Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Gia Thượng

Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;

b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;

c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;

d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;

b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;

c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;

d. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;

b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;

c. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;

d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;

b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;

d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.

5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;

b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;

c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;

d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

 Qua thực tế cho thấy công tác quản lý ở trường mầm non là hết sức quan trọng. Chất lượng nhà trường có đạt hiệu quả hay không chính là nhờ vào đội ngũ cán bộ giáo viên. Mà giáo viên là lực lượng chính để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Mặc dù trình độ của giáo viên đã đạt chuẩn nhưng chất lượng còn hạn chế, nhận thức chưa sâu sắc, ít sáng tạo nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ. Đó là vấn đề mà người Hiệu trưởng cần phải quan tâm và trăn trở. Muốn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì người giáo viên không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải thường xuyên học hỏi những cái mới, phát huy những lý luận đã biết vào thực tiễn và có sáng tạo để nâng cao tay nghề cho bản thân. Mặt khác,việc chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Nhu cầu về kinh tế được quan tâm nhiều hơn là nhu cầu học tập. Phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LIÊN PHƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG TÍN- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về trường Mầm non Liên Phương

Năm 2009 trường Mầm non Liên Phương (trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín) được chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang loại hình công lập tự chủ theo Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND huyện Thường Tín. Trường hiện có 435 trẻ/15 nhóm lớp với 51 Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường có đội ngũ giáo viên với tay nghề cao và là trường điểm trong huyện. Tuy nhiên có một số giáo viên mới ra trường nên trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn của các giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên cũ thì chưa nắm bắt kịp thời chương trình giáo dục mầm non mới. Trường có 1 điểm trung tâm với 15 phòng học, dãy hiệu bộ có 6 phòng (BGH, hành chính, y tế, nhân viên), 01 bếp, nhà xe, phòng học âm nhạc, thể chất. Tuy nhiên trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, máy tính, tivi cho các lớp tham gia học tập, vui chơi.

 

doc 27 trang daohong 07/10/2022 11721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Gia Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Gia Thượng

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Gia Thượng
trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:
Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
 Qua thực tế cho thấy công tác quản lý ở trường mầm non là hết sức quan trọng. Chất lượng nhà trường có đạt hiệu quả hay không chính là nhờ vào đội ngũ cán bộ giáo viên. Mà giáo viên là lực lượng chính để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Mặc dù trình độ của giáo viên đã đạt chuẩn nhưng chất lượng còn hạn chế, nhận thức chưa sâu sắc, ít sáng tạo nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ. Đó là vấn đề mà người Hiệu trưởng cần phải quan tâm và trăn trở. Muốn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì người giáo viên không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải thường xuyên học hỏi những cái mới, phát huy những lý luận đã biết vào thực tiễn và có sáng tạo để nâng cao tay nghề cho bản thân. Mặt khác,việc chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Nhu cầu về kinh tế được quan tâm nhiều hơn là nhu cầu học tập. Phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. 	
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LIÊN PHƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG TÍN- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về trường Mầm non Liên Phương
Năm 2009 trường Mầm non Liên Phương (trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín) được chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang loại hình công lập tự chủ theo Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND huyện Thường Tín. Trường hiện có 435 trẻ/15 nhóm lớp với 51 Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường có đội ngũ giáo viên với tay nghề cao và là trường điểm trong huyện. Tuy nhiên có một số giáo viên mới ra trường nên trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn của các giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên cũ thì chưa nắm bắt kịp thời chương trình giáo dục mầm non mới. Trường có 1 điểm trung tâm với 15 phòng học, dãy hiệu bộ có 6 phòng (BGH, hành chính, y tế, nhân viên), 01 bếp, nhà xe, phòng học âm nhạc, thể chất. Tuy nhiên trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, máy tính, tivi cho các lớp tham gia học tập, vui chơi. 
* Đội ngũ giáo viên
	Tổng số đội ngũ CBGVNV: 51 người. 
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 2 người (1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng).
 + Giáo viên: 34 người 
	 + Nhân viên: 15 người. (1 kế toán, 1 y tế, 1 văn thư, 9 cô nuôi, 3 bảo vệ).
Chất lượng đội ngũ:
Trình độ sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên:
STT
Tổ chuyên môn
Số lượng
Trình độ sư phạm
Trình độ chuyên môn
TCMN
CĐSPMN
ĐHSPMN
Giỏi
Khá
TB
1
Nhà trẻ
9
3
1
5
4
3
2
2
Mẫu giáo
25
11
4
10
8
16
1
Cộng
34
14
5
15
12
19
3
Trình độ văn hóa: Tổng số 34/34 giáo viên đạt trình độ 12/12.
* Số lượng trẻ đến lớp: 
- Tổng số: 435 cháu. Trong đó:
 + Trẻ nhà trẻ: 65 cháu/3 nhóm 24-36 tháng.
 + Trẻ mẫu giáo: 370 cháu/12 lớp ( 4 lớp MG bé; 4 lớp MG nhỡ; 4 lớp MG lớn).
Số trẻ ăn bán trú tại trường: 400 cháu = 92%.
2.2. Thực trạng chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Liên Phương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2.2.1. Những mặt mạnh
Xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục ngày càng cao, chất lượng con người ngày càng cần những yêu cầu mới. Để đáp ứng được xu hướng phát triển, mỗi giáo viên trong nhà trường đã không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức mà còn phải tìm hiểu, nắm bắt những phương pháp giáo dục mới, hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn.
Đa số giáo viên của trường mầm non Liên Phương nắm vững kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, nắm được mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non. Nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Biết cách phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn một số bệnh thường gặp ở trẻ thường gặp ở trẻ. Có đầy đủ những kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm cả giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo viên đã lập hồ sơ theo dõi và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp để trẻ theo học cùng các bạn một cách thoải mái không bị lạc lõng.... bên cạnh đó giáo viên cũng thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khoẻ của trẻ tại lớp để kết hợp cùng phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn. Cô giáo đã thật sử trở thành “Người mẹ thứ hai” của trẻ, trẻ đi học mạnh dạn tự tin, yêu trường mến lớp và thực hiện tốt những yêu cầu của cô giáo.
Bảng 1: Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên
Số lượng
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
<30
30-40
>40
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
34
15
17
2
15
5
14
Đa số các giáo viên đều có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, một số giáo viên, đặc biệt là các giáo viên đã có thành tích là giáo viên giỏi các cấp, ngoài những lớp tập huấn về chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức còn tự theo học lớp tin học, ngoại ngữ ngoài giờ để góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều giáo án điện tử được đưa và chương trình giảng dạy đã tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo, chủ động của người giáo viên, bên cạnh đó lại tiết kiệm được thời gian làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên. Đội ngũ giáo viên chuẩn hóa 100% trong đó 81% trên chuẩn.
Bảng 2: Kết quả thi giáo viên dạy giỏi giai đoạn 2013 - 2017
Năm học
Giáo viên dạy giỏi
Cấp trường
Cấp huyện
Cấp Tỉnh, TP
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2014 - 2015
16/20
80
2
10
0
0
2015 – 2016
21/22
95,4
1
4,5
0
0
2016 – 2017
34/34
100
2
5.8
0
0
 	Đa số giáo viên nắm vững kiến thức cơ sở chuyên ngành và phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non về các lĩnh vực phát triển của trẻ như: Phát triển thể chất, hoạt động vui chơi, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ môi trường trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên đều có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên theo học lớp đại học mầm non. Một số giáo viên ngoài những lớp tập huấn về chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức còn tự theo học lớp ngoại ngữ Anh văn và Công nghệ thông tin ngoài giờ để lấy chứng chỉ góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều giáo án điện tử được đưa và chương trình giảng dạy đã tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ học hơn lên rất nhiều bên canh đó lại tiết kiệm được thời gian làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên.
Bảng 3: Trình độ tin học, ngoại ngữ
Nội dung
2016-2017
Tỷ lệ
Tổng số giáo viên
34
Số giáo viên biết sử dụng máy tính
 + Tin học A
 + Tin học B
34
6
28
100%
17,6%
82,3%
Số giáo viên biết sử dụng tiếng Anh
 + Trình độ A
 + Trình độ B
5
3
2
14,7%
8.8%
5.9%
Đa số giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học, theo tháng, tuần thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách. Biết phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Có kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp. Biết quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp. Trong các giờ học, đa số giáo viên của trường đã biết cách tích hợp nhẹ nhàng, có sáng tạo khi sử dụng đồ dùng dạy học, biết phối kết hợp nhịp nhàng giữa hai giáo viên để cùng tham gia giáo dục trẻ trên tiết dạy. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên đã biết cách sọan giáo án điện tử và sử dụng những phương tiện hiện đại như: màn hình, máy chiếu Prozecter.... làm cho giờ học thêm phong phú, hấp dẫn, thu hút và phát huy được tính tích cực của trẻ.
Đội ngũ giáo viên đã có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tổ chức, triển khai hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày (hoạt động ăn, chơi, học, ngủ của trẻ). Nhiều giáo viên đã tự học hỏi các kiến thức để phòng tránh và xử lý một số bệnh, phòng tránh những tai nạn thường gặp đối với trẻ: hóc, sặc... luôn chăm sóc trẻ nhiệt tình, chu đáo, đảm bảo an toàn thân thể trẻ mọi lúc, mọi nơi và kết hợp cùng phụ huynh để chăm sóc trẻ tốt hơn. Giáo viên đã chú ý tới từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Trẻ luôn được học tập và sinh hoạt trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, an toàn và thân thiện. Đa số giáo viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng một cách gần gũi, tình cảm, chân tình, cởi mở. 100% giáo viên của trường có trình chuyên môn đạt chuẩn, trong đó có 21% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
* Nguyên nhân đạt được
- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất cho ngành học Mầm non, quan tâm hơn đến chế độ đãi ngộ cho giáo viên Mầm non, đưa ra những chính sách như; trợ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên để họ yên tâm hơn trong công tác. Ngoài ra, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo toàn diện của phòng Giáo dục – Đào tạo, đặc biệt là của tổ mầm non của phòng.
- Ban giám hiệu có sự đoàn kết, nhất quán trong công tác chỉ đạo, có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm và luôn nhiệt tình trong công tác. Hàng năm Ban giám hiệu đều tổ chức Hội thi quy chế, Hội thi giáo viên giỏi. Đầu và cuối mỗi năm học đều dự Quy chế chuyên môn của 100% nhóm lớp để đánh giá chất lượng giáo viên. Có nhiều sáng tạo trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, dự giờ khảo sát năng lực giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên. Tổ chức tốt việc học tập chuyên đề hàng năm có chất lượng và chỉ đạo dứt điểm từng chuyên đề. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên để khắc phục những mặt còn hạn chế . Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học tập ở những đơn vị bạn. Do đó giáo viên rất hào hứng trong công tác, cố gắng thực hiện đúng kế hoạch, hoàn thành mọi nhiệm vụ được cấp trên giao cho.
- Cha mẹ học sinh có sự quan tâm thế hệ tương lai nên rất sát sao đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường; tích cực phối hợp với nhà trường để tăng cường chất lượng nuôi dạy trẻ.
- Do có sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bậc học nên đội ngũ giáo viên, đặc biệt là một số giáo viên lớn tuổi đã có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình đạt chuẩn so với yêu cầu chung. Xây dựng nền nếp lớp, giáo dục cháu mọi lúc – mọi nơi, tạo môi trường học tập theo chủ đề kích thích sự khám phá của cháu. Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục cháu. Kết hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. 
2.2.2. Những hạn chế 
Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện chương trình khung. Nhất là việc đưa Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào kế hoạch giáo dục. Chưa nắm được cách lên kế hoạch năm, mạng nội dung, mạng hoạt động và kế hoạch giáo dục hằng ngày (giáo án). Khi lên lớp còn dập khuôn cứng nhắc, chưa cho trẻ trải nghiệm tự thể hiện mình, sử dụng đồ dùng chưa khoa học, lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục vào bài giảng còn thiếu tính khoa học, ít sử dụng nguyên vật liệu mở, chưa giải quyết được tình huống kịp thời, Trang trí lớp chưa phong phú, chưa nổi bật chủ đề.
Trong đội ngũ vẫn còn giáo viên chưa còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế. Nhiều hoạt động vẫn theo phương pháp cũ mang nặng lối dạy cổ truyền, cung cấp kiến thức, trẻ ít được trải nghiệm. Một số giáo viên trẻ không yên tâm với nghề, giáo viên lớn tuổi thì bằng lòng với hiện tại, không có ý thức phấn đấu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Rất nhiều giáo viên chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính sáng tạo trong quá trình sinh hoạt chuyên môn cũng như trong việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn vẫn còn mang tính hình thức, nội dung chưa phong phú nên chưa thực sự phát huy được sự linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia xây dựng đóng góp ý kiến hay nhận xét của giáo viên 
Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học và nhất là trong đổi mới phương pháp dạy học của một số ít giáo viên chưa thường xuyên, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên nhiều tuổi. Giáo viên chưa biết tạo môi trường để phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, các hoạt động tổ chức, sử lý tình huống sư phạm chưa linh hoạt, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm. Một số ít giáo viên còn chậm tiến, bảo thủ, tư tưởng xuôi chiều dậm chân tại chỗ và chưa thường xuyên tự ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ học vấn.
* Nguyên nhân của hạn chế
 	Có một số giáo viên mới ra trường nên trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn của các giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên cũ thì chưa nắm bắt kịp thời chương trình giáo dục mầm non mới. Một số giáo viên tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu sự linh hoạt trong việc tiếp thu những kiến thức mới do đã quen thuộc kiến thức cũ.
Do hoàn cảnh một số giáo viên có con nhỏ, chưa khắc phục được khó khăn nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ. Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng chưa có sự gắn kết đồng bộ. Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa biết tạo môi trường cho trẻ tham quan khám phá mọi lúc mọi nơi.
Do trường hiện nay thiếu giáo viên nên việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và tổ chức các hoạt động giáo dục chương trình GDMN mới đạt hiệu quả chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn. Trường chưa đủ các phòng học, số trẻ trên lớp quá đông (nhất là khối Nhà trẻ) nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
 	Hàng năm giáo viên trong trường có sự thuyên chuyển. Số giáo viên mới về trường còn một số chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Phương pháp tổ chức các hoạt động chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện máy móc, cứng nhắc.
Kế hoạch hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn còn chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các hoạt động dạy mẫu còn hạn chế. Những buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ chưa có trọng tâm, nội dung chưa đi sâu vào việc nâng cao chất lượng chuyên môn, giáo viên dự sinh hoạt chưa mạnh dạn thảo luận để tìm ra những phương pháp hình thức giảng dạy cho phù hợp, có hiệu quả. Vì vậy, kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chuyên môn của nhà trường.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LIÊN PHƯƠNG 
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn 
Xây dựng kế hoạch chung trong năm một cách cụ thể, chi tiết và sát thực với thực tế là một nhiệm vụ hàng đầu của người quản lý nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng chung của nhà trường. Ban Giám hiệu nhà trường cần xây dựng khung bản kế hoạch chung sau đó lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ giáo viên nhà trường. Bản kế hoạch chung càng được nhiều ý kiến đóng góp và sau đó càng được nhiều sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên thì càng tốt.
 Đầu năm học, nhà trường cần tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên của mình thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất làm hồ sơ sổ sách. Xây dựng kế hoạch năm học, tháng, tuần, ngày, cụ thể hoá theo từng chủ điểm, trong đó có kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ Xây dựng các hoạt động mẫu để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm, học tập. Hướng dẫn tổ chức công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ nuôi dạy con theo khoa học. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong ngày và cách xây dựng kế hoạch chơi theo chủ điểm, tùy theo kinh nghiệm của giáo viên, năng lực của trẻ mà kế hoạch xây dựng có thể ngắn gọn hoặc chi tiết. 
Kế hoạch cần được cụ thể hoá cho từng tháng, từng tuần với đầy đủ nội dung thể hiện rõ nội dung công việc, biện pháp thực hiện, người thực hiện và thời gian thực hiện. Kế hoạch được xây dựng xong được triển khai đồng bộ từ trường đến các lớp và được giáo viên tòan trường thực hiện nghiêm túc. Sau mỗi giai đọan thực hiện có đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung thêm các nội dung thực hiện mới. Là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, nên trường cần đi sâu vào công tác tự bồi dưỡng, nâng cao nghệ thuật giảng dạy cho đội ngũ giáo viên
 	Hàng năm nhà trường cần phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, dối với giáo viên tay nghề còn non, giáo viên mới tuyển trong năm học. Chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy cách tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức thao giảng dự gờ dạy tốt để giáo viên học tập. Đối với giáo viên khá tốt, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, sự linh hoạt trong sử lý tình huống sư phạm cho giáo viên, hoàn thiện việc triển khai đồng bộ 100% nhóm lớp thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 	Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, Ban giám hiệu cần có sự chỉ đạo thống nhất, phối kết hợp nhịp nhàng hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi thành viên trong Ban giám hiệu luôn có ý thức trách nhiệm, cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu chương trình để có nhận thức đúng về mục tiêu, phương pháp thực hiện chương trình. 
 	3.2. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng chuyên môn
Có thể khẳng định việc xây dựng đơn vị đi lên trước hết phải tập chung nỗ lực vào công tác chuyên môn. Điều đầu tiên phải làm là phải bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, để làm gương cho giáo viên tôi đã tiên phong trong vấn đề tham gia các lớp học tập bồi dưỡng về mọi mặt, hàng năm tôi luôn động viên và tạo điều kiện để chị em giáo viên đăng ký tham gia học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trường hiện có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ và 58.8% có trình độ trên chuẩn, có 14 giáo viên đang theo học các lớp đại học sư phạm mầm non hệ tại chức và từ xa.
	Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, giúp đội ngũ này nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới, các phương pháp đổi mới giáo dục và các chuyên đề trọng tâm, nhà trường cần tổ chức cho tất cả giáo viên đứng lớp được dự các hoạt động giáo dục mẫu do phòng Giáo dục tổ chức, sau khi dự về cần tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên để thảo luận lại các hoạt động giáo dục đã được dự và rút ra kết luận thống nhất chung cách dạy cho nhà trường. Đồng thời, hiệu trưởng cần tham gia sinh hoạt chuyên môn của tổ khối để nghe giáo viên phản ánh những thắc mắc và giải quyết kịp thời những thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình và tổ chức các hoạt động cho trẻ.
	Nhà trường cần xây dựng kế hoạch dự giờ, đặc biệt cần tăng cường dự giờ những giáo viên mới ra trường còn hạn chế về chuyên môn để nhận xét, góp ý cho giáo viên thấy được những ưu và nhược điểm trong hoạt động giáo dục của họ.
	Việc xây dựng các hoạt động giáo dục mẫu có ý nghĩa rất lớn. Hàng năm vào mỗi đầu năm học nhà trường cần rà soát lại chất lượng chuyên môn trong toàn trường và thống nhất xem cần mở chuyên đề cho môn học nào sau đó bàn bạc và phân công những giáo viên có năng lực về chuyên môn phối hợp với ban giám hiệu cùng xây dựng tiết dạy để giáo viên trong trường dự.
	Nói tóm lại, việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn và trang bị cho giáo viên những kinh nghiệm về chuyên môn giúp họ chủ động, sáng tạo, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ khối chuyên môn
	Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường thì phải tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn ở tổ khố

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon_doi_ngu.doc