Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi
Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người, là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của mọi người. Nhắc đến việc dạy học ở trường mầm non ta thường nhắc đến hai thuật ngữ: “chơi mà học, học bằng chơi”. Bởi đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, học mà như chơi, nhẹ nhàng thoải mái để chúng ta dễ dàng hướng trẻ vào các hoạt động có mục đích. Với trẻ những gì mới lạ hấp dẫn dễ lôi cuốn kích thích trẻ, trẻ sẽ hoạt động tích cực nhanh nhẹn, mạnh dạn mà không bị áp đặt, giúp giờ học đạt kết quả cao.
Như chúng ta đã biết, hoạt động tạo hình nằm trong nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Câu hỏi đặt ra: “Tại sao chúng ta cần quan tâm tới hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non?”, bởi tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ- những xúc cảm tích cực khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật. Chính vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện tốt cho trẻ học tạo hình, tìm ra những phương pháp hữu ích phù hợp với hình thức thực tế của trường, lớp nhằm thu hút trẻ hứng thú trong giờ học tạo hình, phát huy khả năng chú ý linh hoạt sáng tạo cho trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người, là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của mọi người. Nhắc đến việc dạy học ở trường mầm non ta thường nhắc đến hai thuật ngữ: “chơi mà học, học bằng chơi”. Bởi đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, học mà như chơi, nhẹ nhàng thoải mái để chúng ta dễ dàng hướng trẻ vào các hoạt động có mục đích. Với trẻ những gì mới lạ hấp dẫn dễ lôi cuốn kích thích trẻ, trẻ sẽ hoạt động tích cực nhanh nhẹn, mạnh dạn mà không bị áp đặt, giúp giờ học đạt kết quả cao. Như chúng ta đã biết, hoạt động tạo hình nằm trong nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Câu hỏi đặt ra: “Tại sao chúng ta cần quan tâm tới hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non?”, bởi tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ- những xúc cảm tích cực khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật. Chính vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện tốt cho trẻ học tạo hình, tìm ra những phương pháp hữu ích phù hợp với hình thức thực tế của trường, lớp nhằm thu hút trẻ hứng thú trong giờ học tạo hình, phát huy khả năng chú ý linh hoạt sáng tạo cho trẻ. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến Với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu hoạt động tạo hình một cách dễ dàng đạt kết quả tốt. Đồng thời góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi" để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi mà tôi phụ trách. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau: + Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. + Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến Hoạt động tạo hình của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu “được làm người lớn” cũng như nhu cầu khác trong sự phát triển của trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Hơn nữa với mong muốn tạo thêm nhiều hình thức hấp dẫn, mới lạ để hoạt động tạo hình không còn ngại đối với trẻ nên tôi đã lựa chọn nội dung sáng kiến này. 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến - Với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh trên nhóm lớp mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch. Tuy vậy tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong Thành phố, Tỉnh. - Cách thức áp dụng: Tôi đã vận dụng linh hoạt tài liệu được cung cấp lựa chọn nội dung thích hợp với trẻ, cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, ngân hàng các hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động có liên quan đến nội dung hoạt động tạo hình kích thích trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. 3.3 Lợi ích của sáng kiến Áp dụng sáng kiến : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi" sẽ mang lại những lợi ích sau: - Giúp giáo viên nắm vững được tầm quan trọng của môn học, nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức của tiết học phù hợp để trẻ sáng tạo. - Đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người và phát triển toàn diện, đưa trẻ tới: “Chân- Thiện- Mỹ”. - Tăng cường nhận thức của phụ huynh, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường để trẻ tham gia hoạt động tích cực. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến Áp dụng sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi" đã mang hiệu quả cái đáng kể: Giáo viên chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động tạo hình một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kiến thức, kỹ năng để tạo ra sản phẩm đẹp, sáng tạo. Vì thế mà phụ huynh đã có cách nhìn nhận tốt hơn về môn học. 5. Đề xuất kiến nghị + Đối với cấp trường: - Tổ chức các tiết mẫu về hoạt động tạo hình cho giáo viên được dự và học tập. - Chia sẻ những tiết học hay lên trang web của nhà trường để tất cả giáo viên được học tập. + Đối với cấp Phòng, Sở giáo dục: - Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề liên quan đến hoạt động tạo hình và các hoạt động khác. - Trang bị thêm các tài liệu, tạp san, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học tại trường mầm non. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú. Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ. Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe của sự tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận thức. Trong hoạt động nhận thức, chúng ta không thể không kể đến vai trò của tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn có mặt trong mọi hoạt động và giao tiếp của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật tưởng tượng sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định năng lực sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức của trẻ em, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình có thể coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em. Một hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất - đó là hoạt động vẽ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi, trẻ rất thích vẽ. Qua vẽ, trẻ dùng ngôn từ là những nét vẽ, những màu sắc, biểu tượng để nói lên những xúc cảm, tình cảm nhận thức của mình về thế giới xung quanh theo cách nhìn của riêng trẻ. Và cũng chính từ những tác phẩm này mà ta có thể hiểu được phần nào những nét tâm lí của trẻ và có những hướng giáo dục phù hợp. Thực tế giáo dục mầm non cho thấy ở một số trường mầm non thì hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động này được tổ chức với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp - hình thức còn mang tính áp đặt, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng. Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một khả năng sáng tạo của trẻ. Với tầm quan trọng như thế, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Dương đã ban hành kế hoạch về việc triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non” nhằm định hướng chỉ đạo cho các trường mầm non trong Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề . Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên chính thức thực hiện chuyên đề về hoạt động tạo hình trong các trường mầm non, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển thẩm mĩ trẻ mầm non cho phụ huynh và cộng đồng để từ đó tranh thủ được các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề qua các hình thức hoạt động trong trường mầm non với kế hoạch có định hướng của giáo viên sẽ giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng tạo hình. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ tuổi mầm non. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ mẫu giáo "chơi mà học, học bằng chơi". Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong đó hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, với mỗi trẻ em nói chung trẻ Mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mẫu giáo để ươm những tài năng nghệ thuật trong tương lai. Để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc