Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong những năm gần đây cụm từ “biến đổi khí hậu” không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, con người phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn do BĐKH gây nên. Do đó ứng phó BĐKH đang ngày được quan tâm vì cuộc sống của tất cả mọi người. Trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ bị tổn thương do các tác động của BĐKH. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ về BĐKH, cách ứng phó với BĐKH có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Với mong muốn giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi văn minh nơi công cộng, nâng cao kiến thức về phòng tránh thiên tai, để tự bảo vệ mình, bảo về cộng đồng, góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 8/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôi phụ trách.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong những năm gần đây cụm từ “biến đổi khí hậu” không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, con người phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn do BĐKH gây nên. Do đó ứng phó BĐKH đang ngày được quan tâm vì cuộc sống của tất cả mọi người. Trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ bị tổn thương do các tác động của BĐKH. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ về BĐKH, cách ứng phó với BĐKH có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến Với mong muốn giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi văn minh nơi công cộng, nâng cao kiến thức về phòng tránh thiên tai, để tự bảo vệ mình, bảo về cộng đồng, góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 8/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôi phụ trách. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. - Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi... 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ngành liên quan, giáo viên trường tôi đã được cung cấp một số tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế địa phương thì yêu cầu người giáo viên cần linh hoạt , sáng tạo. Tôi đã vận dụng linh hoạt tài liệu được cung cấp lựa chọn nội dung thích hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch chủ đề theo sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động của chủ đề đó. Tôi lựa chọn nhiều hình thức tổ chức các hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động, một số bài thơ, vở kịch... có nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH kích thích trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Đề tài được thực hiện lần đầu tại trường tôi và tôi nhận thấy giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKH mang lại hiệu quả vô cùng to lớn vì khi trẻ có những kỹ năng đó nó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu quê hương đất nước và hơn hết là có thể tự tránh được những rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống do thiên tai mang lại. Những biện pháp được trình bày trong sáng kiến rất dễ áp dụng và với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch phù hợp. Chính vì vậy tôi rất mong sáng kiến của mình được nhân rộng trong tất cả các trường mầm non, trên mọi địa bàn từ nông thôn đến miền núi ... để tất cả giáo viên, phụ huynh cùng quan tâm dạy trẻ. 3.3. Lợi ích của sáng kiến - Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục trẻ ứng phó BĐKH, từ đó có thêm kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH vào các hoạt động trong ngày của trẻ. - Giúp trẻ có hiểu biết cơ bản về BĐKH, có kỹ năng cần thiết để thích nghi, ứng phó với một số biểu hiện khi thay đổi thời tiết hay BĐKH; biết chủ động, tự tin, mạnh dạn chia sẻ thông tin với bạn bè, người lớn khi xảy ra các hiện tượng thiên tai, từ đó phòng tránh được những rủi ro của BĐKH. - Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” đã mang hiệu quả đáng kể. Bản thân tôi chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể. Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng đắn về vấn đề này. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên BĐKH. BĐKH mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại bão, lụt., nước biển dâng và các hiện tượng thiên tai khác. Nhận thức được tầm quan trọng của BĐKH trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững. Giáo dục BĐKH và cách ứng phó với BĐKH là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu về BĐKH và cách ứng phó BĐKH. Mục đích của việc giáo dục là làm cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ kí hậu từ những thói quen hành vi của mỗi người và cách để tồn tại khi có BĐKH xảy ra. Muốn làm được điều này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: Quyết định số: 158/2008/QĐ–TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ Tướng Chính Phủ, BGD&ĐT đã xây dựng đề án ‘‘Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình GD&ĐT giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định số: 4619/QĐ– BGD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành. Trên cơ sở những đề án, tiểu đề án của BGD&ĐT - Vụ giáo dục mầm non, Sở giáo dục và đào tạo (SGD&ĐT) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm vụ giáo dục ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục mầm non (GDMN) trong Công văn hướng dẫn số: 1152/SGD&ĐT -GDMN ngày 26 tháng 8 năm 2013 về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương. Trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của BĐKH. Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, nhận thức của trẻ đã hoàn thiện hơn các lứa tuổi khác.Vì vậy không chỉ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về việc làm gì để ứng phó với BĐKH mà còn phải nâng cao vốn hiểu biết của trẻ, nâng cao kĩ năng ứng phó của trẻ với BĐKH. Từ đó bồi dưỡng cho trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường có tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục trẻ ý thức trách nhiệm để trở thành một chủ nhân tương lai của đất nước. Việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH đã được một số giáo viên thực hiện tuy nhiên chất lượng chưa cao, hành vi, kĩ năng của trẻ chưa được thành thục, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức cơ bản để hiểu. Nội dung giáo dục trẻ về BĐKH trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết, thực tiễn và những quan sát hằng ngày của trẻ. Với mong muốn đóng góp một phần để nâng cao chất lượng thực hiện nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, từ đó củng cố thêm cho trẻ ý thức, thái độ và kỹ năng sống bình tĩnh - chủ động - tự tin trong mọi tình huống có kỹ năng để bảo vệ chính mình, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Khó khăn Trường chúng tôi nằm ở ngoại ô của thành phố, nơi tập trung đông dân cư, chủ yếu làm nghề buôn, nghề mộc, chăn nuôi nhỏ lẻ... trình độ dân trí còn hạn chế, phần lớn chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm tới con, thì luôn nóng vội trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai (BĐKHPCTT) của trẻ còn bị hạn chế. Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. Song, việc rèn kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ còn nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thời uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của địa phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn. 2. 2. Thuận lợi Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học giúp tôi tổ chức tốt các hoạt động thực hành kỹ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ. Đa số trẻ đã được học qua lớp 3 tuổi lớp 4 tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc