Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đề ra Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Trong những năm gần đây đất nước đã xây dựng được hệ thống Giáo dục và Đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Chất lượng Giáo dục – Đào tạo ngày càng tiến bộ. Có được những thành tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ” Tác giả: Trịnh Thị Minh Ngọc. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non Chức vụ: Hiệu trưởng. Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh Nghĩa Minh, tháng 5 năm 2016 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: (Thời gian đã được triển khai thực hiện từ ngày 01/08/2013 đến 25/5/2014) 4. Tác giả: Họ và tên: Trịnh Thị Minh Ngọc Năm sinh: 26 - 6 - 1968 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường mầm non Nghĩa Minh Điện thoại: 03503711082 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Minh Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503711082 BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đề ra Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong những năm gần đây đất nước đã xây dựng được hệ thống Giáo dục và Đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Chất lượng Giáo dục – Đào tạo ngày càng tiến bộ. Có được những thành tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cùng với sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo, giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới hiện nay thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường mầm non Nghĩa Minh trong những năm trước chưa đáp ứng toàn diện, trình độ đội ngũ đào tạo không cơ bản, số học chính quy ít, khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật còn hạn chế, công tác bồi dưỡng chuyên môn chiếu lệ, hình thức, chưa phát huy hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Từ thực tế đó đòi hỏi người lãnh đạo quản lí trường mầm non cần phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Bản thân tôi là hiệu trưởng trường mầm non, tôi luôn tìm mọi biện pháp hiệu quả nhất để có đội ngũ giáo viên giỏi, vừa hồng, vừa chuyên. Và tôi đã thực sự thành công trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội, giúp cho nhà trường nhiều năm liên tục đạt thành tích xuất sắc các cấp, chính vì thế tôi muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non” II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non thì trước hết cô giáo phải giàu lòng thương yêu trẻ, kiên trì, bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy, chăm sóc giáo dục được trẻ đạt hiệu quả. Cô giáo mầm non chính là người mẹ hiền thứ hai của trẻ: “ Cô và mẹ là hai cô giáo; mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” do đó việc giúp trẻ có môi trường sống thật sự thoải mái và phát huy sáng tạo của cá nhân, được học các bài học đầu đời, đối với trẻ người mẹ thứ hai thực sự vô cùng quan trọng, bởi khoảng thời gian trong ngày của trẻ ở trường, lớp bằng hai phần ba số thời gian trẻ sinh hoạt trong gia đình. Trẻ ở tuổi mầm non còn non nớt, tâm sinh lý chưa phát triển hoàn thiện, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh cho nên giáo viên phải có một vốn kiến thức cơ bản, hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề, để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần, trên cơ sở chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Chính vì thế đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về mọi mặt; bồi dưỡng về năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và phương pháp chăm giáo dục linh hoạt để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, trong các hoạt động một cách tích cực, hứng thú thông qua con đường, học bằng chơi, chơi mà học và lồng ghép các môn học vào chương trình một cách phù hợp, Đặc biệt là giáo viên phải nhẹ nhàng, tình cảm, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, gần gũi thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như chính con của mình. Giáo viên mầm non cần phải linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục; phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ, luôn đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ để tạo hứng thú, khiến trẻ không bị nhàm chán. Ngoài ra giáo viên mầm non còn phải là một nhà tuyên truyền giỏi, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục, giúp các bậc cha mẹ và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học, tích cực ủng hộ về tinh thần và vật chất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện để nhà trường phát triển, thực sự là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non mà Đảng ta đã khẳng định. 2. Thực trạng: Trường mầm non xã Nghĩa Minh có đội ngũ cán bộ giáo viên trình độ 100% đạt chuẩn ( trong đó có 82,7% trình độ trên chuẩn, 17,3 đạt chuẩn). Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn là rất cao, song đa số không được đào tạo cơ bản, số đào tạo chính quy rất ít. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt chương trình GDMN, năng động sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi và đổi mới phương pháp dạy, nhạy bén trong công việc còn rất nhiều hạn chế. Do đó trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trường có 7 cán bộ giáo viên biên chế nhà nước, còn lại là giáo viên được hưởng chế độ theo NĐ60, mặc dù đồng lương đã tăng lên song so với mặt bằng xã hội còn rất thấp. Do đó cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích giáo viên phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên: - Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên đầu năm học: + Trình độ chuyên môn: Trình độ Đại học: 9 đồng chí; Cao đẳng: 15 đồng chí; Trung cấp; 5 đồng chí. + Khảo sát trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, năng lực công tác và hoàn cảnh điều kiện gia đình. - Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và điều kiện gia đình, để giúp giáo viên yên tâm công tác. - Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, để xây dựng kế hoạch bối dưỡng chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế, năng lực, trình độ giáo viên và tuỳ theo nhiệm vụ mà giáo viên đang thực hiện. - Biên soạn một số nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên vào những thời điểm thích hợp trong năm học, kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạn chế ở các mặt, tham gia các lớp do cấp trên mở, nhân rộng những cá nhân điển hình vừa hồng, vừa chuyên... - Khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ, đổi mới hình thức d¹y häc (lấy trẻ làm trung tâm) theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”; giúp giáo viên tự tổ chức các sân chơi, hoạt động ngoại khoá, ngày hội, ngày lễ trong trường, lớp học, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên: Người giáo viên Mầm non giữ một ví trí hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, là người đặt nền móng đầu tiên cho thế hệ tương lai của đất nước. Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ mầm non bước vào cuộc sống. Vì vậy đội ngũ giáo viên Mầm non cần xác định rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Để nâng cao nhận thức cho giáo viên, đầu các năm học tôi đã dành thời gian phổ biến cho giáo viên các văn bản, chỉ thị của ngành học để giáo viên nhận thức rõ về yêu cầu nhiệm vụ của bản thân. Trong Hội nghị cán bộ công chức, viên chức đầu năm học tôi tổ chức cho giáo viên học điều lệ trường mầm non, nhiệm vụ năm học của ngành học, của trường; những văn bản pháp quy về ngành học mầm non; Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "Mỗi thày cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Đồng thời để tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện cần giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, từ đó vận dụng tích cực trong thực hiện nghiệp vụ của bản thân một cách tích cực nhất. 3.3. Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ cho đội ngũ giáo viên: * Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch : Xây dựng kế hoạch là việc làm đầu tiên đối với một giáo viên đứng lớp trong một năm học. Có rất nh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc