Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê

1. Lý do chọn đề tài:

 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù):

 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

 Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

 Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Những suy nghĩ của Người về vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.

 

doc 27 trang Phúc Lộc 31/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê
PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN
TRƯỜNG MN BẢO KHÊ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê”.
 Lĩnh vực: Quản lý 
Đồng tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hằng- Vũ Đức Chuyền 
 Điện thoại: 0985570910 
 Đơn Vị: Trường mầm non Bảo Khê
Bảo Khê, tháng 3 năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 2
2. Phạm vi nghiên cứu..........5
3.Đối tượng nghiên cứu:............................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu... 6
 PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài ....... 6
2. Thực trạng việc chỉ đạo xây dựng và bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở trường mầm non Bảo Khê, TP Hưng Yên ..7
3. Một số biện pháp..................8 
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong nhà trường về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Bảo Khê. 9
3.2. Biện pháp 2: Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt 10 
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên 14
3.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên 16
3.5 Đảm bảo chế độ chính sách cho GV, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng. 18
4. Mối liên hệ giữa các biện pháp 20
* Kết quả đạt được......................................................14 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
Kết luận.24
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù): 
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
 Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Những suy nghĩ của Người về vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. 
 Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế: “Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo” . 
 Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong, bên ngoài. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân. Như Edison đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ có 1% là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. 
 Hai câu thơ ngắn gọn, súc tích của Hồ Chủ Tịch trích “Nhật ký trong tù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Mỗi người trẻ tuổi chúng ta cần tích cực rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách để cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu; chiến thắng những thói hư, tật xấu trong chính bản thân mình, hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn. 
 Thật vậy, mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện bản thân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành một con người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Trong thời đại ngày nay sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc lớn vào khả năng học tập của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Con người được giáo dục và tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Điều này lại càng được khẳng định khi chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, của khoa học kỹ thuật và công nghệ được xây dựng trên nền tảng của tri thức.Vì vậy ngay từ bây giờ cần quan tâm đến chất lượng dạy và học, đăc biệt là chất lượng học tập của học sinh - sinh viên, để mỗi cá nhân có thể thường xuyên rèn luyện và học tập suốt đời. Như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có tính quyết định đến thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng đã khiến Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm, phát triển giáo dục mầm non. 
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ Trường Mầm non. Với nhiệm là người cán bộ quản lý chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. 
Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng có vai trò đặc biệt to lớn tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế người hiệu trưởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục. 
 Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý của mình.Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê”.
2. Phạm vi nghiên cứu: 
Trường mầm non Bảo Khê.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích , tổng hợp 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
- Ph­¬ng ph¸p thèng kª to¸n häc, tæng kÕt kinh nghiÖm.
PHẦN II. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của đề tài.
 Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là một trong những vấn đề bức xúc của tất cả các cấp học, bậc học trong mọi thời đại và của mọi nền giáo dục. Trong lịch sử phát triển của nền giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng đã có không ít nhà giáo dục nghiên cứu tìm tòi và xây dựng các chương trình, biện pháp, cách thức học tập và giảng dạy phù hợp với mục đích giáo dục nhằm đưa đến một nền giáo dục có chất lượng cao, phát triển đồng đều ở tất cả các lĩnh vực.
 Chính vì vậy mà vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học đã được nhiều tác giả, nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.Vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ được phát huy, nhưng vai trò của giáo viên không hề giảm nhẹ mà ngược lại. Bởi vậy giáo viên phải được đào tạo công phu, có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể là người đóng vai trò cố vấn, người trọng tài luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm, trong các hoạt động đa dạng của trẻ.
Trước hết, giáo viên cần nắm vững, hiểu biết sâu sắc nội dung, chương trình, lên kế hoạch soạn giảng của các lĩnh vực các hoạt động học . Điều đó giúp cho người giáo viên có khả năng thuần thục nội dung chương trình môn học, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp để truyền đạt tri thức mới cho học sinh một cách rõ ràng mạch lạc.
Ngoài những hiểu biết về chuyên môn nhà giáo cần có những hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực chính trị - xã hội, khoa học, văn hóa...nhờ có vốn hiểu biết rộng mà khi tiến hành bài giảng, giáo viên có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu với các tri thức khác quan, gần gũi giúp trẻ tiếp thu thuận lợi dễ dàng.
Nắm vững tri thức khoa học là điều kiện giúp giáo viên tự tin, sáng tạo và thành công trong các giờ lên lớp.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang.doc