Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhập Quốc tế. Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Đứng trước xu thế đó, ngành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện.
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tất cả các cấp học . Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, tạo tiền đề cho trẻ biết đọc, biết viết ở bậc học tiếp theo. Do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhập Quốc tế. Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Đứng trước xu thế đó, ngành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện. Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tất cả các cấp học . Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, tạo tiền đề cho trẻ biết đọc, biết viết ở bậc học tiếp theo. Do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến Với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu chữ cái một cách dễ dàng đạt kết quả tốt. Đồng thời góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái” để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôi phụ trách. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau: + Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. + Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến Lý do tôi lựa chọn nội dung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái vì môn làm quen chữ cái là một môn học được đưa vào chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho trẻ biết đọc, biết viết ở bậc học tiếp theo. Hơn nữa với mong muốn tạo thêm nhiều hình thức hấp dẫn, mới lạ để việc học chữ cái không còn khó khăn đối với trẻ nên tôi đã lựa chọn nội dung sáng kiến này. 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch. Tuy vậy tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non . 3.3. Lợi ích của sáng kiến Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái” sẽ mang lại những lợi ích sau: - Giúp giáo viên nắm vững được tầm quan trọng, phương pháp, hình thức tổ chức của tiết học, lựa chọn chữ cái phù hợp cho chủ đề. - Giúp trẻ nhận biết, phát âm chính xác chữ cái tiếng việt,có khả năng ghi nhớ có chủ định, hình thành năng lực hoạt động tư duy, trẻ hứng thú hoạt động sôi nổi. - Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường dạy trẻ làm quen với chữ cái cũng như các hoạt động khác. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái” đã mang hiệu quả cái đáng kể: Giáo viên chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động làm quen chữ cái. Đa số trẻ đã có kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể. Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên , thái độ đúng đắn về việc học tập của trẻ. 5. Đề xuất, khuyến nghị + Đối với cấp trường: - Tổ chức các tiết làm quen chữ cái mẫu cho giáo viên được dự và học tập. - Chia sẻ những tiết học hay lên trang web của nhà trường để tất cả giáo viên được học tập. + Đối với cấp Phòng, Sở giáo dục: - Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề liên quan đến môn làm quen chữ cái và các môn học khác. - Trang bị thêm các tài liệu, tạp san, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học tại trường mầm non. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Như Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Hiện nay, bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt hàng đầu. Bởi đây là giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách con người. Và chính cô giáo, gia đình là những người phải có trách nhiệm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng bộ về các mặt. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ mầm non cũng như trồng cây cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt. Do đặc điểm của tuổi mầm non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, giao tiếp tích cực. Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy trong năm học vừa qua , tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi áp dụng mọi hình thức đổi mới nâng cao phương pháp trong quá trình giảng dạy. Đối với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động như học tập, vui chơi, lao động. Thông qua đó để giáo dục trẻ. Song một trong những hoạt động không thể thiếu được với trẻ đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ-một sinh thể yếu ớt, rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Nếu đối với người lớn, ngôn ngữ cần như cơm ăn, áo mặc, thì đối với đứa trẻ còn hơn thế nữa. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bầy tỏ những nguyện vọng của mình khi còn rất nhỏ để người lớn có chăm sóc, giáo dục, điều khiển trẻ. Là một điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất là trí thức công cụ để phát triển tư duy trí thức chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Chính vì vậy, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về 5 mặt giáo dục, đức, trí, lao, thể, mỹ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần,trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt . Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ làm quen với chữ cái còn góp phần kích thích phát triển tư duy và hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, giúp trẻ điều khiển những hoạt động của các giác quan. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học. Làm quen với chữ cái không phải là môn học độc lập riêng mà là một phần, một bộ phận của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong chương trình chăm sóc giáo dục . Vì vậy nó có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe , nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó thông qua chữ cái . Cũng qua môn học này rèn luyện cho trẻ các thao tác trí tuệ và rèn luyện cho trẻ tinh thần thích hoạt động trí óc qua đó hình thành tính ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ trong quá trình làm quen chữ cái. Qua giờ học hình thành và rèn luyện cho trẻ khả năng tập chung chú ý có chủ định và sự hình thành nỗ lực chú ý để giải quyết nhiệm vụ năm học, tập lắng nghe sự chỉ dẫn của cô giáo. Mặt khác, môn Làm quen chữ cái còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động Làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ cái một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái. 2. Cơ sở lý luận Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng, giú
File đính kèm:
mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_lam_qu.doc