SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

 Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều hay làm không nên làm. Theo các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.

 Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng sống đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc sống. Trong cuộc sống có rất nhiều kỹ năng sống khác nhau, nếu ta đưa tất cả các kỹ năng sống đó vào dạy trẻ thì sẽ không có hiệu quả. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần lựa chọn các kỹ năng sống sao cho phù hợp với từng lứa tuổi để dạy trẻ đạt hiệu quả cao. Cụ thể với trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, tôi lựa chọn các kỹ năng: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ sống hợp tác, kỹ năng ứng xử , để đưa vào dạy trẻ với mục đích nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ hình thành nếp sống văn mnah, có hành vi ứng sử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp. Không những vậy , việc dạy trẻ kỹ năng sống còn giúp trẻ biết xử lý các tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể: Biết bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tình huống quen thuộc.

 Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì trước tiên chính người lớn phải là người có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ.

 

docx 27 trang daohong 08/10/2022 39194
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
g hàng rào biết ra giúp đỡ các bạn khác để cùng nhau hoàn thành tốt công trình xây dựng của nhóm mình.
Ví dụ: Góc tạo hình, khi làm bức tranh xé dán hoa tặng bà tặng mẹ, tặng cô giáo nhân ngày 8/3: Trẻ biết phân công ai là người xé các bông hoa, ai là người xé những chiếc lá,  ai là người sắp xếp và dán thành bức tranh.
Ví dụ: Góc chơi gia đình: Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai bố, bạn nào đóng vai mẹ, ai đóng vai các con.
        Ngoài ra thông qua các câu chuyện, các bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai.
3.2.3. Kỹ năng tự phục vụ:
          Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có trách nhiệm sống hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, , tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc áo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thân tôi lựa chọn một số những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân:
+ Kỹ năng tự xúc ăn: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng tự xúc ăn, tuy nhiên có nhiều trẻ khi ăn xúc cơm còn rơi vãi, có những trẻ không tự xúc mà chỉ đợi cô xúc cho thì mới ăn. Chính vì vậy trước khi vào giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện do tôi sưu tầm có nội dung liên quan đến việc tự xúc cơm ăn, sau đó gợi hỏi trẻ: Bạn nhỏ trong câu chuyện có ngoan không? Vì sao lại chưa ngoan? Sau đó cô giáo dục trẻ: các con lớn rồi phải tự xúc ăn thì mới ngoan, nếu bạn nào không tự xúc cơm ăn thì các em lớp bé sẽ cười chúng mình đấy!
+ Kỹ năng tự mặc áo, cởi áo, gấp quần áo:
Hàng ngày, nhất là vào mùa đông, trẻ thường mặc nhiều áo đi lớp, trước khi đi ngủ trẻ phải cởi bớt áo ra, trẻ thường để quần áo lộn xộn dẫn đến việc giáo viên mất rất nhiều thời gian để gấp quần áo cho trẻ. Chính vì vậy vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi đã dạy cho trẻ kỹ năng gấp quần, áo, cách cởi áo, mặc áo. Để việc dạy trẻ có hiệu quả, ở góc kỹ năng tôi làm một số bộ sách về kỹ năng cho trẻ được tập luyện: Tập cài cúc áo, cởi cúc áo, mặc áo, gấp áo, kéo khóađể từ đó trẻ có thể ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao.
+ Kỹ năng chăm lo vệ sinh cá nhân:
Vệ sinh cá nhân là một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh cá nhân bao gồm: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng , chải đầu..Những việc làm này được tôi thực hiện dạy trẻ một cách thường xuyên. Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng đúng quy trình, đúng kỹ năng.
Với những kỹ năng này người lớn đặc biệt là bố mẹ trẻ sẽ yên tâm hơn về trẻ. Trẻ sẽ dần có thói quen về vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết tự lựa chọn và mặc những trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Không chỉ dừng lại ở đó mà những kỹ năng này còn giúp trẻ khéo léo hơn, có ý thức và có tính kiên trì, làm việc một cách chủ đích hơn.
3.2.4.  Kỹ năng tự bảo vệ:
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
           Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
Trên thực tê, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với  mình. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, videoĐể việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xaỷ ra trong cuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày cho thích hợp. Cụ thể:
- Các mối nguy hiểm trong ga đình, trường học : Ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nước nóng, bàn làtôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ. Tôi cho trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó, hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng không? Vì sao?
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc hỏi trẻ những câu hỏi như vậy sau đó cô giáo dục trẻ không được lại gần, không được sử dụng những đồ dùng đó thì trẻ sẽ rất mau quên. Chính vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ biết được mối nguy hiểm của những đồ dùng đó sau khi trẻ được khám phá về đồ dùng gia đình tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trên màn hình các trò chơi: “Loại bỏ những đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ”, hay trò chơi “ Hãy gạch chéo vào đồ dùng mà bé không được sử dụng”
- Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy hiểm gần ao hồ, cột điện, nơi công trường đang thi côngvới những mối nguy hiểm này tôi sẽ truyền đạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem những đoạn videocô và trẻ cùng nhau thảo luận đẻ trẻ hiểu được đó là những mối nguy hiểm mà cần phái tránh xa.
Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi.
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là:
           Không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu bắt cóc.
Tôi sẽ dạy trẻ nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
- Với tình huống: Khi trẻ ở nhà một mình có người đến xin nước uống thì con sẽ làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, tự đưa ra ý kiến của mình từ đó giáo viên có thể gợi mở cho trẻ để trẻ tư duy tốt hơn. Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ. Nếu trong nhà có người lớn chưa biết là người lạ đến thì gọi ra mở cửa, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn người đó nhắn lại với con hoặc tối đến gặp bố mẹ.
       - Với tình huống: Đi chơi công viên trẻ bị lạc bố, mẹ. Tôi dạy cho trẻ những kỹ năng bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ nhờ sự giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con. Với tình huống này tôi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để giúp trẻ hiểu được nắm bắt thông tin của bố, mẹ và gia đình là rất quan trọng để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó
          Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã hội đang phát triển dồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cính là trang bị cho trẻ những hành trang để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn. Với trẻ mầm non, kỹ năng sống chưa có một giáo trình nào cụ thể, chưa được đưa vào như một giờ học chính nên chúng ta cần khéo léo lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, vào các chủ đề, vào các thời điểm trong ngày: Trò chuyện sáng, hoạt động tập thể ngoài trời, hoạt động học, các bài tập trắc nghiệm, các bài tập giả ddingj, hoạt động giao lưuTrang bị cho trẻ những kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
3.2.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ứng xử tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi việc ứng xử không hiệu quả có thể tạo lên những mối mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều điều bất lợi trong cuộc sống.
Cách giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng  giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưa hiểu hết được các từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởng rất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía các anh chị lớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các hình thức sau:
- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè:
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn bè.. Trê trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, hiếu động những có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc nóng nảy. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, con người bán hàng, cô cấp dưỡngmà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá cả các mặt hàng như thế nào?
Hoặc khi chơi trò chơi “ Phòng khám đa khoa”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm sao? Bị đau ở đâu?, sau đó biết dùng ngôn ngữ của mình để căn dặn bệnh nhân phải uống thuốc, phải ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào?...Tùy vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn các trò chơi  khác nhau để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ giao lưu với bạ được tốt hơn.
Ngoài ra trong giờ học hoạt động chung, tôi tăng cưởng cho trẻ trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ tập kể truyện, đóng kịch để giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng phòng phú hơn.
- Kỹ năng gia tiếp với người lớn và mọi người xung quanh trẻ:
Đối với người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép , dạy trẻ nói đủ câu, không nói trống không. Để trẻ có thói quen nói đủ câu, không nói trống không thì giáo viên phải quan sát, uốn nắn trẻ thường xuyên, khi thấy trẻ nói  chưa đủ câu cần sửa cho trẻ ngay. Vào các thời điểm đón trẻ, qua giờ học, giờ chơi tôi trao đổi với giáo viên trong lớp cùng kết hợp sửa cho trẻ. .
Với những hình thức như vậy dần dần trẻ lớp tôi đã biết thưa gửi, nói năng lễ phép với cô giáo, với người lớn và mọi người xung quanh.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng sống vào các hoạt động học.
Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không được thực hiện trên một giờ học cụ thể nào, mà chỉ lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để dạy kỹ năng sống cho trẻ.
* Hoạt động học làm quen với văn học: 
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tùy từng nội dung câu chuyện mà tôi đưa nội dung kỹ năng sống vào để dạy trẻ sao cho, phù hợp với trẻ lớp mình.
Ví dụ: Qua câu chuyện “ Cáo, thỏ và gà trống”, tôi dạy trẻ học tập bạn gà Trống  tính mạnh dạn, tự tin. Tuy nhỏ bé nhưng gà Trống đã biết dùng trí thông minh của mình để đuổi cáo ra khỏi nhà.
Ví dụ: Câu chuyện “ Tích Chu”, tôi dạy trẻ kỹ năng luôn quan tâm giúp đỡ mọi người đăc biệt là người thân trong gia đình học tập bạn Tích Chu không quản ngại khó khăn đi kiếm nước suối tiên về cho bà uống.
Bên cạnh những câu chuyện có trong chương trình, tôi còn sưu tầm thêm một số bài thơ câu chuyện có nội dung dạy kỹ năng sống để đưa vào dạy trẻ. Các câu chuyện mà tôi đã sưu tầm và thiết kế đã giúp cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin hơn và có những hiểu biết nhiều hơn về các kỹ năng sống cơ bản cần có.
( Một số câu chuyện sưu tầm phần phụ lục)
          * Hoạt động học khám phá:
          Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản như:
          Chủ đề  “Bản thân”
          Thông qua hoạt động khám phá đề tài “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” bé cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, cần tham gia các hoạt động chơi đùa chạy nhảy, thể dục thể thao và điều quan trọng nữa bé cần được sống trong môi trường không khí trong lành qua đó giáo dục trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách giữ gìn đồ dùng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi chơi xong phải biết rửa tay.
          Chủ đề  “Gia đình”
Khám phá với đề tài “ Ngôi nhà của bé”, trẻ biết được ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống giáo dục trẻ biết làm gì để chỗ ở của mình sạch sẽ, gọn gàng. Còn đề tài khám phá “Đồ dùng trong gia đình” giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp, biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết sử dụng đồ dùng đúng cách...
          Chủ đề  “Nghề nghiệp”
Đề tài khám phá một số nghề như nghề giáo viên, nghề bác sỹ, nghề nôngtrẻ biết mỗi nghề đều có công việc vất vả riêng, trẻ biết yêu quý các nghề, và bảo vệ các sản phẩm của mỗi nghề.
          Chủ đề “Động vật”
Đề tài khám phá về “ Một số vật nuôi trong gia đình”  giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi ( Cho ăn, không đánh đuổi các con vật). Khám phá về “ Động vật sống trong rừng” trẻ có những hành động không đồng tình khi biết những con vật sống hoang dã đang có nguy cơ bị săn bắn trái phép. Biết tránh và không lại gần những con vật hung dữ. Giáo dục trẻ biết được ích lợi của những con vật đó, biết được những mối hiểm họa đang chờ chúng. Khám phá “Một số con côn trùng”, trẻ nhận biết được những con côn trùng có ích và côn trùng có hại đối với con người.
          Chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”.
Đề tài “ Bé đi đường an toàn” giáo dục trẻ khi đi bộ trên đường làng đi sát lề đường bên tay phải, khi đi bộ trên đường phố đi trên vỉa hè. Khi ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn không đùa nghịch. Khi ngồi trên ô tô không được thò đầu ra ngoài, không được chạy nhảy trên xe, khi xe dừng lại mới được xuống, biết nhường chỗ cho các cụ già
          Chủ đề “Tết và mùa xuân”
Đề tài khám phá “ Gia đình bé chuẩn bị đón tết” giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón tết. Biết vứt rác đúng nơi quy định không vứt vỏ kẹo, vỏ bim bim... ra đường, không khạc nhổ, không đi vệ sinh bừa bãi. Đề tài “Tìm hiểu về mùa xuân”, giúp trẻ biết mùa xuân có tết cổ truyền, dạy trẻ nói những câu chúc tết đơn giản, dạy trẻ biết lựa chọn quần áo phù hợp hợp khi đi chơi Tết.
          Chủ đề “Thực vật”
Khám phá “ Cây xanh và môi trường sống”. Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại rau, trái cây, cây xanh, cây bóng mát đối với con người, giáo dục trẻ cách chăm sóc các loại cây ( Tưới cây), biết ăn rau, củ, quả cung cấp nhiều vitamin. Giáo dục trẻ biết không leo trèo cây, ăn quả xong để rác đúng nơi quy định.  Đề tài “ Ngày 8/3”, dạy trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, biết nói lời chúc tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/3.
          Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”
          Cho trẻ khám phá về nước, trẻ biết có nhiều loại nước khác nhau như nước máy, nước lọc, nước suối, nước mưa, nước ao hồ, nước biển. Trẻ biết tình trạng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm dần và cạn kiệt vì do con người đã sử dụng lãng phí từ đó giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh các con nhớ vặn vòi nước vừa đủ để rửa, tránh lãng phí. Giáo dục trẻ khi đi chơi hay đi đâu không vứt rác xuống nguồn nước, tránh làm ô nhiễm. Biết mùa hè thường mặc trang phục gì? Mùa đông thì mặc như thế nào? Khi cho trẻ khám phá về “nước” trẻ biết có nhiều loại nước khác nhau như nước máy, nước mưa, nước sông, suối, hồ, ao, nước biển trẻ biết tình trạng ô nhiễm hiện nay. Khi đi tắm biển phải mặc áo phao và biết tự bảo vệ mình.
          Chủ đề “Quê hương, thủ đô, Bác Hồ”
Đề tài khám phá “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi” giáo dục trẻ biết tự hào về vị lãnh tụ của đất nước, biết yêu quý đất nước mình..
* Hoạt động học tạo hình:
          Qua các HĐH tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép vở không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn, giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp để tặng cô, tặng ông, bà, bố, mẹ
* Hoạt động học âm nhạc:
Ở trường mầm non âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảmđối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không chỉ mang lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà thông qua đó còn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng sống tốt đẹp như: kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng mạnh dạn tự tin
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát, múa, biểu diễn tổng kết chủ đề, trẻ được hợp tác với bạn luyện tập các tiết mục văn nghệ, được thể hiện vai người dẫn chương trình... giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ và hợp tác với bạn ðể luyện tập ðýợc tốt.
* Hoạt động phát triển thể chất:
Thông qua hoạt động thể chất cô nhắc trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Khi chơi các trò chơi vận động không nên tranh nhau, phải biết nhường nhịn nhau, khi chơi phải biết phối hợp với bạn để tạo ra tính đoàn kết.
3.4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
3.4.1 Hoạt động đón trẻ:
Vào buổi sáng, giáo viên đến lớp trước 15 phút, công việc đầu tiên là mở cửa thông thoáng phòng học, sau đó chuẩn bị đón trẻ. Khi trẻ đến lớp trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, cất dép, cất ba lô đúng nơi quy định.
          3.4.2 Hoạt động ngoài trời.
Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ q

File đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi_tai.docx