Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non rất phức tạp và nhiều mặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non là sự nghiệp và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục.
Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiệm tra nội bộ ở trường mầm non

TÓM TẮT SÁNG KIẾN Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non rất phức tạp và nhiều mặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non là sự nghiệp và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục. Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển. Để thực hiện được có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì thường xuyên cần có sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở uốn nắn của các cấp quản lý giáo dục. Trong thực tế, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua phần đa còn nặng về hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường, vì sau mỗi lần kiểm tra chưa có giải pháp cụ thể để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế. Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở trường Mầm non” nhằm nâng cao chất lượng quản lý trường Mầm non, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong khâu quản lý được tôi áp dụng lần đầu trong năm học 2016 - 2017 nơi tôi công tác. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ của người quản lý nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả của các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không, qua đó kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh uốn nắn những mặt chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo trong nhà trường. Đề tài này giúp những người làm công tác kiểm tra nội bộ trường học nắm rõ hơn về mục đích và nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trong trường. Xác định rõ đối tượng và nội dung kiểm tra, nắm vững nguyên tắc và các hình thức kiểm tra nội bộ. Sáng kiến này tôi đã mạnh dạn áp dụng tại trường Mầm non nơi công tác và đạt kết quả tương đối tốt. Một số biện pháp tôi đưa ra trong sáng kiến là các công việc của Hiệu trưởng các trường học trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. Song trong sáng kiến này tôi đã phát huy vai trò của cấp Phó trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. Bởi cấp Phó là những tham gia trực tiếp và nhiều nhất trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Ban Giám Hiệu xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những biện pháp điều chỉnh có hiệu quả. Công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non là một trong những công việc thường xuyên của Người quản lý. Làm tốt công tác này, Người quản lý sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động toàn diện của nhà trường đi lên, tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Kiểm tra nội bộ trường mầm non có được làm thường xuyên thì hoạt động của nhà trường mới được đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao trong công việc. Người quản lý phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý kiểm tra nội bộ trong trường mầm non thì mới có định hướng và xây dựng kế hoạch kiểm tra sát với thực tế và thực hiện một cách linh hoạt, gọn nhẹ, từ đó hoàn thành vai trò, trách nhiệm được giao. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển. Để thực hiện được có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì thường xuyên cần có sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở uốn nắn của các cấp quản lý giáo dục. Nghị quyết TW Đảng toàn quốc khóa XII có đoạn viết: “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.” Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả, người quản lý kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Qua kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh, uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong nhà trường. Mặt khác việc kiểm tra của người quản lý có tác động đến hành vi của cán bộ giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, đúng hướng của nhà trường. Người quản lý buông lỏng công tác kiểm tra nội bộ cũng chính là buông lỏng công tác quản lý. Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân, của tập thể trong công tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể, cá nhân khi tiến hành công việc. Đồng thời qua kiểm tra, người quản lý thấy được mức độ hợp lý, chưa hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện công tác, nghiệp vụ quản lý chỉ đạo của mình. Kiểm tra tác động đến hành vi của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, qua kiểm tra đánh giá thấy được mức độ hoàn thành công việc mà khen thưởng, động viên các sáng kiến, thành tích của cán bộ giáo viên trong tập thể nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ của người quản lý nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả của các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không, qua đó kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh uốn nắn những mặt chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo trong nhà trường. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non rất phức tạp và nhiều mặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non, là sự nghiệp và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục. Trong thực tế, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua phần đa còn nặng về hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường, vì sau mỗi lần kiểm tra chưa có giải pháp cụ thể để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên “Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở trường Mầm non” nhằm nâng cao chất lượng quản lý trường Mầm non, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong khâu quản lý. Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nhằm xem xét và đánh giá diễn biến cũng như kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói riêng. Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý. Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, ban giám hiệu đối chiếu với các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp; các hướng dẫn công tác thanh- kiểm tra trong năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị mình. Thông qua kiểm tra nội bộ giúp ban giám hiệu hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong nhà trường. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp ban giám hiệu tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các m
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_k.doc