân trường trước cải tạo
Sân trường sau cải tạo
 Tạo 2 bồn hoa sát tường hai bên lối cổng đi vào, trồng các cây ăn quả, cây cảnh, tạo thêm cây xanh mà trước đây chưa có. 
 Với trường mầm non Bồ Đề, sân trường đã được cải tạo song vẫn có phần chật hẹp, hệ thống cây xanh vẫn ít nên chúng tôi đã làm hệ thống giàn treo vừa tiết kiệm diện tích, kinh phí tốn ít, vừa đảm bảo mỹ quan lại dễ chăm sóc, dễ di chuyển, dễ trang trí, không chiếm diện tích của sân trường, trồng được nhiều loại cây mà vẫn có không gian cho trẻ hoạt động.
Giàn treo được thiết kế không chỉ phía trên mà còn bao gồm cả những ống máng (bằng tre hoặc bằng nhựa) dài khoảng từ 1m đến 2m (tùy theo diện tích của khu vực làm vườn), những ống máng đó được đổ đất hoặc mùn vào rồi treo lên tường hoặc hàng rào Đặc biệt chúng tôi còn tận dụng các góc cây bóng mát trong sân trường treo các ống máng cây. 
 Mô hình giàn treo đã bổ sung được nhiều cây xanh trong sân trường tạo không gian mới lạ, đẹp mắt tạo hứng thú cho trẻ hoạt động, với mô hình này không chiếm nhiều diện tích nên không ảnh hưởng đến không gian vui chơi của trẻ. Điều đặc biệt là mở rộng được diện tích hoạt động với thiên nhiên cho trẻ được phong phú. 
Hình ảnh trước cải tạo
Hình ảnh sau cải tạo
 Với mô hình giàn treo ở sân trường, không chỉ khắc phục được không gian chật hẹp mà còn thể hiện được sự phong phú của góc thiên nhiên. Tôi chỉ đạo, phân từng khối thiết kế một góc thiên nhiên riêng, mỗi khối lớp lựa chọn một mô hình khác nhau để tạo góc thiên nhiên là một khu vườn mi ni. Ví dụ khối mẫu giáo Lớn ngoài bổ sung một số cây có sẵn cần có một số nguyên liệu cho trẻ được trải nghiệm như: Đất, nước, sỏi, cát, màu vẽ.Khối MG Nhỡ là một số loại cây leo, khối MG Bé bổ sung một số loài cây lá dài..bố trí làm sao để góc thiên nhiên của từng khối lớp, các loài cây hay các dụng cụ cho trẻ hoạt động trải nghiệm không trùng lặp với nhau, biến đó thành không gian chung chứ không còn là góc thiên nhiên của riêng của từng lớp nữa. Và các khối lớp phải thường xuyên bổ xung, thay đổi hình thức trưng bày một số loại cây, cỏ, hoa....để làm phong phú thêm cảnh quan và vốn kiến thức cho trẻ, tránh sự nhàm chán ở trẻ khi tham gia hoạt động. Để từ đó giúp trẻ hiểu được sự tươi đẹp của thế giới thiên nhiên, tạo cơ hội gần gũi và thêm yêu thiên nhiên hơn.
 Các cụ ta có câu: “Tấc đất tấc vàng”, đúng thật vậy, tôi đã tận dụng khe đất trống bên cạnh phòng hành chính cải tạo trồng thành vườn cây thuốc nam và trồng được 2 khóm bầu cho leo lên trường rào.
 Ngoài ra, tôi còn tận dụng khoảng trống phía sau trường, các thùng nhựa phế thải trồng các loại rau như rau mồng tơi, rau dền, rau muống, làm giàn trồng bầu, mướp, su su.để cô và trẻ được hoạt động được trải nghiệm, đồng thời cũng đã thu hoạch được đáng kể rau xanh, bầu, mướp, su su hỗ trợ thêm vào phần rau ăn của các cháu.
Trước cải tạo
Sau cải tạo
 Để tận dụng những góc khuất trong sân trường trước đây chỉ là nơi để các thùng rác hay đồ phế liệu, nay tôi cải tạo những góc khuất đó thành những góc chơi dân gian.
Trẻ chơi một số trò chơi dân gian
 Đặc biệt, tôi đã chỉ đạo các khối hàng tuần tổ chức cho trẻ giao lưu bóng đá, tạo được cho trẻ một sân chơi "Bóng đá mi ni" ngay tại vườn hoa gần trường. Nó tạo điều kiện cho trẻ các lớp cùng khối được giao lưu với nhau. Bên cạnh đó, trường mầm non Bồ Đề nằm trên địa bàn phường Bồ Đề có một địa dư về phong thuỷ rất đẹp, có hai hồ lớn, đường phố rộng mở, có nhiều cây xanh, ít phương tiện đi lại. Vì vậy, tôi lên lịch các lớp thay nhau tổ chức cho trẻ đi dạo- thăm quan cảnh đẹp của địa phương, giúp trẻ được tắm nắng, gió, hít thở không khí trong lành, được tăng vốn hiểu biết. Trẻ rất hứng thú với những hoạt động này. Nó không chỉ giúp trẻ được phát triển vận động, mà còn góp phần quan trọng vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đó là tính hợp tác, chia sẻ....Đó cũng là một trong những nội dung trọng tâm về phát triển vận động cho trẻ nằm trong kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013- 2014 của nhà trường.
Trẻ giao lưu bóng đá
Cô và trẻ đi dạo quanh hồ Bồ Đề
 Ở lứa tuổi mầm non việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy trẻ là vô cùng quan trọng, các biểu bảng tuyên tuyền đóng vai trò chủ đạo trong tiêu trí này. Chính vì vậy, tôi đã cho làm lại 5 bảng/3 khu đã cũ, làm thêm 10 bảng nhỏ có nội dung tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống rất gần gũi, dễ hiểu vào các khu và treo lại một số biểu bảng treo chưa phù hợp.
 Ví dụ bảng tài chính công khai, bảng thực đơn của trẻ, bản tin của nhà trường chúng tôi để sát tường trước sân trường, để phụ huynh dễ theo dõi. Các khẩu hiệu, 10 lời khuyên dinh dưỡng. tôi đo diện tích, thay đổi bảng, treo lại sao cho phù hợp đảm bảo thẩm mỹ.
 Không gian trường được cải tạo và mở rộng. Tôi đề xuất cùng với Ban phụ huynh của trường thay đổi hình thức ăn trưa tại lớp cho trẻ ăn Buffet ba tháng một lần dưới sân trường. Hình thức thay đổi này được Ban phụ huynh trường và phụ huynh học sinh các lớp ủng hộ rất nhiệt tình. Trẻ thích thú khi được tự chọn các món ăn trẻ thích và được giao lưu, chia sẻ với các bạn. Qua đó, cô giáo hướng dẫn trẻ, giáo dục trẻ thêm nếp ăn uống vệ sinh, văn minh khi trẻ đi ăn tiệc như thế nào cho đúng.
Trẻ ăn buffet tại sân trường
	Và trong hội thi "Liên hoan các trò chơi dân gian và hát dân ca" kết hợp với hoạt động chợ quê mừng xuân Giáp Ngọ 2014. Tôi đã chỉ đạo giáo viên và nhân viên trang trí sân trường, tái tạo lại không khí, hình ảnh của Tết cổ truyền dân tộc, để trẻ được hoạt động, cảm nhận và trải nghiệm qua hình ảnh cành đào, cành mai, đèn lồng, các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố....Trẻ được tham gia các hoạt động gói bánh chưng, làm bánh dày, bánh rán, đi chợ hoa, ăn một số món ăn đặc sản của Hà Nội.....trong không gian tổ chức tại sân trường.
Hoạt động chợ quê mừng xuân Giáp Ngọ 2014
Hình ảnh khu ẩm thực
Hoạt động gói bánh chưng
Bé làm bánh rán, trôi, dày
Trò chơi: Bịt mắt đánh trống
Trò chơi: Thi nhảy bao bố
 Với nhược điểm của trường lớp chật và thiếu các phòng chức năng nên để tạo điều kiện cho giáo viên trang trí các góc, cải tạo không gian cho trẻ hoạt động và đảm bảo sự thông thoáng trong lớp, chúng tôi chỉ đạo lớp nào có thể mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách tận dụng không gian ngoài hiên tạo thành góc vui chơi cho trẻ. Biện pháp này đã phát huy được nguồn lực trong nhà trường, không tốn kém về kinh phí mà còn làm cho lớp học thoáng rộng hơn, đẹp hơn kích thích trẻ hứng thú hoạt động và tạo được không khí thi đua trong mỗi cá nhân. 
b. Một số hình ảnh hoạt động của cô và trẻ tại "Khu vườn xinh xắn" và ở sân trường.
Trẻ thực hành gieo hạt
Trẻ chăm sóc cây
Quan sát bể cá
Quan sát cây bưởi
* Một số hoạt động phát triển vận động cho trẻ được tổ chức tại sân trường:
Trò chơi: Ném bóng rổ
Trò chơi cùng thi tài
Trẻ thực hiện vận động: Đi trên ghế thể dục kết hợp bê khay bóng
Trẻ thực hiện vận động: Bò chui qua cổng
c. Cải tạo bếp ăn phục vụ hoạt động bán trú của trẻ tại trường:
 Trong trường mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Muốn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt thì các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng cũng đóng một vai trò thiết yếu. Trước đây diện tích bếp của trường mầm non Bồ Đề chật hẹp có 18m2 phục vụ 670 cháu ăn bán trú quá chật hẹp. Nay chúng tôi đã sửa lại: đập bức tường ngăn tận dụng tiền sảnh trống bên ngoài, mở rộng diện tích bếp và bố trí sắp xếp lại cho phù hợp đến nay diện tích bếp được mở rộng thành 30m2.
Toàn bộ hệ thống giao nhận thực phẩm, sơ chế thực phẩm chúng tôi tận dụng lối cổng sau đi vào giao nhận thực phẩm, sơ chế theo đúng nguyên tắc quy trình bếp một chiều. 
4/ Biện pháp 4: Phát động thi đua chăm sóc bảo vệ môi trường.
 Để giữ gìn thành quả mình đã tạo nên thì mỗi thành viên trong nhà trường cần chung tay gìn giữ và bảo vệ. Biện pháp này sẽ giúp cho người cán bộ quản lý luôn thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức vươn lên và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chúng tôi đã giao cho từng lớp chịu trách nhiệu chăm sóc bồn cây, vườn cây thuốc nam, giàn cây treo. Chúng tôi đưa ra các đợt thi đua vườn cây của lớp nào chăm sóc được xanh tốt, có nhiều loại cây, trẻ được hoạt động trải nghiệm tối đa những gì có trong sân trường, được đánh giá kết quả theo từng tháng, từng quý.
 Ngoài ra, tôi còn phát động phong trào thi đua trong giáo viên thiết kế các góc chơi của từng lớp theo không gian của lớp mình tận dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng để tạo nên các sản phẩm sáng tạo đẹp mắt và phù hợp. Chính phong trào đó đã tạo nên sự phong phú đa dạng của cách trình bày, bài trí đồ dùng đồ chơi, lớp học trở nên thông thoáng và đẹp mắt hơn.
 Ví dụ: Những hộp bút tự tạo thay vì để trên giá đã được treo tại các góc chơi của trẻ, hay những quyển truyện được để trong những chiếc túi xinh xắn và những thẻ chữ cái lại được cất trong bụng những chú cá đang bơi........ cách bố trí sắp xếp đẹp, khoa học, sáng tạo. 
 Qua phong trào này phát huy được khả năng của mỗi cá nhân, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến trong việc tạo nên những đồ dùng đơn giản nhưng tiện lợi, sử dụng có hiệu quả.
 Biện pháp này tuy đơn giản song đến nay việc bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm đã trở thành thói quen của mỗi người.
5/ Kết quả thu được:
+ Đối với trẻ: Trẻ được tăng cường hoạt động trải nghiệm khám phá nhiều hơn. Một số hoạt động như: Hoạt động khám phá, hoạt động ngoài trời, hoạt động phát triển vận động, tổ chức Buffet, chợ quê.... được tổ chức ngoài sân, trẻ rất thích thú và tích cực tham gia vào hoạt động. Những hoạt động đó góp phần giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, yêu thích giờ học, phát triển và làm giàu hơn vốn từ của trẻ. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, thể hiện qua hành động chăm sóc, nhắc nhở bạn khi bạn có hành vi sai.
+ Đối với giáo viên: Giáo viên yên tâm, thoải mái tổ chức các hoạt động cho trẻ trong môi trường tự nhiên thuộc khuôn viên sân trường. Không còn phải e dè, ngần ngại do phải chuẩn bị sân chơi, chuẩn bị đồ dùng, giảm bớt thời gian lao động, không phải bỏ nhiều thời gian làm đồ dùng dạy học, phát huy tính tích cực ở trẻ trong hoạt động thực tế.
+ Đối với phụ huynh: Phụ huynh cùng hưởng ứng, góp phần chăm sóc, giữ gìn, đồng thời sân chơi của trường mầm non Bồ Đề còn là nơi thư giãn cho phụ huynh vào buổi chiều, sau giờ làm việc lao động mệt nhọc, phụ huynh đến đón con đã lưu lại sân trường cùng xem những chậu hoa, luống rau mà chính tay trẻ chăm sóc. Vì thế, nhà trường và phụ huynh có điều kiện gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh.
PHẦN III- KẾT THÚC VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN:
 	 Quá trình thực hiện việc cải tạo ở trường mầm non Bồ Đề, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Cải tạo môi trường cần quan tâm đến khâu quy hoạch các khu vực cho phù hợp với diện tích mặt bằng, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển đảm bảo tính an toàn, được sự hưởng ứng của tập thể là điều kiện tối ưu nhất.
- Hiệu trưởng cần gương mẫu thực hiện, làm tốt công tác tham mưu, biết phát huy nội lực, biết tận dụng những điều kiện sẵn có.
- Tập thể CBGVNV nhà trường nói chung, hiệu trưởng nói riêng phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, tận tuỵ với công việc.
- Cải tạo môi trường là điều kiện thiết yếu đáp ứng nhu cầu của các cháu: được chơi, được khám phá, được vận động, được học tập trong môi trường sáng- xanh- sạch- không khí trong lành, có đủ trang thiết bị là cơ hội tốt cho trẻ phát triển thể chất , trí tuệ. 
- Một ngôi trường với khuôn viên sạch sẽ , thoáng mát, xinh đẹp ngay cái nhìn đầu tiên sẽ tạo cho phụ huynh ấn tượng đẹp, thân thiện với trường lớp hơn, yên tâm khi gửi con em mình vào học ở trường mầm non Bồ Đề.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá để có sự kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong chăm sóc giáo dục trẻ.
III/ ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ:
 Tạo môi trường sáng - xanh- sạch - đẹp- thân thiện trong trường mầm non là vấn đề cần phải quan tâm thường xuyên

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cai_tao_xay_dung_moi_truong_sa.doc