Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi vận động vào hoạt động giáo dục thể chất

3. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề

3.1. Xây dựng môi trường học tập và phương pháp giảng dậy cho trẻ

3.1.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ

- Trước hết ta cần xây dựng nề nếp học tập cho trẻ trong các giờ học, trẻ cần có nề nếp tốt để luôn có hứng thú với giờ học. Tôi luôn tạo ho trẻ cảm giác thoải mái tự tin khi vào giờ học, tôi sắp xếp xen kẽ những trẻ kỹ năng còn yếu, những trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin với những trẻ có kỹ năng vận động tốt, mạnh dạn để còn giúp nhắc nhở, hướng dẫn cho bạn.

- Luôn cởi mở tạo tâm thế vào giờ học cho trẻ, không để trẻ nói chuyện riêng, nói leo, rèn cho trẻ mạnh dạn trả lời và nêu ý tưởng rõ ràng, dễ hiểu.

- Sắp đặt các đồ dùng vận động phù hợp, gần gũi, dễ cho trẻ hoạt động bất cứ lúc nào, và để trẻ tự mình lấy, sắp xếp đô dùng chơi thuận tiện.

VD: Tạo góc vận động của lớp có sẵn các nguyên vật liệu cho trẻ tìm hiểu, có đồ dùng phong phú và không gian cho trẻ vận động.

3.1.2. Phương pháp giảng dậy cho trẻ

a. Phương pháp dậy trẻ lấy trẻ làm trung tâm

 - Đó là phương pháp trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, cô là người hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ. Trong giờ học nói chung và giờ học thể chất nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, cách vận động và những kỹ năng của trẻ đối với đồ vật dụng cụ vận động mà trẻ muốn được tập.

- Trẻ pháp huy tính tích cực một cách tối đa nhất từ cái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá trình trẻ thực hiện và hoàn thành bài tập cho mình. Tôn trọng và phát huy ở trẻ sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những kỹ năng vận động khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.

VD: Mỗi trẻ tự lựa chọn cho mình đồ dùng vận động và tự khám phá cách thức vận động cho mình, cách chơi cho mình trong giờ học.

+ Với quả bóng trẻ có thể tung bóng, ném bóng, đá bóng, chuyển bóng

b. Phương pháp đàm thoại

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những trò chơi vận động mà trẻ thấy, trẻ biết qua các giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động ngoài trời

- Cô đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Và để cho trẻ tự nói ra, miêu tả những gì trẻ biết và trẻ có thể làm.

- VD: + Các con đã tham gia những trò chơi vận động nào?

+ Con có cách vận động nào khác không?

+ Nếu là con thì con sẽ làm như thế nào?

+ Với đồ vật đó vận động nào sẽ phù hợp?

 - Đồng thời cô đưa ra những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ có ý tưởng rất tốt, sáng tạo và thú vị.

- VD: + Ôh cô thấy đây là một các chơi vận động rất nhiều điều thú vị

+ Cô rất thích ý tưởng này của con, nó thật sáng tạo

i. Phương pháp quan sát

- Sử dụng phương pháp này cho trẻ xem những video, hình ảnh của các bạn nhỏ trên thế giới tham gia vào các giờ hoạt động thể chất, hay những chương trình thử thách tài năng. Để từ đó trẻ mở rộng hơn tầm hiểu biết của mình về vận động, nó không chỉ dừng lại ở lý thuyêt, ở các bài tập vận động mà sẽ là những kỹ năng tham gia các trò chơi có tính chất mạo hiểm hơn nữa. Và từ đó kích thích khả năng mạnh dạn, lòng kiên trì, dũng cảm cho trẻ.

- VD: Chương trình “ NBC American Ninja Warrior”, “ Circuito de habilidades motoras”

 

docx 15 trang daohong 10/10/2022 7400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi vận động vào hoạt động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi vận động vào hoạt động giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi vận động vào hoạt động giáo dục thể chất
hiên cứu và thực hiện đề tài “ Thiết kế các trò chơi vận động áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vào hoạt động giáo dục thể chất”.
II. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận:
    Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất  cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
  Và như chúng ta đa biết từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2015 – 2016 Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội đã triển khai thực hiện chuyên đề “ Phát triển thể chất” cho trẻ mầm non. Và chuyên đề đã được Sở giáo dục Hà Nội, Phòng giáo dục, các trường trên địa bàn thành  phố triển khai thực hiện trong công tác kế hoạch hoạt động chuyên môn của từng trường với mục đích, chương trình cụ thể đem lại hiệu quả nhất định trong việc phát triển thể lực cho trẻ mầm non.
  Hơn thế nữa vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường  kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Theo viện dinh dưỡng Việt Nam tại Thành phố Hà Nội tỷ lệ trẻ em bị béo phì đang ở mức báo động chiếm 10 -15%. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các em lười vận động, không có hứng thú với vận động, thường xuyên ngồi một chỗ. Điêu đó làm cho trẻ em không được phát triển một cách toàn diện cả về thể lực lẫn trí tuệ.
   Ở lứa tuổi  mầm non và cụ thể là trẻ mẫu giáo lớn trẻ - lứa tuổi đã thể hiện rõ nét tính cách cá nhân  và khả năng vận động của mình. Trẻ bộc lộ rõ tính tự lực, tự do, chủ động của trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn có sự tập trung chú cao, trong khoảng thời gian dài,nhưng lại chưa ổn định. Trẻ bắt đàu có những kỹ năng thực hiện các vận động khó và tinh xảo. tuy nhiên cơ bắt của trẻ còn yếu về mặt sinh lý, cơ thể đang trong giai đoạn hoàn thiện phát triển vè hệ cơ cũng như hẹ xơng khớp. Lứa tuối này trẻ đã được làm quen và tham gia vào nhiều bài tập thể dục ở trương lớp cũng như ở nhà vì vậy mà làm sao để kích thích hơn nữa sự hăng say tập luyện cũng như vui chơi ở trẻ, để khám phá để phát huy được hết những khả năng tiềm ẳn có trong mỗi đứa trẻ, để trẻ học mà như chơi phát huy đúng mục đích lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động và bài tập. 
    Dựa trên những điều đó tôi đã chọn các trò chơi cũng như áp dụng chúng vào các hoạt động phát triển thể chất giúp cho trẻ luôn năng động tự tin, có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chiều cao cho người Việt nam ta. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý chính cơ thể của mình, yêu thích rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
2. Thực trạng: 
 Thực trạng việc giáo dục trẻ hoạt động phát triển thể chất tại trường mầm non Tràng An:
Tại trường mầm non Tràng An việc thực hiện hoạt động phát triển thể chất  được đưa vào chương trình học của trẻ thực hiên theo chủ đề, chủ điểm. Nó là hoạt động chủ đạo trong các giờ hoạt động học tập, hoạt động ngoài trười, hoạt động giao lưu, hoạt động ngoại khóa của trẻ mà các cô giáo thường xuyên áp dụng cho trẻ khám phá, tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng.
   Trẻ có phòng học thể chất riêng phục vụ việc học thể dục cho trẻ. Tại phòng học thì trẻ có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động đi, chạy, bật, nhảy được diễn ra thuận lợi và hấp dẫn trẻ. Phòng học còn được trang trí theo chủ đề chủ điểm để trẻ tiếp cận gần hơn với các đối tượng cần tri giác.
Việc dạy trẻ học tạo hình được chúng tôi thực hiện có kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt hàng ngày nhằm phát huy tối đa việc lấy trẻ làm trung tâm.
  Nhà trường cũng rất vinh dự được Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội chọn là trường triển khai và thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, làm điểm về môi trường cũng như các tiết dạy học xây dựng theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Trong đó hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đã được thể hiện qua hoạt động “ Giao lưu các trò chơi vận động”.
  Bên cạnh đó nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi thăm quan dã ngoại các khu du lịch sinh thái như trang trại Erahuose, công viên Thiên đường Bảo Sơn, khu vườn Ecopark, khu trò chơi liên hoàn, khu để đưa trẻ tham gia trực tiếp các trò chơi vận động dân gian, các trò chơi phối hợp nhiều vận động, trò chơi liên hoàn cho trẻ.
Và trong quá trình thực hiện thì tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi: 
- Sân trường rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại.
- Có phòng luyện tập diện tích rộng và phù hợp với vận động của trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên giúp dỡ chỉ tạo trong việc xây dựng môi trường mới cũng như tiếp cận những dồ dùng luyện tập cho trẻ.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động  của trẻ.
- Trẻ rất hào hứng, thích thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình cùng cô.
- Nhà trường có môi trường cảnh quan sư phạm đẹp góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
- Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn , là cô giáo lên tiết kiến tập về hoạt động “Giao lưu các trò chơi vận động” lấy trẻ làm trung tâm nên đã đúc rút được một số  kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ lĩnh vực phát triển thể chất.
 b. Khó khăn:
- Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành cho con tham gia các trò chơi vận động dân gian hay các trò chơi thể thao,tư tưởng làm hộ trẻ các công việc, ợ trẻ làm viwcj nặng mệt, các khu nhà ở chật hẹp không có chỗ cho tre vận động,  vì thế mà khả năng vận động của trẻ ít, kỹ năng vận động kém, còn chưa mạnh dạn và dám thử nghiệm khám phá những trò chơi mới hay vận động đòi hỏi sự mạnh dạn.
- Trang thiết bị đồ dung còn hạn hẹp chưa phong phú, đa dạng.
- Lối tư duy của trẻ còn hạn chế, còn dựa vào bạn vào cô, chưa sẵn sàng cho những thử thách mới lạ, muốn dập khuôn làm theo mẫu.
- Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động chưa mạnh dạn, hạn chế trong kỹ năng và chưa tự tin vào khả năng của mình
3. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng môi trường học tập và phương pháp giảng dậy cho trẻ
3.1.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ
- Trước hết ta cần xây dựng nề nếp học tập cho trẻ trong các giờ học, trẻ cần có nề nếp tốt để luôn có hứng thú với giờ học. Tôi luôn tạo ho trẻ cảm giác thoải mái tự tin khi vào giờ học, tôi sắp xếp xen kẽ những trẻ kỹ năng còn yếu, những trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin với những trẻ có kỹ năng vận động tốt, mạnh dạn để còn giúp nhắc nhở, hướng dẫn cho bạn. 
- Luôn cởi mở tạo tâm thế vào giờ học cho trẻ, không để trẻ nói chuyện riêng, nói leo, rèn cho trẻ mạnh dạn trả lời và nêu ý tưởng rõ ràng, dễ hiểu.
- Sắp đặt các đồ dùng vận động phù hợp, gần gũi, dễ cho trẻ hoạt động bất cứ lúc nào, và để trẻ tự mình lấy, sắp xếp đô dùng chơi thuận tiện. 
VD: Tạo góc vận động của lớp có sẵn các nguyên vật liệu cho trẻ tìm hiểu, có đồ dùng phong phú và không gian cho trẻ vận động.
3.1.2. Phương pháp giảng dậy cho trẻ 
a.  Phương pháp dậy trẻ lấy trẻ làm trung tâm
 - Đó là phương pháp trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, cô là người hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ. Trong giờ học nói chung và giờ học thể chất nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, cách vận động và những kỹ năng của trẻ đối với đồ vật dụng cụ vận động mà trẻ muốn được tập.
- Trẻ pháp huy tính tích cực một cách tối đa nhất từ cái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá trình trẻ thực hiện và hoàn thành bài tập cho mình. Tôn trọng và phát huy ở trẻ sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những kỹ năng vận động khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình. 
VD: Mỗi trẻ tự lựa chọn cho mình  đồ dùng vận động và tự khám phá cách thức vận động cho mình, cách chơi cho mình trong giờ học.
+ Với quả bóng trẻ có thể tung bóng, ném bóng, đá bóng, chuyển bóng
b. Phương pháp đàm thoại
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những trò chơi vận động mà trẻ thấy, trẻ biết qua các giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động ngoài trời
- Cô đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Và để cho trẻ tự nói ra, miêu tả những gì trẻ biết và trẻ có thể làm.
- VD: + Các con đã tham gia những trò chơi vận động nào?
+ Con có cách vận động nào khác không?
+ Nếu là con thì con sẽ làm như thế nào?
+ Với đồ vật đó vận động nào sẽ phù hợp?
 - Đồng thời cô đưa ra những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ có ý tưởng rất tốt, sáng tạo và thú vị.
- VD:  + Ôh cô thấy đây là một các chơi vận động rất nhiều điều thú vị 
+ Cô rất thích ý tưởng này của con, nó thật sáng tạo
Phương pháp quan sát 
- Sử dụng phương pháp này cho trẻ xem những video, hình ảnh của các bạn nhỏ trên thế giới tham gia vào các giờ hoạt động thể chất, hay những chương trình thử thách tài năng. Để từ đó trẻ mở rộng hơn tầm hiểu biết của mình về vận động, nó không chỉ dừng lại ở lý thuyêt, ở các bài tập vận động mà sẽ là những kỹ năng tham gia các trò chơi có tính chất mạo hiểm hơn nữa. Và từ đó kích thích khả năng mạnh dạn, lòng kiên trì, dũng cảm cho trẻ.
- VD: Chương trình “ NBC American Ninja Warrior”, “ Circuito de habilidades motoras”
3.2. Thiết kế các trò chơi vận động 
3.2.1. Trò chơi vận động – Động
a. Trò chơi: Vượt qua thử thách
- Mục đích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể nhịp nhàng, khéo léo và rèn kỹ năng quan sát điều chỉnh khoảng cách giữa các bạn trong khi chơi.
- Chuẩn bị: vật cản dẹt ( đĩa nhựa), đệm, đích ném bóng ( ngôi nhà), bóng nhựa, vạch đích.  
- Cách chơi: Trẻ đứng thành hàng dọc trước vạch xuất phát. Bạn đầu tiên đi qua các vật cản, tiếp tục lăn người qua đệm, rồi ném bóng vào đích ( cửa ngôi nhà).
- Luật chơi: Bạn nào chưa trải nghiệm đươc sẽ quay lại để bạn khác trải nghiệm trước và sau đó thực hiện lại.
b.Trò chơi: Bé cùng trải nghiệm 
- Mục đích: Rèn cho trẻ có sức khỏe tốt, sự mạnh mẽ dứt khoát khi vận động, kỹ năng hoạt động tập thể khi chơi cùng các bạn.
- Chuẩn bị: Thảm ô số từ 1 đến 10, đệm lăn, bóng rổ, cột bóng rổ, rổ đựng bóng, vạch đích.
- Cách chơi: Trẻ đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. Bạn đầu tiên bật chụm tách chân theo hình ô chữ số, sau đó lăn người qua đệm rùi dùng tay ném bóng vào rổ ( ném bóng rổ).
- Luật chơi:  Bạn nào không vượt được qua thử thách phải quay lại cho bạn khác thực hiện và thực hiện lạ
c.Trò chơi: Mình cùng thử sức
- Mục đích: Phát triển tố chất mạnh mẽ, sức bền và sự dẻo dai của cơ thể cho trẻ.
- Chuẩn bị: Vòng, đệm, vạch xuất phát
- Cách chơi: Trẻ đứng thành hàng dọc trước vạch xuất phát, lần lượt trẻ bật chụm chân vào vòng theo hình xếp chéo (bật chéo), sau đó lộn qua đệm.
- Luật chơi: Lần lượt từng trẻ thực hiện, bạn nào chưa thực hiện được phải quay lại và thực hiện sau.
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật 
- Chuẩn bị: 1 bước đệm chân có ô số,1 bước đệm chân có ô chữ, 3 dòng suối có kích thước tăng dần(40 cm – 45 cm – 50 cm), vạch xuất phát.
- Cách chơi: Hai đội thi đua với nhau, một đội bạn trai, một đội bạn gái, mỗi đội 5 bạn. Các bạn lần lượt di chuyển dồn bước ngang trên ô đệm số hoặc chữ, sau đó bật qua 3 dòng suối.
- Luật chơi: Trẻ chơi theo luật tiếp sức, đội nào vượt qua các chướng ngại vật trước sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi: Trổ tài khéo léo 
- Chuẩn bị: Vật cản dẹp, ván gỗ, vạch xuất phát.
- Cách chơi: Trẻ đứng  hàng dọc trước vạch xuất phát, lần lượt từng bạn nhảy qua vật cản dẹt, sau đó đi thằng bằng trên ván gỗ theo đường thẳng rồi đến đường zíc zắc.
- Luật chơi: Lần lượt từng trẻ thực hiện, bạn nào chưa thực hiện được phải quay lại và thực hiện sau.
- Mục đích: Phát triển kỹ năng khéo léo của đôi chân và khả năng giữ thăng bằng cho trẻ.
 Trò chơi: Những chiến sĩ tí hon 
- Mục đích: Phát triển kỹ năng phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể ( tay, chân, bụng) và rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, biết giữ khoảng cách khi tham gia chơi.
- Chuẩn bị: Vật cản chóp, cổng chui, thảm trườn, vạch xuất phát
- Cách chơi: Trẻ lần lượt đứng trước xuất phát, từng bạn sẽ đi qua vật cản chóp theo đường zíc zắc, sau đó trườn qua cổng.
- Luật chơi: Lần lượt từng trẻ thực hiện, bạn nào chưa thực hiện được phải quay lại và thực hiện sau.
Trò chơi: Đội nào nhanh nhất 
- Mục đích: Phát triển kỹ năng, tố chất khéo léo của đôi tay và sự nhanh nhẹn của đôi chân phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Chuẩn bị: Vật cản mũ chop, chổi nhựa trẻ em, bóng hơi cao su, rổ đựng bóng, vạch xuất phát.
- Cách chơi: Có 2 đội chơi mỗi đội 5-6 trẻ, trẻ ở mỗi đội lần lượt dùng tay cầm chổi nhựa di chuyển bóng vượt qua các chướng ngại vật hình chóp và sau đó di chuyển ngược lại về vạch xuất phát ban đầu để bạn khác thực hiện.
- Luật chơi: Trẻ chơi theo hình thức tiếp sức, đội nào thực hiện xong trước đội đó giành chiến thắng.
Trò chơi: Đua thuyền 
- Mục đích: Phát triển cơ chân, cơ tay cho trẻ, rèn kỹ năng kết hợp chân – tay nhịp nhàng và kỹ năng quan sát để định hướng phía trước chính xác.
- Chuẩn bị: 2 chiếc thuyền, cột đích, vạch đích.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi, mỗi đội 3 – 4 bạn, trẻ ngồi xổm tay cầm thuyền chân di chuyển thuyền về đích.
- Luật chơi: Đội nào di chuyển thuyền về đích trước sẽ giành chiến thắng.
Trong trò chơi trẻ ở 2 đội đưa ra 2 bạn trọng tài để tự kiểm tra kết quả của cuộc chơi.
3.2.2. Trò chơi vận động – Tĩnh
a. Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt
- Mục đích: Giúp trẻ phát triển sự kết hợp giữa các giác quan cơ thể, mắt thì quan sát tinh ý còn tay thì nhanh nhẹn, khéo léo.
- Chuẩn bị: Tấm vải hình tròn nhiều màu sắc, móc cầm tay cho trẻ xung quanh tấm vải, tấm vải có 3 lỗ thủng, bóng nhựa, rổ đựng bóng.
- Cách chơi: Trẻ đứng xung quanh tấm vải tay đeo móc, trẻ dùng tay khéo léo di chuyển sao cho quả bóng không rơi xuống lỗ.
- Luật chơi: Bóng rơi xuống lỗ thì cả đội cùng chơi lại và chọn hình thức chịu phạt cho cả đội.
Trò chơi: Bóng hát 
- Mục đích: Phát triển kỹ năng nhanh nhẹn và khả năng hoạt động theo nhóm, tập thể, đồng thời phát triển tai nghe âm nhạc, thơ ca, vè cho trẻ.
- Chuẩn bị: Bóng nhựa, rổ đựng bóng, các bài hát có nhịp 2/4 như “Cả nhà thương nhau”, “Sắp đến Tết rồi”,hay một số bài đồng dao vè có 4 chữ trên 1 dòng. 
Ví dụ: Bài “Vè gia đình”
              Tinh tính tình tang
              Tang tang tình tính
              Bố thì vui tính
              Mẹ thì đảm đang
              Con gái chăm làm
              Con trai mạnh khỏe
              Gia đình vui vẻ
              Vui vẻ vui vẻ. (Bài vè tự sáng tác)
- Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn, mỗi trẻ cầm 1 quả bóng, vừa chơi chuyền bóng vừa hát hay đọc thơ, vè và chuyền bóng theo nhịp điệu của bài hát, thơ, vè
- Luật chơi: Bạn nào chuyền sai nhịp, hay để bóng rơi sẽ thua cuộc và bị phạt theo các bạn cùng chơi yêu cầu.
Trò chơi: Đôi bạn 
- Mục đích: Phát triển kỹ năng kết hợp các bộ phận trên cơ thể của trẻ và sự tinh tế nhịp nhàng phối hợp giữa 2 bạn chơi.
- Chuẩn bị: Bóng bay, rổ đựng bóng, vạch đích.
- Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 6 bạn chia làm 3 đôi, lần lượt từng đôi của mỗi đội dùng các bộ phận của cơ thể như bụng, lưng, đầu, vai để chuyển bóng bay về đích.
- Luật chơi: Trẻ chơi theo hình thức tiếp sức, đội nào chuyển được nhiều bóng về đích và không làm rơi bóng sẽ là đội chiến thắng. 
Trò chơi: Chung sức 
- Mục đích: Rèn luyện và phát triển tố chất khéo léo, giữ thăng bằng của đôi tay, rèn kỹ năng chơi nhóm, hợp tác cùng chơi cho trẻ.
- Chuẩn bị: Quả bóng bàn, máng chơi (làm bằng 1/2 ống nước), rổ đựng dụng cụ.
- Cách chơi: Trẻ ngồi hình vòng tròn, mỗi trẻ cầm 1 máng dụng cụ chơi, cả nhóm phối hợp di chuyển quả bóng bàn từ bạn này sang bạn khác, trong khi chơi trẻ có thể hát hay gọi tên bạn tiếp theo để đỡ bóng.
- Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng sẽ chịu phạt theo ý kiến của cả nhóm chơi và trò chơi bắt đầu lại từ vị trí của bạn làm rơi bóng.
Trò chơi: Xếp nhà 
- Mục đích: Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phán đoán, kỹ năng nhanh nhẹn của đôi mắt và đôi bàn tay khi chơi.
- Chuẩn bị: Hình khối vuông, chữ nhật có vẽ hình các miếng ghép của ngôi nhà (các hình chơi khác) trên đó.
- Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3-4 bạn, trẻ có nhiệm vụ là quan sát, tìm các miếng ghép và ghép, sắp xếp các miếng ghép thành ngôi nhà hoàn chỉnh.
- Luật chơi: Đội nào tìm, sắp xếp đúng và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng, đội thua sẽ chịu phạt theo ý đội thắng.
Trò chơi: Ai khéo nhất
- Mục đích: Phát triển kỹ năng phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng, khéo léo và khả năng giữ thăng bằng định hướng phía trước cho trẻ.
- Chuẩn bị: Thìa, bóng bàn, rổ đựng bóng, vạch xuất phát.
- Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội, thành viên của mỗi đội có nhiệm vụ dùng thìa chuyển quả bóng bàn về đích.
- Luật chơi: Trẻ chơi theo hình thức tiếp sức, bạn nào làm rơi bóng sẽ quay lại để bạn khác lên chơi, đội nào chuyển được nhiều bóng hơn sẽ là đội chiến thắng.
3.1.3. Những hoạt động khác
 Bên cạnh những trò chơi vận động vừa trình bày ở trên thì tôi còn đưa những vận động thể chất, những động tác thể dục vào những bài tập erobic, dân vũ cho trẻ được luyện tập, giao lưu cùng các bạn trong lớp, trong khối, hay các cuộc thi hội khỏe măng non do trường, do khối tổ chức.
-Trong các chuyến đi thăm qua dã ngoại tại khu vui chơi như “Cánh buồm xanh”, “Ecopart”
3.2.Kết quả đánh giá trên trẻ
    Kết quả đánh giá trên trẻ tại lớp mẫu giáo lớn số 3 – Trường mầm non Tràng An – Thanh Xuân – Hà Nội  
Trẻ
Kỹ năng hoạt động
Thái độ hoạt động
Đầu năm
55 trẻ
Trẻ có kỹ năng hoạt động
Trẻ chưa có kỹ năng hoạt động
Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
Trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực hoạt động
32/50 = 64%
18/50 = 36%
34/50 = 68%
16/50 = 32%
Cuối năm
55 trẻ
Trẻ có kỹ năng hoạt động
Trẻ chưa có kỹ năng hoạt động
Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
Trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực hoạt động
48/50 = 96%
2/50 = 4%
47/50 = 94%
3/50 = 6%
III. Kết luận và kiến nghị
- Để giúp trẻ hứng thú cũng như cung cấp rèn luyện thêm những kỹ năng mới cho trẻ áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào hoạt động giáo dục thể chất, trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Cô giáo phải luôn trau dồi kiến thức để tạo cho mình khối lượng kiến thức phong phú đa dạng nhằm cung cấp cho trẻ.
+ Thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp để học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp giảng dậy tốt nhất cho trẻ.
+ Tận dụng chính đồ dùng vật dụng gần gũi quen thuộc với trẻ, để trẻ phát huy được tính chủ động trong chính hoạt động trải nghiệm mình muốn lựa chọn. Không phải nhất thiết là cả 1 bài tập được xây dựng bài bản mà là những kỹ năng trẻ học được trong cuộc sống như có cổng vào khu vườn chật thì trẻ sẽ tự biết cách xếp hàng đi lần lượt, cúi người, bò khomTừ đó trẻ có thêm những kinh nghiệm biến những kỹ năng được học vào thực tế cuộc sống, giúp cho chính sinh hoạt hàng ngày trẻ gặp, đồng thời cũng giáo dục trẻ tính dũng cảm, đương đầu với những trường hợp thực tế mà không sợ hãi.
+ Cô chủ động đưa vào tiết học những chương trình mình học hỏi trên những chương trình thực tế của Việt Nam cũng như của các nước bạn, những chương trình vận động của nước ngoài như BBC Networt, Ninja kid..
+ Cô cần có thêm những biện p

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_van_dong_vao_hoat_do.docx