Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ 5-6 tuổi

II. Giải pháp thực hiện.

 Năm học 2016- 2017, trường Mầm non Tràng An thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới chuyên đề thực hành kỹ năng lấy trẻ làm trung tâm ở tất cả các lớp.

 Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên áp dụng những phương pháp, biện pháp dạy học mới, sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non.

 Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhà trường đã tích cực tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất. Từ thực tiễn như vậy, tôi thấy mình có một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ năm học như sau:

1. Thuận lợi.

- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học.

- Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

- Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động lên tiết liến tập điểm về góc cho quận huyện và thành phố.

 - Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi.

- Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động

- Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi

- Là giáo viên nhiều năm dạy lớp lớn

- Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày

- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có kỹ năng thành thạo chủ động, thể hiện nhiều sáng tạo trong mọi hoạt động.

2. Khó khăn.

* Về phía giáo viên:

- Lớp hầu như phải xoay thay đổi trang trí lại hết tất cả các góc

- Thiết kế thêm nhiều góc mới

- Giáo viên phải thay đổi được nhiều về hình thức tổ chức có nội dung góc chơi phong phú, cũng như sự sáng tạo để gây hứng thú cho trẻ

- Đồ dùng đồ chơi tự làm còn hạn chế, phương tiện thực hiện cho tiết học còn thiếu thốn

- Việc chuẩn bị môi trường góc chơi không rõ ràng hoặc hình ảnh cho góc chơi chưa tạo ra sự cuốn hút. Chưa có biểu tượng của góc.

- Chưa có mảng mở hoạt động cho trẻ trực tiếp chơi hoặc mảng mở khó hoạt động. - Đồ dùng sắp theo sự thuận tiện của cô, không phù hợp với góc học tập

- Sự sắp xếp đồ dùng nhiều hơn đồ chơi, Các đồ dùng đồ chơi thường được xếp theo sự thuận tiện của cô để dảm bảo cô dễ lấy dễ cất. Có quá nhiều đồ dùng đồ chơi trong góc hoạt động của trẻ, sắp xếp lộn xộn hoặc quá sơ sài Góc hoạt động giống nơi cất giữ đồ dùng của cô. Các hộp đồ dùng được bày hết trong góc nhưng trẻ không được mang ra chơi.

- Đồ dùng đồ chơi trong góc đa số là do nhà trường cung cấp, thiếu sự sáng tạo và đa dạng

- Các góc chơi sơ sài, đơn giản, ít đồ dùng

- Số học sinh trên một lớp đông

* Về phía trẻ:

- Trẻ còn hiếu động chưa tập trung chú ý

- Nhiều trẻ nhút nhát chưa tích cực tham gia vào hoạt động góc

- Trẻ còn chưa tự tin nói lên hiểu biết, nhận xét của mình

- Thời tiết không thuận lợi nên trẻ nghỉ học nhiều

- Để khắc phục, giải quyết những khó khăn trên, đã áp dụng một số “Biện pháp xây dựng góc chơi cho trẻ” như sau:

 

docx 11 trang daohong 10/10/2022 17603
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ 5-6 tuổi
ổi này “trẻ rất ham tìm tòi và hiếu động” chính vì vậy sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo mới có thể tạo được tiền đề vững chắc cho một tương lai tươi sáng của đất nước. 
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Chúng ta đã biết, lứa tuổi mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học mà  chơi, chơi mà học”. Vì vậy, hoạt động học của trẻ thường được tổ chức thông qua trò chơi giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động. Thông qua đó, cũng giúp hình thành và phát triển tư duy, thẩm mỹ và bước đầu hình thành, phát triển nhân cách ở trẻ. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.Với phương pháp dạy trẻ lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ thể và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích trí tò mò, trẻ được thể hiện ý thích cua trẻham hiểu biết về xã hội của trẻ. Trẻ em nào cũng thích chơi, ngay từ khi trẻ được mấy tháng tuổi trẻ đã biết chơi rồi cho đến khi trẻ vào nhà trẻ mẫu giáo, thậm chí lên đến bậc tiểu học hay trung học trẻ vẫn thích chơi. bởi vì vui chơi là một hoạt động tất yếu của mọi đứa trẻ .Nói một cách khác hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, đây là hoạt động quan trọng nhất và có tác động chi phối các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt động vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về nhân cách. Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội và môi trường tốt để trẻ tham gia vào hoạt động chủ đạo nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ. Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một trong những hoạt động quan trọng, ở hoạt động này trẻ được đóng vai trò là một thành viên trong xã hội là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm, Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh, khả năng bắt trước, cũng qua hoạt động này trẻ được tự do thể hiện mình điều đó giúp phát triển ở trẻ khả năng mạnh dạn, tự tin, chủ động. từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội sự tích hợp trong mọi hoạt động, trong mọi tiết học đều  gắn với môi  trường. Ở mỗi lớp, nhóm lớp, giáo viên lại xây dựng môi trường theo ý tưởng riêng, không giống nhau nhằm tránh sự đơn điệu và phù hợp với từng lứa tuổi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi, cùng bàn bạc với trẻ để xây dựng trò chơi mới, đồ chơi mới và dùng chính sản phẩm của trẻ giúp trẻ thấy hấp dẫn, mới lạ. Mở rộng góc học tập, xây dựng góc mở, tạo môi trường học tập ở các góc chơi, dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, và sử dung sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường góc học tập là suy nghĩ của tôi. 
Với các cháu mầm non nói chung đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi nói riêng đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy,về ngôn ngữ, về tình cảm.....những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non chúng ta, Các cô là người tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Ở lứa tuổi này “trẻ rất ham tìm tòi và hiếu động” chính vì vậy sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo mới có thể tạo được tiền đề vững chắc cho một tương lai tươi sáng của đất nước. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GÓC CHƠI  CHO TRẺ  5- 6 TUỔI”
2. Đối tượng nghiên cứu.
          Trong quá trình giảng dạy, tôi nghiên cứu lựa chọn, đưa ra trang trí môi trường góc chơi, xoay góc chơi sao cho phù hợp. sắp xếp bố cục từng góc chơi sao cho hợp lý những góc chơi tĩnh được sắp xếp xa những góc chơi động. bổ sung đồ dùng, đồ chơi để tiết dạy hoạt động góc thêm sinh động, hấp dẫn, luôn luôn thay đổi và sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động, xây dựng góc chơi, tạo môi trường trang trí các góc dựa trên nội dung trọng tâm cưa tháng và trang trí môi trường dựa trên sản phẩm của trẻ. thêm phong phú, làm giầu vốn biểu tượng về góc chơi qua các hoạt động khác nhau, với  mục đích ở từng góc chơi trẻ được chơi và được thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình. Nhằm đưa đến môi trường góc chơi thật gần gũi trẻ học mà chơi chơi mà học phát triển toàn diện hơn cho trẻ.
3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
          Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng khảo sát thực nghiệm  là trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thuộc lớp mẫu giáo lớn số 1 trường Mầm non Tràng An - Hà Nội 
4. Phương pháp nghiên cứu.
  Trước hết bản thân tôi phải nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo. Để xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
PHẦN II- NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
          Môi trường góc là nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về các hoạt động được diễn ra thường ngày. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua góc chơi sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì về xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông ) đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau ), trẻ được thu nhỏ qua góc chơi bằng việc đóng vai chơi.trẻ chơi thực tế và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, ước mơ công việc mai sau . Để các em có được những hiểu biết một cách chính xác, hình thành ở trẻ những biểu tượng một cách đúng đắn và ngày càng phong phú tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ hứng thú, say mê với hoạt động khám phá để phát huy một cách tối đa khả năng nhận thức của trẻ. 
2. Cơ sở thực tiễn.
  Trên thực tiễn hiện nay các góc chơi ở trong lớp còn sơ sài cách bố trí các góc còn chưa hợp lý.chưa làm nổi bật lên góc chơi, góc tĩnh lẫn góc động.chưa thẻ hiện rõ nổi bật góc chơi. Trẻ không hứng thú khi tham gia góc chơi, các góc thực hiện còn đơn sơ, hình thức tổ chức chưa thực sự sáng tạo cho nên trẻ chưa thực sự hào hứng trong các hoạt động học, hoạt động khám phá, chưa phát triển tối đa về các lĩnh vực phát triển của trẻ: Tư duy, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội 
Việc quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động góc nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường thế giới xung quanh nói riêng làm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ý vào tiết học mang lại hiệu quả cao là hết sức cần thiết, Đó là lí do mà tôi đã chọn đề tài này: “ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GÓC CHƠI CHO TRẺ 5- 6 TUỔI”
 II. Giải pháp thực hiện.
          Năm học 2016- 2017, trường Mầm non Tràng An thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới chuyên đề thực hành kỹ năng lấy trẻ làm trung tâm ở tất cả các lớp.
          Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên áp dụng những phương pháp, biện pháp dạy học mới, sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non.
          Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhà trường đã tích cực tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất. Từ thực tiễn như vậy, tôi thấy mình có một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ năm học như sau:
1. Thuận lợi.
- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học. 
- Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. 
- Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động lên tiết liến tập điểm về góc cho quận huyện và thành phố.
 - Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi... 
- Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động 
- Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
- Là giáo viên nhiều năm dạy lớp lớn
- Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày
- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có kỹ năng thành thạo chủ động, thể hiện nhiều sáng tạo trong mọi hoạt động.
2. Khó khăn.
* Về phía giáo viên:
- Lớp hầu như phải xoay thay đổi trang trí lại hết tất cả các góc
- Thiết kế thêm nhiều góc mới
- Giáo viên phải thay đổi được nhiều về hình thức tổ chức có nội dung góc chơi phong phú, cũng như sự sáng tạo để gây hứng thú cho trẻ  
- Đồ dùng đồ chơi tự làm còn hạn chế, phương tiện thực hiện cho tiết học còn thiếu thốn
- Việc chuẩn bị môi trường góc chơi không rõ ràng hoặc hình ảnh cho góc chơi chưa tạo ra sự cuốn hút. Chưa có biểu tượng của góc.
- Chưa có mảng mở hoạt động cho trẻ trực tiếp chơi hoặc mảng mở khó hoạt động. - Đồ dùng sắp theo sự thuận tiện của cô, không phù hợp với góc học tập 
- Sự sắp xếp đồ dùng nhiều hơn đồ chơi, Các đồ dùng đồ chơi thường được xếp theo sự thuận tiện của cô để dảm bảo cô dễ lấy dễ cất. Có quá nhiều đồ dùng đồ chơi trong góc hoạt động của trẻ, sắp xếp lộn xộn hoặc quá sơ sài Góc hoạt động giống nơi cất giữ đồ dùng của cô. Các hộp đồ dùng được bày hết trong góc nhưng trẻ không được mang ra chơi. 
- Đồ dùng đồ chơi trong góc đa số là do nhà trường cung cấp, thiếu sự sáng tạo và đa dạng 
- Các góc chơi sơ sài, đơn giản, ít đồ dùng 
- Số học sinh trên một lớp đông
* Về phía trẻ: 
- Trẻ còn hiếu động chưa tập trung chú ý 
- Nhiều trẻ nhút nhát chưa tích cực tham gia vào hoạt động góc
- Trẻ còn chưa tự tin nói lên hiểu biết, nhận xét của mình 
- Thời tiết không thuận lợi nên trẻ nghỉ học nhiều 
- Để khắc phục, giải quyết những khó khăn trên, đã áp dụng một số “Biện pháp xây dựng góc chơi cho trẻ” như sau:
III. Một số “Biện pháp xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ” cho trẻ 5-6 tuổi.
1/ Khảo sát học sinh đầu năm.
          Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với hoạt động góc, tôi thấy trẻ còn lúng túng, chưa biết cách chơi hay còn thiếu kỹ năng trên trẻ.trẻ hiếu động không tập trung chú ý, đặc biệt trẻ rất dễ nhanh chán không muốn chơi, số liệu cụ thể qua từng tiết dạy được tổng hợp trong bảng sau: 
           Bảng khảo sát khả năng quan sát, So sánh, phân loại của trẻ 
                                          ( Tổng số trẻ là 55)
STT
TIÊU CHÍ
CHƯA CÓ
THỈNH THOẢNG
THƯỜNG XUYÊN
GHI CHÚ
1
2
3
- Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp ( kiến thức được bổ sung và củng cố phong phú)
- Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp 
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
10/55
8/55
15/55
18/55
12/55
17/55
27/55
35/55
23/55
                        Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp gây hứng thú“Biện pháp xây dựng góc chơi cho trẻ” đạt hiệu quả cao hơn. Ban đầu vẫn để góc chơi lộn xộn không theo một quy tắc nào Trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm xây dựng góc chơi baTừ đó nâng cao kỹ năng chơi ,khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về góc chơi, nhưng để làm được điều đó trước hết tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ sáng tạo và làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động
2/ Bổ xung và làm góc chơi sáng tạo, phong phú và hấp dẫn.
- Để góc chơi của trẻ đầy tính thiết thực cuốn hút trẻ, góc chơi của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú,tò mò ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc  hình ảnh động cho góc sinh động.
- Với trẻ học mà chơi, chơi mà học, vì vậy xây dựng các góc chơi sinh động hấp dẫn là hết sức cần thiết. Trẻ tìm hiểu, khám phá thông qua các đồ chơi, các trò chơi, các vai chơi, để từ đó trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm của cuộc sống 
- Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Mỗi góc sử dụng đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với và mục đích giáo dục trẻ theo từng tháng, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội
- Đồ dung, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi các góc phải sắp xếp gọn gàng có hộp đựng 
                   Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn 
                   Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ
- Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, Trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình
- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào
Ví dụ: Góc xây dựng , góc bán hang, góc gia đình ở gần nhau và tách riêng ở phòng ngoài.và góc kỹ năng thực hành cuộc sống, góc toán, góc chữ cái, góc tạo hình và góc thư giãn là góc yên tĩnh  ở phòng trong , góc thiên nhiên ở sảnh ngoaì hiên
- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên
- Thay đổi vị trí các góc sau mỗi tháng trọng tâm để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
- Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện
- Với từng chủ đề, từng tháng, từng tuần, tôi luôn thay đổi các góc chơi và cách chơi khác nhau đi kèm là những đồ dùng, đồ chơi phong phú và sáng tạo.
Ví dụ: Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước.Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh, cây hoa hồng  Dàn dây leo, cùng với nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắn, ngửi, Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ. không những thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như: Hoa, lá ép khô, vỏ cây, coọng rơm, vỏ thuỷ sản đồng thời cho trẻ chơi với sản phẩm do chính mình làm ra. Từ đó tôi đã tạo ra ở trẻ niềm hăng say, hứng thú và tích cực hoạt động. Trẻ càng tích cực hoạt động với đồ vật bao nhiêu thì sẽ càng khám phá được nhiều cái hay cái mới và tích lũy được nhiều vốn kinh nghiệm hơn. Đó chính là cái đích của hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường góc
3/ Hướng dẫn trẻ hoạt động
- Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt qua trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng quy định.
- Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ 
chơi,vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu
- Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều
- Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ đầu mỗi tháng cô nên giới thiệu nội dung chơi của từng trọng tâm nổi bật của tháng. Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn 
Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “Chào cô bán cho tôi chiếc mũ”
Bao nhiêu vậy cô? Cho tôi xin, tôi cám ơn” Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô
- Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ Trong quá trình chơi phải tuân thủ nội quy góc chơi, thảo luận bàn bạc trước khi chơi, đổi nhóm chơi khi cần thiết. chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
- Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ
4/Trang trí các góc chơi
  4.1 Trang trí góc sách truyện - thư giãn
*) Nguyên liệu
+ Vải
+ Bóng điện
+ Vít, thép đỡ
+ Xốp mút
+ Bông
+ Thảm, miếng dính gai
+ Giá đỡ sách
*) Cách làm: 
- May màn rủ: may vải ghép vào nhau taọ thành khung vòng tròn có độ rủ,dán băng dính gai xung quanh vòng tròn và vải để không làm sê dịch  
- Khoan để bắt vít cheo lên tường
- Để góc sách truyện thêm phong phú tôi lựa chọn các giá đỡ đựng sách,khoan bắt vít lên tường
- Lựa chọn thảm gồi cho trẻ để tạo không gian ấm cúng
*) Tác dụng
- Trẻ chơi góc, ngồi đọc sách, ngồi thư giãn tạo không gian gần gũi thích thú với trẻ
4.2. Góc tạo hình
*) Nguyên liệu
+ Vải
+ keo nến,gim
+ Đinh vít, 
+ Xốp mút
+ phóc
+ Bảng
+khung sắt
*) Cách làm: 
- Tạo bảng gim cheo bài: lấy phóc cắt thành ô vuông theo khổ giấy A3,A4, sau đó đặt vải sốp mút cắt theo hình, sau dó lấy duy băng dính tạo thành viền khung
- Giá đa năng: thiết kế đặt khung lưới sắt với chiều dài 1,5 m , các móc và giá cheo 
4.3 góc chữ cái
*) Nguyên liệu
+ Vải
+ Xốp mút
+ Thảm, miếng dính gai
+ Phóc, gim
*) Cách làm: 
- Cây chữ cái : Cắt tỉa phóc tạo thành thân cây, sau đó cắt trang trí các chữ cái gắn lên thân cây
         - Bảng chữ cái: lấy phóc, xốp mút cắt thành tầm khỏang 1m,2, sau đó dán lớp vải lên phía trên, duy băng trang trí đường viền tạo thành khung.dùng gim gắn chữ cái theo yêu cầu của bài học.
5/ Kết quả đạt được 
  Qua thực hiện một số biện pháp trên kết quả đạt được như sau:
   Bảng 2: Kết quả tổng kết khả năng quan sát, So sánh, phân loại của trẻ 
                                          ( Tổng số trẻ là 55)
STT
TIÊU CHÍ
CHƯA CÓ
THỈNH THOẢNG
THƯỜNG XUYÊN
GHI CHÚ
1
2
3
- Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp ( kiến thức được bổ sung và củng cố phong phú)
- Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp 
- Hứng thú tham gia hoạt động
1/55
1/55
0
3/55
5/55
4/55
51/55
49/55
51/55
 PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thông qua những biện pháp nêu trên tôi thấy chất lượng thay đổi môi trường góc chơi của trẻ 5 tuổi được nâng lên rõ rệt.
- Trẻ hứng thú, say sưa với các hoạt động khi tham gia góc chơi, 
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi bày tỏ nhận xét và trình bày ý kiến của mình 
- Tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tư duy lô dích
- Ngôn ngữ phát triển mạch lạc, rõ ràng
2. Bài học kinh nghiệm
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành cho trẻ làm quen với môi trường góc chơi :
- Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại của từng trẻ để có biện pháp phù hợp.
- Luôn luôn thay đổi hình thức lên lớp để tạo hứng thú cho trẻ 
- Luôn sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phong phú và hấp dẫn để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động góc
- Sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp để trẻ quan sát
- Cho trẻ chơi, hoạt động với đồ vật thật 
- Xây dựng các góc chơi mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ
- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động dạo chơi ngoài trời, thăm quan, dã ngoại 
3. Kiến nghị
          Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện với mục đích góp phần “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GÓC CHƠI CHO TRẺ  5- 6 TUỔI”. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong muốn nhận được sự ủng hộ, góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp gần xa để hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường góc ngày càng có chiều sâu và tạo điều kiện cho trẻ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_goc_choi_cho_tre_5.docx