SKKN Hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo ở trường

2. Cơ sở tâm lí học

 2.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo.

 Trẻ tuổi mẫu giáo đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo, đây chính là giai đoạn phát triển mạnh của tư duy trực quan hình tượng. Do đó ở tuổi này tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Phần lớn trẻ mẫu giáo đã có khả năng suy luận tuy nhiên những kết luận mà trẻ đưa ra còn rất ngây ngô và ngộ nghĩnh. Ở giai đoạn này, bước đầu bộc lộ tính nhạy cảm đối với các hiện tượng ngôn ngữ, vì thế tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh. Hầu hết trẻ mẫu giáo sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

 Trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ biết dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này khi nghe trẻ đọc thơ hay kể lại câu truyện cho người khác nghe.

 Ngoài việc phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cũng dần phát triển ở giai đoạn này. Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện ở trình độ phát triển tương đối cao, không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy.

 Để từ đó trí nhớ của trẻ cũng được hình thành. Trí nhớ không chủ định của trẻ tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế. Trẻ ghi nhớ những gì có ý nghĩa và để lại ấn tượng mạnh và rõ rệt với nó.

 Quá trình tưởng tượng của trẻ phong phú, phát triển mạnh và trải qua những giai đoạn khác nhau, ở lứa tuổi này tưởng tượng tái tạo là chủ yếu và thường phụ thuộc rất nhiều vầo đối tượng đang tri giác.

 Lứa tuổi này bắt đầu xuất hiện trí nhớ có chủ định. Do vậy, trẻ thường ghi nhớ lại những gì có ý nghĩa với trẻ,những gì gây cho trẻ ấn tượng mạnh và rõ rệt.

 Chú ý của trẻ là một trạng thái tâm lý luôn đi kèm với quá trình nhận thức. ở tuổi mẫu giáo nhỡ chú ý không chủ định phát triển ở mức độ cao và chiếm ưu thế. Trẻ thường chú ý đến các đối tượng gây kích thích mạnh, hay đối tượng của trẻ hứng thú. Ở tuổi mẫu giáo độ bền vững chú ý và khối lượng chú ý cũng được tăng lên.

 2.2. cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo

 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong đó có tác phẩm thơ là đưa trẻ đến một chân trời mới của nghệ thuật văn chương. Văn học giúp trẻ mẫu giáo nhận thức về thế giới xung quanh. Thông qua các bài thơ giúp trẻ hiểu sâu sắc cuộc sống xung quanh, đó là tình thương giữa con người với con người, thương yêu giữa con người cỏ cây hoa lá như bài thơ : Bé tới trường "Bé làm bao nhiêu nghề", 'Tết đang vào nhà", "Ông mặt trời", "Vì con", "Em yêu nhà em" Câu Truyện Gà tơ đi học, bàn tay có nụ hôn, chú vịt xám, . Thông qua các bài thơ, truyện còn giúp trẻ có sự hiểu biết về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước như bài: " Chú giải phóng quân".

 Tác phẩm thơ còn giúp trẻ nhận thức và hiểu được cuộc sống gian nan vất vả của những người lao động, để rồi từ đó trẻ biết yêu lao động, biết kính trọng những người lao động và biết tôn trọng những thành quả của những người lao động thông qua bài: 'Hạt gạo làng ta', " Cái bát xinh xinh, Hai anh em, Nhổ cũ cải". Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ hiểu được cuộc sống hiện tại và hướng tới những điều tốt đẹp của tương lai, tất cả những điều đó đã khẳng định rằng chính văn học trong đó có thơ giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh.

 

doc 24 trang daohong 08/10/2022 13660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo ở trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo ở trường

SKKN Hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo ở trường
àm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo.
4. Giả thuyết khoa học:
 Việc xây dựng một số hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp khi cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm quen tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ hiểu nghĩa các từ khó, hiểu giá trị nội dung bài thơ, truyện. cảm nhận giá trị nghệ thuật và đọc diễn cảm bài thơ một cách hiệu quả nhất, tốt nhất từng bước nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy thơ của trẻ; góp phần nâng cao công tác chăm – sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu:
* Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài
* Đưa ra được thực trạng sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo Trường Mẫu giáo Ea lâm. 
 * Đề xuất hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với văn học
6. Phạm vi nghiên cứu:
	Đề tài được tiến hành nghiên cứu Cho trẻ mẫu giáo Trường Mẫu giáo Ea 
lâm
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra. Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số đề tài để giải quyết những vấn đề lý thuyết làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát một số giờ dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 
- Phương pháp thực nghiệm (là phương pháp chính của đề tài): Việc sử dụng các loại câu hỏi đàm thoại của giáo viên và tiếp nhận-trả lời của trẻ khi nghe câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ ở tại các lớp 
- Phương pháp trò chuyện: 
 + Trò chuyện với trẻ trước và sau khi nghiên cứu đề tài để thăm dò cảm nhận, nhận thức, hiểu biết và thái độ  của trẻ về các bài thơ trẻ đã được học.
 + Trò chuyện với giáo viên để biết được những thuận lợi, khó khăn, những đề xuất của giáo viên để sử dụng các câu hỏi đàm thoại có hiệu quả tốt trong hoạt động làm quen với văn học của trẻ mẫu giáo.
 + Trò chuyện với cha mẹ trẻ về mục đích, ý nghĩa của việc tạo không khí văn chương và chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ có thể cảm thụ bài thơ, truyện được tốt.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi phân tích số liệu, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết.
8. Cấu trúc của đề tài:
 Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
* Về mặt lý luận.
*Về mặt thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Pham vi nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu.
8. Cấu trúc của đề tài.
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận 
Chương II: Thực trạng.
Chương III: Nội dung nghiên cứu.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
2. Kiến nghị 
Phần II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Văn học trong chương trình mẫu giáo.
 Nội dung các bài thơ, câu truyện đơn giản, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Về nghệ thuật, thơ, truyện viết cho trẻ mẫu giáo nhỡ thường ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Điều đó phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ vì câu thơ ngắn dễ thuộc, dễ nhớ. Các bài thơ, truyện thường gắn với lối vần, vè dân gian. cùng với việc sử dụng những câu thơ ngắn là sự kết hợp, biến hoá của những hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu làm cho sinh động, vui tươi, có sức lôi cuốn và hấp dẫn. Đặc biệt có nhiều từ tượng hình, tượng thanh vừa khơi gợi vừa kích thích trí tưởng tượng của trẻ lại vừa tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của trẻ như: 
 "Chim chích bông
Bé tẹo teo
Rất hay trèo
Từ cành na
Qua cành bưởi
Sang bụi duối"
	( Chim chích bông)
Hay: "Ông mặt trời óng ánh
	 Toả nắng hai mẹ con
	 Bóng con và bóng mẹ
	 Dắt nhau đi trên đường...
	 Ông nhíu mắt nhìn em
	 Em nhíu mắt nhìn ông
	 Ông ở trên trời nhé
	 Cháu ở dưới này thôi"... 
 (Ông mặt trời)
 Đặc điểm khá nổi bật trong các sáng tác thơ, truyện dành cho trẻ mầm non là cho các em còn có thể kể lại được. Có nhiều bài thơ, câu truyện tác giả kết lại một sự việc, hiện tượng qua lối kể giàu nhạc điệu và đầy ấn tượng. Các tác giả đã giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt được, liên hệ, phát hiện, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống trong văn học.
 2. Cơ sở tâm lí học
 2.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo.
 Trẻ tuổi mẫu giáo đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo, đây chính là giai đoạn phát triển mạnh của tư duy trực quan hình tượng. Do đó ở tuổi này tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Phần lớn trẻ mẫu giáo đã có khả năng suy luận tuy nhiên những kết luận mà trẻ đưa ra còn rất ngây ngô và ngộ nghĩnh. Ở giai đoạn này, bước đầu bộc lộ tính nhạy cảm đối với các hiện tượng ngôn ngữ, vì thế tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh. Hầu hết trẻ mẫu giáo sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
 Trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ biết dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này khi nghe trẻ đọc thơ hay kể lại câu truyện cho người khác nghe. 
 Ngoài việc phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cũng dần phát triển ở giai đoạn này. Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện ở trình độ phát triển tương đối cao, không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy. 
 Để từ đó trí nhớ của trẻ cũng được hình thành. Trí nhớ không chủ định của trẻ tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế. Trẻ ghi nhớ những gì có ý nghĩa và để lại ấn tượng mạnh và rõ rệt với nó.
 Quá trình tưởng tượng của trẻ phong phú, phát triển mạnh và trải qua những giai đoạn khác nhau, ở lứa tuổi này tưởng tượng tái tạo là chủ yếu và thường phụ thuộc rất nhiều vầo đối tượng đang tri giác. 
 Lứa tuổi này bắt đầu xuất hiện trí nhớ có chủ định. Do vậy, trẻ thường ghi nhớ lại những gì có ý nghĩa với trẻ,những gì gây cho trẻ ấn tượng mạnh và rõ rệt.
 Chú ý của trẻ là một trạng thái tâm lý luôn đi kèm với quá trình nhận thức. ở tuổi mẫu giáo nhỡ chú ý không chủ định phát triển ở mức độ cao và chiếm ưu thế. Trẻ thường chú ý đến các đối tượng gây kích thích mạnh, hay đối tượng của trẻ hứng thú. Ở tuổi mẫu giáo độ bền vững chú ý và khối lượng chú ý cũng được tăng lên.
 2.2. cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 
 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong đó có tác phẩm thơ là đưa trẻ đến một chân trời mới của nghệ thuật văn chương. Văn học giúp trẻ mẫu giáo nhận thức về thế giới xung quanh. Thông qua các bài thơ giúp trẻ hiểu sâu sắc cuộc sống xung quanh, đó là tình thương giữa con người với con người, thương yêu giữa con người cỏ cây hoa lá như bài thơ : Bé tới trường "Bé làm bao nhiêu nghề", 'Tết đang vào nhà", "Ông mặt trời", "Vì con", "Em yêu nhà em" Câu Truyện Gà tơ đi học, bàn tay có nụ hôn, chú vịt xám, . Thông qua các bài thơ, truyện còn giúp trẻ có sự hiểu biết về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước như bài: " Chú giải phóng quân". 
 Tác phẩm thơ còn giúp trẻ nhận thức và hiểu được cuộc sống gian nan vất vả của những người lao động, để rồi từ đó trẻ biết yêu lao động, biết kính trọng những người lao động và biết tôn trọng những thành quả của những người lao động thông qua bài: 'Hạt gạo làng ta', " Cái bát xinh xinh, Hai anh em, Nhổ cũ cải". Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ hiểu được cuộc sống hiện tại và hướng tới những điều tốt đẹp của tương lai, tất cả những điều đó đã khẳng định rằng chính văn học trong đó có thơ giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh.
 Việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu được những tác phẩm ngắn gọn với nội dung dễ hiểu và đơn giản. Tuy vậy, do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm (trẻ chưa biết chữ). Chưa tự hiểu giá trị đầy đủ về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như bị phụ thuộc vào sự truyền thụ của người lớn mà đặc biệt là giáo viên, ở lứa tuổi này trẻ tiếp xúc tác phẩm văn học gọi là “Làm quen với văn học”. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, để đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp các em hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy cho trẻ đọc được, kể diễn cảm các câu chuyện, các bài thơ hoặc đóng kịch các tác phẩm văn học. 
Văn học là tiếng nói của tình cảm, tác động đến người đọc bằng nhận thức cuộc sống, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, có khả năng thể hiện tâm trạng của con người. Cho trẻ làm quen với tác phẩm chỉ là mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với các bài thơ, truyện. 
Trẻ cảm thụ văn học gián tiếp bằng lối tư duy cụ thể và vốn hiểu biết về cuộc sống hạn chế do vậy trẻ đến với văn học có một giới hạn. Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non để giúp trẻ tiếp xúc và cảm nhận, hiểu sâu sắc hơn các hình tượng và nội dung của bài thơ, truyện.
3. Cơ sở giáo dục học
 3.1. Nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
 Nguyên tắc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục và tính chất của một lĩnh vực văn học được gọi là môn học mang tính nghệ thuật. Chúng được xác định căn cứ vào các nguyên tắc lí luận dạy học mẫu giáo và đặc trưng của tác phẩm văn học. Cụ thể: 
* Nguyên tắc phát huy tính tích cực sáng tạo của chủ thể trẻ em trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 
* Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
* Đảm bảo tính sư phạm, hệ thống trong kế hoạch tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
* Nguyên tắc hướng trẻ vào cảm nhận gía trị nội dung, hình thức của tác phẩm văn học.
* Nguyên tắc tích hợp nội dung hướng vào mục tiêu gíao dục, đặc biệt văn học và ngôn ngữ trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
* Thống nhất các nguyên tắc, phối hợp các phương pháp, biện pháp.
 3.2. Phương pháp giảng giải, đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
 - Khái niệm giảng giải, đàm thoại:
 + Việc giảng giải, chủ yếu là giải thích các từ mới, từ khó được tiến hành trước hoặc ngay trong quá trình cô giáo đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe. Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích cụ thể, trẻ sẽ khó hiểu được tác phẩm. Nhưng nếu cô không tìm được cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất, trẻ sẽ càng thấy rối tinh lên, ảnh hưởng tới việc tiếp nhận tác phẩm của trẻ. Cô có thể giải thích gắn với lời đọc, kể diễn cảm; có khi dùng tranh ảnh minh họa.
 + Đàm thoại là phương pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có định hướng, có kế hoạch trước để trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống. Đồng thời, việc đàm thoại trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cũng giúp giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của trẻ để kịp thời uốn nắn những sai sót của trẻ
 - Một số yêu cầu của câu hỏi trong đàm thoại:
 + Các câu hỏi từ dễ đến khó theo hệ thống của bài.
 + Không nên ra những câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, nhưng cũng không nên hỏi những câu quá khó làm cho trẻ bị bế tắc dẫn đến mất hứng thú.
 + Không nên hỏi liên miên, quá chi tiết và vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống của trẻ.
 + Có cả những câu hỏi về giá trị nội dung và những câu hỏi về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
 + Cần có những câu hỏi thông minh và khéo léo tạo ra sự tranh luận ở trẻ để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.
 + Cần có những câu hỏi xâu chuỗi vấn đề theo lôgic của bài; những câu hỏi có sự liên hệ với những tình huống tương tự từ kinh nghiệm bản thân trẻ hoặc những chi tiết trong tác phẩm khác. 
 Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hướng sự chú ý của trẻ vào vẫn đề mấu chốt, tránh xa đà, rời xa tác phẩm. Cô giáo không ép buộc câu trả lời của trẻ nhưng cần hướng câu trả lời của trẻ vào nội dung tác phẩm, giúp trẻ lưu giữ được những ấn tượng đầu tiên của mình về tác phẩm.
 Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết được nhiệm vụ và mục đích đặt ra trong quá trình đàm thoại. Cô nên cố gắng động viên để tất cả các trẻ cùng tham gia vào đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại, cô cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện ra những chi tiết mà trẻ chưa hiểu hoặc chưa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức của trẻ.
 Chương II
 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂ HỌC CỦA TRẺ MẪU GIÁO
1. Thực trạng của trường Mẫu giáo Ea lâm
Trường Mẫu giáo Ea lâm nằm trên địa bàn xã Ea lâm. có 7 lớp mẫu giáo (ở 4 điểm: 4 lớp 5-6 tuổi, 3 lớp 4-5 tuổi, nằm rải rác ở 5 thôn trên địa bàn. Với tổng số  trẻ. Trong đó: có 7 lớp học kiên cố. Các lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi và các thiết bị dạy học thiết yếu, đúng quy cách. Có 5 lớp trẻ ăn bán trú tại trường. cơm do dân nuôi.
 Về đội ngũ CBGV: Tổng số: 13 (trong đó CBQL: 1; GV: 12; CBGV biên chế: 12; CBGV có bằng Đại học: 6, CBGV có bằng cao đẳng: 1, CBGV có bằng trung cấp: có 6 CBGV là người địa phương.
+ Những khó khăn và thuận lợi của trường :
* Thuận lợi :
- Nhà trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng Uỷ-Uỷ Ban Nhân Dân xã về việc xây dựng cơ sở vật chất.
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phũng GD-ĐT về chuyên môn. Đặc biệt là sự quan tâm tham mưu chăm lo đời sống, chế độ cho giáo viên.
- Sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các bậc phụ huynh đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Có 3 CBGV có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy có nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
* Khó khăn :
- Còn nhiều trẻ có hoàn cảnh gia đình thuộc hộ nghèo, trình độ văn hoá của các bậc cha mẹ thấp, nhận thức chậm vì vậy việc phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị của người dân còn chậm.
- Đa số trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường là con em dân tộc thiểu số, ít được giao tiếp với bạn bè, (giao tiếp chủ yếu là người thân trong gia đình) vì vậy trẻ giao tiếp rụt rè nhút nhát, chỉ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, chưa rõ ràng và chưa lễ phép.
- Trình độ của một số giáo viên không đồng đều, giáo viên trẻ về tuổi đời-tuổi nghề nên việc vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy học còn lúng túng. Trình độ công nghệ thông tin của đa số giáo viên hạn chế do đó gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Đồ dùng tại các lớp chủ yếu là đồ dùng cũ và số lượng ít nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học.
2. Đánh giá thực trạng sử dụng câu hỏi đàm thoại của giáo viên (những ưu-nhược điểm) trong hoạt động làm quen với văn học của trẻ mẫu giáo ở trường Mẫu giáo Ea lâm
 * Ưu điểm:
 Hầu hết CBGV trong nhà trường đã chuẩn bị trước các câu hỏi đàm thoại và sắp xếp hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; Giáo viên có chú ý rèn ngôn ngữ cho trẻ và rèn giáo dục đạo đức cho trẻ trong giờ học.
 * Hạn chế:
 - Một số GV trong trường còn bế tắc trong việc giải nghĩa các từ khó 
 - Một số GV đôi khi còn đặt quá nhiều câu hỏi vụn vặt làm trẻ mất tập chung 
và mệt mỏi; câu hỏi của giáo viên hướng trẻ tư duy logic.
 - Rất ít giáo viên chú ý đặt câu hỏi về giá trị nghệ thuật của bài thơ; Giáo 
viên chưa linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra, chưa linh hoạt, chủ động thay
 đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, dẫn dắt để giúp trẻ tìm câu trả lời câu hỏi 
cô đưa ra.
3. Đánh giá trẻ trong việc trả lời các câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm
quen với văn học:
- trẻ trẻ mẫu giáo hứng thú hoạt động trả lời các
 câu hỏi và các hoạt động làm quen với các bài thơ, câu chuyện => Xếp loại: khá.
- . trẻ hiểu nghĩa các từ khó => Xếp loại: chưa đạt yêu cầu.
- . trẻ hiểu nội dung bài thơ , câu chuyện=> Xếp loại: đạt yêu cầu.
- .trẻ mẫu giáo nhớ, tái hiện bài thơ, câu chuyện=>Xếp loại: đạt yêu cầu
- . trẻ mẫu giáo biết liên hệ giáo dục phù hợp với nội dung
bài thơ , câu chuyện=> Xếp loại: khá
- Xếp loại chung: Đạt yêu cầu.
Chương III
 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI THƠ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ.
1. Câu hỏi giúp trẻ mẫu giáo hứng thú với văn học:
* Mục đích hỏi: 
Đây là hình thức đối thoại giữa cô và trẻ trước khi vào bài học. Hình thức này chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ, nhằm dẫn dắt trẻ cú hứng thú khi học bài mới.
* Nội dung hỏi:
Đàm thoại ngắn gọn với trẻ một vài phút trước khi làm quen với tác phẩm. Câu hỏi phải tích hợp với nội dung và có thể gắn với chủ đề. 
Ví dụ 1: Với bài: “Ông mặt trời óng ánh” của nhà thơ Ngô Thị Bích Hiền cô có thể hỏi trẻ: Các con đã nhìn thấy mặt trời chưa? Con nhìn thấy mặt trời ở đâu? Ông Mặt trời như thế nào?... Cho trẻ nói theo cách hiểu biết của trẻ.
Cô nhắc lại: Ông mặt trời rất đẹp và luôn chiếu sáng cho mọi người, nhà thơ Ngô Thị Bích Hiền đã cảm nhận được điều đó và viết ra bài thơ về ông mặt trời. Các con hãy lắng nghe cô đọc. 
Ví dụ 2: Với bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến trước khi đọc cho trẻ nghe cô đọc hai câu cuối: 
“Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em”
Rồi cô hỏi: Hai câu thơ nói về ai? Trong bài thơ nào? Các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.
Ví dụ 3: Với bài thơ “Ong và bướm” của nhà thơ Nhược Thuỷ để giới thiệu bài thơ cô đọc câu đố:
	“Con gì làm mật, tìm hoa
	 Xây tổ, dựng nhà thật quả khéo tay”
Cô cho trẻ đoán xem con gì? Rồi cô đọc tiếp câu đố:
“Con gì bay lượn rập rờn
Luôn dương đôi cánh khoe muôn sắc màu”.
	Cô cho trẻ đoán rồi cô hỏi:
	- Các con nhìn thấy Ong và Bướm bao giờ chưa? Các con nhìn thấy chúng ở đâu? Thấy Ong và Bướm rất đẹp nhà thơ Nhược Thuỷ đã viết bài thơ về con Ong và con Bướm đấy, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này. 
2. Câu hỏi giúp trẻ mẫu giáo hiểu nội dung bài thơ:
* Mục đích hỏi: 
Hệ thống câu hỏi đàm thoại sẽ giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm. 
* Nội dung hỏi:
Sau khi cô đọc tác phẩm thơ cho trẻ nghe. Câu hỏi giúp trẻ nắm được tên bài thơ, tên tác giả, nắm được hình ảnh cảm xúc chính của bài thơ.
Ví dụ 1: Trong bài “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến ta có thể đặt một số câu hỏi có hệ thống sau:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? 
- Bài thơ nói về điều gì?
- Vì sao bạn nhỏ lại yêu mến và tự hào về ngôi nhà của mình? Ngôi nhà đó như thế nào?
- Xung quanh nhà bạn nhỏ có những cây gì?
- Ngoài cây ra các con còn phát hiện có những con vật nào? 
- Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình? 
3. Câu hỏi giúp trẻ mẫu giáo lại nhỡ tái hiện bài thơ:
* Mục đích hỏi:
 Qua hệ thống câu hỏi đàm thoại, giáo viên sẽ giúp trẻ nhớ trình tự nội dung bài thơ. Tình tiết nào xảy ra trước hỏi trước, tình tiết nào xảy ra sau hỏi sau, không nên sa vào những tình tiết vụn vặt.
* Nội dung hỏi:
Câu hỏi được sử dụng trong tiết học, tuân theo trình tự diễn biến tác phẩm. Câu hỏi giúp trẻ nhớ lời và thể hiện được ngữ điệu giọng điệu.
Ví dụ 1: Bài thơ: “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cô sử dụng các câu hỏi sau:
- Xung quanh nhà của bạn nhỏ có những cây gì? (Cây chuối mật, cây ngô, hoa sen, ao rau muống).
- Ngoài ra còn có những con gì? (Con chim hót, gà cục tác, ếch kêu, dế mèn).
- Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình?
	“Dù đi xa thật là xa
	Chẳng đâu vui được như nhà của em”
4. Câu hỏi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo:
* Mục đích hỏi: 
 Câu hỏi đàm thoại cung cấp vốn từ, tích cực hoá vốn từ cho trẻ.
* Nội dung hỏi:
Ví dụ 2: Bài thơ “Cô giáo em” của nhà thơ Nguyệt Mai:
 Cô có thể hỏi: Ngày 20/11 là ngày gì? Vậy các con dự định sẽ làm gì tặng cô giáo? Trẻ phải suy nghĩ và dùng từ để thể hiện tình cảm của mình trong đó...
Ví dụ 3: Bài thơ: “Hoa cúc vàng” 
Cô hỏi: “Cúc gom nắng vàng” là như thế nào?
Giảng giải: Gom là góp nhặt ít một và để gọn lại thành nhiều, nhiều cái nhỏ góp lại thành cái to...
Để giải thích những hình ảnh từ ngữ trong thơ cô đặt câu hỏi cho trẻ nhắc lại để cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, trẻ được hiểu ý nghĩa của các từ đó và sử dụng vào cuộc sống của trẻ 1 cách thích hợp.
5. Câu hỏi liên hệ giáo dục cho trẻ mẫu giáo:
* Mục đích hỏi:
Đó là n

File đính kèm:

  • docskkn_he_thong_cau_hoi_dam_thoai_trong_hoat_dong_lam_quen_voi.doc