SKKN Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

3.1. Bồi dưỡng đội ngũ GV – NV nâng cao kiến thức và tinh thần tự giác thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:

Thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề, trình độ nghiệp vụ và ý thức của người tiến hành. Bồi dưỡng đội ngũ nâng cao kiến thức giúp cho giáo viên, nhân viên có đủ trình độ kiến thức chuẩn, tay nghề nâng cao vững vàng về nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu về sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nâng cao trình độ nghiệp vụ song song với việc củng cố ý thức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm, ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học nhiệm vụ năm học mới, giúp họ nắm mục tiêu năm học một cách cụ thể. Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ôn lại quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phổ biến những quy định mới của năm học, từ đó bồi dưỡng nâng cao kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Các thành viên trong nhà trường tự ôn luyện kiến thức và thảo luận ở tổ nhóm của mình. Nếu còn vấn đề gì không hiểu sẽ đưa câu hỏi và ban giám hiệu sẽ giải đáp.

Tôi đã chủ động cùng BGH tham mưu với phòng giáo dục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề như: phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, phòng tránh bệnh dịch trong trường mầm non, chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học.

Bản thân đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng đề ra những hình thức động viên, khuyến khích với đồng chí giáo viên theo học các lớp tại chức ngoài giờ. Bên cạnh đó chúng tôi còn vận động phụ huynh có khả năng bồi dưỡng thêm cho các giáo viên về sử dụng đàn, nghệ thuật múa, cắm tỉa hoa, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và nâng cao chất lượng nấu ăn.

Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham quan kiến tập ở các trường điểm trong huyện.

Là một phó hiệu trưởng, tôi cũng rất chú ý đến việc nâng cao ý thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với công tác thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hàng tháng các tổ đều có sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức cho anh chị em đọc sách báo chuyên đề. Từ đó, giúp giáo viên nhân viên hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc thực hiện đúng và tốt quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ.

Bằng những việc làm đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực hơn trong việc tự nâng cao trình độ. Trong năm học có 8 giáo viên và 2 nhân viên theo học các lớp đại học tại chức, 20 giáo viên có bằng tin học và thiết kế bài giảng trên máy tính. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc tự trau rồi tích lũy kiến thức kỹ năng nghiệp vụ.

 

doc 18 trang daohong 07/10/2022 12860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

SKKN Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
, NV thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non:
Trường mầm non Hoa Sen được thành lập từ tháng 8 năm 2010. Trường có 3 điểm, gồm 16 lớp trong đó có 13 lớp mẫu giáo và 3 nhóm trẻ. Trong năm học 2013- 2014 trường đã thu hút được 741 trẻ tới lớp, tỉ lệ trẻ ăn bán trú cao đạt 97.2%; Với đội ngũ giáo viên nhân viên là 58 người.
Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 36.6%. Đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non của trường luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều tấm gương các giáo viên, nhân viên đã vượt qua khó khăn về đời thường để bám trường, bám lớp, đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong các năm học. 
Trong những năm qua, trường được ủy ban nhân dân huyện Đông Anh tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Có nhiều giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Có được những kết quả như vậy là do BGH nhà trường đã tích cực, chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo, sát sao trong việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện công tác nuôi dưỡng và dạy học. Hơn nữa BGH nhà trường còn tích cực tham mưu với các cấp để đầu tư thêm cơ sở vật chất ngày càng khang trang, làm tốt công tác XHH giáo dục.
2.2. Những hạn chế và khó khăn:
Trường mầm non Hoa Sen nằm trên địa bàn dân cư nông thôn. 95% dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, vì vậy nhận thức về mọi mặt của cuộc sống xã hội đặc biệt là về ngành giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. 
 Vào đầu mỗi năm học ban giám hiệu đã triển khai quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Nhưng hàng năm nhà trường có tuyển giáo viên, nhân viên mới thay thế cho giáo viên, nhân viên nghỉ chế độ. Các giáo viên mới vừa ra trường chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ. Một số giáo viên lâu năm thì việc thực hiện quy chế còn ở hình thức đối phó. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng tại trường mầm non Hoa Sen huyện Đông Anh, tôi nhận thấy để công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của trường có kết quả tốt thì đòi hỏi từng cán bộ giáo viên, nhân viên phải thực hiện nghiêm túc quy chế đề ra.
	Bên cạnh đó, cơ sở vật chất ở nhà trường còn nhiều khó khăn: Thiếu phòng học phải mượn 3 phòng của thôn, nhà vệ sinh chưa đảm bảo theo quy định, nhà bếp còn chật hẹp, sân chơi cho trẻ không đủ diện tích, chưa có nhà hiệu bộ và phòng chức năng; chưa có nhiều đồ dùng hiện đại.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GV, NV THỰC HIỆN QUY CHẾ CSND TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 
3.1. Bồi dưỡng đội ngũ GV – NV nâng cao kiến thức và tinh thần tự giác thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
Thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề, trình độ nghiệp vụ và ý thức của người tiến hành. Bồi dưỡng đội ngũ nâng cao kiến thức giúp cho giáo viên, nhân viên có đủ trình độ kiến thức chuẩn, tay nghề nâng cao vững vàng về nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu về sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nâng cao trình độ nghiệp vụ song song với việc củng cố ý thức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm, ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học nhiệm vụ năm học mới, giúp họ nắm mục tiêu năm học một cách cụ thể. Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ôn lại quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phổ biến những quy định mới của năm học, từ đó bồi dưỡng nâng cao kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Các thành viên trong nhà trường tự ôn luyện kiến thức và thảo luận ở tổ nhóm của mình. Nếu còn vấn đề gì không hiểu sẽ đưa câu hỏi và ban giám hiệu sẽ giải đáp.
Tôi đã chủ động cùng BGH tham mưu với phòng giáo dục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề như: phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, phòng tránh bệnh dịch trong trường mầm non, chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học.
Bản thân đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng đề ra những hình thức động viên, khuyến khích với đồng chí giáo viên theo học các lớp tại chức ngoài giờ. Bên cạnh đó chúng tôi còn vận động phụ huynh có khả năng bồi dưỡng thêm cho các giáo viên về sử dụng đàn, nghệ thuật múa, cắm tỉa hoa, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và nâng cao chất lượng nấu ăn.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham quan kiến tập ở các trường điểm trong huyện.
Là một phó hiệu trưởng, tôi cũng rất chú ý đến việc nâng cao ý thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với công tác thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hàng tháng các tổ đều có sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức cho anh chị em đọc sách báo chuyên đề. Từ đó, giúp giáo viên nhân viên hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc thực hiện đúng và tốt quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Bằng những việc làm đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực hơn trong việc tự nâng cao trình độ. Trong năm học có 8 giáo viên và 2 nhân viên theo học các lớp đại học tại chức, 20 giáo viên có bằng tin học và thiết kế bài giảng trên máy tính. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc tự trau rồi tích lũy kiến thức kỹ năng nghiệp vụ.
Ảnh 1: Buổi họp triển khai nhiệm vụ năm học
3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện, công khai tiêu chuẩn thi đua.
Để làm tốt công tác chỉ đạo đội ngũ thực hiện tốt quy chế chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thì tôi đã xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể. Lập kế hoạch giúp cho tôi hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động thực hiện, đưa các hoạt động vào nề nếp. Vì vậy vào đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch chú trọng vào việc bồi dưỡng ôn tập lý thuyết, phân công cụ thể nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận, sau đó xây dựng điểm của từng khối lớp. Vào tháng 10 tổ chức cho các khối, lớp kiến tập có đánh giá rút kinh nghiệm.
Triển khai đại trà đến toàn bộ các lớp. Có kế hoạch tổ chức các hội thi, hội giảng, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, đánh giá kết quả và tuyên dương. Kế hoạch cụ thể như sau:
Thời gian thực hiện
Nội dung công việc
Tháng 8
- Trang bị cơ sở vật chất đầu năm;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm tổ, từng cá nhân.
Tháng 9
- Tổ chức học tập nhiệm vụ năm học mới, quy chế chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Bồi dưỡng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, chăm sóc nuôi dạy trẻ.
- Cử giáo viên, nhân viên tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD tổ chức.
- Kiểm tra nề nếp đầu năm của các lớp, quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của các nhóm lớp các bộ phận .
Tháng 10
- Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, hội nghị công đoàn. Phát động và triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đước Hồ Chí Minh”.
- Đăng kí danh hiệu thi đua các cấp.
- Xây dựng điểm thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dậy trẻ ở 3 lớp A1, B1, C1, D1. Điểm mô hình phòng chống SDD A1.
- Tổ chức kiến tập cho 4 khối ở 4 lớp xây dựng điểm.
- Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh đợt I.
- Cử giáo viên nhân viên tham dự lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích của phòng giáo dục tổ chức
Tháng 11
- Tổ chức hội giảng 20/11.
- Dự kiến tập về công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng thực đơn ở trường điểm trong huyện
- Tham dự về hướng dẫn Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2013-2014.
- Tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tổ chức khám sức khỏe cho CBGVNV.
- Tổ chức thi quy chế cấp trường.
Tháng 12
- Tổ chức cân vào biểu đồ cho trẻ lần 2.
- Kiểm tra đánh giá lớp mẫu giáo đủ điều kiện.
- Thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dạy thường trực đón kiểm tra theo kế hoạch.
Tháng 1
- Tổ chức Hội giảng mùa xuân.
- Tổ chức sơ kết HKI, triển khai phương hướng nhiệm vụ HKII.
- Tổ chức lớp tin học nâng cao cho giáo viên.
Tháng 2
-Kiểm tra đột xuất nề nếp trước và sau Tết.
- Tham dự thi giáo viên giỏi, nhân viên giỏi cấp huyện
- Tổ chức cân đo cho trẻ đợt 3.
- Tổ chức lớp học “Chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non”.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm, thủy đậu, sởi
Tháng 3
- Chấm sáng kiến kinh nghiệm .
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế ở các nhóm lớp, các bộ phận.
- Tổ chức khám SK cho trẻ
Tháng 4
- Tổ chức kiểm tra nhân viên giỏi theo kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tổ chức cân, đo đợt IV 
Tháng 5
- Nộp báo cáo và tổ chức tổng kết năm học, vui Tết 1/6 và lễ ra trường cho học sinh lớp mẫu giáo lớn.
- Kiểm kê tài sản, tài chính cuối năm.
-Tổng kết năm học, khen thưởng, biểu dương.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thực hiện, tôi cũng công khai các tiêu chuẩn thi đua để cho GV, NV đăng ký. Trong hội nghị CBGVNV, nhà trường cũng công khai quy chế dân chủ. Nếu vi phạm quy chế làm việc thì tháng đó hạ một bậc thi đua. Trong học kỳ có 2 lần vi phạm quy chế thì không đạt lao động tiên tiếnĐiều này giúp cho mỗi người đều có thể đánh giá kết quả công việc của bản thân cũng như của đồng nghiệp. Cuối học kỳ một và năm học, nhà trường đều tổ chức tổng kết biểu dương những cá nhân, tổ nhóm thực hiện tốt quy chế để động viên tạo động lực cho giáo viên, nhân viên tiếp tục phấn đấu.
3.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng giúp cho mỗi người biết rõ được công việc của mình tự chủ động trong công việc có trách nhiệm với công việc được giao. Bên cạnh đó giúp các thành viên trong trường phối hợp với nhau tốt hơn, tạo hiệu quả cao trong công việc. Người cán bộ quản lý cũng dễ dàng kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc của từng thành viên trong nhà trường.
Đối với trường mầm non bao giờ cũng các tổ chuyên môn: tổ dinh dưỡng (tổ nuôi) và tổ giáo viên, tổ NV hành chính, bảo vệ. Việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong các tổ có những đặc thù riêng.
Đối với giáo viên: với 3 cô/lớp phải có sự chỉ đạo phân công rõ ràng hoạt động buổi sáng, buổi chiều cho từng cô một cách cụ thể (Bảng phụ lục số 1). Tuy nhiệm vụ của từng cô khác nhau nhưng đòi hỏi các cô phải có sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng với nhau và trao đổi về tình hình sức khỏe cũng như nhận thức của từng trẻ để cùng nhau đưa ra biện pháp chăm sóc giáo dục một cách phù hợp.
Đối với nhân viên tổ bếp: Việc phân công công việc cho từng thành viên trong tổ bếp giúp cho việc thực hiện dây chuyền chế biến khoa học hiệu quả hơn, tạo nên những bữa ăn ngon, hợp khẩu vị của trẻ đảm bảo dinh dưỡng. Với trường tôi khi phân công công việc của nhóm bếp thì tôi chia ra các vị trí như: nấu chính, nấu phụ, sơ chế thực phẩm, rửa rao, vo gạo và phụ bếp. Ở các mốc thời gian thì làm các công việc cụ thể, sao cho các vị trí phối hợp tốt với nhau, không chồng chéo lên nhau. Với vị trí đứng bếp, cường độ làm việc rất cao và để đảm bảo sức khỏe cho chị em thì sau 1 tuần đổi vị trí 1 lần (Bảng phụ lục số 2).
Cùng với việc phân công công việc cho nhóm bếp, chúng tôi cũng phân công công việc cho nhóm nhân viên hành chính, sao cho công việc nhận thực phẩm, xuất kho, sổ sách hóa đơn được rõ ràng, lên được bảng công khai tài chính bữa ăn cho trẻ để cán bộ giáo viên và phụ huynh dễ theo dõi và đánh giá được sự cố gắng của nhà trường trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 
Với bảo vệ thì tùy theo từng công việc có những yêu cầu riêng. Nhưng chúng tôi vẫn luôn yêu cầu các nhân viên phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường.
Sau khi có sự phân công cụ thể công việc cho từng khâu, từng bộ phận thì từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm rõ được công việc cụ thể của mình và thời gian thực hiện. Không những thế mọi người có thể nắm bắt được công việc của bạn đồng nghiệp và có thể giúp đỡ hỗ trợ nhau tốt hơn.
Ví dụ: khi một người bị mệt thì bạn cùng lớp có thể hỗ trợ để lớp đó vẫn thực thiện tốt kế hoạch giáo dục một ngày. Hoặc khi một giáo viên trên lớp nghỉ thì nhân viên nhà bếp có thể lên hỗ trợ tổ chức giờ ăn cho trẻ, giúp cho lớp đó tuy thiếu người nhưng vẫn thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Cũng như thế khi một nhân viên cấp dưỡng nghỉ thì nhân viên văn phòng lên bếp hỗ trợ để dây chuyền nhà bếp vẫn thực hiện được tốt.
Chính vì thế công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ trong nhà trường tạo thành một guồng quay mà mọi người đều gắn kết với nhau. Điều đó giúp cho tất cả mọi người cùng nâng cao ý thức thực hiện quy chế một cách tự giác, tự nguyện.
3.4. Trang bị cơ sở vật chất xây dựng môi trường làm việc:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có tầm quan trọng đặc biệt. Cuộc sống con người ngày càng văn minh, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao thì cơ sở vật chất cũng ngày càng hiện đại. Cơ sở vật chất trong trường mầm non bao gồm các đồ dùng dụng cụ trong nhà bếp, đồ dùng đồ chơi trong các nhóm lớp. Đó là các phương tiện cần thiết để giáo viên, nhân viên chăm sóc và phục vụ các cháu. Cơ sở vật chất thiếu thốn, hỏng hóc, cũ kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trang bị đầy đủ đồ dùng phương tiện làm việc tốt, giảm tải được cường độ lao động cho anh chị em. Tuy nhiên việc trang bị cơ sở vật chất đòi hỏi phải có kinh phí. Vì vậy với nguồn kinh phí hạn hẹp đòi hỏi bản thân phải có kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng để đầu tư, mua sắm một cách hợp lý cụ thể:
+ Phải khảo sát tình hình cơ sở vật chất dựa vào quy định của ngành như: quy định bếp 1 chiều, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của sở giáo dục Hà Nội
+ Sắp xếp các trang thiết bị cần thiết hơn thì mua trước, các thiết bị khác thì mua sau.
+ Không ngừng tham mưu với các cấp lãnh đạo để xin kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Bên cạnh đó việc xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực xã hội là việc làm cần thiết.
+ Trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng phải chú ý đến nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Đồ dùng đảm bảo nguyên tắc an toàn, thẩm mỹ, chất lượng. Đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ phải đủ về số lượng, đảm bảo vệ sinh.
+ Cùng với việc trang bị, bổ sung cơ sở vật chất thì Ban giám hiệu và hội đồng trường cũng đề ra các quy định về việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất. Nếu đồ dùng hỏng hay mất ở năm đầu tiên thì đền 100%, năm thứ 2 đền 70%, năm thứ 3 đền 50%, năm thứ 4 đền 30%...Khi cấp phát đồ dùng, dụng cụ thì có sự xác nhận của người phát và người nhận về số lượng và chất lượng. Và tôi cũng quy trách nhiệm đều cho các cô ở trong lớp cũng như các nhân viên ở từng bộ phận.
 Với các việc làm trên, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang hiện đại hơn. Nhà trường đầu tư sửa chữa cơ sở vậy chất nhỏ; đồ dùng đồ chơi bền đẹp mang tính khoa học đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục MN. Trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng ngày từng bước hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ
3.5. Tổ chức hội thi, hội giảng:
Tổ chức hội thi hội giảng là hình thức động viên tinh thần, ý thức của giáo viên, nhân viên. Tham gia vào các hội thi hội giảng giúp người tham gia thể hiện hết tài năng, năng lực của mình. Mỗi một hội thi là một lần chị em được ôn lại quy chế chuyên môn. Ngoài ra trong hội thi hội giảng mọi người còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp mình.
Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ đến 100% giáo viên, nhân viên nhà trường với 2 nội dung: Thi lý thuyết và thi thực hành.
3.5.1. Thi lý thuyết: 
Căn cứ theo quy chế ban hành, Tôi đã soạn một bộ câu hỏi bám vào nội dung chính nhằm khái quát được các quy định của quy chế chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Phần thi lý thuyết có thể tổ chức bằng 2 hình thức thi viết và trả lời vấn đáp. Ngoài các câu hỏi trong quy chế đề ra, ban giám khảo còn đưa ra những câu hỏi tình huống mà trong quá trình chăm sóc trẻ giáo viên, nhân viên thường hay vấp phải để trả lời, nhằm giúp giáo viên, nhân viên nắm vững về mặt nhận thức của quy chế này.
	Để giáo viên, nhân viên có thể nắm vững lý thuyết trước khi thi, BGH cho thời gian để học khoảng trước 2 – 3 tuần. Cũng có năm giới hạn nội dung ôn rộng đó là cuốn quy chế, nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, điều lệ trường MN và luật giáo dục; có năm tôi đưa nội dung ôn hẹp hơn là bộ câu hỏi đã soạn cho giáo viên có thời gian trả lời và học thuộc. Để hội thi không nhàm chán qua từng năm, Tôi luôn đề xuất các hình thức tổ chức thay đổi giúp giáo viên, nhân viên hứng thú hơn, có động lực hơn để nghiên cứu nắm vững quy chế.
Ảnh 2: Ảnh hội thi quy chế phần thi lý thuyết
3.5.2. Thi thực hành:
Với mỗi tổ nhóm lại có yêu cầu khác nhau. Ở tổ dạy với giáo viên đứng lớp thì chấm 1 giờ học hoặc 1 hoạt động, cũng có năm BGH dự giờ thực hiện cả ngày từ hoạt động đón trẻ đến hoạt động trả trẻ. Với tổ bếp sẽ chấm dây chuyền chế biến, không những xem vị trí đó có đạt yêu cầu không mà còn xem sự phối hợp của các khâu có tốt không mới đánh giá kết quả. Ở trường có 16 nhóm lớp việc bố trí chấm thực hành cần hết sức khoa học, cụ thể. Nhà trường phân công người theo dõi chấm ở các lớp, nhà bếp một cách nghiêm túc, tỉ mỉ.
Bên cạnh đó, Tôi luôn đề xuất với BGH thay đổi các hình thức giúp chị em sáng tạo hơn trong cuộc thi. Với tổ bếp ngoài chấm dây chuyền chế biến thì tôi có thể tổ chức cho chị em thi chế biến bữa phụ cho trẻ, chế biến món ăn tự chọn. Hội giảng của giáo viên chúng tôi luôn khuyến khích các giáo viên sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các hình thức mới vào giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Chính vì vậy chị em có ý thức chuẩn bị đầu tư vào công việc tốt hơn. Qua mỗi hội thi, tay nghề của chị em được nâng lên, hội thi sau kết quả cao hơn hội thi trước. Và cứ thế thao tác được chị em thực hiện thuần thục, nhanh gọn, sắp xếp khoa học hơn.
Ảnh 3: Phần thi thực hành của giáo viên – Hoạt động học 
Ảnh 4: Ảnh phần thi thực hành - Hoạt động góc
3.6. Tăng cường kiểm tra các khâu dự giờ thăm lớp:
Công tác kiểm tra là một việc không thể thiếu đối với người quản lý. Kiểm tra để biết rằng công việc và các hoạt động tiến hành có phù hợp với kế hoạch hay không. Nhờ có kiểm tra mà người quản lý biết rằng giáo viên, nhân viên của mình có thực hiện đúng quy chế không hay cần phải điều chỉnh những vấn đề nào.
Đối với việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên nhân viên phải có kỹ năng thao tác chăm sóc trẻ thật chính xác, tỷ mỉ nên việc kiểm tra, đánh giá là hết sức cần thiết.Vì vậy hàng tháng, ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch dự hoạt động của tổ bếp, thăm giờ ăn ngủ, tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ ở các lớp, kiểm tra các hoạt động về chăm sóc trẻ hàng ngày ở các khâu. Việc tổ chức các hoạt động từ sáng đến chiều theo đúng quy chế, để có biện pháp để đôn đốc nhắc nhở và chỉ đạo kịp thời, hợp lý, hiệu quả.
Có nhiều hình thức kiểm tra như định kỳ, đột xuất.Với kinh nghiệm của tôi thì với kiểm tra định kỳ chỉ thông báo với toàn trường lịch kiểm tra chung, không cụ thể thời gian với một tổ nhóm. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện sai sót, vi phạm của cấp dưới thì tôi không đánh giá ngay mà tìm hiểu rõ nguyên nhân và cùng đưa ra phương hướng giải quyết. Để đánh giá về ý thức thì tôi theo dõi cả quá trình làm việc, sự cố gắng nỗ lực của từng người.
Không chỉ có ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá mà từng thành viên trong nhà trường cũng có thể kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Qua các buổi họp tổ, sinh hoạt chuyên môn, chị em đóng góp ý kiến cho nhau để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại. Bởi vì để hoàn thành tốt được nhiệm vụ thì không phải cần sự cố gắng của một người mà cần ý thức tự giác của cả tập thể. Điều đó giúp giảm tải được công việc kiểm tra của người quản lý. Làm cho công tác kiểm tra không trở nên nặng nề, bó buộc người lao động. Điều quan trọng hơn là xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể nhà trường.
Ảnh 5: Hình minh họa HĐ Đón – trả trẻ
Ảnh 6 : Ảnh dự giờ HĐ ngoài trời lớp A2
Ảnh 7: Ảnh Trẻ chơi HĐ góc
Ảnh 6: Ảnh tổ chức HĐ ăn - ngủ 
Ảnh 7: Ảnh HĐ sơ chế - nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng	
4. KẾT QUẢ
Bằng những việc làm cụ thể nêu trên, năm học 2013-2014 công tác thực hiện quy chế nuôi dưỡng chăm sóc trẻ của trường mầm non Hoa Sen đã đi vào nề nếp:
 	+ Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc đạt kết quả cao hơn so với năm trước.
 	+ Giáo viên, nhân viên thực hiện tốt quy chế nuôi dạy

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_mam_non_co_nha_tre_va_mau_giao_la_cap_hoc_thuo.doc