Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Như chúng ta đã biết, đồ dùng dạy học góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Thực tế chung là các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế. Và chúng ta đã biết trẻ em rất thích được vui chơi mà còn gì thích hơn khi trẻ được chơi với các đồ chơi mà trẻ yêu thích. Ngoài việc trẻ được chơi thì đồ chơi còn có tác dụng giáo dục rất cao, nhất là trong những năm đầu đời của trẻ. Những đồ chơi tốt sẽ tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác. Do đó ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng những nguyên phế liệu để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giáo dục trẻ. Đó cũng là chủ trương của ngành đề ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Như chúng ta đã biết, đồ dùng dạy học góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Thực tế chung là các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế. Và chúng ta đã biết trẻ em rất thích được vui chơi mà còn gì thích hơn khi trẻ được chơi với các đồ chơi mà trẻ yêu thích. Ngoài việc trẻ được chơi thì đồ chơi còn có tác dụng giáo dục rất cao, nhất là trong những năm đầu đời của trẻ. Những đồ chơi tốt sẽ tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác. Do đó ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng những nguyên phế liệu để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giáo dục trẻ. Đó cũng là chủ trương của ngành đề ra. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến Mỗi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích sử dụng riêng, tự nó không thể phục vụ được nhiều hoạt động khác nhau, đẫn đến việc giáo viên mầm non phải mất nhiều thời gian và công sức cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình. Nhưng tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng biết cách sử dụng, bảo quản đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và cách làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả Xuất phát từ lý do này, trong nhiều năm công tác, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của các đồ dùng được cấp phát cũng như các phương tiện trong lớp học, giúp tiết kiệm chi phí trong việc làm đồ dùng, đồng thời cũng đạt được những kết quả đáng kể cho trẻ Với kết quả cao của nhà trường trong các hội thi “Giáo viên giỏi”; “Đồ dùng tự tạo” các cấp mang lại nên tôi đã mạnh dạn, tự tin để viết đề tài "Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non" để chia sẻ cùng đồng nghiệp và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 8/2013 đến tháng 5/2016 tại trường mầm non nơi tôi công tác. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. - Có đầy đủ kiến thức về bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi... 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành, trường chúng tôi đã được cấp phát và hỗ trợ kinh phí để mua sắm một số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhưng do kinh phí có hạn mà đồ dùng của trẻ mầm non thì mau cũ nhanh hỏng nên việc bảo quản và bổ sung là việc làm cần thiết. Nhưng làm thế nào để bảo quản có chất lượng thì đó là vấn đề tôi đã quan tâm và tôi đã trực tiếp xuống lớp để nghiên cứu qua khảo sát đồ dùng nhóm lớp, các hoạt động giảng dạy, vui chơi... qua một thời gian áp dụng tôi thấy việc sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi tăng lên rõ rệt. 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Đề tài được áp dụng lần đầu tại trường tôi và tôi nhận thấy rằng để trẻ đượcu học với nhiều đồ dùng, đồ chơi thì việc bảo quản và gìn giữ là vô cùng quan trọng . Bên cạnh đó để mỗi giáo viên hiểu đúng được tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo quản ĐDĐC đã mang lại hiêu quả vô cùng to lớn. Những biện pháp được trình bày trong sáng kiến rất dễ áp dụng và áp dụng trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Chính vì vậy tôi rất mong sáng kiến của mình được nhân rộng trong các trường mầm non để tất cả cán bộ, giáo viên cùng quan tâm. 3.3. Lợi ích của sáng kiến - Giúp giáo viên có kỹ năng sử dụng và hiểu sâu hơn về việc sử dụng và bảo quản ĐDĐC. - Giúp trẻ được học tập và vui chơi với đồ dùng đồ chơi nhiều hơn, đa dạng hơn. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến Áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non" đã mang hiệu quả đáng kể: bản thân tôi chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục. Giáo viên hiểu sâu hơn về việc quản lý và sử dụng đồ dùng đồ chơi để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy để tiết kiệm chi phí và thời gian. Đa số trẻ đã có kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể. Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng đắn về vấn đề này. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên, là khâu quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Điều 23, Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1”;Chính phủ đã ra Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 trong đó nêu rõ: “Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp, tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục”; Nghị quyết số 29-NQ-TW, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 đã tiếp tục khẳng định: <Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong các giải pháp được Đại hội đưa ra việc thực hiện ”Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế, thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế” Vậy, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới là đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học. Mà phương pháp dạy học là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học, trong đó phương tiện dạy học là điều kiện của phương pháp dạy học. Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chủ đạo của trẻ Nhà trẻ là "Hoạt động với đồ vật"; Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mẫu giáo là "Hoạt động vui chơi". Chính vì vậy phương tiện chủ yếu giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh và bước đầu hình thành phát triển nhân cách đó chính là đồ dùng đồ chơi. Với phương châm giáo dục trẻ “Học bằng chơi – chơi mà học” thì đồ dùng đồ chơi giúp cho trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, đồ dùng đồ chơi còn có tác động thúc đẩy, hình thành, phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ. Để thỏa mãn được nhu cầu học - chơi của trẻ thì phải có đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ đồng thời giáo viên mầm non phải có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi như thế nào để khai thác hết tác dụng của đồ chơi hiện có là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đồ dùng dạy học là công cụ tốt nhất để tổ chức các hoạt động cho trẻ, đồ dùng dạy học là đối tượng cơ bản để đổi mới phương pháp và hình thức tổ các hoạt động cho trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Đồ dùng dạy học có chức năng minh họa, làm sáng tỏ nội dung bài học, gây hứng thú cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ vào bài học một cách say sưa. Hình thành kiến thức, khái niệm ban đầu, giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng đã được làm quen để liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh trẻ. Thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học vào tổ chức các giờ học và hoạt động cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn, chú ý có chủ định hơn, bồi dưỡng vốn sống, óc tư duy trực quan hành động, trực quan hình ảnh, năng lực thẩm mỹ nhằm giáo dục tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển kỹ năng sống và phát triển thể chất cho trẻ. Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi vào tổ chức các giờ học và hoạt động cho trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt là những đồ dùng đẹp có tính thẩm mỹ cao là biện pháp cuốn hút sự chú ý của trẻ tốt nhất, kích thích sự tò mò mong muốn trải nghiệm khám phá của trẻ rất cao. Vì vậy quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học trong trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 2. Một số vấn đề lí luận về sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trường học trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non 2.1. Khái niệm về đồ dùng, đồ chơi Trong khi tiến hành hoạt động chơi hay trong khi chơi, trẻ có thể sử dụng đồ vật gì đó để thực hiện các hành động, thao tác chơi. Trước đây, đồ chơi đã được hiểu là những phương tiện dùng để chơi, nó là những đồ vật cụ thể để giúp trẻ có thể cầm nắm dễ dàng; đồ dùng đồ chơi thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ hay các nguyên liệu khác được mua sẵn đưa vào cho trẻ chơi hoặc các đồ chơi do giáo viên và trẻ tự thiết kế trong khi chơi như lấy que làm đũa, vỏ hộp làm nồi cơm.Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ chỉ có các hành vi và thao tác chơi trong trò chơi nên dùng đồ dùng đồ chơi không chỉ là phương tiện để tiến hành các hoạt động, các hành động hay các thao tác khác nhau trong trò chơi, mà còn là đối tượng của hoạt động. 2.2. Những ảnh hưởng của đồ dùng, đồ chơi đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ mầm non Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diệ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_su_dung.doc